Giáo án Hóa học Lớp 10 - Tiết 44: Luyện tập

Giáo án Hóa học Lớp 10 - Tiết 44: Luyện tập

1. Mục tiêu:

 a. Về kiến thức:

Nắm vững kiến thức:

- Đặc điểm cấu tạo lớp electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử và cấu tạo phân tử của đơn chất các nguyên tố halogen.

- Tính chất hóa học, ứng dụng của các nguyên tố halogen và các hợp chất của chúng.

- Vì sao các nguyên tố halogen có tính oxi hóa mạnh và nguyên nhân của sự biến thiên tính chất của các đơn chất và hợp chất HX của chúng khi đi từ Flo đến Iot.

- Nguyên nhân tính sát trùng và tính tẩy màu của nước Gia-ven, clorua vôi và cách điều chế.

- Phương pháp điều chế các đơn chất và hợp chất HX của các halogen.

- Cách nhận biết ion Cl-, Br-, I-.

b. Về kĩ năng:

- Vận dụng các kiến thức đã học về các halogen để giải các bài tập nhận biết và điều chế các đơn chất halogen và hợp chất HX.

- Thành thạo khi giải bài tập tính khối lượng chất và tính nồng độ dung dịch.

c. Thái độ :

 - Nhân ái - Khoan dung, Chuyên cần - Tiết kiệm, Trách nhiệm - Kỷ luật, Trung thực - Dũng cảm.

- Say mê, hứng thú học tập, yêu khoa học.

- Tích cực, chủ động.

- Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường, yêu quý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

d. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:

- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học.

- Năng lực thực hành hóa học.

- Năng lực tính toán.

- Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

a. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, sách GV, các tài liệu tham khảo khác.

b. Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị nội dung bài theo SGK.

3. Tổ chức các hoạt động dạy học:

a. Kiểm tra bài cũ: Không

b. Tiến trình dạy bài mới:

 

docx 7 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 809Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 10 - Tiết 44: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp
10A1
10A7
Ngày giảng
HS vắng
Tiết: 44- Luyện tập : NHÓM HALOGEN
1. Mục tiêu: 
 a. Về kiến thức:
Nắm vững kiến thức:
- Đặc điểm cấu tạo lớp electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử và cấu tạo phân tử của đơn chất các nguyên tố halogen.
- Tính chất hóa học, ứng dụng của các nguyên tố halogen và các hợp chất của chúng.
- Vì sao các nguyên tố halogen có tính oxi hóa mạnh và nguyên nhân của sự biến thiên tính chất của các đơn chất và hợp chất HX của chúng khi đi từ Flo đến Iot.
- Nguyên nhân tính sát trùng và tính tẩy màu của nước Gia-ven, clorua vôi và cách điều chế.
- Phương pháp điều chế các đơn chất và hợp chất HX của các halogen.
- Cách nhận biết ion Cl-, Br-, I-.
b. Về kĩ năng:
- Vận dụng các kiến thức đã học về các halogen để giải các bài tập nhận biết và điều chế các đơn chất halogen và hợp chất HX.
- Thành thạo khi giải bài tập tính khối lượng chất và tính nồng độ dung dịch.
c. Thái độ : 
 - Nhân ái - Khoan dung, Chuyên cần - Tiết kiệm, Trách nhiệm - Kỷ luật, Trung thực - Dũng cảm.
- Say mê, hứng thú học tập, yêu khoa học.
- Tích cực, chủ động.
- Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường, yêu quý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
d. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển: 
- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học.
- Năng lực thực hành hóa học.
- Năng lực tính toán.
- Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, sách GV, các tài liệu tham khảo khác.
b. Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị nội dung bài theo SGK.
3. Tổ chức các hoạt động dạy học:
a. Kiểm tra bài cũ: Không
b. Tiến trình dạy bài mới:
A. Hoạt động 1: ÔN TẬP LÝ THUYẾT (10 phút)
Mục đích
Phương pháp, kỹ thuật, cách thức
Dự kiến sản phẩm
Đánh giá
Củng cố kiến thức về nhóm halogen, clo 
Sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở, phương pháp trực quan sinh động
Nắm vững các kiến thức cơ bản về khái quát nhóm halogen, clo
Nhận xét
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Bước 1. Giao nhiệm vụ: 
GV: Yêu cầu HS hệ thống 1 số nội dung kiến thức trọng tâm kiến thức: 
1. Các halogen có tính oxi hóa hay tính khử? Giải thích?
2. Tính oxi hóa thay đổi như thế nào từ F2 đến I2? Giải thích?
3. Tính axit thay đổi như thế nào từ HF đến HI?
4. Phân biệt các ion F-, Cl-, Br-,I-?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:
HS: Suy nghĩ tìm ra câu trả lời
Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo
GV: Yêu cầu HS lên bảng trả lời.
HS: Lên bảng trả lời
Bước 4. Phương án KTĐG
GV nhận xét , cho điểm.
I. Lý thuyết
1. Các halogen có tính oxi hóa mạnh do có độ âm điện lớn, có 7e lớp ngoài cùng nên có xu hướng dễ nhận e nên các halogen thể hiện tính oxi hóa mạnh.
2. Tính oxi hóa giảm dần từ F2 đến I2 do độ âm điện giảm dần từ F2 đến I2 
3. Tính axit tăng dần theo thứ tự: HF, HCl, HBr, HI
4. Cách nhận biết các ion F-, Cl-, Br-,I-
Thuốc thử: AgNO3 
NaF+ AgNO3 Không phản ứng
NaCl+ AgNO3 AgCl+ NaNO3
 ( màu trắng)
NaBr + AgNO3 AgBr+ NaNO3
 ( Màu vàng nhạt)
NaI + AgNO3 AgI+ NaNO3 
 ( vàng sẫm)
B. Hoạt động 2: BÀI TẬP (30 phút).
Mục đích
Phương pháp, kỹ thuật, cách thức
Dự kiến sản phẩm
Đánh giá
Củng cố kiến thức về nhóm halogen, clo 
Phương pháp thảo luận nhóm
Nắm vững các kiến thức cơ bản về khái quát nhóm halogen, clo
Nhận xét
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Bước 1: Giao nhiệm vụ:
-GV: Yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập số 1, phiếu học tập số 2
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: Hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm theo bàn đưa ra câu trả lời.
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo
HS: Các bàn cử đại diện lên trả lời.
HS: Dưới lớp nhận xét.
Bước 4: Phương án KTĐG
GV: Nhận xét và chốt kiến thức
.
 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1. Các nguyên tử của các halogen có số bao nhiêu electron lớp ngoài cùng :
A. 1.	B. 5.	C. 3.	D. 7.
2. Nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron ở các phân lớp p là 11. Nguyên tố X là
A. Na.	B. F.	C. Br. 	D. Cl.
3. Liên kết trong phân tử của các đơn chất halogen là
A. liên kết cộng hoá trị có cực.	B. liên kết cộng hóa trị không có cực.
C. liên kết phối trí (cho nhận).	D. liên kết ion.
4. Chọn câu trả lời không đúng trong các câu dưới đây.
 A. Flo là khí rất độc.
 B. Flo là chất khí, có màu nâu đỏ.
 C. Axit HF có thể tác dụng với SiO2.
 D. Flo phản ứng trực tiếp với hầu hết các kim loại.
5. Hãy chỉ ra câu không chính xác.
A. Trong tất cả các hợp chất, flo chỉ có số oxi hoá −1.
B. Trong tất cả các hợp chất, các halogen chỉ có số oxi hoá −1.
C. Tính oxi hoá của các halogen giảm dần từ flo đến iot.
 D. Trong hợp chất với hiđro và kim loại, các halogen luôn thể hiện số oxi hoá −1.
 6. Tính axit của các axit HX được sắp xếp theo thứ tự giảm dần ở dãy nào dưới đây là đúng?
A. HF, HCl, HBr, HI.	B. HI, HBr, HCl, HF.	
C. HCl, HBr, HI, HF.	D. HBr, HCl, HI, HF.
 7. Dung dịch axit nào dưới đây không nên chứa trong bình thủy tinh?
A. HF.	B. HCl	C. H2SO4 	D. HNO3
 8. Hỗn hợp Cl2 và H2 tạo thành hỗn hợp nổ, với tỉ lệ số mol tương ứng là
A. 1 : 2.	B. 2 : 1.	C. 1 : 1.	D. 1 : 3.
 9. Cơ sở để sản xuất khí hiđro clorua trong công nghiệp là phản ứng nào dưới đây?
 A. BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl	 
 B. Cl2 + H2O D HCl + HClO
 C. Cl2 + 2H2O + SO2 → 2HCl + H2SO4	 
D. H2 + Cl2 2HCl và NaCl tinh thể + H2SO4 đặc NaHSO4 + HCl	
 10. Sục Cl2 vào nước, thu được nước clo có màu vàng nhạt. Trong nước clo có chứa các chất
A. Cl2, H2O.	B. HCl, HClO.	 
C. HCl, HClO, H2O.	D. Cl2, HCl, HClO, H2O.
 11. Khí Cl2 có thể điều chế trong phòng thí nghiệm bằng phản ứng nào dưới đây?
A. 2NaCl 2Na + Cl2	
B. F2 + 2NaCl 2NaF + Cl2
C. 4HCl + MnO2 Cl2 + MnCl2 + 2H2O 
D. 2HCl H2 + Cl2
 12. Cl2 ẩm có tác dụng tẩy màu, là do
 A. Cl2 có tính oxi hoá mạnh.
 B. Cl2 tác dụng với H2O tạo thành axit HClO có tính oxi hóa mạnh, có tính tẩy màu.
 C. tạo thành axit clohiđric có tính tẩy màu.	
 D. phản ứng tạo thành axit HClO có tính khử mạnh, có tính tẩy màu.
13. Dung dịch nào dưới đây không phản ứng với dung dịch AgNO3?
A. NaF.	B. NaCl. 	 	C. NaBr.	D. Na2SO4.
14. Trong muối NaCl có lẫn NaBr và NaI. Để loại 2 muối này ra khỏi NaCl, người ta có thể
 A. nung nóng hỗn hợp.	
 B. cho dung dịch hỗn hợp các muối tác dụng với dung dịch Cl2 dư, sau đó cô cạn dung dịch. 	 
 C. cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch HCl đặc.	
 D. cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch AgNO3.
15. Thuốc thử dùng để nhận biết dung dịch hồ tinh bột là:
 A. Cl2 	 B. Br2	C. I2 D. H2O
16. AgBr là kết tủa có màu:
A. Đỏ	B. Xanh	C. Vàng đậm	 D. Vàng nhạt
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1: Hoàn thành dãy chuyển hóa sau: 
Câu 2: Nhận biết các dung dịch mất nhãn sau: KOH, HCl, NaCl
Câu 3: Tính khối lượng HCl bị oxi hóa bởi MnO2 , biết rằng khí Cl2 sinh ra có thể đẩy được 12,7 gam I2 từ dung dịch NaI.
Câu 4: Cho 300 ml dung dịch có hòa tan 5,85 gam muối NaCl tác dụng với 200ml dung dịch có hòa tan 34 gam AgNO3 , người ta thu được 1 kết tủa và nước lọc
a. Tính khối lượng kết tủa tạo thành
b. Tính nồng độ mol các chất còn lại trong nước lọc. Coi thể tích nước lọc thu được thay đổi không đáng kể.
Đáp án phiếu học tập số 2: 
Câu 1:
(1) 
(2) 
(3) Cl2 + 2NaBr 2NaCl + Br2 
(4) Br2 + 2NaI 2NaBr + I2
(5) 2Al + 3I2 2AlI3
(6) H2 + Cl2 2HCl
(7) Fe + 2HCl FeCl2 + H2 
(8) FeCl2 + NaOH Fe(OH)2 + 2NaCl
 (9) 2HCl + Fe(OH)2FeCl2 + 2H2O
 (10) 2Fe + 3Cl2 2FeCl3
 (11) FeCl3 + NaOHFe(OH)3 + NaCl
(12) Fe(OH)3 + HCl FeCl3 +H2O
(13) 2Fe(OH)2 + O2 +H2O 2Fe(OH)3
Câu 2: 
KOH
HCl
NaCl
Quỳ tím
Xanh
Đỏ
-
Câu 3: 
 Số mol iot sinh ra là:
 4mol 1mol
 0,2mol 0,05mol
 1mol 1mol
 0,05mol 0,05mol
 Số mol HCl bị oxi hóa là 0,2 mol.
 Khối lượng HCl bị oxi hóa là:
Câu 4:
 Số mol NaCl có trong dung dịch là:
 Số mol AgNO3 là:
 NaCl + AgNO3 NaNO3 + AgCl 
 1mol 1mol 1mol
 0,1mol 0,1mol 0,1mol
 Số mol AgNO3 dư là: 
 Khối lượng chất kết tủa thu được là:
Nồng độ dung dịch AgNO3 là:
C. Hoạt động 3: LUYỆN TẬP - CỦNG CỐ (0 phút)
Mục đích
Phương pháp, kỹ thuật, cách thức
Dự kiến sản phẩm
Đánh giá
Củng cố kiến thức nhóm halogen, clo
Hoạt động nhóm 
Làm được bài tập
Nhận xét 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Bước 1: Giao nhiệm vụ:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: Hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm theo bàn đưa ra câu trả lời.
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo
HS: Các bàn cử đại diện lên trả lời.
HS: Dưới lớp nhận xét.
Bước 4: Phương án KTĐG
GV: Nhận xét và chốt kiến thức	
Đã luyện tập ở mục B
.
D. Hoạt động 4: VẬN DỤNG- MỞ RỘNG (5 phút)
Mục đích
Phương pháp, kỹ thuật, cách thức
Dự kiến sản phẩm
Đánh giá
Giúp HS vận dụng kiến thức, kỹ năng để làm bài tập về nhà
GV hướng dẫn HS về nhà làm
HS trả lời được các câu hỏi và bài tập trong SGK và SBT 
GV kiểm tra vào buổi học tiếp theo
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Bước 1: Giao nhiệm vụ
GV: Yêu cầu HS về nhà làm bài tập 6, 10,12 SGK T119
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: Ghi nội dung bài tập cần hoàn thành.
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo.
HS: Về nhà làm bài tập sau đó đến lớp trao đổi, thảo luận để có kết quả chính xác.
Bước 4: Phương án KTĐG
GV: Kiểm tra lại vào giờ sau.
- Yêu cầu HS về nhà làm bài tập số 6,10,12
- Đọc trước nội dung bài Oxi-ozon

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_10_tiet_44_luyen_tap.docx