Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 10 - Bài 2

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 10 - Bài 2

Tuần 2-3   

I. Mục tiêu:

 HS hiểu được ý nghĩa, tác dụng và yêu cầu của phương pháp học tập tích cực. Trên cơ sở đó, các em có quyền được biểu đạt và lựa chọn cho mình phương pháp học tập phù hợp với điều kiện và khả năng

học tập của bản thân.

 Có ý thức sẵn sàng giúp đỡ bạn, cùng nhau khắc phục khó khăn, học theo phương pháp học tập tích cực.

 Bước đầu biết vận dụng phương pháp học tập tích cực vào các tiết học, môn học cụ thể.

 

doc 2 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 1718Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 10 - Bài 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2-3 
 — & –
I. Mục tiêu:
w HS hiểu được ý nghĩa, tác dụng và yêu cầu của phương pháp học tập tích cực. Trên cơ sở đó, các em có quyền được biểu đạt và lựa chọn cho mình phương pháp học tập phù hợp với điều kiện và khả năng 
học tập của bản thân.
w Có ý thức sẵn sàng giúp đỡ bạn, cùng nhau khắc phục khó khăn, học theo phương pháp học tập tích cực.
w Bước đầu biết vận dụng phương pháp học tập tích cực vào các tiết học, môn học cụ thể.
II. Nội dung hoạt động: Cho HS thảo luận để hiểu được và vận dụng các nội dung:
1. Sự cần thiết phải học tập theo phương pháp tích cực.
2. Hiểu biết thế nào là phương pháp học tập tích cực.
3.Cách thực hiện phương pháp học tập tích cực.
4. Vận dụng phương pháp học tập tích cực vào môn học, tiết học cụ thể .
III. Chuẩn bị:
ú GV:
- Định hướng HS những nội dung nêu trên về phương pháp học tập tích cực, chú trọng Mục II.3.
- Chuẩn bị về nội dung, câu hỏi gợi ý, hướng dẫn HS thảo luận về cách sử dụng phương pháp học tập tích cực trong một môn học, tiết học cụ thể : cách học theo SGK, cách đặt vấn đề thắc mắc, cách lĩnh hội kiến thức của môn học, tiết học.
- Chuẩn bị một số câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra HS ngay sau khi thảo luận.
- Tất cả những công việc chuẩn bị của GV đều phải lưu ý quán triệt một số Điều trong Công ước Liên
hợp quốc về Quyền trẻ em (như khoản 1 Điều 12, khoản 1 Điều 29) để khi tổ chức thực hiện hoạt động 
HS sẽ được thực hiện quyền trẻ em của mình trong học tập.
ú HS:
- Tìm hiểu về các vấn đề do GVCN nêu ra, hình thành những suy nghĩ riêng của mình về những vấn đề đó.
- Mỗi bạn có thể viết một bản thu hoạch về kinh nghiệm học tập của bản thân để trao đổi, bên cạnh đó nên phân công mỗi tổ chuẩn bị sâu hơn một vấn đề nào đó để phần chuẩn bị cá nhân không trùng nhau
- Cử 2 bạn điều khiển cuộc thảo luận, 1 thư ký để ghi lại các ý kiến phát biểu của các bạn trong lớp.
- Mời Thầy (Cô) đến dự để hướng dẫn thêm cách đọc sách, cách thu thập tài liệu phục vụ học tập, mời một số bạn học giỏi trong lớp hoặc ở lớp trên lên phát biểu, chia sẻ những kinh nghiệm học tập của mình.
- Chuẩn bị trang trí.
IV.Tổ chức hoạt động:
 Tiết 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHƯƠNG PHÁP 
 HỌC TẬP TÍCH CỰC
 — & –
- Người dẫn chương trình nêu mục đích, yêu cầu và nội dung chính của hoạt động.
- Người dẫn chương trình điều khiển thảo luận, yêu cầu cả lớp chú ý lắng nghe ý kiến của các bạn khác để có thể cùng trao đổi.
- Mời Thầy (Cô) đến dự, phát biểu ý kiến.
- Các bạn có nhất trí với ý kiến đó không? Hoặc có bạn cho rằng: Tôi không có điều kiện học tập theo pp mới, tôi chỉ có thể học tập theo cách học từ trước đến nay. Như vậy , tôi có gì sai không? Vì sao?
- Giải thích cho các bạn hiểu: Việc lựa chọn phương pháp học tập là quyền của mỗi HS. Nhưng nên lựa chọn phương pháp học tập hiệu quả để nâng cao kết quả học tập của bản thân, hình thành cho mình phương pháp làm việc khoa học để sau này có điều kiện đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp chung.
- Ngoài các ý kiến được chuẩn bị sâu, cần mời thêm một số bạn trình bày những kinh nghiệm học tập
hoặc nêu những băn khoăn, vướng mắc của mình về phương pháp học tập để cùng trao đổi. Mỗi người có thể có những kinh nghiệm khác nhau, không nên áp đặt ý kiến cho các bạn khác, để mỗi bạn tự do phát biểu ý kiến cá nhân, chỉ hướng cho các bạn lựa chọn cách học tập tích cực, hiệu quả và phù hợp với bản thân.
- Nếu các ý kiến thống nhất thì chủ tọa đưa ra kết luận buổi thảo luận, nếu chưa thống nhất thì ghi lại những vấn đề cần thiết để tiết sau tiếp tục thảo luận .
- Khi phát biểu ý kiến với HS, GVCN nên khuyến khích các em phát biểu những ý kiến khác nhau về phương pháp học tập; phân tích các mặt hợp lý và chưa hợp lý của các ý kiến đó để đi đến sự thống nhất: Mỗi HS có cách học khác nhau, nhưng các em đều phải tự giác, tích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức trong sách vở, trên thực tế và do Thầy (Cô) cung cấp.
- Cuối cùng, GVCN khẳng định lại ý kiến thảo luận của HS về cách thức thực hiện phương pháp học tập tích cực và giới thiệu tên bài học của 1 – 2 tiết học mà HS sẽ thảo luận việc vận dụng phương pháp học tập tích cực; cho HS đọc trước và yêu cầu các em trình bày cách học các tiết đó theo phương pháp tích cực, những khó khăn gặp phải và cách khắc phục.
Tiết 2
 SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP TÍCH CỰC 
 TRONG MÔN HỌC, TIẾT HỌC CỤ THỂ
 — & –
- GVCN nhắc lại mục đích, yêu cầu là vận dụng phương pháp học tập tích cực vào môn học, tiết học 
cụ thể sao cho phát triển được tối đa khả năng của HS.
- Nêu đặc điểm môn học, đặc điểm – yêu cầu của 1-2 tiết học cụ thể đã cho HS đọc trước, giao cho 
người dẫn chương trình điều khiển lớp thảo luận dưới hình thức hái hoa ,cho HS chuẩn bị trước các
cách vận dụng phương pháp học tập tích cực vào môn học, tiết học cụ thể và các thắc mắc.
 + Sự cần thiết phải học tập theo phương pháp học tập tích cực . 
 + Thế nào là phương pháp học tập tích cực ?
 + Tác dụng của phương pháp học tập tích cực ?
 + Yêu cầu và điều kiện của phương pháp học tập tích cực ?
 + Cách thực hiện phương pháp học tập tích cực ?
 + Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện phương pháp học tập tích cực ?
 + Biện pháp khắc phục khó khăn? 
- GVCN chuẩn bị những phương án giải đáp thắc mắc, giải quyết các khó khăn gặp phải khi học theo 
phương pháp học tập tích cực .
- Cho HS kể chuyện về các gương hiếu học, chia sẻ kinh nghiệm bản thân.
V. Kết thúc hoạt động:
- Yêu cầu HS viết thu hoạch về phương pháp học tập của mình.
- Giao cho các tổ chấm chéo bản thu hoạch của nhau.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 2.doc