Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 10 - Tháng 3: Thanh niên với vấn đề lập nghiệp

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 10 - Tháng 3: Thanh niên với vấn đề lập nghiệp

zChủ đề hoạt động tháng 3

THANH NIÊN VỚI VẤN ĐỀ LẬP NGHIỆP

Hoạt động 1

Bạn nghĩ gì về vấn đề lập nghiệp

( 2 tiết )

I- MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG

 - Học sinh nhận thức được ý ghĩa của vấn đề lập nghiệp đối với bản thân, hiểu được các em có quyền tham gia vào việc tìm hiểu vàlựa chọn ngành nghề tương lai phù hợp với năng lực của bản thân, được thu nhận thông tin về những ngành nghề trong xã hội.

 - Có thái độ tích cực tìm hiểu các thông tin vê các ngành nghề và tự tin khi trình bày vấn đề trước tập thể; biết tôn trọng ý kiến của bạn.

 - Có kĩ năng biểu đạt ý kiến của mình về vấn đề lập nghiệp, biết cách tìm hiểu và khai thác thông tin về các ngành nghề.

 

doc 4 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 33933Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 10 - Tháng 3: Thanh niên với vấn đề lập nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
zChủ đề hoạt động tháng 3
THANH NIÊN VỚI VẤN ĐỀ LẬP NGHIỆP
Hoạt động 1
Bạn nghĩ gì về vấn đề lập nghiệp
( 2 tiết )
MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG
	- Học sinh nhận thức được ý ghĩa của vấn đề lập nghiệp đối với bản thân, hiểu được các em có quyền tham gia vào việc tìm hiểu vàlựa chọn ngành nghề tương lai phù hợp với năng lực của bản thân, được thu nhận thông tin về những ngành nghề trong xã hội.
	- Có thái độ tích cực tìm hiểu các thông tin vê các ngành nghề và tự tin khi trình bày vấn đề trước tập thể; biết tôn trọng ý kiến của bạn.
	- Có kĩ năng biểu đạt ý kiến của mình về vấn đề lập nghiệp, biết cách tìm hiểu và khai thác thông tin về các ngành nghề.
 II- NỘI DUNG HỌAT ĐỘNG
	1. Ý nghĩa của vấn đề lập nghiệp
	- Lập nghiệp cho bản thân là mong muốn, là nhu cầu và nguyện vọng của thế hệ trẻ, nhất là trong điều kiệ kinbh tế xã hội. Hiện nay, phong trào lập nghiệp của thanh niên trong nhà trường đang được đẩy mạnh.
	- Lập nghiệp cho bản thân là phải biết lựa chọn ngành nghề trên cơ sở của nhận thức, của vsự phân tích, tổng hợp, so sánh các sự kiện, công việc ,số liệu có liên quan và phải phù hợp với bản thân, của gia đình.
	- Lập nghiệp là vấn đề mf bất kì con người nào, có thành phần xã hội như thế nào cũng đều phải quan tâm chú ý.
	- Lập nghiệp là tìm được việc làm ổn định cho bản thân, nhờ đó có thể làm giàu cho chính mình, cho gia điình và cho xã hội. Định hướng nghề nghiệp đúng sẽ góp phần cải tạo xã hội, thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Ngược lại, nếu địh hướng sai, không thiết thực sẽ dẫn đến tốn kém, gây tâm lí dao động, hoang mang và mất phương hướng trong cuộc sống.
	2. Vấn đề blập nghiệp gắn liền với việc rèn luyện năng lực của bản thân
	- Muốn có suy nghĩ đúng vê bvấn đề lập nghiệp, trước hết bản thân phải có đủ tri thứcvề nghề lựa chọn . Trong thế kỉ XXI- thế kỉ của trí tuệ với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, có háng loạt nghề mới xuất hiện. Nếu không cố gắng học tập , nắm bắt tri thức nghề thì chúng ta sẽ không thể lựa chọn cho mình được nghề thích hợp.
	- Do đó, muốn lập nghiệp phải ra sức học tập, rèn luyện trao dồi kiến thức, phats triển toàn diện cả về tinh thần và thể lực, sao cho có đủ năng lực đáp ứng với nghề đã chọn.
	3. Vấn đề lập nghiệp gắn liền với vấn đề được lựa chọn nghề nghiệp tương lai
	- Mỗi người chúng ta ai cũng có những suy nghĩ cho tương lai của mình, ai cũng có quyền được suy nghĩ, lựa chọn về nghành nghề của mình. Kkhi còn ngồi trên ghế nhà trường chúng ta đều mơ ước về một nghề mà mình yêu thích, cho dù có thể đó mới chỉ là nhận thức cảm tính. Nhưng nếu chúng ta phấn đấu tốt và nuôi dưỡng ước mơ đó của mình thì nó hoàn toàn có thể trở thành hiện thực.
	- Tốt nghiệp THPT, tất cả chúng ta sẽ đứng trước một sự cân nhắc: sẽ chọn gnhề gì cho cuộc sống tương lai? Có ba câu hỏi đặt ra cho bạn: Tôi thích nghề gì? Tôi làm được nghề gì? Và tôi cần làm nghề gì? Bạn hãy suy nghĩ để đưa ra quan điểm của mình. Trả lời được ba câu hỏi này là bạn đã phần nào giải quyết được những vấn đề có liên quan đến lập nghiệp trong tương lai của bạn.
 III- CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
	1. Giáo viên
	- Xác định đây là một nội dung hoạt động cần thiết mà học sinh phải hiểu rõ, để từ đó các em có tính định hướng cho bản thân bằng việc tích cực học tập và rèn luyện hằng ngày. Do đó, cần phải chuẩn bị kĩ về vấn đề này. Có thể phối hợp với Đoàn thanh niên, với giáo viên bộ môn để chuẩn bị những nội dung chuẩn bị cần thiết.
	- Gợi ý cho đội ngũ cán bộ lớp phối hợp với Ban chi đoàn cùng xây dựng nội dung cho cuộc thảo luận.
	- Dự kiến thờiø gian cho họat động này là 2 tiết. Ở tiết thứ nhất , các tổ học sinh chuẩn bị nội dung thfảo luận , phân công chuẩn bị ý kiến. Sang tgiết thứ hai sẽ tiến hành thảo luận chung ở lớp.
	2. Học sinh
	- Cán bộ lớp phổ biến yêu cầu, nội dung để từng tổ chuẩn bị tiến hành.
	- Giao cho mỗi tổ cử 3-4 người làm nòng cốt cho buổi thảo luận ở lớp.
	- Dự kiến một số ti hf huống hay một số bài tập để giải quyết trong buổi thảo luận.
	- Có thể mời đại diện cha mẹ học sinh cùng dự buổi thải luận để họ có thể tham gia góp ý kiến và biết được những quan niệm của tuổi trẻ về vấn đề lập nghiệp.
	- Chuẩn bị một vài bài hát nói về một số nghề trong xã hội.
 IV- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
	1. Tiết thứ nhất: Họat động theo tổ
	Trong tiết này , dưới sự điều khiển của tổ trưởng, tổ thảo luận theo những nội dung của hoạt động mà cán bộ lớp đã phổ biến. Đây là cơ hội để mỗi học sinh được trình bày nhiều nhất ý kiến của mình về vấn đề lập nghiệp . Biên bản thảo luận của vtổ do một thưv kí ghi chép đầy đủ để trình bày tại buổi thảo luận chung ở lớp. Biên bản đó phản ánh những quan điểm , những suy nghĩ của học sinh. Vì vậy nó phải được đưa ra trước lớp để mọi thành viên trong lớp đều được nghe và đóng góp ý kiến.
	a) Gợi ý một vài câu hỏi
	- Bạn đã suy nghĩ gì về vấn đề lập nghiệp của mình chưa? Hãy bày tỏ quan điểm của mình để bcác bạn khác cùng nghe và góp ý kiến.
	- Theo bạn, học sinh lớp 10 có cần quan tâm toiứ vấn đề lập nghiệp không? Vì sao?
	- Bạn biết gì về phong trào lập nghiệp của thanh niên hiện nay? Nguồn thông tin của bạn từ đâu mà có?
	- Bước đầu của lập nghiệo là chọn cho mình một nghề . Vậy theo bạn khi chọn nghề cho bản thân, chúng ta cần lưu ý những điểm gì?
	- Có ý kién cho rằng: “Nghề nghiệp của bản thân là do ý kiến cha mẹ quyết định, miễn là có nhiều tiền”. Bạn suy nghĩ gì về ý kiến nayf?
	- Điều 12 trong Công ước Lliên hợp quốc về quyền trẻ em nói rằng các em được bày tỏ ý kiến của mình về các vấn đề có liên quan đến trẻ. Hãy liên hệ thực tế xem học sinh đã được thể hiện ý kiến của mình về vấn đề lựa chọn nghề nghiệp chưa?
	b) Từng cá nhân phát biểu quan điểm của mình. Tất cả các ý kiến được tập hợp vào biên bản . Sau đó, tổ trưởng và thư kí làm báo cáo của tổ để nộp cho lớp.
	c) Trên cơ sở các ý kiến trên , tổ quyết định chọn từ 3-4 người đại diện cho tổ để trao đổi ý kiến tại buổi thảo luận chung ở lớp.
	2. Tiết thứ hai: Thảo luận chung ở lớp
	- Hoạt động thứ nhất: Đại diện cán bọ lớp hoặc cán bộ Đoàn nêu lí do buổi sinh họat.
	+ Mời giáo viên chủ nhiệm phát biểu gợi ý một số vấn đề để định hướng cho lớp thảo luận.
	+ Cán bộ lớp nêu tóm tắt một vài kết qua thảo luận từ các tổ nhằm đưa ra những nội dung có tính vấn đề, giúp cho lớp tập trung thảo luận tốt hơn,
	- Hoạt động thứ hai: Mỗi tổ cử đại diện trình bày ý kiến của tổ mình . Lớp cùng nhau thảo luận, tranh luận, đưa ra những thí dụ cụ thể để làm sáng tỏ vấn đề đã nêu. Đây là cơ hội tốt để mỗi học sinh có quyền đưa ra suy nghĩ, quan điểm mình về vấn đề lập nghiệp.
	- Hoạt động thứ ba: Trình bày một vài bài hát tốt nhất là những bài hát có liên quan đến nghề nghiệp trong xã hộ mà học sinh biết.
 V- KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG
	- Giáo viên chủ nhiệm tóm tắt kết quả thảo luận và nhấn mạnh học sinh có quyền được tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn về ngành nghề trong xã hội, có quyền được bày tỏ quan điểm của mình về vấn lập nghiệp, nên tránh sự áp đặt và can thiệp của người lớn một cách quá mức . Có thể để học sinh tự đưa ra những kết luận thích hợp có ý nghĩa với bản thân cac em.
	- Cán bộ lớp nhận xét kết quả đạt được sau họat động.
Hoạt động 2
Tìm hiểu về các ngành nghề
( 2 tiết )
 I- MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG
	- Học sinbh có được những hiểu biết về một bxố ngành nghề, nhất là những ngành nghề mà bản thân đang có hướng, có dự định tiếp cận để tìm hiểu rõ hơn.
	- Hình thành thái độ tích cực trong việc tìm hiểu ngành nghề phù hợp với bản thân.
	- Biết phân tích, so sánh tính chất, đặc điểm của các ngành nghề khác nhau, tfừ đó định hướng cho việc chọn nghề của bản thân.
 II- NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
	1. Ý nghĩa của các việc tìm hiểu ngành nghề 
	- Hiểu biết về các ngành nghề đẻ từ đó chọn nghề cho banr thân , chọn hướng đi của cuộc đời là một việc làm rất quan trọng .
	- Ý thức tự tìm hiểu về các ngành nghề giúp học sinh rèn luyện tính chủ động , lòng tự tin, nâng cao hiểu biết cho bản thân về nghề nghiệp trong xá hội.
	2. Các nghề trong xá hội
	Trong xã hội có rất nhiều nghề.Mỗi nghề lại gồm nhiều chuyên môn khác nhau.Chuyên môn là lĩnh vực hẹp mà mỗi người lao động tự xác định được cho mình để phù hợp với bản thân. Ví dụ:Nghề dạy học có giáo viên ở các cấp học, bậc học khác nhau, gắn với chuyên môn được đào tào như: giáo viên Văn ,Toán ,Tiếng anhv.v; nghề bác sĩ có nhiều chuyên môn khác nhau như: bác sĩ đa khoa, bác sĩ tim mạch, bác sĩ tai- muõi- họngv.v. 
	- Hướng phát triển các ngành nghề trong xã hội hiện nay gắn với đặc điểm, tình hình của mỗi vùng miền, mỗi địa phương, với yêu cầu của sự nghiệp CNH,HĐH đất nước.
	3. Nghề gắn với năng lực bản thân
	- Mỗi nghề có những yêu cầu, đặc điểm và điều kiện riêng của nó. Dù nghề đó có đơn giản đến mấy cũng có những yêy cầu riêng đối với người lao động. Vậy những yêu cầu riêng đối với người lao động là gì? Thể hiện ở những mặt nào?
	Trước hết, nói đến nghề nghiệp la phải nói đến ba yếu tố, ba yêu cầu:Đạo đức nghề nghiệp, năng lực nghề nghiệp, sức khỏe của người lao động. Ba yếu tố đó liên kết chặt chẽ với nhau. Vì vậy , khi tìm hbiểu, chọn nghề, chungvs ta hãy tự nhìn lạik bản thân, tự đánh giá khả năng đấp ứng nghề nghiệp của bản thân để xác định chính xác nghề tương lai của mình.
	- Phải làm gì để có thể có đầy đủ các điều kiện chuẩn bị cho việc lựa chọn nghề, giúp mỗi các nhân lập thân, lập nghiệp? Đây là nội dung mở, để mỗi học sinh tự đi tìm cách trả lời riêng của mình. Lưu ý là nội dung này cần phải gắn với nhiệm vụ học tập là nhiệm vụ cơ bản nhất của người học sinh.
 III- CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
	1. Giáo viên
	- Tìm hiểu các ngành nghề trong xã hội để có tư liệu giới thiệu cho học sinh. Có thể xem thêm tài liệu sinh hoạt hướng nghiệp.
	- Gợi ý để học sinh tự tìn đọc sách báo, tài liệu có đề cập đến các ngành nghề khác nhau, hoặc hỏi người lớn( cha mẹ, thầy, cô giáo, họ hàng..)
	- Xây dựng một số câu hỏi cho thảo luận. Có thể gợi ý một vài câu hỏi như:
	+ Bạn hiểu thfế nào là một nghề?
	+ Mỗi nghề có ích lợi gì cho bản thân người lao động?
	+ Bạn hãy nêu tfên một số nghề trong xá hội mà bạn biết?
	+ Ước mơ của bạn là sẽ làm nghề gì? Vì sao bạn lại chọn nghề đó?
	ngh+ Mỗi nghề yêu cầu gì ở người lao động?
	+ Trước mắt, chúng ta phải làm gì để có thể đáp ứng được việc chọn nghề chobản thân?
	- Mời phụ huynh học sinh tham gia để lăngs nghe và hỗ trợ các em trong quá trình tìm hiểu về ngành nghề.
	2. Học sinh
	- Mỗi học sinh tự tìm hiểu các ngành ngề trong xã hội để chuẩn bị ý kiến phát biểu, hoặc xây dựng cho mình ước mơ về một nghề tương lai.
	- Mỗi tổ nên cử từ 2- 3 đến 3 bạn làm nòng cốt trong quá trình hoạt động thi tìm hiểu này. Mỗi người đại diện phải đều chuẩn bị tốt ý kiến của mình.
	- Chuẩn bị trang trí lớp : tranh ảnh về các nghề, các bài viết, bài thơ , bài hát vê các nghề được trình bày xung quanh lớp để các có thể xem.
	- Chủ tọa chương trình cùng với giáo viên chủ nhiệm, cử thư kí ghi chép.
	- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ
 IV- TỔ CHỨC HỌAT ĐỘNG 
 	Hoạt động “Tìm hiểu các ngành nghề” được thực hiện trong 2 tiết . Sau đây là gợi ý tổ chức hoạt động cho 2 tiết này.
	Tiết 1:Ý nghĩa của việc tìm hiểu các ngành nghề.
	- Giáo viên chủ nhiệm nêu vấn đề để học sih cùng nhau thảo luận.
	- Đại diện từng tổ phát biểu ý kiến của mình.
	- Lớp thảo luận, nêu lên những ý kiến kác nhau về ý nghĩa của việc tìm hiểu nghề và những hiểu biết về các nghề trong xã hội. Thư kí ghi tfoàn bộ các ý kiến trao đổi để tổng hợp thành một nội dung thống nhất.
	- Biểu diễn văn nghệ có nội dung về các ngành nghề.
	Tiết 2: Năng lực bản thân với nghề nghiệp
	- Học sinh tiếp tục thảo luận chủ đề này theo gợi ý cua giáo viên.
	- Mời 1 đại diện cha mẹ học sinh cùng tham gia và phát biểu ý kiến.
	- Có thể tổ chức hoạt động thành cuộc thi “Tìm hiểu các nghề trong xã hội”; xây dựng kế hoạch phát triển bản thân theo một nghề. Cách tiến hành như các hoat động khác.
 V- KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG
	- Giáo viên kết luận những điểm cơ bản sau khi học sinh đã thực hiện 2 tiết hoạt động.
	- Học sinh phát biểu cảm tưởng của mình sau khi đã được tham gia thảo luận và nghe ý kiến của các bạn.

Tài liệu đính kèm:

  • docThang 3.doc