Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 10 - Tháng 5: Thanh niên với Bác Hồ

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 10 - Tháng 5: Thanh niên với Bác Hồ

Chủ đề hoạt động tháng 5

THANH NIÊN VỚI BÁC HỒ

Hoạt động 1

Công lao của Bác Hồ đối với dân tộc

( 1 tiết )

I- MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG

 - Hiểu học sinh có quyền được tiếp nhận thông tin về Bác Hồ và có quyền hình thành những quan điểm riêng về cônng vlao của Bác Hồ đối với dân tộc ; xác định trách nhiệm học tập và rèn luyện đêđền đáp công ơn của Bác Hồ

 - Tự hào , kính trọng và biết ơn những đóng góp vĩ đại của Bác Hồ cho dân tộc

 - Tích cực rèn luyện , học tập để xứng đáng là thanh niên thời đại mới.

 

doc 8 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 22381Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 10 - Tháng 5: Thanh niên với Bác Hồ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề hoạt động tháng 5
THANH NIÊN VỚI BÁC HỒ
Hoạt động 1
Công lao của Bác Hồ đối với dân tộc
( 1 tiết )
I- MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG
	- Hiểu học sinh có quyền được tiếp nhận thông tin về Bác Hồ và có quyền hình thành những quan điểm riêng về cônng vlao của Bác Hồ đối với dân tộc ; xác định trách nhiệm học tập và rèn luyện đêđền đáp công ơn của Bác Hồ
	- Tự hào , kính trọng và biết ơn những đóng góp vĩ đại của Bác Hồ cho dân tộc
	- Tích cực rèn luyện , học tập để xứng đáng là thanh niên thời đại mới.
II- NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
Côg lao của Bác Hồ đối với dân tộc
Khi trao đổi về nội dung này , giáo viên giúp học sinh 
Bồi dưỡng khả năng hình thành quan điểm riêng về công lao của Bác Hồ , có quyền được biẻu đạt ý kiến của mình như điều 12,13 trong Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em đã nêu. Cần lưu ý tập trung những điểm sau đây:
	-Sớm nhận thấy nỗi thống khổ của nhân dân , ngay từ khi còn trẻ tuổi Người đã ra đi tìm đường cứu nước . Phân tích để thấy đựơc sự hi sinh , lòng quyết tâm của Bác đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc.
	-Công lao của Bác Hồ thể hiện ở việc sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam 
	-Đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam , khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa . Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta làm nên những kì tích lịch sử mà cả thế giới phải khâm phục. Đó là đánh đuổi hai đế quốc to lớn là Pháp và Mỹ giải phóng hoàn toàn miền Nam , thống nhất đất nước.
	-Bác Hồ đã hi sinh cả cuộc đời cho độc lập thống nhất của dân tộc ,cho ấm no , hạnh phúc của nhân dân.
 2.Những tình cảm của Bác Hồ dành cho thế hệ trẻ
	- Dù bận trăm công nghìn việc , Bác vẫn luôn luôn quan tâm tới thế hệ trẻ , tới từng bước đi và sự trưởng thành của lớp lớp công dân tương lai của đất nước .
	- Tình cảm của Bác đối với thế hệ trẻ thể hiện rất cụ thể và thiết thực .Bác chăm lo tới việc học tập , tới cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của học sinh . Bác vui cùng niềm vui với học sinh , buồn khi thấy các cháu còn gặp nhiều khó khăn thiếu thốn.
 3. Trách nhiệm của thanh niên học sinh trong việc đền đáp công ơn của Bác Hồ
	- Hiểu rõ công lao của Bác , những tình cảm mà Bác dành cho thế hệ trẻ , mỗi người học sinh chúng ta hãy tự xác định trách nhiệm của mình trong việc học tập, rèn luyện hằng ngày để xứng đáng là lớp con cháu của Bác Hồ kính yêu.
	- Trách nhiệm đó cần được thể hiện bằng những hoạt động cụ thể , những việc tốt khi chúng ta còn đang ngồi trên ghế nhà trường.	
 III- CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
 1 . Giáo viên
	- Chuẩn bị nội dung của hoạt động bằng việc xây dựng một số câu hỏi để học sinh trao đổi trong buổi sinh hoạt. Có thể gợi ý một số câu hỏi như:
	+ Theo bạn Bác đã có những công lao to lớn đối với dân tộc như thế nào ? Hãy cho ví dụ cụ thể.
	+ Bạn đã được học nhiều bài về Bác Hồ, hãy nói cho các bạn cùng biết về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác theo cách hiểu của mình.
	+ Bạn hãy kể một câu chuyện nói về tình cảm của Bác Hồ với thế hệ trẻ.
	+ Bác ra đi tìm đường cứu nnước vào thời gian nào ? Khi ấy dân tộc ta đang trong hoàn cảnh như thế nào ?
	+ Bạnn đã học lịch sử Việt Nam, trong đó có đề cập đến vai trò của Bác Hổtong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.Bạn hãy kể một vài ví dụvề vai trò lãnh đạo của Bácttrong hai cuọc kháng chiến chống pháp và chống Mĩ.
	+ Bạn đã thực hiện quyền được thu nhận thong tin về công lao của Bác Hồ như thế nào? Hã cho các bạn cùng biết.
- Khi chuẩn bị câu hỏi ,giáo viên chủ nhiệm nên phối hợp và tham khảo thêm ý kiến của giáo viên các môn Lịch sử ,Giáo dục công dân,Ngữ văn 
- Yêu cầu học sinh chẩun bị theo nội dung hoạt động mà giáo viên đã xây dựng.
2.Học sinh
-Từng tổ phân công nhau sưu tầm tư liệu , tài liệu liên quan đến nội dung hoạt động mà giáo viên đã yêu cầu để chuẩn bị ý kiến trao đổi này>
- Xây dựng chương trình buổi trao đổi , cử chủ tọa chương trình, cử thư kí ghi chép.
- Chuẩn bị một số bài hát , bài thơ ca ngợi Bác Hồ kính yêu.
 IV- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động thứ nhất: Tọa đàm về công lao của Bác Hồ.
	+ Chủ tọa chương trình hướng dẫn lớp tọa đàm, theo môït số câu hỏi hay vấn đề mà giáo viên đã xây dựng theo phương châm để mọi học sinh đều có đủ khả năng bày tỏ quan điểm riêng của mình.
	+ Đại diện các tổ trình bày ý kiến của mình. Khi trình bày nên giới thiệu một vài tài liệu đã sưu tầm được để minh họa.
	+Các thành viên trong lớp tham gia bổ sung ý kiến theo cách hiểu của bản thân về công lao của Bác, về tình cảm của Bác dành cho thế hệ trẻ.Mõi học sinh bằng hiểu biết của mình tự trình bày ý kiến cho các bạn cùng nghe.Có thể liên hệ thực tế về những đổi thay của quê hương mình nhờ sự lãnh đạo của Đảng và công lao của Bác Hồ.
	+ Giáo viên phát biểu ý kiến của mình hoặc có thể tổng hợp ý kiến của học sinh và nêu lên một số điểm cơ bản để các em khắc sâu ttrong tình cảm và nhậnn thức của mình.
 -Hoạt đông thứ hai: Vui văn nghệ
 Hình thức có thể là:biểu diễn các bài hát hoặc thi hát liên khúc, đọc các bài thơ hay một truyện nngắn có liên quan đến hoạt động.
 V- KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG 
 - Chủ tọa nhận xét chung về ý thức tham gia hoạt động của lớp, đồng thời cũng chỉ ra cụ thể các cá nhân, nhóm, tổ có nhiều ý kiến hay, có chất lượng .
 - Nhắc nhở cho toàn lớp chuẩn bị cho hoạt động tiếp theo.
Hoạt động 2
Văn nghệ:Những bài ca dân Bác
( 1 tiết )
 I- MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG
	- Học sinh hiểu được cách tổ chức và điều khiển một chương trình văn nghệ của tập thể lớp phờ hợp với điều kiện và khả năng của mình .
	- Tăng thêm lòng tự hào và tình cảm kính trọng , biết ơn Bác Hồ vĩ đại .
	-Có ý thức tích cực và sẵn sàng tham gia vào phong trào văn hóa , văn nghệ của lớp ,của trường.
 II- NÔÏI DUNG HOẠT ĐỘNG
 1. Ca ngợi cong lao to lớn của Bác đối với dân tộc, với sự nghiệp cách mạng vẻ vang đât nước
 Có rất nhiều bài thơ , bài hát đề cập đến cuộc đời , sự nghiệp và những công lao to lớn của Bác mà lớp lớp con cháu đèu có thể biết và cần phải biết. Đây cũng là dịp để giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, để thế hệ trẻ luôn nhớ về Bác như một người ông , người cha thân thiết nhất.
 2. Tình cảm của Bác dành cho thế hệ trẻ
 Suốt đời Bác luôn dành tình cảm thân thương nhất cho thế hệ trẻ. Nnững tình cảm đó được ghi lại trong các bài hát , bài thơ hay những câu chuyện cảm động.
 Hoạt động văn nghệ “Những bài ca dân Bác” phản ánh tình cảm ,thái độ của thế hệ trẻ đối với Bác Hồ kính yêu. Thông qua việc trình diễn các tiết mục văn nghệ, các truyện kể , tiểu phẩm, học sinh thể hiện được thái độ của mình đối với Bác Hồ.
 III- CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
 1. Giáo viên
 	-Phổ biến mục đích yêu cầu của hoạt động để định hướng cho học sinh chuẩn bị.
	- Giao cho đội ngũ cán bộ lớp thiết kế chương trình và nội dung hoạt động.
 2. Học sinh
	-Cán bộ lớp hợp bàn về hình thức của hoạt động , số lượng tiết mục, thể loại tiết mục và xây dựng chương trình biểu diễn.
	Hình thừc ở đây có thể là biểu diễn văn nghệ , trò chơi âm nhạc “Nghe câu hát đoán tên bài hát và tác giả”.
	- Giao cho mỗi tổ chuẩn bị 4-5 tiết mục với các thể loại khác nhau như:hát , đọc ,ngâm thơ , kể chuyện . chơi nhạc cụ..Sau đó cán bộ lớp tập hợp và sắp xếp chương trình.
	- Có thể gợi ý một số câu trong các bài hát về Bác để học sinh chơi trò chơi âm nhạc:
	+ “Trông vời lưng núi, Khuổi Nậm rì rào núi cao tầng mây.” (Tiếng hát giữa rừng Pác Bó của Nguyễn Tài Tuệ ).
	+ “Tôi hát ngàn lời ca , bao la hơn những cánh đồng ,menh mông hơn mặt Biển Đông, êm đềm hơn những dòng sông.”(Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người của Trần Kiết Tường).
	+ “Kết liên lại thanh niên chúng ta cùng nhau đi lên ”( Thanh niên làm theo lời Bác của Hoàng Hà).
	+ “Bác Hồ – người là tình yêu thiết tha nhất, trong lòng dân và trong trái tim nhân loại.” ( Bác Hồ một tình yêu bao la của Thuận Yến).
	+ “Nơi đây có túp lều nhỏ xinh” ( Từ Razơlípđến Pác Bó của Phan Long).
	+ “Ngàn đài hoa kính dân lên người.” (Hát bên tượng đài Hồ Chí Minh của Lưu Hữu Phước).
	+ “Giữa Mạc Tư Khoa, tôi nghe ơ ơ ơ , nghe câu hò Nghệ Tĩnh”( Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò Nghệ Tĩnh của Trần Hoàng)
	+ “Bác kính yêu đang cùng chúng cháu hành quân.Hôm nay Bác gọi cả non sông đáp lời” ( Bác đang cùng chúng cháu hành quân của Huy Thục)
	+ “Ơ.con suối xanh xanhdáng mềm mại thanh thanh, xưa Bác ngồi câu cá ,vầng trán rộng mông mênh”( Suối Lê nin- nhạc của Phạm Tuyên,lời thơ Trần Văn Loa)
	+ “Đất nước nghiêng mình , đời đời nhớ ơn.tên Người sống mãi với non sông Việt Nam.” ( Người là niềm tin tất thắng của Chu Minh)
	+ “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” ( Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng của Phong Nhã )
	- Tùy theo số bài hát đã tập hợp được để tổ chức trò chơi âm nhạc mà lựa chọn một số học sinh chuẩn bị trước những câu hát , phục vụ trò chơi.Cử ban giám khảo cho trò chơi này.
	-Chuẩn bị hóa trang ( nếu có điều kiện )
 IV- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 
	Có thể gợi ý một chương trình hgoạt động “Những bài ca dâng Bác” với thời gian 1 tiét như sau :
	a) Hoạt động thứ nhất:Biểu diễn văn nghệ(20 phút)
	+ Người dẫn chương trình giới thiệu ý nghĩa của hoạt động và mời giáo viên chủ nhiệm cùng các bạn trong lớp thưởng thức các tiết mục văn nghệ đã chuản bị .
	+Lần lượt các bạn có tiết mục văn nghệ lên trình diễn theo sự giới thiệu của người dẫn chương trình.
	b) Hoạt động thứ hai: Trò chơi âm nhạc (20 phút)
	+ Người dẫn chương trình nêu cách chơi:Khi nghe câu hát do một bạn trong lớp hát , hai đội phải nhanh chóng đoán được tên bài hát , tên tác giả . Đội nào đoán nhanh và chính xác đội đó ghi điểm. Lần lượt những câu hát được hát lên . Hai đội thi nhau đoán. Ban giám khảo ghi điểm cho từng đội.
	+ Trò chơi được bắt đầu dưới sự điều khiển của người dẫn chương trình.
	+Sau khi ban giám khảo công bó điểm , cả lớp hát một bài.
 V- KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG
	- Cán bộ biểu dương đọi có số điểm cao nhất, nếu có tặng phẩm thì càng có ý nghĩa.
	- Nhận xét chung về kết quả hoạt động của lớp.
Hoạt động 3
Lời Bác dạy thanh niên
( 2 tiết )
 I- MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG
	- Học sinh hiểu những lời dạy của Bác Hồ đối với thanh niên ,đồng thời xác định trách nhiệm phải thực hiện tốt những lời dạy của Người.
	- Biết thể hiện lòng quyết tâm thực hiện lời Bác Hồ trong học tập và rèn luyện ; có kĩ năng phân tích ,tổng hợp và khái quát ý nghĩa những lời Bác dạy thanh niên.
	- Ghi nhớ và sẵn sàng làm theo những lời dạy của Bác Hồ đối với thanh niên , phê phán những thái độ và hành vi thiếu ý chí phấn đấu.
 II- NÔÏI DUNG HOẠT ĐỘNG
	Bác sạy thanh niên nhiều điều. Nội dung những lời dạy của bác rất phong phú. Đối với hoạt động này, có thể tập trung một số nội dung sau:
 	1. Thanh niên là lực lượng tiên phong trong mọi hoạt đọng của tập thể
	- Thanh niên là những người trẻ, khỏe, có khả năng “dời non , lấp biển”, có thể đi đầu trong nhiều công việc.
	- Khả năng tiếp nhậm các tri thức mới, những thông tin mới của thanh niên khá nhanh nhạy .
	- Thanh niên là đại diện cho lớp công dân mới của đất nước – những chủ nhân trong sự nghiệp xay dựng và bảo vệ tổ quốc.
	2. Thanh niên phải thể hiện ý chí vươn lên trong học tập
	- Thanh niên học sinh có nhiệm vụ chính là học tập. Họ phải hiểu rằng học tập là công việc đầy khó khăn, đòi hỏi phải có ý chí quyết tânm cao. Do đó, khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông, họ phải thể hiện tinh thần chăm chỉ, nỗ lực trong học tập, tu dưỡng theo đúng lời dạy của Bác “Không có việc gì khó , chỉ sợ lòng không bền” 
	- Ý chí vươn lên thể hiện trong việc xây dựng kế hoạch học tập cụ thể và quyết tâm thực hiện kế hoạch đó.
	3. Xác định ttrách nhiệm của người thanh niên trong nhà trường THPH
	- Trách nhiệm đối học tập và với sự trưởng thành của bản thân.
	-Trách nhiệm với hoạt động chung của tập thể.
	- Trách nhiệm với bạn bè, với thầy , cô giáo.
	- Trách nhiệm với gia đình ,dòng tộc.
	- Trách nhiệm với các phong trào ở địa phương .
	Đây là nội dung rất cần thiết mà tại cuộc tọa đàm , tất ccả học sinh đều phải có ý kiến tranh luận.
 III- CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
	1. Giáo viên
	- Gợi ý một vài lời dạy của Bác Hồ dành cho thanh niên đeer học sinh tìm hiểu, suy nghĩ, chuẩn bị ý kiến phát biểu tại cuộc tọa đàm. Đây là hoạt động có nhiều khả năng giúp học sinh thực hiệnn quyền trẻ em như trong nội dung tại các Điều 12, 13, 31 của Công ước Lien hợp quốc về quỳen trẻ em đã nêu rõ. Vì vậy giáo viên cần lưu ý khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động tìm hiểu này để các em có cơ hội tiếp nhận thông tin về Bác Hồ.
	- Chuẩn bị một số đáp án đẻ giải thích, làm rõ thêm những ý kiến trình bày của học sinh.
	- Giao cho Ban chấp hành chi đoàn phối hợp với cán bộ lớp chủ ttrì cuộc tọa đàm.
	2. Học sinh
	- Ban chấp hành chi đoàn cùng cán bộ lớp chuẩn bị một số câu hỏi để thảo luạn , chương trình cuộc tọa đàm, mời giáo viên chủ nhiệm cùng tham gia điều khiển chương trình.
	- Mỗi người đều phải chuẩn bị ý kiến của mình, nếu ghi thành văn bản thì sẽ thuận lợi hơn khi trình bà tại cuộc tọa đàm. Tổ chức thi đua để mọi học sinh đều có cơ hôïi hình thanøh quan điểm riêng của mình về những lời Bác hồ dạy thanh niên.
	- Cử một vài học sinh có thành tích học tập tốt chuẩn bị trình bày những kinh nghiệm xây dựng kế hoạch học tập để đạt kết quả tốt.
	- Cử thư kí ghi chép.
	-Chuẩn bị khẩu hiệu có ghi lời dạy của bác ( để treo tại lớp )
	- Làm phiếu câu hỏi phục vụ cho hoạt động bốc thăm.
	- Chuẩn bị một vài tietá mục văn nghệ.
 IV- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
	1.Tiết thứ nhất
	- Hoạt động 1:Vị trí, vai trò của thanh niên trong xã hội.
	+ Chủ tọa nêu một số câu hỏi ( hoặc đưa ra một vấn đề cụ thể ) để các thành viên ttrong lớp cùng thảo luận. Chẳng hạn như:
Vì sao nói thanh niên là lực lượng tiên phong trong các hoạt động
Của tập thể?
Bác dạy “Đâu cần , thanh niên có
 Đâu khó , có thanh niên”
 Bạn hiểu lời dạy này của Bác như thế nào? Hãybày tỏ ý kiến của mình
Bạn hãy cho biết vị trí, vai trò của thanh niên trong thời kì đổi mới 
Của đất nước.
	+ Học sinh cả lớp cùng nhau thảo luận : mỗi tổ cử đại diệnn ( hgoặc học sinh xung phong ) trình bày ý kiến của tổ mình. Chủ tọa khéo léo tóm tắt các ý kiến và gợi ý những người khác tiếp tục phát biểu. Giáo viên chủ nhiệm tham gia ý kiến với tư cách như một “cố vấn chuyên môn”, giúp chủ tọa giải quyết những băng khoăn , thắc mắc của bạn.
	-Hoạt động 2: Học tập là nhiệm vụ chính của thanh niên học sinh
	+ Chủ tọa nêu vấn đề cho cả lớp thảo luận về trách nhiệm của thanh niên học sinh THPHhiện nay. Đối với học sinh lớp 10 , cần phải xác định những nhiệm vụ cụ thể vối tư cách là một thành viên tích cực tham gia vào quá trình xây dựng và phát triển tập thể tự quản trong nhà trường THPH.
	+Chủ tọa mời các bạn lên bóc thăm trả lời câu hỏi.Những thành viên khác lắng nghe, tanh luận và bổ sung ý kiến.
	- Hoạt động 2: Vui văn nghệ
	Với các tiết mục văn nghệ đã được chuẩn bị, chư tọa mời các bạn lên trình diễn. Các tiết mục sẽ được ttrình diễn cho đến khi kết thúc hoạt động . V- KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG
	- Đại diện Ban chấp hành chi đoàn nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động, khái quát một số nội dung cơ bản đã trao đổi.
	- Nói lời chúc cuối nămhọc.

Tài liệu đính kèm:

  • docThang 5.doc