Giáo án Hướng nghiệp 10 tháng 2

Giáo án Hướng nghiệp 10 tháng 2

CHỦ ĐỀ 6:

TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ THUỘC CÁC NGÀNH Y VÀ DƯỢC

I.MỤC TIÊU:

1/- Kiến thức: Nêu được vị trí, đặc điểm, và những yêu cầu chính của một số nghề thuộc ngành Y và Dược.

2/- Kỹ năng: Biết được cách tìm hiểu thông tin về nghề và cơ sở đào tạo của ngành Y và Dược.

3/- Thái độ: Tích cực tham gia hoạt động tìm hiểu nghề và liên hệ bản thân cho việc chọn nghề.

 

doc 4 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 13487Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hướng nghiệp 10 tháng 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THÁNG 02
CHỦ ĐỀ 6:
TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ THUỘC CÁC NGÀNH Y VÀ DƯỢC
I.MỤC TIÊU:
1/- Kiến thức: Nêu được vị trí, đặc điểm, và những yêu cầu chính của một số nghề thuộc ngành Y và Dược.
2/- Kỹ năng: Biết được cách tìm hiểu thông tin về nghề và cơ sở đào tạo của ngành Y và Dược.
3/- Thái độ: Tích cực tham gia hoạt động tìm hiểu nghề và liên hệ bản thân cho việc chọn nghề. 
II.CHUẨN BỊ:
	1) Giáo viên:
Sưu tầm những gương sáng, những câu chuyện, những câu ca dao về ngành Y và Dược trong nước và trên thế giới.
Tìm hiểu các danh y trong nghề y học cổ truyền như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Oâng 
Các bài hát, bài thơ nói về ngành Y và Dược. 
2) Học sinh:
Tìm hiểu nội dung các nghề thuộc lĩnh vực Y, Dược. 
Sưu tầm các mẩu chuyện về những người thành công và hết lòng vì ngành Y và Dược. 
III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI DẠY:
Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số.
2/- Kiểm tra nội dung các tài liệu mà học sinh đã chuyển bị ở nhà về ngành Y và Dược. 
3/- Bài mới: TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ THUỘC CÁC NGÀNH Y VÀ DƯỢC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
	GV tổ chức HS theo nhóm, cử người dẫn chương trình.
	GV gợi ý. 
Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng của nghề Y, Dược
I/- Ý nghĩa và tầm quan trọng của nghề:
1/- Sơ lược lịch sử phát triển trong lĩnh vực Y và Dược: 
-Nghề Y – Dược phát triển từ lâu đời kinh nghiệm từ hàng năm đã để lại cho chúng ta những phương pháp và bài thuốc quí báu.
-Đông y của Việt Nam hiện đang phát triển theo hướng hiện đại hóa.
-Tây y thâm nhập vào Việt Nam từ khi thực dân Pháp xâm chiếm nước ta.
-Y và Dược là hai lĩnh vực không thể tách rời.
-Y học là lĩnh vực chăm sóc sức khỏe con người qua các bước khám, điều trị, phục hồi sức khỏe. 
2/- Ý nghĩa và tầm quan trọng của nghề:
GV gợi ý: Nghề Y- Dược là nghề cao quí vì được chăm lo sức khỏe cho con người và được xã hội tôn trọng gọi là “thầy thuốc”
-Nghề được mọi tầng lớp xã hội quan tâm và coi trọng vì sức khỏe của bất cứ ai cũng đều là vấn đề tối quan trọng. Con người không có sức khỏe thì không làm được việc gì cả.
NDCT: Bạn cho biết lịch sử, vai trò của nghề Y, Dược.
-HS thảo luận. 
-HS lắng nghe. 
NDCT: Có phải nghề Y và Dược là một lĩnh vực không?
HS thảo luận.
NDCT: Mời các bạn tham gia phát biểu ý kiến.
HS lắng nghe. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm và yêu cầu của nghề thuộc lĩnh vực Y và Dược
II/- Đặc điểm và yêu cầu của nghề:
1/- Đặc điểm:
A)NGÀNH Y:
a)Đối tượng lao động: Là con người với các bệnh tật của họ.
b)Nội dung lao động bao gồm các việc:
-Khám bệnh: Người thầy thuốc thực hiện công việc này tại phòng khám của cơ sở y tế hoặc ở nhà bác sĩ: Khám bệnh, chuẩn đoán nhằm xác định cho được căn bệnh trong người bệnh nhân. Để kết luận được bệnh tật chính xác người thầy thuốc phải quan sát, hỏi chi tiết về những biểu hiện từ người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân. Nếu bệnh phức tạp bác sĩ phải sử dụng các thiết bị thăm khám như ống nghe, nhiệt kế đo thân nhiệt và các máy móc thiết bị thăm khám khác hoặc các thiết bị soi chiếu chụp, xét nghiệm. Sau khi xác định được bệnh tật rồi bác sĩ mới lập ra phác đồ điều trị cho bệnh nhân qua đơn thuốc.
- Điều trị bệnh: Công việc này phải thực hiện nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị ở bước khám bệnh, đồng thời bác sĩ cũng phải luôn theo dõi tình trạng sức khỏe bệnh nhân để kịp thời điều chỉnh phác đồ điều trị theo hướng tiến triển sức khỏe của người bệnh. Ơû giai đoạn này bệnh nhân phải tuyệt đối tuân thủ các quyết định của bác sĩ và cơ sở y tế.
- Phục hồi sức khỏe: Người bệnh thường bị mất sức khỏe do bệnh tật và do điều trị nên khi bệnh đã khỏi thì cần lấy lại sức khỏe do đó bác sĩ thường hướng dẫn bệnh nhân khám, tập luyện, ăn uống làm việc theo chế độ quy định để bệnh nhân lấy lại sức khỏe bình thường mới cho xuất viện.
 Do tính cấp bách việc chữa bệnh nên thầy thuốc thường phải trực tiếp tiếp xúc với các loại bệnh tật trong đó các bệnh nguy hiểm dễ lây lan như: Lao, HIV người vận hành các thiết bị chuẩn chụp thường phải tiếp xúc với hóa chất hoặc các máy móc nguy hiểm như máy chiếu tia X, máy xạ trị 
 Ngoài ra hàng ngày thầy thuốc phải tiếp xúc với tiếng kêu, thét, đau đớn, máu mủ 
 Vì vậy thầy thuốc phải biết thương yêu bệnh nhân, biết chia sẻ động viên bệnh nhân và có đạo đức của người thầy như Bác Hồ đã dạy “Lương y như từ mẫu”
- Công cụ lao động của nghề: Gồm các công cụ đơn giản như ống nghe, đèn soi, nhiệt kế đến các máy móc phức tạp, hiện đại như máy siêu âm, máy chụp X, máy xạ trị, máy xét nghiệm  
2/- Các yêu cầu của nghề:
- Phải có chuyên môn học vấn về từng nhóm bệnh.
- Phải có lòng nhân ái yêu thương con người.
- Không sợ máu mủ, không ghê sợ các bệnh tật của người bệnh.
- Tính tình vui vẻ, mềm mỏng trước người bệnh.
*Điều kiện lao động và chống chỉ định:
- Điều kiện lao động: phải làm việc tại các cơ sở y tế của Nhà nước hoặc tư nhân.
- Thường phải đi làm việc đột xuất do bệnh tật của bệnh nhân có tính cấp bách.
- Tiếp xúc với các loại bệnh tật, các loại thuốc, hóa chất.
*Chống chỉ định:
- Không mắc bệnh tim, hay chóng mặt.
- Không mắc các bệnh truyền nhiễm.
- Không dị ứng với các loại thuốc, hóa chất. 
B) NGÀNH DƯỢC:
a/- Đối tượng lao động:
-Sử dụng các phương tiện, máy móc kỹ thuật để bào chế thuốc từ các hóa chất, các loại cây, con vật.
b/- Nội dung lao động: Nghiên cứu biến đổi các nguyên liệu làm thuốc (dược liệu) thành các loại thuốc (dược phẩm) gồm các công việc chiết xuất, phân tích, tổng lượng các hóa chất, sản xuất thành các loại thuốc, thuốc viên, thuốc nước, thuốc xịt, thuốc xoa 
c/- Công cụ lao động: Các máy móc thiết bị dùng để bào chế, chiết suất, pha trộn, sấy, đóng gói 
d/- Điều kiện lao động: Làm việc trong các nhà xưởng, vệ sinh sạch sẽ, phải tiếp xúc với các hóa chất, phải làm việc chính xác (khi cân, đong, đo, đếm, phải có tính kỹ thuật cao, tuân thủ nội qui chặt chẽ, có trách nhiệm và ý thức đạo đức)
*Chống chỉ định y học:
- Có sức khỏe, không bị bệnh tật về tim, mạch 
- Không dị ứng với hóa chất.
- Không mắc bệnh ngoài da, truyền nhiễm. 
III/- Việc đào tạo nghề:
*Các cơ sở đào tạo:
- Các trường ĐH, CĐ.
- Các trường TH Y – Dược. 
*Nơi làm vệc: Các cơ sở y tế.
*Triển vọng của nghề: 
NDCT: Bạn nêu đặc điểm và yêu cầu của Nghề Y.
HS thảo luận và phát biểu ý kiến.
NDCT: Bạn đã phải đi khám bệnh ở bệnh viện chưa? Bạn cho biết qui trình để khám chữa bệnh trong bệnh viện như thế nào?
HS phát biểu theo nhóm
NDCT: Bạn hãy kể tên các thiết bị, máy móc dùng trong việc khám chữa bệnh?
HS thảo luận và xung phong phát biểu. 
NDCT: Tại sao nghề Y, Dược cần phải đặt vấn đề y đức lên hàng đầu?
HS thảo luận. 
NDCT: Bạn hãy cho biết các yêu cầu của nghề Y?
HS thảo luận theo nhóm rồi cử đại diện phát biểu. 
NDCT: Bạn cho biết đặc diểm và yêu cầu của nghề Dược.
HS thảo luận theo nhóm rồi phát biểu.
NDCT: Hãy cho biết mối liên hệ mật thiết giữa nghề Y và Dược.
HS phát biểu. 
NDCT: Bạn cho biết các cơ sở đào tạo của nghề Y và Dược. 
Hoạt động 3: Thi kể chuyện về các danh y của Việt Nam và trên thế giới. 
IV/- Thi kể chuyện
*Tổng kết đánh giá:
1/- Hãy tóm tắt nội dung chính của chủ đề?
2/- Em hãy liên hệ bản thân với việc chọn nghề. 
IV.DẶN DÒ:
*RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG
Ký duyệt của tổ trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docHuong nghiep 10 thang 2.doc