Giáo án hướng nghiệp Lớp 10 - Chủ đề 1 đến 9 - Phạm Thị Như Trang

Giáo án hướng nghiệp Lớp 10 - Chủ đề 1 đến 9 - Phạm Thị Như Trang

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Về kiến thức:

+ Biết được cơ sở của sự phù hợp nghề

+ Biết cách lựa chọn nghề phù hợp với hứng thú, năng lực bản thân và nhu cầu của thị trường LÐ.

2. Về kỹ năng: Lập được “Bản xu hướng nghề nghiệp” của bản thân.

3. Về tư tưởng: Bộc lộ hứng thú nghề nghiệp của mình.

II. TRỌNG TÂM CỦA CHỦ ĐỀ:

 Giúp HS biết các cơ sở của việc chọn nghề để từ đó lựa chọn được nghề phù hợp nhất với mình.

doc 24 trang Người đăng Văn Đô Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 297Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án hướng nghiệp Lớp 10 - Chủ đề 1 đến 9 - Phạm Thị Như Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1 - Tuần 4 - Tháng 9 	 CHỦ ĐỀ 1: EM THÍCH NGHỀ GÌ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Về kiến thức:
+ Biết được cơ sở của sự phù hợp nghề 
+ Biết cách lựa chọn nghề phù hợp với hứng thú, năng lực bản thân và nhu cầu của thị trường LĐ.
2. Về kỹ năng: Lập được “Bản xu hướng nghề nghiệp” của bản thân.
3. Về tư tưởng: Bộc lộ hứng thú nghề nghiệp của mình.
II. TRỌNG TÂM CỦA CHỦ ĐỀ:
 Giúp HS biết các cơ sở của việc chọn nghề để từ đó lựa chọn được nghề phù hợp nhất với mình.
III. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRỊ:
1. Giáo viên:
- Phát trước các câu hỏi, phiếu điều tra cho HS.
- Hướng dẫn các em tìm kiếm thông tin liên quan đến chủ đề.
- Tổ chức lớp theo nhóm: Lớp trưởng hoặc bí thư dẫn chương trình, mỗi tổ một nhóm để thảo luận.
2. Học sinh:
- Chuẩn bị trả lời các câu hỏi và hoàn thành phiếu điều tra.
- Sưu tầm những mẩu chuyện, những gương thành công trong một số nghề.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Giới thiệu môn học và chủ đề:
Hiện nay với sự ↑ của kinh tế thị trường với sự cạnh tranh cao độ của thị trường LĐ cùng với xu hướng hội nhập quốc tế đang rất cần nhiều LĐ mọi trình độ khác nhau. Từ LĐ trong lĩnh vực công nghệ cao đến những LĐ ngành nghề đơn giản ở các công nông trường, các khu công nghiệp, chế xuất ở khắp vùng miền của đất nước, vì thế việc hướng nghiệp cho các em HS phát triển là cần việc triển khai hoạt độâng giáo dục hướng nghiệp hiện nay.
3. Tiến trình tổ chức dạy và học bài mới 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV tổ chức lớp theo nhóm, cử người dẫn chương trình (NDCT) của buổi thảo luận. 
I. Lựa chọn nghề
1. Vì sao phải chọn nghề?
GV gợi ý: 
- Thế giới nghề nghiệp là rất rộng lớn, có hàng ngàn nghề khác nhau.
- Hàng năm có nhiều nghề bị mất đi và xuất hiện nhiều nghề mới do sự ↑ của khoa học và công nghệ: (ví dụ)
- 1 người k thể nào phù hợp với tất cả các nghề mà chỉ có thể phù hợp với 1 nhóm nghề1 nghề nào đó.
2. Tại sao mỗi chúng ta đều phải chọn cho mình 1 nghề?
- Con người chỉ thành công trong cuộc đời khi biết chọn nghề phù hợp nhất.
- Nghề nghiệp là phương tiện mà mỗi con người dựa vào đó để sống và thỏa mãn các nhu cầu của đời sống vật chất và tinh thần.
3. Chọn nghề như thế nào?
Để chọn được nghề HS cần trả lời được các câu hỏi sau.
a. Em thích nghề gì? (Mỗi người chỉ có thể nỗ lực hết mình với nghề, với công việc của mình khi nghề đó thực sự hứng thú với mình).
b. Em có thể làm được nghề gì? (Khi xác định được năng lực và chọn nghề đúng năng lực và sở trường thì người đó sẽ thành công).
4. Nhu cầu của xã hội đối với nghề đó ra sao? (Trong thực tế đã có những nghề đào tạo ra rất nhiều nhưng nhu cầu tuyển dụng lại rất ít vì vậy SV thường phải bỏ nghề và đi làm nghề hoặc phải học thêm một nghề mới).
II. Sự phù hợp nghề
1. Thế nào là sự phù hợp nghề?
- Phù hợp nghề là những đặc điểm tâm sinh lý phù hợp với yêu cầu do nghề đề ra với người LĐ.
2. Các mức độ phù hợp
- Không phù hợp: Là không có các đặc điểm tâm sinh lý phù hợp với các đòi hỏi của nghề.
- Phù hợp một phần: Tuy k có những chỉ định cơ bản nhưng HS k thể hiện xu hướng rõ ràng, k say mê gắn bó với nghề.
- Phù hợp phần lớn: Có nhiều đặc điểm tâm sinh lý phù hợp với đòi hỏi của nghề hoặc một nhóm nghề nhất định.
- Phù hợp hoàn toàn: Là trường hợp bộc lộ xu hướng, năng lực nổi trội “Năng khiếu” với các đòi hỏi của nghề.
GV mời tất cả lớp thảo luận về chủ đề về hứng thú của mình về nghề tương lai.
III. Em thích nghề gì?
GV yêu cầu HS mô tả nghề mình thích nhất theo cấu trúc bản mô tả nghề.
* Bản xu hướng nghề nghiệp
Cấu trúc bản xu hướng nghề 
1. Dự định chọn nghề cho tương lai: 
(kể tên nghề theo thứ tự ưu tiên)
..
..
2. Kể tên 10 nghề mà em quan tâm và thẻ hiện hứng thú (Cho điểm 1 – 10 theo mức độ hứng thú)
* Hoạt động 1: Tìm hiểu chọn nghề là gì?
1. Vì sao chúng ta phải chọn nghề?
- Đại diện các nhóm lên phát biểu ý kiến
2. Tại sao mỗi chúng ta đều phải chọn cho mình một nghề?
HS phát biểu.
3. Chọn nghề như thế nào?
* Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phù hợp nghề là gì?
NDCT đưa ra một số tình huống:
TH1: Có bạn cho rằng cứ học tập tốt đã đến năm lớp 12 xem bố mẹ bảo thi vào trường nào thì thi vào trường. Hãy cho ý kiến về quan niệm đó?
- HS phát biểu
TH2: Trên báo thanh niên đã đăng tin 1 cô gái người Việt định cư ở nước ngoài, từ nhỏ cô đã say mê nghề thiết kế thời trang.
Tuy vậy gđình cô lại cho rằng nghề này k có tương lai và cũng chẳng phải là 1 nghề danh giá và ngăn cấm cô. Với sự đam mê của mình, cô gái trẻ đã quyết tâm lên thành phố tự thuê nhà vừa làm vừa học về thời trang. Thế rồi cô cũng đạt được ước mơ của mình bằng việc giành được giải nhất thiết kế thời trang ngay trên đất khách và trở nên nổi tiếng. Em đánh giá thế nào về việc làm của cô gái đó?
- HS phát biểu
- Thầy nhận xét:
Những em k phù hợp với nghề mình chọn thì khó có thể trở thành một chuyên gia giỏi.
* Hoạt động 3: HS tự phát biểu về hứng thú nghề nghiệp của mình.
NDCT: Đây là phần mà các nhóm phát biểu chung về nhóm nghề hoặc nghề mà mình thích. (Lưu ý, đây chưa phải là nghề đã chọn).
HS phát biểu về hứng thú nghề nghiệp của mình về những nghề mà mình thích, phát biểu trước nhóm hoặc trước cả lớp.
NDCT: phát mẫu bản xu hướng nghề nghiệp cho các nhóm.
HS hoàn thành nội dung bản mô tả nghề sau đó nộp lại cho NDCT. 
NDCT thu lại để nộp cho GV.
IV. SƠ KẾT BÀI HỌC 
 Bài này yêu cầu học sinh nắm được vì sao phải chọn nghề? Chọn nghề như thế nào? Thế nào là phù hợp nghề? Từ đĩ định hướng nghề nghiệp tương lai cho mình? Yêu cầu về nhà tham khảo ý kiến của gia đình như cũng bạn bè về nghề mình bước đầu định hướng?
Tiết 2 - Tuần 4 - Tháng 10 
Chủ đề 2: NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP VÀ TRUYỀN THỐNG NGHỀ NGHIỆP GIA ĐÌNH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức: Biết được năng lực bản thân qua quá trình học tập và lao động.
2. Về kỹ năng: Biết được điều kiện và truyền thống gia đình trong việc chọn nghề tương lai.
- Biết tìm kiếm thông tin liên quan đến nghề nghiệp, các làng nghề truyền thống.
3.Về tư tưởng: Có ý thức tìm hiểu và chọn nghề 
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRỊ
1. Giáo viên:
- Phát trước các câu hỏi trong phiếu điều tra cho HS.
- Thống kê và có nhận định sơ bộ về năng lực truyền thống nghề nghiệp gia đình của HS trong lớp.
2. Học sinh:
- Chuẩn bị nội dung câu trả lời trong phiếu điều tra.
- Sưu tầm những câu chuyện về những người thành công cũng như thất bại trên con đường tìm năng lực và sở trường của mình.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Cơ sở KH của việc chọn nghề (để chọn được nghề tối ưu phải trả lời được các câu hỏi nào?)
3. Giới thiệu khái quát về nội dung bài học.
4. Tiến trình tổ chức dạy – học:
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Năng lực nghề nghiệp là gì?
- Là những phẩm chất, nhân cách cần có giúp con người lĩnh hội và hthành 1 hoạt động nhất định với kết qủa cao.
2. Phát hiện năng lực và bồi dưỡng năng lực bản thân
a. Phương pháp phát hiện năng lực bản thân
- Thông qua việc học tập các môn học văn hóa
- Thông qua các hoạt động ngoại khóa.
- Các hoạt động ở gia đình và địa phương
b. Học sinh nên bồi dưỡng năng lực như thế nào
- Cần tự giác bồi dưỡng năng lực căn cứ vào nhu cầu hoạt động nghề nghiệp tương lai.
Bất cứ ngành nghề nào cũng đòi hỏi năng lực nhận thức và biết các ứng dụng các tri thức đó vào thực tiễn vì vậy đây là năng lực mà học sinh k ngừng bồi dưỡng
Chú ý phát hiện sở trường của mình ở tuổi học sinh phổ thông. Một số năng lực của các em chưa bộc lộ do đó học sinh nên tham gia nhiều hoạt động khác ngoài giờ học, chăm chỉ tham gia các buổi lao động, học nghề, có như vậy chúng ta mới có cơ hội để thể hiện những năng lực, sở trường của mình.
- Biết cách chọn nghề căn cứ vào khuynh hướng và sự phù hợp nghề.
GV bổ sung
+ Năng lực nhận thức (khả năng quan sát, trí tưởng tượng khả năng tư duy).
+ Năng lực diễn đạt
+ Năng lực trình bày vấn đề trước đám đông
- Thông qua các hoạt động khác: ngoại khóa, LĐ nghề nghiệp hoặc các hoạt động ở địa phương. à dễ dàng phát hiện được các năng lực như năng lực tổ chức, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực quyết sách
c. Lao động nghề nghiệp và năng lực. Nhờ năng lựïc mà chúng ta thành công trong LĐ nghề nghiệp
Ngược lại qua LĐ nghề nghiệp cũng ảnh hưởng rất lớn đến năng lực của con người, đồng thời tạo điều kiện cho năng lực phát triển tới một trình độ khá cao.
VD: Các công nhân dệt vải có khả năng pbiệt màu sắc cao hơn người bình thường nhiều lần.
GV gợi ý:
- Nghề truyền thống là nghề được lưu truyền từ thế hệ này sang các thế hệ khác với những kinh nghiệm và bí quyết riêng của một nghề trong một địa phương hoặc một gia đình. Ảnh hưởng của nghề truyền thống với việc chọn nghề.
+ Nếu chọn nghề truyền thống thì sẽ tiếp thu được nhiều kinh nghiệm từ các thế hệ di trước để lại
* Hoạt động 1: Tìm hiểu năng lực nghề nghiệp là gì?
NDCT lên vị trí làm việc và nêu câu hỏi
1. Năng lực nghề nghiệp là gì ?
HS thảo luận
NDCT: Thông qua học tập các môn học thể hiện những năng lực gì ?
HS phát biểu nhận thức của mình
HS lắng nghe gợi ý của thầy
NDCT đọc một số ví dụ thực tế và yêu cầu các nhóm hãy phân tích về khía cạnh năng lực ở trường hợp sau:
Trường hợp 1:
“Darwin – thời học sinh ông học không thật xuất sắc. Người cha dựđịnh cho Darwin chuyển sang học thần học. Nhưng Darwin biết rõ nhược điểm của mình là trí nhớ kém, nói năng vụng về, xã giao kém, do vậy không hợp với bản chất của một mục sư tương lai. Tuy nhiên ông lại nhìn thấy điểm vượt trội của mình là rất say mê trong lĩnh  ...  điểm
Phương tiện, phương pháp tiến hành
Từ: 6h 30’ đến 7h50’
Từ 8h đến 8h15’
Từ 8h15’ đến 10h45’
Từ 10h45’ đến 11h
Trong ngày đi tham quan
* Hoạt động 1: 
Tổ chức lớp đi đến địa điểm tham quan
- Các tổ, nhóm tự đến địa điểm tập kết.
- Tập hợp toàn lớp để nắm sơ bộ tình hình của lớp
- Phổ biến an toan lao động
* Hoạt động 2:
Học nội quy của cơ sở SX và nghe giới thiệu sơ qua về tình hình của cơ sở
Hoạt động 3:
Tham quan sản xuất.
- Học sinh xếp hàng theo tổ rồi lần lượt đi tới các phân xưởng, các bộ phận SX. Đi theo trình tự SX 
Hoạt động 4:
- Hoàn thành phiếu thu hoạch
- Nhận xét, rút kinh nghiệm, dặn dò HS chuẩn bị cho bài sau, nhắc nhở việc đi vềø.
- Cảm ơn cơ sở SX
Hoạt động 5:
Đánh giá thu hoạch của học sinh qua phiếu tham quan và tình hình, ý thực trong khi tham quan của từng HS.
- Các tổ trưởng, nhóm trưởng.
- Lớp trưởng.
- Giáo viên hướng dẫn
- Đại diện lãnh đạo cơ sở sản xuất
- Cán bộ, nhân viên hướng dẫn, giáo viên phụ trách, cán bộ lớp
- Giáo viên, nhân viên của cơ sở
- Giáo viên, cán bộ lớp, nhân viên hướng dẫn.
- Lớp trưởng
Giáo viên 
Từ nhà đến cơ sở SX
- Trong cơ sở SX (ngay cổng cơ sở SX).
- Tại vị trí tập kết ban đầu.
- Trong hội trường của đơn vị.
-Các phân xưởng của cơ sở
-Hội trường hay sân, hiên của cơ sở
Tự đi bằng xe đạp, đi theo nhóm 
- Điểm danh, quan sát, đàm thoại, kiểm tra quân tư trang và các dụng cụ học tập.
Giảng giải minh họa
- Thuyết trình, đàm thoại giữa học sinh với lãnh đạo của cơ sở.
- Cán bộ, nhân viên của cơ sở giới thiệu quá trình sản xuất: Đối tượng lao động, công cụ lao động, sản phẩm, qui trình sản xuất.
- Giáo viên quan sát HS và sẵn sàng can thiệp, nhắc nhở các hiện tượng vi phạm. Giáo viên ghi lại các hiện tượng (tốt, kém) để có cơ sở nhắc nhở, đánh giá HS.
- HS phải ghi nhớ hoặc chép lại các nội dung quan trọng. Có thể chụp một số kiểu ảnh lưu niệm hay quay một số đoạn phim để làm tư liệu, học tập cho các năm sau.
- Tự luận, trao đổi, đàm thoại với nhân viên hướng dẫn.
- Giảng giải minh họa, thuyết trình.
+ Biểu dương các học sinh có ý thức tham quan tốt.
+ Phê bình, nhắc nhở những HS vi phạm nội quy của cơ sở và của buổi tham quan
- Nếu là buổi tham quan cuối cùng của năm học thì nên có hiện vật kỷ niệm
- Chấm điểm hoặc xếp loại theo các mức: Tốt, khá, trung bình, yếu, kém.
V. BỔ SUNG
Tiết 8 – Tuần 4 – Tháng 4 
Chủ đề 8
TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ THUỘC NGÀNH XÂY DỰNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Về kiến thức: Hiểu được vị trí XH, thong tin cơ bản và tầm qtrọng của 1 số nghề thuộc ngành XD.
2. Về kỹ năng: Hiểu và trình bày một số nghề thuộc ngành XD theo bản mô tả nghề.
3. Về tư tưởng: Có ý thức liên hệ bản thân trong việc chọn nghề.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRỊ
1. Giáo viên: Sưu tầm các tài liệu để có kiến thức cần thiết về ngành XD
2. Học sinh: Chuẩn bị nội dung theo bản mô tả nghề về ngành XD. 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp
2. Tiến trình tổ chức dạy và học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Ý nghĩa và tầm quan trọng của nghề xây dựng
- Có từ lâu đời do việc trú ngụ của con người trong các hang động trở nên chật hẹp thiếu thốn.
- Ý nghĩa: là ngành tạo ra cơ sở hạ tầng cho mọi hoạt động của xã hội loài người như: nhà cửa, cầu đường, công trình, thũy lợi, rạp hát, sân vận động
II. Đặc điểm và yêu cầu của nghề
1. Đối tượng lao động : Đa dạng và phong phú tùy theo từng chuyên môn. VD:..
2. Nội dung lao động: Gồm các công đoạn
+ Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Xác định mục đích sử dụng của công trình, các yêu cầu về công nghệ, đất đai, phải lập dự án đầu tư và luận chứng kinh tế kỹ thuật.
Giai đoạn chuẩn bị xây dựng: Khảo sát, thiết kế, ký kết các hợp đồng, chuẩn bị cho ngày khởi công công trình
+ Giai đoạn xây lắp: gồm:
- Đào, san lắp mặt bằng
- Xây dựng phần ngầm công trình
- Công đoạn xây dựng hoàn thiện công trình
3. Công cụ lao động
GV gợi ý: Các công cụ đơn giản như xẻng, cuốc, bay thợ xây
- Công cụ hiện đại: Máy dầm, máy nén, búa máy, máy trộn bê tông, cần cẩu
+ Nhóm công cụ lao động chính
+ Nhóm công cụ phụ trợ
+ NhómThị Xã Hà Tiên công cụ chuyên chở
4. Các yêu cầu của nghề
GV gợi ý:
* XD dân dụng và công nghiệp, cầu đườùng, công trình thủy, công trình biển và dầu khí, Công nghiệp vật liệu và cấu kiện xây dựng, Cơ điện xây dựng, KT môi trường, KT xây dựng, Kiến trúc, Tin học xây dựng
* Về kỹ năng: Đọc được bản vẽ xây dựng làm thành thạo những công việc cụ thể của chuyên môn mình đảm nhận
- Có kỹ năng phối hợp theo nhóm, tổ để hthành nhiệm vụ
- Sử dụng thành thạo những công cụ LĐ của nghề
- Sáng tạo trong lao động
* Những yêu cầu về tâm sinh lý
- Có tính kiên trì (đọc, thiết kế linh hoạt, chính xác, khách quan)
- Có năng khiếu mỹ thuật
* Đạo đức nghề nghiệp
- Có hướng tâm nghề nghiệp, có ý thức lao động trong khi làm việc
* Về sức khỏe: Phải có sức khỏe tốt
5. Điều kiện lao động và các chống chỉ định về y học của nghề
- Điều kiện LĐ:
+ Thường làm việc ngoài trời, trên cao
+ Thường di chuyển địa điểm làm việc
+ MT bụi, nguy hiểm
- Các chống chỉ định: K bệnh tim mạch, thấp khớp, bệnh đường hô hấp, dị ứng với thời tiết
III. Đào tạo và triển vọng của nghề
1. Giới thiệu các cơ sở đào tạo
+ Các trường trung cấp xây dựng
+ Các trường Cao đẳng, Đại học
2. Triển vọng của nghề: VN đang thực hiện công cuộc CNH - HĐH vì vậy phải XD rất nhiều cơ sở hạ tầng cho nhiều ngành do đó cần rất nhiều các cán bộ thuộc lĩnh vực XD.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng của nghề xây dựng.
NDCT: lịch sử hình thành của nghề XD?
NDCT: ý nghĩa và tầm qtrọng của nghề?
HS thảo luận theo nhóm sau đó phát biểu
* Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm và yêu cầu của nghề xây dựng?
NDCT: các công cụ của ngành XD?
HS thảo luận theo nhóm
NDCT: Bạn cho biết các yêu cầu của nghề xây dựng đối với người lao động?
HS: Thảo luận theo nhóm
NDCT: ĐKLĐ của nghề xây dựng ?
HS: Thảo luận và phát biểu ý kiến
NDCT: Bạn cho biết các cơ sở đào tạo của nghề?
HS phát biểu
NDCT: Mời đại biểu các nhóm t1om tắt nội dung chính của chủ đề. Qua chủ đề thu hoạch được những gì?
VI. BỔ SUNG
Tiết 9 - Tuần 1 – Tháng 5
 Chủ đề 9
 NGHỀ TƯƠNG LAI CỦA TÔI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Về kiến thức: giải thích được cơ sở chọn nghề cần có sự phù hợp giữa yêu cầu nghề nghiệp với năng lực bản thân và nhu cầu XH
2. Về kỹ năng: Lập được bản” kế hoạch nghề nghiệp tương lai” 
3. Về tư tưởng: Chủ động tự tin trong việc đề ra kế hạch thực hiện ước mơ của mình
II. CHẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRỊ
1. Giáo viên:
. Chuẩn bị trước các mẫu phiếu điều tra xu hướng nghề nghiệp
. Một bản hành động cá nhân
. Định hướng trước cho HS hình thức và nội dung buổi thảo luận
2. Học sinh:
. Chuẩn bị ý kiến của mình về xu hướng nghề
. Đóng góp trò chơi về chủ đề nghề tương lai mình thích
III. NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ:
1. Ổn định lớp
2. Tiến trình tổ chức dạy và học bài mới
Hoạt động của thầy giáo
Hoạt động của học sinh
1. Nội dung chính về cơ sở của việc chọn nghề
Để chọn được nghề tối ưu thì mỗi người khi chọn nghề phải trả lời được các câu hỏi:
- Tôi thích nghề gì? (Câu hỏi này xác định hứng thú nghề nghiệp của cá nhân với nghề nào đó)
- Tôi có thể làm được nghề gì? ( Câu hỏi này hằm xác định năng lực của bản thân đối với nghề. Đặc biệt chỉ cho chúng ta thấy só sự phù hợp giữa yêu cầu của nghề với những đặc điểm tâm sinh lý mà người đó có hay không?)
- Nhu cầu của XH đối với nghề đó ra sao? (câu hỏi nhằm xác định tính khả thi khi chọn nghề và thực sự phù hợp với những đòi hỏi của nghề thì chúng ta cũng k thể có lơ hội làm việc theo nghề đó nếu như chúng ta k quan tâm tới nhu cầu của XH với nghề, tới triển vọng của nghề sau này)
2. Lập kế hoạch nghề nghiệp tương lai
GV: Kết luận:
- Mỗi HS cần phải xác định dự định nghề nghiệp để phấn đấu, nhờ có dự định này mà nó trở thành động cơ để thúc đẩy HS tập tốt các môn học liên quan đến nghề định chọn. Do đó mỗi HS tự bản thân mình cần nói lên nguyện vọng nghề nghiệp tương lai. Trong quá trình xây dựng kế hoạch nghề nghiệp thì HS nên tham khảo ý kiền của thầy cô giáo, cha mẹ, những người đi trước 
Để đạt được điều này học sinh cần:
- Tham gia một số hoạt động ngoài giờ lên lớp, tham gia các buổi hoạt động hướng nghiệp, các buổi học nghề, các buổi lao động sản xuất
- Có kế hoạch cụ thể để phấn đấu trong học tập, trong tu dưỡng đạo đức, trong rèn luyện sức khỏe.
- Chú y sưu tầm những tài liệu liên quan đến nghề định chọn.
GV: Lắng nghe các kế hoạch nghề nghiệp và nhận xét
3. Tổng kết đánh giá:
- Em hãy cho biết mục tiêu của bài học là gì?
- GV tổng kết lại buổi thảo luận và lưu ý các em hãy đặt ra mục tiêu nghề nghiệp của mình thì cần phải ra sức phấn đấu trong học tập và trong rèn luyện thì mới đạt được nguyện vọng và chúc các em thành công !
* Hoạt động 1: Tóm tắt nội dung cơ sở của việc chọn nghề
NDCT: ôn lại cở sở của chọn nghề tối ưu là gì?
HS: Thảo luận ôn lại nội dung đã học.
* Hoạt động 2: lập kế hoạch nghề tương lai
NDCT: Chúng ta thảo luận theo nội dung:
- Lập kế hoạch nghề nghiệp là gì?
 HS trao đổi đưa ra ý kiến trong nhóm
- Đại diện nhóm phát biểu
NDCT: thực hiệ kế hoạch nghề nghiệp là gì?
HS: Thảo luận theo nhóm
NDCT: Phát bản kế hoạch nghề nghiệp tương lai
HS: Hoàn thiện bản kế hoạch nghề nghiệp
NDCT: Đề nghị đại diện một số bạn ở các nhóm đọc bản kế hoạch
Hoạt động 3: Sinh hoạt chung
NDCT: đại diện các nhóm lên biểu diễn các trò chơi (nếu có) hoặc tham gia văn nghệ hát các bài hát liên quan đến nghề
NDCT: Mời các đại diện nói lên cảm nghĩ của mình và những thu hoạch qua buổi thảo luận
IV. BỔ SUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_huong_nghiep_lop_10_chu_de_1_den_9_pham_thi_nhu_tran.doc