TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được vai trò của các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội.
Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện những hoạt động học tập.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo ở những tình huống đặt ra trong bài học và trong thực tiễn cuộc sống liên quan đến các hoạt động kinh tế.
- Năng lực riêng:
Năng lực điều chỉnh hành vi: Hiểu được trách nhiệm của công dân trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về các hoạt động kinh tế; Phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước khi tham gia các hoạt động kinh tế; Đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi, việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức và chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vị, việc làm vi phạm chuẩn mực đạo đức, pháp luật khi tham gia các hoạt động kinh tế trong xã hội.
Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Tìm hiểu, tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động kinh tế phù hợp với lứa tuổi; Bước đầu đưa ra các quyết định hợp lí và tham gia giải quyết được một số vấn đề của cá nhân, gia đình và cộng đồng bằng các hành vi, việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật và lứa tuổi.
Ngày soạn:// Ngày dạy:// CHỦ ĐỀ 1: NỀN KINH TẾ VÀ CÁC CHỦ THỂ CỦA NỀN KINH TẾ BÀI 1: CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CƠ BẢN TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: Nêu được vai trò của các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội. 2. Năng lực Năng lực chung: Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội. Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện những hoạt động học tập. Giải quyết vấn đề và sáng tạo ở những tình huống đặt ra trong bài học và trong thực tiễn cuộc sống liên quan đến các hoạt động kinh tế. Năng lực riêng: Năng lực điều chỉnh hành vi: Hiểu được trách nhiệm của công dân trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về các hoạt động kinh tế; Phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước khi tham gia các hoạt động kinh tế; Đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi, việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức và chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vị, việc làm vi phạm chuẩn mực đạo đức, pháp luật khi tham gia các hoạt động kinh tế trong xã hội. Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Tìm hiểu, tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động kinh tế phù hợp với lứa tuổi; Bước đầu đưa ra các quyết định hợp lí và tham gia giải quyết được một số vấn đề của cá nhân, gia đình và cộng đồng bằng các hành vi, việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật và lứa tuổi. 3. Phẩm chất Yêu nước, tin tưởng vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Trung thực và có trách nhiệm công dân khi tham gia các hoạt động kinh tế phù hợp. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên SGK, SGV, SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10. Tranh ảnh, clip và các mẩu chuyện về các hoạt động trong nền kinh tế. Đồ dùng đơn giản để sắm vai. Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Đối với học sinh SGK. Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Khai thác vốn sống, trải nghiệm của bản thân HS về các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội, tạo hứng thú và những hiểu biết ban đầu của HS về bài học mới. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS vận dụng kiến thức thực tế, hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về tên và vai trò một số hoạt động kinh tế đang diễn ra trong đời sống hằng ngày. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy kể tên một số hoạt động kinh tế đang diễn ra trong đời sống hằng ngày và chia sẻ vai trò của hoạt động này đối với xã hội. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS vận dụng hiểu biết thực tế của bản thân, liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi trước lớp: Một số hoạt động kinh tế và vai trò của các hoạt động đó trong đời sống hằng ngày: + Hoạt động sản xuất: sản xuất ra các sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của con người. + Hoạt động phân phối – trao đổi: thuận tiện cho người mua, góp phần cho sản phẩm lưu thông thông suốt, sản phẩm sẽ dễ dàng nhanh chóng đến với người mua. Doanh nghiệp sẽ bán được nhiều sản phẩm, tăng sức cạnh tranh và góp phần chiếm lĩnh thị trường cho sản phẩm. + Hoạt động tiêu dùng: tăng trưởng kinh tế, giúp tăng thu nhập hộ gia đình. - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Chúng ta thường biết đến những vấn đề như mua bán, giá cả, lãi suất, thu nhập,nhưng không phải ai cũng quan tâm tìm hiểu xem các hoạt động kinh tế đang diễn ra như thế nào trong đời sống xã hội. Bài học ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các hoạt động kinh tế cơ bản và vai trò của chúng trong đời sống xã hội để chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động kinh tế, tạo dựng cuộc sống tốt đẹp cho bản thân, gia đình và đóng góp cho sự phồn vinh của đất nước. Chúng ta cùng vào Bài 1 – Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò của hoạt động sản xuất trong đời sống xã hội a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được vai trò của hoạt động sản xuất trong đời sống xã hội. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS làm việc cá nhân, quan sát Hình 1, 2 để trả lời câu hỏi; HS rút ra được kết luận vai trò của hoạt động sản xuất trong đời sống xã hội. c. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở khái niệm và vai trò của hoạt động sản xuất trong đời sống xã hội. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt: + Hoạt động kinh tế với tư cách là hoạt động sử dụng nguồn lực của xã hội nhằm tạo ra các sản phẩm thỏa mãn nhu cầu khác nhau của con người. 🡪 Là hoạt động chủ yếu, đóng vai trò nền tảng trong xã hội loài người. + Nền kinh tế là một chỉnh thể thống nhất các hoạt động kinh tế cơ bản (sản xuất – phân phối – trao đổi – tiêu dùng). Mỗi hoạt động kinh tế có vai trò khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết, qua lại với nhau, đảm bảo cho nền kinh tế không ngừng vận động, phát triển. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát Hình 1, 2 SGK tr.7 và trả lời câu hỏi: Em hãy mô tả nội dung hoạt động sản xuất trong các hình dưới đây và cho biết hoạt động đó có đóng góp gì cho đời sống xã hội. - GV hướng dẫn HS đọc nội dung phần Ghi nhớ, rút ra kết luận và cho biết: + Hoạt động sản xuất là gì? + Hoạt động sản xuất có vai trò như thế nào trong đời sống xã hội? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát Hình 1, 2, đọc phần Ghi nhớ, làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi hoạt động 1. - GV mời đại diện HS trình bày khái niệm và vai trò của hoạt động sản xuất trong đời sống xã hội. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. 1. Tìm hiểu về vai trò của hoạt động sản xuất trong đời sống xã hội - Nội dung hoạt động sản xuất: + Hình 1: thể hiện hoạt động người công nhân sử dụng tư liệu lao động sản xuất ô tô (trong lĩnh vực công nghiệp). 🡪 Góp phần tạo ra những chiếc ô tô cho con người sử dụng, tạo thu nhập cho người lao động trong nhà máy đó, đóng góp thuế phát triển kinh tế đất nước. + Hình 2: thể hiện hoạt động người nông dân sử dụng tư liệu lao động để sản xuất lúa gạo (trong lĩnh vực nông nghiệp). 🡪 Góp phần tạo ra lương thực cho con người, tạo thu nhập cho người nông dân, đóng góp thuế phát triển kinh tế đất nước. 🡺 Hai hoạt động ở Hình 1, 2 đều tạo việc làm cho những chủ thể trung gian. - Hoạt động sản xuất là hoạt động con người sử dụng các yếu tố sản xuất để tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội. - Hoạt động sản xuất có vai trò là hoạt động cơ bản nhất trong các hoạt động của con người, quyết định đến các hoạt động phân phối, trao đổi, tiêu dùng. Hoạt động 2: Tìm hiểu về vai trò của hoạt động phân phối – trao đổi trong đời sống xã hội a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được vai trò của hoạt động phân phối – trao đổi trong đời sống xã hội. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc trường hợp 1, 2 SGK đưa ra, thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi; HS rút ra được kết luận về vai trò của hoạt động phân phối – trao đổi trong đời sống xã hội. c. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở khái niệm, vai trò của hoạt động phân phối và hoạt động trao đổi trong đời sống xã hội. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, đọc thông tin trường hợp 1 SGK tr.7 và trả lời câu hỏi: + Ban Giám đốc công ty X đã có những quyết định phân bổ nguồn lực sản xuất và phân chia kết quả sản xuất như thế nào? Những quyết định này mang lại kết quả gì cho doanh nghiệp và người lao động? + Theo em, hoạt động phân phối là gì? Hoạt động này có vai trò như thế nào trong đời sống xã hội? - GV tiếp tục yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông tin trường hợp 2 SGK tr.7, 8 và trả lời câu hỏi: + Trong thông tin trên, người dân xã Cán Cấu đến chợ để làm gì? Việc duy trì hoạt động ở chợ Cán Cầu có vai trò gì đối với đời sống của người dân nơi đây? + Theo em, hoạt động trao đổi là gì? Hoạt động này có vai trò gì trong đời sống xã hội? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc trường hợp 1, 2 SGK đưa ra, thảo luận theo cặp đôi để trả lời câu hỏi; đọc phần Ghi nhớ hoạt động để rút ra kết luận. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi hoạt động 2; trình bày khái niệm, vai trò của hoạt động phân phối và hoạt động trao đổi trong đời sống xã hội. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. 2. Tìm hiểu về vai trò của hoạt động phân phối – trao đổi trong đời sống xã hội * Hoạt động phân phối - Quyết định phân bổ nguồn lực sản xuất và phân chia kết quả của Ban Giám đốc công ty X: + Phân bổ các nguồn lực máy móc, nguyên vật liệu và nhân công vào sản xuất áo sơ mi nam để xuất khẩu mang lại doanh thu và lợi nhuận cho công ty. + Quyết định phân chia thu nhập theo hướng tăng lương, thưởng cho người lao động, khuyến khích người có đóng góp nhiều cho công ty giúp mọi người phấn khởi, thi đua lao động sản xuất. 🡪 Như vậy: - Phân phối là hoạt động phân chia các yếu tố sản xuất cho các ngành sản xuất, các đơn vị sản xuất khác nhau để tạo ra sản phẩm (phân phối cho sản xuất) và phân chia kết quả sản xuất cho tiêu dùng (phân phối cho tiêu dùng). - Phân phối có vai trò thúc đẩy sản xuất phát triển nếu quan hệ phân phối phù hợp đồng thời có thể kìm hãm sản xuất và tiêu dùng khi nó không phù hợp. * Hoạt động trao đổi - Bà con xã Cán Cấu thường đến chợ để trao đổi hàng hóa, mua sắm vật dụng cho sinh hoạt và sản xuất. 🡪 Việc duy trì chợ phiên là một nét đẹp văn hóa, nơi giao thương mua bán của người dân nơi đây (người sản xuất bán được sản phẩm làm ra, người tiêu dùng mua được những thứ mình cần). 🡪 Như vây: - Trao đổi là hoạt động đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng (bao gồm cả tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho sinh hoạt). - Trao đổi đóng vai trò là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, giúp người sản xuất bán được hàng, duy trì và phát triển được hoạt động sản xuất và n ... inh tế trong bức tranh trên là chủ thể trung gian: + Nhà phân phối hàng hóa: Giúp việc lưu thông hàng hoá tập trung về đầu mối và phân phối đi các nơi nhanh gọn, hiệu quả, + Môi giới việc làm: Cung cấp thông tin về việc làm và người lao động để được hưởng phí môi giới 🡪 Việc tìm kiếm việc làm và người lao động thuận lợi, nhanh chóng hơn. - Chủ thể trung gian là các cá nhân, tổ chức đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa các chủ thể sản xuất, tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường: + Các thương nhân chuyên phân phối hàng hoá. + Nhà môi giới chứng khoán, môi giới bất động sản, giới thiệu việc làm,.... - Vai trò của chủ thể trung gian: + Là cầu nối, cung cấp thông tin trong các quan hệ mua – bán. + Giúp nền kinh tế linh hoạt, hiệu quả hơn. Hoạt động 4: Tìm hiểu về chủ thể nhà nước a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được chủ thể nhà nước trong nền kinh tế và vai trò của chủ thể Nhà nước khi tham gia nền kinh tế. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS làm việc theo nhóm, quan sát tranh minh họa 1-2, đọc thông tin 1-2 SGK tr.14 đưa ra để trả lời câu hỏi; HS rút ra được kết luận chủ thể nhà nước trong nền kinh tế và vai trò của chủ thể Nhà nước khi tham gia nền kinh tế và thể hiện bằng sơ đồ tư duy. c. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở chủ thể nhà nước trong nền kinh tế và vai trò của chủ thể Nhà nước khi tham gia nền kinh tế bằng sơ đồ tư duy. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn: Bất kì Nhà nước nào cũng có vai trò kinh tế nhất định đối với xã hội. Ở Việt Nam, Nhà nước có vai trò kinh tế là tổ chức, quản lí toàn bộ nền kinh tế quốc dân thông qua (thực hiện chức năng quản lí nhà nước về kinh tế). - GV chia HS thành 3 nhóm, yêu cầu các nhóm thực hiện các nhiệm vụ sau: + Nhóm 1: Nội dung các hình ảnh dưới đây thể hiện Nhà nước đã làm gì để tạo điều kiện cho các chủ thể kinh tế được tự chủ, tổ chức các hoạt động kinh tế thuận lợi? + Nhóm 2: Đọc nội đoạn thông tin 1 và cho biết: Nhà nước đã làm gì trước những khó khăn của nền kinh tế do tác động của đại dịch COVID – 19? + Nhóm 3: Đọc nội dung đoạn thông tin 2 và cho biết: Nhà nước đã làm gì để giải quyết vấn đề đói nghèo trong xã hội, thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ xã hội, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa? - GV hướng dẫn HS đọc phần Ghi nhớ hoạt động, rút ra kết luận và thực hiện nhiệm: Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện vai trò của Nhà nước trong quản lí nền kinh tế thông qua thực hiện chức năng quản lí nhà nước về kinh tế. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo nhóm, quan sát tranh minh họa 1-2, đọc thông tin 1-2 SGK tr.14 đưa ra để trả lời câu hỏi: + Quan sát các hình ảnh để trả lời câu hỏi. + Đọc các thông tin để nêu lên những việc Nhà nước đã làm trước những khó khăn, thách thức mà đất nước gặp phải. - HS đọc phần Ghi nhớ trong hoạt động để rút ra kết luận. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi hoạt động 4. - GV mời đại diện HS trình bày chủ thể nhà nước trong nền kinh tế và vai trò của chủ thể Nhà nước khi tham gia nền kinh tế bằng sơ đồ tư duy. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. 4. Tìm hiểu về chủ thể nhà nước - Vai trò của Nhà nước trong các hình ảnh: + Ban hành luật, tạo ra khung pháp lí để các chủ thể kinh tế tự do sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật. + Thường xuyên tổ chức các hội nghị để giải quyết những khó khăn, vướng mắc, giúp các chủ thể kinh tế phát triển thuận lợi. - Trước những khó khăn của nền kinh tế, Nhà nước đã nhanh chóng ban hành những cơ chế, chính sách như giãn nợ, miễn giảm thuế; giảm thiểu tối đa số doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tạm ngừng hoạt động, giải thể, phá sản. - Nhà nước đã triển khai các chương trình xoá đói giảm nghèo đến các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo, tạo chuyển biến tích cực về sản xuất, cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân ở những nơi khó khăn. Sơ đồ tư duy thể hiện vai trò của Nhà nước trong quản lí nền kinh tế thông qua thực hiện chức năng quản lí nhà nước về kinh tế C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố tri thức vừa khám phá về các chủ thể của nền kinh tế; rèn luyện kĩ năng xử lí tình huống. b. Nội dung: - GV cho HS trả lời nhanh một số câu hỏi trắc nghiệm về các chủ thể của nền kinh tế. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi bài tập 2, 3 phần Luyện tập SGK tr.15, 16; HS vận dụng kiến thức đã học và thực hiện nhiệm vụ. c. Sản phẩm học tập: - HS chọn được đáp án đúng cho các câu hỏi trắc nghiệm. - HS nhận xét việc thực hiện trách nhiệm công dân của các chủ thể kinh tế khi tham gia các hoạt động kinh tế trong các trường hợp. - HS xử lí tình huống SGK đưa ra. d. Tổ chức hoạt động: Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS - GV cho HS trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng Câu 1. Nội dung nào dưới đây là vai trò của chủ thể sản xuất? A. Là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng. B. Là cầu nối giữa tiêu dùng và phân phối. C. Tạo môi trường cho sự phát triển kinh tế. D. Sử dụng các yếu tố sản xuất để sản xuất, kinh doanh và thu lợi nhuận. Câu 2. Nội dung nào dưới đây là vai trò của chủ thể tiêu dùng? A. Giúp nền kinh tế linh hoạt hơn. B. Định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển. C. Tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu của xã hội. D. Tiết kiệm năng lượng. Câu 3. Nội dung nào dưới đây là vai trò của chủ thể trung gian? A. Là cầu nối giữa các chủ thể sản xuất, tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường. B. Thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ, công bằng xã hội. C. Khắc phục những bất ổn trong nền kinh tế như lạm phát, thất nghiệp. D. Dẫn dắt nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Câu 4. Nội dung nào dưới đây là vai trò chủ thể kinh tế của Nhà nước? A. Quyết định số lượng sản phẩm sẽ cung ứng cho thị trường. B. Quyết định hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. C. Thoả mãn nhu cầu của người sản xuất. D. Quản lí nền kinh tế thông qua thực hiện chức năng quản lí nhà nước vẻ kinh tế. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS vận dụng kiến thức đã học, và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1-2 HS trình bày đáp án: Câu 1. Đáp án D Câu 2. Đáp án B Câu 3. Đáp án A Câu 4. Đáp án D. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi 2, 3 phần Luyện tập SGK tr.15, 16 Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS - GV chia HS thành 4 nhóm (2 nhóm đảm nhận 1 bài tập): + Nhóm 1: Nhận xét việc thực hiện trách nhiệm công dân của các chủ thể kinh tế khi tham gia các hoạt động kinh tế trong những trường hợp (Bài tập 2 SGK tr.15, 16) + Nhóm 2: Xử lí các tình huống (Bài tập 3 SGK tr.16). - GV hướng dẫn HS nhóm 2: HS sắm vai thể hiện nội dung tình huống và đưa ra giải pháp xử lí tình huống, thể hiện kịch bản của nhóm mình. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết thực tế và thực hiện nhiệm vụ. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày trước lớp: Nhóm 1: + Trường hợp a: Anh V thể hiện trách nhiệm công dân qua việc chủ động tìm kiếm việc làm để đảm bảo cuộc sống; tìm tòi, học hỏi, lựa chọn được mô hình kinh doanh phù hợp phát triển kinh tế gia đình, tạo việc làm cho người lao động và còn hỗ trợ, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. + Trường hợp b: Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, xây dựng văn hoá tiêu dùng của người Việt Nam, có ý nghĩa sâu sắc đối với sự phát triển bền vững nền kinh tế đất nước. Nhóm 2: a. Do gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm nên bà con nông dân không bán được hàng. Trong trường hợp này, người tiêu dùng nên hỗ trợ, mua sản phẩm nhiều hơn để cân đối cung cầu, giúp người sản xuất khỏi bị thua lỗ, tiếp tục tái sản xuất để cung cấp sản phẩm cho xã hội. b. Hiện nay, một số công ty môi giới trên mạng xã hội có hành vi lừa đảo cung cấp thông tin giả để thu tiền phí dịch vụ nên K cần nhắc chị P phải cẩn thận, xác định rõ thông tin của công ty môi giới trước khi sử dụng dịch vụ của họ. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: HS tự giác áp dụng những điều đã học về các chủ thể của nền kinh tế vào thực tiễn với không gian mới, tình huống mới nhằm tăng cường ý thức và kĩ năng thường xuyên vận dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết các vấn để một cách chủ động, sáng tạo. b. Nội dung: GV yêu cầu HS thực hiện bài tập 1, 2 phần Vận dụng SGK tr.16; HS vận dụng kiến thức đã học, sưu tầm thông tin, tư liệu, hình ảnh để thực hiện nhiệm vụ. c. Sản phẩm học tập: - Chia sẻ của bản thân hoặc gia đình em đã tham gia nền kinh tế với tư cách một chủ thể kinh tế và đã thể hiện vai trò của chủ thể đó. - Sản phẩm truyền thông (viết khẩu hiệu, vẽ tranh) thể hiện thông điệp phát triển kinh tế phải gắn liền với bảo vệ môi trường. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS - GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi bài tập 1, 2 phần Vận dụng SGK tr.16. - GV hướng dẫn HS: + Với bài tập 1, HS có thể chọn với tư cách là chủ thể tiêu dùng hay sản xuất kinh doanh hoặc chủ thể trung gian (với bản thân HS có thể là chủ thể tiêu dùng) để viết bài chia sẻ. + Với bài tập 2, HS khai thác những biểu hiện sản xuất, tiêu dùng xanh gắn với bảo vệ môi trường, đồng thời quy định về hình thức sản phẩm và thời gian nộp sản phẩm. Khuyến khích các nhóm xây dựng sản phẩm dưới dạng bộ sưu tập hoặc trang trí dưới hình thức báo tường.... sau đó tổ chức trưng bày ở lớp hoặc sân trường. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS vận dụng kiến thức đã học, sưu tầm thông tin, tư liệu, hình ảnh để thực hiện nhiệm vụ. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận HS báo cáo kết quả vào tiết học sau. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, chuẩn kiến thức, kết thúc tiết học. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Ôn tập lại nội dung kiến thức đã được học. - Trả lời câu hỏi bài tập 1 phần Luyện tập SGK tr.15. - Làm bài tập Bài 2 - Sách bài tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 10. - Đọc và tìm hiểu trước nội dung kiến thức Bài 3: Thị trường. Link tải : https://tailieugiaovien.edu.vn/subject_lesson/cong-dan-10/ Copy link trên và dán vào trình duyệt
Tài liệu đính kèm: