Giáo án Lịch sử 10 - Bài 5 Trung Quốc thời phong kiến (tiết 1)

Giáo án Lịch sử 10 - Bài 5 Trung Quốc thời phong kiến (tiết 1)

Chương 3

TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN

Tiết 6 Bài 5

TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Biết:

+ Tên và thời gian tồn tại các triều đại chính của Trung Quốc thời phong kiến

+ Nét chính về sự hình thành chế độ phong kiến ở Trung Quốc

+ Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của các triều đại Tần, Hán, Đường

- Hiểu

+ Cơ sở hình thành chế độ phong kiến Trung Quốc

+ Chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường đạt đến đỉnh cao

+ Qui luật phát triển của chế độ PK TQ

+ Mối quan hệ giữa chính trị - kinh tế

- Vận dụng:

+ Đặc điểm của chế độ pk TQ

+ Sự tác động của nho giáo đến kinh tế – chính trị- xã hội

 

doc 5 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 6195Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 10 - Bài 5 Trung Quốc thời phong kiến (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:28/9/2016
Ngày bắt đầu dạy: 
Lớp dạy: 10A,B,C,D,E
Chương 3
TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
Tiết 6 Bài 5
TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Kiến thức
- Biết: 
+ Tên và thời gian tồn tại các triều đại chính của Trung Quốc thời phong kiến
+ Nét chính về sự hình thành chế độ phong kiến ở Trung Quốc
+ Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của các triều đại Tần, Hán, Đường
- Hiểu
+ Cơ sở hình thành chế độ phong kiến Trung Quốc
+ Chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường đạt đến đỉnh cao
+ Qui luật phát triển của chế độ PK TQ
+ Mối quan hệ giữa chính trị - kinh tế 
- Vận dụng:
+ Đặc điểm của chế độ pk TQ
+ Sự tác động của nho giáo đến kinh tế – chính trị- xã hội
2. Kỹ năng:
- Quan sát, khai thác tranh ảnh về Trung Quốc
- Lập niên biểu về các triều đại phong kiến
- Phân tích, đánh giá qui luật phát triển của chế độ PK TQ, mối quan hệ giữa chính trị - kinh tế 
3. Thái độ 
- Giúp HS thấy được tính chất phi nghĩa của các cuộc xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc.
4. Định hướng phát triển năng lực 
a. Năng lực chung:
- Năng lực làm việc với SGK, khai thác tranh ảnh.
- Năng lực sáng tạo: kĩ năng ghi nhớ các sự kiện, mốc thời gian, các triều đại phong kiến ở Trung Quốc.
- NL sử dụng ngôn ngữ.
b. Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực thực hành bộ môn: lập niên biểu các triều đại phong kiến TQ.
- Năng lực so sánh, phân tích giữa các triều đại phong kiến TQ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
* Thiết bị, đồ dùng dạy học:
- Bản đồ Trung Quốc qua các thời kỳ.
- Vẽ các sơ đồ về sự hình thành xã hội phong kiến Trung Quốc, sơ đồ về bộ máy nhà nước thời Tần – Hán 
* Chuẩn bị của giáo viên: 
- Bản đồ và tranh ảnh phục vụ cho bài học 
- SGK, giáo án và các loại sách tham khảo có liên quan
* Chuẩn bị của học sinh:
Đọc bài trước khi đến lớp, trả lời các câu hỏi cuối bài 
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
1. æn ®Þnh líp ( 1/)
2. KiÓm tra bµi cò ( kiểm tra 15’)
Trình bày thể chế chính trị của các quốc qia cổ đại phương Tây? Tại sao lại có sự khác biết so với các QGCĐ phương Đông?
3. Nêu vấn đề ( 1/)
- Quá trình hình thành chế độ phong kiển Trung Quốc
- Những nét chính về kinh tế, chính trị, xã hội thời Tần – Hán
- Tại sao nói chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường đạt đến đỉnh cao
4. Tæ chøc ho¹t ®éng d¹y – häc (35/)
Hoạt động của GV- HS
Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: 
- Trước hết GV gợi lại cho HS nhớ lại kiến thức đã học ở bài các quốc gia cổ địa phương Đông, về các giai cấp cơ bản trong xã hội, sau đó đặt câu hỏi:
- Việc sử dụng công cụ bằng sắt ở Trung Quốc vào thế kỉ V TCN có tác dụng gì
Hoạt động 2: GV đặt câu hỏi: 
Nhà Tần - Hán được hình thành như thế nào? Tại sao nhà Tần lại thống nhất được Trung Quốc?
Cho HS đọc SGK, gọi một HS trả lời và các em khác bổ sung.
GV củng cố và chốt ý: 
Hoạt động 3: 
GV cho HS quan sát sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến và trả lời câu hỏi: 
? Tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến thời Tần- Hán ở Trung ương và địa phương như thế nào?
- HS: Trả lời
- GV: Nhận xét, chốt ý
GV đặt câu hỏi: Hãy kể tên những cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống lại sự xâm lược của nhà Tần – Hán? 
1. Trung Quốc thời Tần - Hán (10/)
a. Sự hình thành nhà Tần – Hán 
- Năm 221 TCN, Tần là nước có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh đã thống nhất được Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng lên ngôI vua => Đến đây chế độ phong kiến Trung Quốc hình thành 
- Hán: 206- 220: Lưu Bang lập ra nhà Hán => chế độ phong kiến TQ tiếp tục được xác lập
b. Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần - Hán.
 Ở TƯ: Hoàng đế có quyền tuyệt đối, bên dưới có thừa tướng, thái uý cùng các quan văn, võ.
Hoàng đế 
Thái uý
Thừa tướng
Các chức quan khác
Các quan văn
Các quan võ
Các chức quan khác
Quận
Huyện
Huyện
Quận
Huyện
Huyện
- Ở địa phương: Quan thái thú và Huyện lệnh
* Chính sách xâm lược: xâm lược các vùng xung quanh, xâm lược Triều Tiên và đất đai của người Việt cổ 
* Hoạt động 1: nhóm
- GV nêu câu hỏi cho từng nhóm:
 + Nhóm 1: Nhà Đường được thành lập như thế nào? Kinh tế thời Đường so với các triều đại trước? Nội dung chính sách Quân điền?
+ Nhóm 2: Bộ máy nhà nước thời Đường có gì khác so với các triều đại trước?
+ Nhóm 3: Vì sao lại nổ ra các cuộc khởi nghĩa nông dân vào cuối triều đại nhà Đường?
Nhóm 4: Nhận xét về chế độ phong kiến nhà Đường.
HS từng nhóm đọc SGK, tìm ý trả lời, và thảo luận với nhau.
Sau đó đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác nghe và bổ sung
- Cuối cùng GV nhận xét và chốt ý:
+ Nhóm 1: 
- chính sách quân điền (lấy ruộng đất công và ruộng đất công và ruộng đất bỏ hoang chia cho nông dân. Khi nhận ruộng nhân dân phải nộp thuế cho nhà nước theo chế độ tô, dung, điệu 
- Tô: thuế ruộng ( lúa) nộp 1/2 đến 2/3
- Dung: thuế thân ( lao dịch) 
- Điệu: thuế hộ khẩu ( vải, tơ lụa) 
+ Nhóm 2: 
+ Nhóm 3: Cuối triều đại nhà Đường, mâu thuẫn xã hội giữa nhân dân với địa chủ quan lại ngày càng gay gắt dẫn đến khởi nghĩa nhân dân và nhà Đường sụp đổ.
+ Nhóm 4: Chế độ phong kíên Trung Quốc dưới thời Đường đạt tới cực thịnh, hoàn chỉnh về thiết chế nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. Phát triển cả về kinh tế, văn hóa.
2. Sự phát triển chế độ phong kiến dưới thời Đường (14/)
- Năm 618, Lý Uyên đàn áp khởi nghĩa nông dân, lên ngôi vua lập ra nhà Đường ( 618- 907)
 a. Về kinh tế: Phát triển tương đối toàn diện
+ Nông nghiệp: chính sách quân điền và chế độ tô - dung - điệu, áp dụng kỹ thuật cánh tác mới, chọn giống, ... dẫn tới năng xuất tăng.
+ Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển thịnh đạt: có các xưởng thủ công (tác phường) luyện sắt, đóng thuyền.
® Kinh tế thời Đường phát triển cao hơn so với các triều đại trước.
b. Về chính trị:
- Củng cố và hoàn chỉnh chính quyền từ TW xuống địa phương nhằm tăng cường quyền lực tuyệt đối của Hoàng đế
- Lập thêm chức Tiết độ sứ- trấn ải biên cương
- Tuyển dụng quan lại bằng thi cử ( con em địa chủ)
- Tiếp tục chính sách xâm lược và mở rộng lãnh thổ.
- Cuối nhà Đường ĐC > nhà Đường sụp đổ.
] KL: chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường đạt tới đỉnh cao
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP (4/) 
1.Tổng kết
- Vẽ sơ đồ quá trình hình thành xã hội phong kiến Trung Quốc
- Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Tần , Hán
2. Hướng dẫn học tập: 
- Học bài cũ theo câu hỏi SGK 
- Chuẩn bị tiếp bài 5 (mục 3, 4): 
+ Sự hình thành nhà Minh – Thanh. Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Minh – Thanh 
+ Những thành tựu văn hóa Trung Quốc thời phong kiến: Tư tưởng tôn giáo, văn học, sử học, khoa học, kiến trúc. 
+ Tìm hiểu ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc thời phong kiến đến Việt Nam 
- sưu tầm các thành tựu về văn hoá Trung Quốc thời phong kiến 
Ngày ....tháng..năm 2016
BCM kiểm tra

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_5_Trung_Quoc_thoi_phong_kien.doc