Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Bài 1 đến 5

Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Bài 1 đến 5

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Trình bày được khái niệm Lịch sử và Sử học; phân biệt được hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.

- Trình bày được đối tượng nghiên cứu, chức năng, nhiệm vụ của Sử học và ý nghĩa của một số nguyên tắc cơ bản của Sử học; phân biệt các nguồn sử liệu; hiểu và biết vận dụng đơn giản một số phương pháp cơ bản của Sử học.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

Tự chủ và tự học: Tìm hiểu được các vấn đề liên quan đến Lịch sử và Sử học.

Giao tiếp và hợp tác: Phối hợp cùng nhóm hoạt động tìm hiểu vấn đề, hoàn thành nhiệm vụ thầy, cô giáo; Trình bày được ý kiến của bản thân về các vấn đề sinh hoạt nhóm, cá nhân.

Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề; Lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất để giải quyết vấn đề do GV yêu cầu.

 

docx 100 trang Người đăng Văn Đô Ngày đăng 23/06/2023 Lượt xem 414Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Bài 1 đến 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn://
Ngày dạy://
CHƯƠNG I: LỊCH SỬ VÀ SỬ HỌC. VAI TRÒ CỦA SỬ HỌC
BÀI 1: HIỆN THỰC LỊCH SỬ VÀ NHẬN THỨC LỊCH SỬ
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Trình bày được khái niệm Lịch sử và Sử học; phân biệt được hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
Trình bày được đối tượng nghiên cứu, chức năng, nhiệm vụ của Sử học và ý nghĩa của một số nguyên tắc cơ bản của Sử học; phân biệt các nguồn sử liệu; hiểu và biết vận dụng đơn giản một số phương pháp cơ bản của Sử học.
2. Năng lực
Năng lực chung: 
Tự chủ và tự học: Tìm hiểu được các vấn đề liên quan đến Lịch sử và Sử học.
Giao tiếp và hợp tác: Phối hợp cùng nhóm hoạt động tìm hiểu vấn đề, hoàn thành nhiệm vụ thầy, cô giáo; Trình bày được ý kiến của bản thân về các vấn đề sinh hoạt nhóm, cá nhân.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề; Lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất để giải quyết vấn đề do GV yêu cầu.
Năng lực riêng: 
Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử: Trình bày được khái niệm Lịch sử; Biết cách khai thác và sử dụng các nguồn sử liệu để tìm hiểu hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử; Đối tượng, chức năng, nhiệm vụ và nguyên tắc cơ bản của Sử học; Trình bày được đối tượng nghiên cứu, chức năng, nhiệm vụ của Sử học thông qua ví dụ cụ thể.
Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Giải thích được khái niệm Sử học; Phân biệt được các nguồn sử liệu; phân biệt được hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử ; Nêu được ý nghĩa các nguyên tắc cơ bản của Sử học; Phân biệt được các nguồn sử liệu: chữ viết, hiện vật lịch sử; Nêu được một số phương pháp cơ bản của Sử học.
Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng:Bước đầu vận dụng được một số phương pháp cơ bản của Sử học thông qua các bài tập cụ thể (ở mức độ đơn giản).
3. Phẩm chất
Trung thực: Báo cáo trung thực kết quả học tập của cá nhân hoặc nhóm.
Trách nhiệm: Có tinh thần trách nhiệm, thực hiện đầy đủ các hoạt động do GV thiết kế.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV, SBT Lịch sử 10, Giáo án.
Một số tư liệu gắn với nội dung bài học Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử. 
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Lịch sử 10. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Khơi dậy hứng thú cho HS học tập, tạo không khí vui vẻ khám phá bài mới và chuyển giao nhiệm vụ học tập.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ô chữ bí mật; HS vận dụng kiến thức, hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho các ô chữ hàng ngang, hàng dọc có liên quan đến bài học Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử. 
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ô chữ bí mật, nêu vấn đề cho HS tìm ô chữ chìa khóa của bài học. HS có quyền chọn bất kì ô chữ nào để giải đố, cá nhân HS nào giải đúng ô chữ sẽ được điểm cộng.
- GV nêu câu hỏi theo các ô chữ mà HS lựa chọn:
+ Ô số 1 (9 chữ cái): Thái độ quan trọng và cần thiết trong nghiên cứu lịch sử.
+ Ô số 2 (6 chữ cái): Một biến cố, kỉ niệm,... mang tính chất lễ nghi, tôn vinh,... diễn ra trong một dịp đặc biệt.
+ Ô số 3 (9 chữ cái): Một đức tính quan trọng bậc nhất của người viết sử.
+ Ô số 4 (6 chữ cái): Từ chỉ sự phát triển theo hướng tốt hơn trước, phù hợp với sự phát triển của lịch sử.
+ Ô số 5 (9 chữ cái): Một phương pháp nghiên cứu lịch sử, kết hợp nhiều ngành để đạt hiệu quả cao.
+ Ô số 6 (7 chữ cái): Thành tựu văn minh cơ bản, dùng để lưu trữ và phát triển tri thức.
+ Ô chữ chủ đề (6 chữ cái).
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lựa chọn các ô chữ hàng ngang theo ý thích, vận dụng kiến thức, hiểu biết thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi. 
- HS tìm ô chữ hàng dọc (ô chữ chủ đề). 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS xung phong trả lời:
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
1
K
H
Á
C
H
Q
U
A
N
2
S
Ự
K
I
Ệ
N
3
T
R
U
N
G
T
H
Ự
C
4
T
I
Ế
N
B
Ộ
5
L
I
Ê
N
N
G
À
N
H
6
C
H
Ữ
V
I
Ế
T
Ô chữ chủ đề: LỊCH SỬ.
- GV mời đại HS khác nhận xét, trả lời câu hỏi (nếu có ý kiến khác). 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Lịch sử là một dòng chảy liên tục theo thời gian từ quả khứ đến hiện tại, diễn ra một lần và không lặp lại. Lịch sử được hậu thể nhận thức dựa vào những mảnh vỡ của sự kiện (tức sử liệu) và bị chi phối bởi quan điểm chủ quan của con người. Vậy làm thế nào để tiếp cận lịch sử một cách khách quan, trung thực, gần với sự thật nhất? Bài học này sẽ giúp các em lí giải điều đó. Chúng ta cùng vào Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử. 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Thuật ngữ “Lịch sử”
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: 
- Trình bày được khái niệm lịch sử.
- Biết cách khai thác và sử dụng các nguồn sử liệu để tìm hiểu hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
- Giải thích được khái niệm Sử học.
b. Nội dung: 
- GV yêu cầu, hướng dẫn HS chuẩn bị nội dung học tập ở nhà, HS trả lời câu hỏi vào Phiếu học tập số 1.
- GV tổ chức cho HS thảo luận đến những vấn đề mà HS đã nêu trong tiến trình. HS phân biệt được điểm khác nhau giữa hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức và nêu ví dụ cụ thể. HS hoàn thành 2 ô K,W trước ở nhà. Hai ô L, H sẽ hoàn thành trong quá trình học tập chủ đề.
c. Sản phẩm học tập: Hoàn thành Phiếu học tập số 1 (ô K, W). 
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS chuẩn bị bài ở nhà, điền sẵn câu trả lời vào số số 1 và 2 (K, W) trong Phiếu học tập số 1. 
+ K: Trong đời sống hàng ngày, thuật ngữ”lịch sử” có nghĩa là gì? Nhờ đâu em có thể biết được thông tin lịch sử về một quốc gia, dân tộc, một di tích, một trường học, một lĩnh vực văn hoá,...?
+ W: Các em có muốn tìm hiểu thêm điều gì có liên quan đến lịch sử của ngôi trường mình học, quê hương nơi mình sinh ra hoặc quốc gia nơi mình sinh sống?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe GV hướng dẫn, chọn một vài ý tưởng thú vị liên quan đến bài học và gợi ý cho HS suy nghĩ (trường mang tên địa danh nào? Những thông tin mà em biết có từ đâu? Em ấn tượng điều gì về ngôi trường của mình?)
- HS tìm những cụm từ hoặc ý tưởng liên quan đến chủ đề (Phiếu học tập số 1). 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV thu phiếu học tập số 1 đã chuẩn bị ô K, W ở nhà, tìm hiểu nhanh những kiến thức HS đã biết và muốn biết về bài học.
- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi ô K, W.
Bước 4 : Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV bước đầu tạo biểu tượng cho HS về lịch sử, hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử. 
- GV hướng dẫn HS hoàn thành mục L và H trong Phiếu học tập số 1 sau khi học xong bài học.
- GV chuyển sang nội dung mới.
1. Thuật ngữ “Lịch sử”
Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ gắn với con người và xã hội loài người. 
Hoạt động 2: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: 
- Biết cách khai thác và sử dụng các nguồn sử liệu để tìm hiểu hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
- Phân biệt được các nguồn sử liệu; phân biệt được hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
- Trung thực: Báo cáo trung thực kết quả học tập của cá nhân hoặc nhóm.
b. Nội dung: 
- GV hướng dẫn HS đọc và khai thác thông tin tư liệu từ 1.1, 1.2, 1.3 trong SGK tr.4, 5 để trả lời câu hỏi.
- HS vận dụng kiến thức về các nguồn sử liệu; hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử để hoàn thành Phiếu học tập số 1 (ô L, H). 
c. Sản phẩm học tập: 
- Hoàn thành Phiếu học tập số 1. 
- HS ghi được vào vở về ác nguồn sử liệu; hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS đọc và khai thác thông tin tư liệu từ 1.1, 1.2 SGK tr.4, 5 và trả lời câu hỏi:
+ Hình 1.1 và Hình 1.2 khác nhau như thế nào? 
+ Chúng giúp em biết gì về hiện thực lịch sử?
- GV hướng dẫn HS rút ra luận và cho biết: Hiện thực lịch sử là gì?
- GV hướng dẫn HS đọc và khai thác thông tin tư liệu từ 1.3, mục Em có biết SGK tr.5 và trả lời câu hỏi:
+ Lịch sử được con người nhận thức như thế nào? (lấy ví dụ từ câu chuyện Con ngựa gỗ thành Tơ-roa).
+ Sách thẻ tre giúp em nhận thức được điều gì về lịch sử (ghi chép, giấy viết,)
- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận và cho biết: Nhận thức lịch sử là gì?
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS tiếp tục hoàn thành Phiếu học tập số 1 (ô L, H).
+ L: Hãy tìm hiểu về lịch sử phát triển của ngôi trường mà em đã học hoặc đang học. Điều gì khiến em tự hào về ngôi trường đó?
+ H: Qua các hoạt động, em hãy phân biệt điểm khác nhau giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử. Nêu ví dụ cụ thể.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ
- HS khai thác thông tin và Tư liệu 1.1, 1.2, 1.3 SGK tr.4, 5 để trả lời câu hỏi SGK đưa ra.
- HS rút ra kết luận hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử là gì. 
- HS tiếp tục hoàn thành Phiếu học tập số 1 (ô L, H).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời các câu hỏi SGK đưa ra và rút ra kết luận hiện thực lịch sử, nhận thức lịch sử là gì. 
- GV thu phiếu học tập số 1 (ô số L, H).
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi ô L, H.
- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung, nêu ý kiến (nếu có). 
Bước 4 : Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV kết luận: Hiện thực lịch sử chỉ có một nhưng lịch sử được con người nhận thức ở nhiều cách, nhiều góc độ khác nhau. 
- GV chuyển sang nội dung mới.
2. Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
a. Hiện thực lịch sử
- Sự khác nhau giữa Hình 1.1 và Hình 1.2:
+ Hình 1.1: Bãi cọc Bạch Đằng năm 1288 được tìm thấy đầu tiên ở Yên Giang năm 1958 là minh chứng cho thấy nơi đây đã thực sự xảy ra sự kiện “Trận chiến trên sông Bạch Đằng” trong cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ ba, giúp các nhà khoa học nghiên cứu và phục dựng lại trận chiến thời xưa.
à Nhận thức lịch sử.
+ Hình 1.2: Mô hình phục dựng bếp lửa và cảnh sinh hoạt của con người thời kì văn hoá Hoà Bình dựa trên các tư liệu lịch sử, khảo cổ,... giúp người hiện đại hiểu về lịch sử thời xa xưa.
à Hiện thực lịch sử.
- Hiện thực lịch sử : là những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, độc lập, ngoài ý muốn của con người.
à Lịch sử còn là hiện thực khách quan có thể nhận thức được.
b. Nhận thức lịch sử
- Câu chuyện về Con ngựa gỗ thành Tơ-roa: con người tìm hiểu về lịch sử cuộc chiến tranh thành Troy, thể hiện cách thức nhận thức, phản ánh và phổ biến tri thức lịch sử của người xưa. 
- Tư liệu 1.2: 
+ Từ thời xa xưa, người Trung Quốc đã biết dùng thẻ tre để tạo ra sách, trở thành biểu tượng của nền văn hoá Trung Hoa với lịch sử phát triển lâu đời. 
+ Sách th ... nh dấu con người bước vào thời đại văn minh. 
- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ vào Phiếu học tập số 1: Hãy cho biết sự khác nhau giữa văn minh minh và văn hóa. 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Văn hóa
Văn minh
Nhận diện
Đặc điểm
Tầm vóc
Mối quan hệ
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin mục 1, quan sát Hình 5.2, 5.3 SGK tr.25, trả lời câu hỏi khái niệm văn minh, văn hóa.
- HS thảo luận theo nhóm, thực hiện nhiệm vụ vào Phiếu học tập số 1.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày khái niệm văn minh, văn hóa. 
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận sự khác nhau giữa văn minh và văn hóa. 
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận: 
+ Văn hóa và văn minh đều là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong tiến trình lịch sử.
+ Tuy nhiên, văn hóa là là toàn bộ những giá trị mà loài người sáng tạo ra từ khi loài người ra đời đến nay.Văn minh là những giá trị mà loài người sáng tạo ra trong giai đoạn phát triển cao của nền văn hóa. Trái với văn minh là dã man, nguyên thủy.
- GV chuyển sang nội dung mới 
1. Khái niệm văn minh, văn hóa
- Khái niệm văn hóa: là những giá trị vật chất và tinh thần mà loài người sáng tạo ra trong lịch sử. 
à Văn hóa có trước văn minh, phát triển đạt đến một trình độ nào đó thì văn minh mới ra đời.
- Khái niệm văn minh: là những giá trị mà loài người sáng tạo ra trong giai đoạn phát triển cao của xã hội. 
à Văn minh là quá trình sáng tạo, tích lũy những di sản trí thức, tinh thần và vật chất của con người qua một quá trình lịch sử, văn hóa. 
à Văn minh ra đời sẽ thúc đẩy văn hóa phát triển. 
- Đính kèm kết quả Phiếu học tập số 1 bên dưới hoạt động.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Văn hóa
Văn minh
Nhận diện
Các thành tựu do loài người sáng tạo ra, có giá trị vật chất lẫn tinh thần. 
Di sản tích lũy tri thức, tinh thần và vật chất; có khi thiên về giá trị vật chất, kĩ thuật. 
Đặc điểm
- Ra đời cùng với sự xuất hiện và phát triển của xã hội loài người.
- Có bề dày lịch sử.
- Những giá trị mà loài người sáng tạo ra trong giai đoạn phát triển cao.
- Chỉ trình độ phát triển.
Tầm vóc
Có tính dân tộc.
Tầm vóc quốc tế. 
Mối quan hệ
- Văn hóa ra đời trước, phát triển đến trình độ nào đó thì văn minh ra đời.
- Văn minh là quá trình tích lũy những sáng tạo văn hóa. Văn minh ra đời sẽ thúc đẩy văn hóa phát triển. 
Hoạt động 2: Khái quát lịch sử văn minh thế giới cổ - trung đại
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: 
- Khai thác được tư liệu 5.1-5.4 để tìm hiểu khái quát về lịch sử văn minh thế giới.
- Trình bày được sự phát triển của các nền văn minh trên thế giới theo tiến trình lich sử.
- Có ý thức trân trọng, góp phần bảo tồn những thành tựu văn minh thế giới. 
b. Nội dung: GV nêu vấn đề cho HS nghiên cứu tài liệu và trả lời câu hỏi: Trình bày những nền văn minh tiêu biểu trong tiến trình phát triển của văn minh thế giới cổ - trung đại. 
c. Sản phẩm học tập: HS trả lời và ghi được vào vở những nền văn minh tiêu biểu trong tiến trình phát triển của văn minh thế giới cổ - trung đại. 
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV dẫn dắt HS: Từ thời nguyên thủy, con người đã sáng tạo ra những giá trị văn hóa. Đến TNK IV TCN, nhân loại bước vào thời kì văn minh đầu tiên với trung tâm chính ở khu vực Đông Bắc châu Phi và Tây Á. 
- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 2, quan sát Sơ đồ hình 5.4 và trả lời câu hỏi: Em hãy trình bày những nền văn minh tiêu biểu trong tiến trình phát triển của văn minh thế giới cổ - trung đại. 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghiên cứu tài liệu và trả lời câu hỏi: Trình bày những nền văn minh tiêu biểu trong tiến trình phát triển của văn minh thế giới cổ - trung đại. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày về những nền văn minh tiêu biểu trong tiến trình phát triển của văn minh thế giới cổ - trung đại. 
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
2. Khái quát lịch sử văn minh thế giới cổ - trung đại
- Văn minh phương Đông (Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Hoa): 
+ Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, cư dân phương Đông cổ đại sớm hình thành những nền văn minh ở lưu vực các con sông lớn.
+ Một số nền văn minh phát triển rực rỡ đến thời trung đại.
- Văn minh phương Tây (Hy Lạp, La Mã, Tây Âu thời Phục hưng):
+ Ra đời muộn hơn văn minh phương Đông, đầu tiên ở Hy Lạp và sau đó ở La Mã.
+ Nền văn minh Hy Lạp, La Mã đạt được nhiều thành tựu to lớn, tiếp tục phát triển ở thời Phục hưng, tạo nền tảng cho văn minh châu Âu sau này. 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: 
- Củng cố lại kiến thức căn bản và kĩ năng thực hành.
- Phát triển năng lực thực hành, khả năng vận dụng kiến thức và trải nghiệm thực tế. 
b. Nội dung: HS thực hiện yêu cầu luyện tập, củng cố kiến thức, kĩ năng ngay trong giờ học trên lớp.
c. Sản phẩm học tập: HS thuyết trình kết quả trước lớp. 
d. Tổ chức hoạt động:
Nhiệm vụ 1: Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu nhiệm vụ cho HS: Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1. Nền văn minh nào sau đây ra đời sớm nhất thế giới?
A. Trung Quốc.
B. Ấn Độ.
C. Ai Cập.
D. Hy Lạp.
Câu 2. Khác với văn minh, văn hóa thường có:
A. Bề dày lịch sử và mang tính dân tộc.
B. Trình độ phát triển cao, mang tầm vóc quốc tế.
C. Tính sáng tạo cao, thúc đẩy văn minh phát triển.
D. Những giá trị sáng tạo ở trình độ cao nhất.
Câu 3. Một trong những tiêu chí đánh dấu con người bước vào thời đại văn minh là khi có:
A. Công cụ đá.
B. Công cụ đồng thau.
C. Tiếng nói.
D. Chữ viết. 
Câu 4. Khái niệm trái ngược với văn minh là:
A. Dã man.
B. Văn hóa.
C. Văn hiến.
D. Sáng tạo. 
Câu 5. Văn minh nhân loại đã trải qua tiến trình:
A. Kim khí à Nông nghiệp à Công nghiệp à Hậu công nghiệp.
B. Công nghiệp à Hậu công nghiệp à Nông nghiệp à Kim khí.
C. Nông nghiệp à Công nghiệp à Hậu công nghiệp à Kim khí.
D. Công nghiệp à Nông nghiệp à Kim khí à Hậu công nghiệp.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trả lời câu hỏi. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi:
Câu
1
2
3
4
5
Đáp án
C
A
D
A
A
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi phần Luyện tập SGK tr.26.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu nhiệm vụ cho HS: Vì sao chữ viết là một trong những thành tựu tiêu biểu và sớm nhất của văn minh nhân loại?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học, kiến thức thực tế và trả lời câu hỏi. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi: Chữ viết là một trong những thành tựu tiêu biểu và sớm nhất của văn minh nhân loại vì:
+ Các nhà sử học phân định rạch ròi thời tiền sử và thời lịch sử. Theo đó, thời lịch sử bắt đầu xuất hiện kể từ khi có các nguồn ghi chép đáng tin cậy. Sự xuất hiện của chữ viết là một trong những tiêu chí đánh dấu con người bước vào thời đại văn minh.
+ Chữ viết ra đời là thành tựu có ý nghĩa nhất của văn minh phương Đông để lại cho lịch sử nhân loại, nhờ đó việc ghi chép lịch sử được tiến hành dễ dàng hơn. Từ đó, thế hệ sau có thể hiểu hơn về lịch sử thế giới cổ đại. 
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: 
- Củng cố lại kiến thức căn bản và kĩ năng thực hành.
- Phát triển năng lực thực hành, khả năng vận dụng kiến thức và trải nghiệm thực tế. 
b. Nội dung: HS thực hiện yêu cầu vận dụng, củng cố kiến thức, kĩ năng ngay trong giờ học trên lớp.
c. Sản phẩm học tập: HS thuyết trình kết quả trước lớp. 
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu nhiệm vụ cho HS: Hãy tìm hiểu và trình bày một số kì quan thế giới cổ - trung đại mà em yêu thích trong Hình 5.5.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức thực tế và trả lời câu hỏi. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày:
Gợi ý: Các kim tự tháp nổi tiếng nhất là kim tự tháp Ai Cập - những công trình kiến trúc khổng lồ được xây bằng gạch hoặc đá, một số trong số đó là một trong những công trình xây dựng lớn nhất thế giới. Chúng được tạo hình như một tham chiếu đến các tia sáng mặt trời. Hầu hết các kim tự tháp đều có bề mặt đá vôi trắng được đánh bóng, có độ phản chiếu cao, để tạo cho chúng vẻ sáng bóng khi nhìn từ xa. Sau năm 2700 trước Công nguyên, người Ai Cập cổ đại bắt đầu xây dựng các kim tự tháp, cho đến khoảng năm 1700 trước Công nguyên. Kim tự tháp đầu tiên được xây dựng trong Vương triều thứ ba bởi Pharaoh Djoser và kiến trúc sư Imhotep của ông. Kim tự tháp bậc thang này bao gồm sáu cột buồm xếp chồng lên nhau. Kim tự tháp Ai Cập lớn nhất là những kim tự tháp ở quần thể kim tự tháp Giza.
Tuổi của các kim tự tháp đạt đến đỉnh cao tại Giza vào năm 2575–2150 TCN. Các kim tự tháp Ai Cập cổ đại trong hầu hết các trường hợp đều được đặt ở phía tây sông Nile vì linh hồn của vị pharaoh thần thánh có ý nghĩa kết hợp với mặt trời trong quá trình hạ xuống trước khi tiếp tục với mặt trời trong vòng vĩnh cửu của nó. Tính đến năm 2008, khoảng 135 kim tự tháp đã được phát hiện ở Ai Cập. Đại kim tự tháp Giza là lớn nhất ở Ai Cập và là một trong những đại kim tự tháp lớn nhất thế giới. Với độ cao 481 ft, nó là tòa nhà cao nhất thế giới cho đến khi Nhà thờ Lincoln được hoàn thành vào năm 1311 sau Công nguyên. 
Vị vua cuối cùng xây dựng các kim tự tháp hoàng gia là Ahmose, với các vị vua sau này giấu lăng mộ của họ trên những ngọn đồi, chẳng hạn như những ngôi mộ trong Thung lũng các vị vua ở Bờ Tây của Luxor. 
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, kết thúc tiết học.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học:
+ Các thời kì lịch sử từ thời nguyên thủy đến thời cổ đại và trung đại.
+ Những mốc chính trong lịch sử thế giới cận đại trên trục thời gian.
+ Điểm lại những mốc phát triển của lịch sử thế giới hiện đại.
+ Khái quát tiến trình phát triển lịch sử văn minh thế giới.
- Làm bài tập Bài 5 - Sách bài tập Lịch sử 10.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 6: Văn minh Ai Cập cổ đại.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_10_bai_1_den_5.docx