Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Chủ đề 1 - Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Chủ đề 1 - Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Trình bày được khái niệm lịch sử; phân biệt được hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử thông qua ví dụ cụ thể.

- Giải thích được khái niệm Sử học.

- Trình bày được đối tượng nghiên cứu của Sử học thông qua ví dụ cụ thể.

- Nêu được chức năng, nhiệm vụ và một số nguyên tắc cơ bản của Sử học.

- Nêu được một số phương pháp cơ bản của Sử học thông qua các bài tập cụ thể (ở mức độ đơn giản).

- Phân biệt được các nguồn sử liệu; biết cách sưu tầm, thu thập, xử lí thông tin, sử liệu để học tập, khám phá lịch sử.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

 

docx 21 trang Người đăng Văn Đô Ngày đăng 23/06/2023 Lượt xem 310Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Chủ đề 1 - Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn://
Ngày dạy://
CHỦ ĐỀ 1: LỊCH SỬ VÀ SỬ HỌC
BÀI 1: HIỆN THỰC LỊCH SỬ VÀ NHẬN THỨC LỊCH SỬ
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Trình bày được khái niệm lịch sử; phân biệt được hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử thông qua ví dụ cụ thể.
Giải thích được khái niệm Sử học.
Trình bày được đối tượng nghiên cứu của Sử học thông qua ví dụ cụ thể.
Nêu được chức năng, nhiệm vụ và một số nguyên tắc cơ bản của Sử học.
Nêu được một số phương pháp cơ bản của Sử học thông qua các bài tập cụ thể (ở mức độ đơn giản). 
Phân biệt được các nguồn sử liệu; biết cách sưu tầm, thu thập, xử lí thông tin, sử liệu để học tập, khám phá lịch sử. 
2. Năng lực
Năng lực chung: 
Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo. 
Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
Năng lực riêng: 
Rèn luyện kĩ năng: sưu tầm, khai thác và sử dụng sử liệu trong học tập lịch sử; trình bày, giải thích, phân tích,sự kiện, quá trình lịch sử liên quan đến bài học; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những tình huống, bài tập nhận thức mới.
Góp phần hình thành và phát triển các năng lực: tìm hiểu lịch sử, nhận thức và tư duy lịch sử, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. 
3. Phẩm chất
Bồi dưỡng phẩm chất trung thực, sáng tạo, chăm chỉ, trách nhiệm, có ý thức tìm tòi, khám phá lịch sử. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
Giáo án (kế hoạch dạy học): dựa vào nội dung của chương trình môn học, SGK để chuẩn bị theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của HS.
Thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định của Bộ GD&ĐT; một số tranh ảnh, hiện vật lịch sử, một số tư liệu lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học do GV sưu tầm.
Tập bản đồ và tư liệu Lịch sử 10.
Máy tính, máy chiếu (nếu có). 
2. Đối với học sinh
SGK. 
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học.
b. Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh cây cầu Long Biên; HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi. 
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về sự kiện, quá trình lịch sử Việt Nam gắn với cây cầu Long Biên. 
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh cây cầu Long Biên (Hà Nội) trong SGK trang 6 và trả lời câu hỏi: Cầu Long Biên gắn với những sự kiện, quá trình lịch sử nào trong lịch sử Việt Nam?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng hiểu biết thực tế của bản thân, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi. 
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi trước lớp: Cầu Long Biên gắn với lịch sử Việt Nam đầu thế kỉ XX, với cuộc chiến đấu cảm tử của quân và dân Hà Nội mở đầu cuộc toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1946, gắn với trận Điện Biên Phủ trên không năm 1972,
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. 
- GV dẫn dắt vào bài học: Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng ở Hà Nội được xây dựng trong thời gian từ năm 1898 đến năm 1902. Trong suốt hơn một thế kỉ qua, cây cầu này đã “chứng kiến” nhiều sự kiện, quá trình lịch sử quan trọng của Thủ đô và đất nước. Cây cầu chính là một hiện vật lịch sử. Việc khai thác thông tin từ những hiện vật như vậy có vai trò như thế nào trong nghiên cứu lịch sử. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học đầu tiên của môn học Lịch sử 10 – Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử. 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm “Lịch sử là gì?”
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: 
- Nêu được khái niệm lịch sử theo hai nghĩa.
- Phân biệt được hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử thông qua ví dụ cụ thể.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin mục, đọc Tư liệu 1, 2, 3 SGK tr.7, 8, làm việc cá nhân, thảo luận theo nhóm để thực hiện nhiệm vụ học tập. 
c. Sản phẩm học tập: HS nêu, hoàn thành Phiếu học tập số 1 và ghi được vào vở khái niệm lịch sử theo hai nghĩa; phân biệt được hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử thông qua ví dụ cụ thể.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV liên hệ, gợi mở cho HS: Sự vật tồn tại xung quanh chúng ta (dụng cụ, công thành, thay đổi, phát triển theo thời cụ lao động, đơn vị, tổ chức,) đều có quá trình hình gian, từ quá khứ đến hiện tại. Sự thay đổi theo thời gian đó chính là lịch sử.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK tr.7 và trả lời câu hỏi: 
+ Lịch sử là gì ?
+ Khái niệm “lịch sử ” được hiểu theo những nghĩa nào?
- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận, phân tích Tư liệu 1, Tư liệu 2 SGK tr.7 và trả lời câu hỏi:
+ Em hiểu Ét-uốc Ha-lét Ca trong Tư liệu 1 như thế nào?
+ Dựa vào Tư liệu 2, câu nói của hãy cho biết hình ảnh nào thể hiện hiện thực lịch sử, hình ảnh nào thể hiện nhận thức lịch sử ?
+ GV giới thiệu cho HS về Ét-uốc Ha-lét Ca (1892-1982): là một nhà của Anh. Cuốn Lịch sử là gì? của ông được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1961 trở thành sử học nổi tiếng một trong những tác phẩm quan Sử học. Ông đưa ra các nguyên tắc sử trọng trong lĩnh vực học, bác bỏ các nguyên tắc sai lầm và thực hành lịch sử truyền thống. 
- GV hướng dẫn HS lấy ví dụ phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử: Khi em soi gương hoặc chụp ảnh:
+ Soi gương: bản thân em là hiện thực lịch sử, hình ảnh của em ở lịch sử.
+ Chụp ảnh: tấm ảnh là nhận thức lịch sử.
Hình trong gương và tấm ảnh dù có tốt đến đâu cũng chỉ phản ánh được, ghi lại trong gương là nhận thức được bản thân em trong một khoảnh khắc, một góc nhìn nào đó, chứ không cho biết được đầy đủ thông tin về con người và cuộc sống của em.
- GV hướng dẫn HS đọc mục Em có biết SGK tr.8 để hiểu được: Câu chuyện Thầy bói xem voi là một minh chứng sinh động rằng khi tìm hiểu về một sự vật, hiện tượng trúc, mối quan hệ toàn diện sẽ dẫn đến sự phản ánh không đúng, sự vật, hiện nếu không đặt nó trong cấu tượng bị bóp méo, xuyên tạc. Trong nghiên cứu lịch sử và tìm hiểu các vấn đề của cuộc sống, cần tìm hiểu vấn đề một cách toàn diện, tổng thể. 
- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS khai thác thông tin và quan sát Hình 5, 6 trong Tư liệu 3 SGK tr.8, trả lời câu hỏi vào Phiếu học tập số 1:
+ Chỉ ra thích vì hai tư liệu.
+ Chỉ ra những điểm khác nhau giữa hai tư liệu.
+ Giải sao có sự điểm giống nhau giữa khác nhau đó. 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin mục, đọc Tư liệu 1, 2, 3 SGK tr.7, 8, làm việc cá nhân, thảo luận theo nhóm để thực hiện nhiệm vụ học tập. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày khái niệm lịch sử theo hai nghĩa; phân biệt được hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử thông qua ví dụ cụ thể.
- GV mời nhóm, HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV nhấn mạnh:
+ Giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử luôn có những khoảng cách, bởi dù có cố gắng đến đâu con người cũng không thể nhận thức và tái hiện hoàn toàn đầy của người tìm hiểu lịch sử; phụ thuộc vào điều kiện và phương pháp để tìm đủ và chân thực hiện thực lịch sử như nó đã xảy ra. 
+ Nhận thức lịch sử phụ thuộc vào nhu cầu và năng lực hiểu lịch sử; mức độ phong phú và xác thực của thập được; nhất là phụ thuộc vào mục đích, thái độ, đạo đức và thế giới quan của người tìm hiểu thông tin xử liệu thu, nghiên cứu lịch sử. 
- GV chuyển sang nội dung mới.
1. Tìm hiểu khái niệm “Lịch sử là gì?”
- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất ngày nay.
- Lịch sử được hiểu theo hai nghĩa khác nhau hiện đến: hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
Trong đó:
+ Hiện thực là tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại hoàn toàn khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn hiện thưc lịch chủ quan của con người. 
+ Nhận thức lịch sử lịch sử là những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử, được trình bày, tái hiện theo những cách khác nhau.
- Ý nghĩa câu nói của Ét-uốc Ha-lét Ca: giữa sử lịch sử luôn có khoảng cách, do đó nhà sử học luôn phải “tương tác” với sự thật lịch sử để không ngừng khám phá về sự thật lịch sử. Khám phá hay và nhận thức tìm hiểu cái gì, tìm hiểu thế nào về sự thật lịch cầu nhận thức của con người trong xã hội hiện đai. quá khứ xuất Nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử chính là cách sử trong phát từ nhu con người trong xã hội hiện tại trò truyện, “đối thoại ” với quá khứ. 
- Hình 2,3 thực của hiện thực lịch sử; hình 4 là một trong những cách người đời sau thể hiện kết quả nhận thức là chứng cứ xác của họ về hiện thực lịch sử. 
- Kết quả Phiếu học tập số 1: Đính kèm bên dưới hoạt động.
Kết quả Phiếu học tập số 1
Tư liệu a
Tư liệu b
Giống nhau: 
- Cùng phản ánh về một sự kiện: cuộc hành trình đi vòng quanh thế giới bằng đường biển.
- Cùng đề cập đến những nhân vật lịch sử: Ma-gien-lăng, La-pu-la-pu.
Ma-gien-lăng chỉ huy quân đội xâm lược.
Ma-gien-lăng chỉ huy đoàn thủy thủ thực hiện phát kiến địa lí
Sự kiện đó là cuộc xâm lược đầu tiên của thực dân châu Âu đến Phi-lip-pin.
Sự kiện đó là cuộc phát kiến địa lí vĩ đại – lần đầu tiên con người đi vòng quanh thế giới bằng đường biển. 
Nội dung tấm bia trong Hình 5 là một cuộc kháng chiến chống xâm lược của người dân địa phương dưới sự lãnh đạo của thủ lĩnh La-pu-la-pu.
Nội dung tấm bia trong Hình 6 đơn giản là cuộc đụng độ giữa đoàn thám hiểm với người dân địa phương dưới sự lãnh đạo của La-pu-la-pu.
à Lí do có sự khác nhau đó: mục đích phản ánh ; thái độ, thế giới quan,của những người tìm hiểu, nghiên cứu về sự kiện lịch sử là khác nhau. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu về Sử học
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: 
- Giải thích được khái niệm Sử học.
- Trình bày được đối tượng nghiên cứu của Sử học thông qua ví dụ cụ thể.
- Nêu được chức năng, nhiệm vụ và một số nguyên tắc cơ bản của Sử học.
- Nêu được một số phương pháp cơ bản của Sử học thông qua các bài tập cụ thể (ở mức độ đơn giản).
- Phân biệt được các nguồn sử liệu. 
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc nội dung thông tin mục 2a, 2b, 2c, 2d, quan sát Hình 7-12 SGK tr.9-14. 
c. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở khái niệm, đối tượng, chức năng, nhiệm vụ, một số phương pháp cơ bản của Sử học.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, đọc thông tin mục 2a SGK tr.9, 10 và trả lời câu hỏi:
+ Nêu khái niệm Sử học.
+ Nêu đối tượng nghiên cứu, chức năng, nhiệm vụ của Sử học. 
- GV hướng dẫn HS quan sát Hình 7  ... GV giới thiệu kiến thức: 
+ Để tìm sử liệu. 
+ Sử liệu là toàn bộ hiểu và khám phá lịch sử, người nghiên cứu phải dựa vào các nguồn những hình thức khác nhau của tư liệu lịch sử, chứa đựng những thông tin về quá khứ của loài người. 
- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 2d SGK tr.12 và trả lời câu hỏi: Kể tên một số loại hình sử liệu. 
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và thực hiện nhiêm vụ: Đóng vai một nhà sử học, em hãy khai thác và phân tích nhưng thông tin sử liệu trong Hình 10, 11, 12 SGK tr.12 thông qua việc vận dụng một số phương pháp cơ bản của Sử học. 
+ GV hướng dẫn HS:
Hình 10: iệu hiện vật? Sử dụng làm gì? Hình dáng Chất lhoa văn trên đó có ý nghĩa như thế nào?
Hình 12: liệu gì? Tên nước là gì? Hình trên tờ tiền cho biết những gì? Giá trị đồng tiền Việt Tiền có chất Nam khi đó. 
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK tr.13 và trả lời câu hỏi: Hãy nêu các nhiệm vụ cơ bản của công tác chuẩn bị sử liệu. 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc nội dung thông tin mục 2a, 2b, 2c, 2d, quan sát Hình 7-12 SGK tr.9-14. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày khái niệm, đối tượng, chức năng, nhiệm vụ, một số phương pháp cơ bản của Sử học.
- GV mời nhóm, HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
2. Tìm hiều về Sử học
a. Khái niệm, đối tượng nghiên cứu, chức năng, nhiệm vụ của Sử học
- Sử học là khoa học nghiên cứu về quá khứ của loài người.
- Đối tượng nghiên cứu của Sử học là toàn bộ, một nhóm, cộng đồng người hay một quốc gia, khu vực hoặc quá khứ của loài người. Đó có thể là quá khứ của một cá nhân toàn thể nhân loại.
- Chức năng của Sử học:
+ Khoa học: 
Khôi phục các sự kiện lịch sử.
Rút ra diễn ra trong quá khứ bản chất của quá trình lịch sử để phát hiện quy luật vận động và phát triển của lịch sử. 
+ Xã hội:
Giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức.
Rút ra bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại. 
- Nhiệm vụ của Sử học:
+ Nhận thức: Cung cấp tri thức khoa học, giúp một cách khách quan, khoa học, chân con người tìm hiểu, khám phá hiện thực lịch sử thực.
+ Giáo dục: góp phần truyền bá những giá trị và truyền thống tốt đẹp trong lịch sử dân tộc, tình yêu quê hương, cho thế hệ sau, góp phần giáo dục đạo đức, tinh thần đất nước, bồi dưỡng lòng khoan dung, nhân ái,
+ Dự báo: Thông qua việc tổng kết thực tiễn, rút ra các bài học kinh nghiệm,Sử học góp phần dự báo về tương lai của đất nước, nhân loại. 
b. Nguyên tắc cơ bản của Sử học
- Câu chuyện Thôi Trữ giết vua được lưu truyền để thực, khách quan tôn vinh đức tính phải luôn luôn tuân thủ nguyên tắc trung trong nghiên cứu, biên soạn lịch sử của nhà sử học (thà chết để bảo vệ nguyên tắc trung thực, khách quan; kiên quyết tôn trọng sự thật lịch sử, không xuyên tạc sự thật cho dù bị đe dọa như thế nào).
- Nội dung Tư liệu 4: Bên cạnh việc đảm bảo nguyên sử (Tư liệu 4.1), nhà sử học vẫn tắc trung thực, khách quan trong nghiên cứu lịch luôn phải chịu tác động từ những yếu tố khác nhau như hệ tư tưởng, tôn giáo, quốc gia, dân tộc, gia đình 4.2). Vì vậy, sự khách quan, trung thực của nhà sử học vẫn mang tính, hiểu biết và phương tiện nhận thức của họ (Tư liệu chủ quan nhất định của người nghiên cứu. Tuy nhiên, các nhà sử học tuyệt đối không được che dấu hoặc xuyên tạc sự thật lịch sử vì bất. 
- Một số nguyên tắc cơ bản của Sử học:
+ Khách quan: tái hiện hiện thực lịch sử, đưa lại nhận thức đầy đủ nhất về quá khứ của con người cứ mục đích nào dựa trên những thông tin đáng tin cậy à là nguyên tắc quan trọng nhất của Sử học.
+ Trung thưc: tôn trọng sự thật lịch sử, tái hiện nó cậy, không xuyên tác sự thật lịch sử. 
+ Nhân văn, tiến bộ: 
Giúp con một cách chân thực dựa trên nguồn sử liệu đáng tin người hiểu rõ về quá khứ, rút ra những bài học hữu ích trong cuộc sống.
Không kích động hận thù, kì thị, xung đột, sử học phải góp phần bảo vệ hòa bình, xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ. 
c. Các phương pháp cơ bản của Sử học
Một số phương pháp cơ bản của Sử học:
- Phương pháp lịch sử:
+ Là phương cụ thể của nó.pháp nghiên cứu sự vật, hiện tượng theo các giai đoạn phát triển 
+ PP đòi hỏi khi xem xét, mô tả, khôi phục sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử phải sử cụ thể, tránh suy diễn, hiện đại hóa lịch sử.
- Phương pháp logic: Là phương pháp nghiên cứu mối liên đặt trong bối cảnh lịch hệ biện chứng bên trong các sự vật, hiện tượng, từ đó nhận thức được bản chất, quy luật phát triển của sự vật, hiên tượng.
- Phương pháp lịch đại và đồng đại:
+ Lịch đại: tìm theo trình tự thời gian trước – sau, quá khứ - hiện tại (mối liên hệ dọc).
+ Đồng đại: tìm hiểu mối liên hệ giữa các sự kiện, nhân vật lịch hiểu mối liên hệ giữa các sự kiện, nhân vật lịch sử sử diễn ra trong cùng một thời gian (mối liên hệ ngang).
- Phương pháp liên ngành: vận dụng phương pháp, kĩ thuật nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau (KH XH&NV, KHTN, công nghệ). 
d. Các nguồn sử liệu
- Một số loại hình sử liệu:
+ Căn cứ liệu chữ viết, sử liệu vào hình thức: sử liệu hiện vật, sử liệu truyền miệng, sử hình ảnh, sử liệu đa phương tiện (phim, băng, đĩa).
+ Căn cứ vào tính chất: sử liệu trực tiếp (sử liệu gốc, sử liệu sơ cấp), sử liệu gián tiếp (sử liệu thứ cấp, sử liệu phát sinh). 
à Các loại hình sử liệu cung cấp thông kênh cung cấp thông tin. 
- Hình 10: Đây là dạng sử tin với độ tin cậy khác nhau, tùy thuộc vào mục đích truyền tin và liệu kép (sử liệu gốc và sử ốm nung) chính là phần đầu của những viên ngói dùng để lợp mái culiệu hiện vật). Hoàng Thành Thăng Long thời Lý Những chiếc lá đề (chất liệu bằng gng điện tại. 
+ Hình 11: Đây là dạng sử liệu kép (sử liệu gốc và sử liệu chữ viết). 
+ Hình 12: Đây là sử liệu gốc, vừa là sử liệu chữ viết, vừa là sử liệu hiện vật.
- Các nhiệm Sưu tầm sử liệu: lập danh mục sử liệu cần sưu tầm; vụ cơ bản của công tác chuẩn bị sử liệu:
+ tìm kiếm, thu thập thông tin liên quan đến đối tượng cần tìm hiểu.
+ Xử lí thông tin sử liệu: phân loại, đánh giá, thẩm định, so sánh nguồn sử liệu đã thu thập được.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có vào việc giải quyết một số tình huống/bài tập nhận thức, thông qua đó góp phần hình thành, củng cố năng lực tìm hiểu lịch sử, năng lực nhận thức và năng lực tư duy lịch sử. 
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi 1,2 phần Luyện tập SGK tr.14.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Trả lời câu hỏi 1,2 phần Luyện tập SGK tr.14.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học và lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời trước lớp: 
Câu 1, 2:
Gợi ý: HS cần lựa chọn đối tượng tìm hiểu phù hợp, biết sưu tầm tư liệu để tạo ra một bài báo cáo ở mức độ đơn giản giới thiệu về quê hương, gia đình HS trong quá khứ, về cuốn sách mà HS tâm đắc. Như vậy, nếu thực hiện thành công, HS đã bắt đầu trở thành một nhà sử học. 
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. 
Nhiệm vụ 2: Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu nhiệm vụ cho HS: Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1. Tồn tại hoàn toàn khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người là khái niệm:
A. Lịch sử.
B. Hiện thực lịch sử.
C. Nhận thức lịc sử.
D. Khoa học lịch sử.
Câu 2. Đâu không phải là một trong những nguyên tắc cơ bản của Sử học:
A. Khách quan.
B. Trung thực. 
C. Nhân văn, tiến bộ.
D. Chủ quan.
Câu 3. Mảnh ngói thời Lê Sơ tráng men là sử liệu:
A. Sử liệu gốc.
B. Sử liệu hiện vật. 
C. Sử liệu hình ảnh.
D. Cả A và B đều đúng. 
Câu 4. Phương pháp nghiên cứu mối liên hệ biện chứng bên trong các sự vật, hiện tượng, từ đó nhận thức được bản chất, quy luật phát triển của sự vật, hiên tượng là:
A. Phương pháp logic.
B. Phương pháp đồng đại.
C. Phương pháo nghiên cứu sự vật, hiện tượng.
D. Phương pháp liên ngành. 
Câu 5. Đâu không phải là nhiệm vụ của công tác sưu tầm sử liệu?
A. Lập danh mục sử liệu cần sưu tầm.
B. Phân loại nguồn sử liệu đã thu thập được.
C. Tìm kiếm, thu thập thông tin liên quan đến đối tượng cần tìm hiểu.
D. Thu thập thông tin liên quan đến đối tượng cần tìm hiểu.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ
- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện HS trả lời trước lớp: 
Câu 1. Đáp án B.
Câu 2. Đáp án D.
Câu 3. Đáp án D. 
Câu 4. Đáp án A. 
Câu 5. Đáp án B. 
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. 
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS rèn luyện được khả năng tìm kiếm, tiếp cận và xử lí thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, góp phần hình thành và phát triển năng lực tự tìm hiểu lịch sử, tự học lịch sử suốt đời cho HS. 
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, liên hệ thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho câu hỏi 1,2 phần Vận dụng SGK tr.14.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiêm vụ cho HS: Trả lời câu hỏi 1,2 phần Vận dụng SGK tr.14. 
- GV yêu cầu HS thực hiện tại nhà, báo cáo kết quả vào tiết học sau. 
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ
- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS báo cáo kết quả vào tiết học sau. 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức, kết thúc tiết học. 
* Hướng dẫn về nhà
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập Bài 1 – Sách bài tập Lịch sử 10.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống. 
Phiếu học tập số 1:
Trường THPT:............
Lớp:..............................
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Thời gian làm bài: 7 phút
Nhóm:........
Câu hỏi: Quan sát Hình 5, 6 trong Tư liệu 3 SGK tr.8 và cho biết:
- Chỉ ra điểm giống nhau giữa hai tư liệu.
- Chỉ ra những điểm khác nhau giữa hai tư liệu.
- Giải thích vì sao có sự khác nhau đó. 
Trả lời:
Đây là giáo án Sử 10 kết nối tri thức
Thày cô liên hệ 0969 325 896 ( có zalo ) để có trọn bộ cả năm bộ giáo án trên.
Trung tâm GD Sao Khuê: Nhận cung cấp giáo án cho tất cả các môn học 
khối tiểu học, thcs và thpt
Có đủ các mẫu giáo án theo c/v5512, c/v 4040, c/v 3280
Có đủ giáo án tất cả các môn học cho 3 bộ sách giáo khoa mới 
CÁNH DIỀU, KẾT NỐI TRI THỨC, CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_10_chu_de_1_bai_1_hien_thuc_lich_su_va_n.docx