Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nêu được vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với đời sống; biết cách sưu tầm, xử lí thông tin, sử liệu để học tập và khám phá lịch sử; biết vận dụng tri thức lịch sử để giải thích những vấn đề trong đời sống xã hội.

- Giải thích được sự cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời, cần quan tâm và tham gia các hoạt động tìm hiểu lịch sử, văn hoá.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

Tự chủ và tự học: Tìm hiểu được các vấn đề liên quan đến Tri thức lịch sử và cuộc sống.

Giao tiếp và hợp tác: Phối hợp cùng nhóm hoạt động tìm hiểu vấn đề, hoàn thành nhiệm vụ thầy, cô giáo; Trình bày được ý kiến của bản thân về các vấn đề sinh hoạt nhóm, cá nhân.

Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề; Lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất để giải quyết vấn đề do GV yêu cầu.

 

docx 7 trang Người đăng Văn Đô Ngày đăng 23/06/2023 Lượt xem 524Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn://
Ngày dạy://
BÀI 2: TRI THỨC LỊCH SỬ VÀ CUỘC SỐNG
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với đời sống; biết cách sưu tầm, xử lí thông tin, sử liệu để học tập và khám phá lịch sử; biết vận dụng tri thức lịch sử để giải thích những vấn đề trong đời sống xã hội.
Giải thích được sự cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời, cần quan tâm và tham gia các hoạt động tìm hiểu lịch sử, văn hoá.
2. Năng lực
Năng lực chung: 
Tự chủ và tự học: Tìm hiểu được các vấn đề liên quan đến Tri thức lịch sử và cuộc sống. 
Giao tiếp và hợp tác: Phối hợp cùng nhóm hoạt động tìm hiểu vấn đề, hoàn thành nhiệm vụ thầy, cô giáo; Trình bày được ý kiến của bản thân về các vấn đề sinh hoạt nhóm, cá nhân.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề; Lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất để giải quyết vấn đề do GV yêu cầu.
Năng lực riêng: 
Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử: Biết cách sưu tầm, thu thập, xử lí thông tin, sử liệu để học tập, khám phá lịch sử; Nêu được vai trò của tri thức lịch sử đối với đời sống của cá nhân và xã hội hiện đại thông qua ví dụ cụ thể.
Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Giải thích được được vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với đời sống của cá nhân và xã hội hiện đại thông qua ví dụ cụ thể; Phân biệt được sự khác nhau giữa tri thức lịch sử và kí ức lịch sử thông qua ví dụ cụ thể; Chỉ ra được mối quan hệ giữa tri thức lịch sử và kí ức lịch sử; Giải thích được sự cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời, cần quan tâm và tham gia các hoạt động tìm hiểu lịch sử, văn hoá; Quan tâm, yêu thích và tham gia các hoạt động tìm hiểu lịch sử, văn hoá của dân tộc Việt Nam và thế giới.
Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng: Đúc rút và vận dụng kinh nghiệm trong thực tế cuộc sống.
3. Phẩm chất
Trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc.
Yêu nước, ghi nhớ công ơn xây dựng đất nước của tổ tiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV, SBT Lịch sử 10, Giáo án.
Một số tư liệu gắn với nội dung bài học Tri thức lịch sử và cuộc sống
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Lịch sử 10. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Khơi dậy hứng thú cho HS học tập, tạo không khí vui vẻ khám phá bài mới và chuyển giao nhiệm vụ học tập.
b. Nội dung: GV nêu vấn đề, tổ chức cho HS chơi trò Ô chữ; HS vận dụng hiểu biết thức tế, kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. 
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho các ô chữ hàng ngang, tìm được ô chữ chủ đề có liên quan đến những trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu vân đề: Lịch sử dựng nước của Việt Nam luôn song hành cìmg lịch sử giữ nước. Rất nhiều bài học kiih nghiệm giữ nước chống ngoại xâm của cha ông ta đã đánh đổi bằng máu, xương, mô hôi, nước mắt để chúng ta có cuộc sông hôm nay. Chúng ta cùng ôn lại truyền thống hào hùng ấy qua những trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ô chữ. 
- GV nêu câu hỏi theo các ô chữ mà HS lựa chọn:
+ Ô số 1(13 chữ cái): Nơi điễn ra ba trận thuỷ chiến quan trọng thời Ngô, Tiên Lê và Trần.
+ Ô số 2 (17 chữ cái): Trận quyết chiến chiến lược trong khởi nghĩa Lam Sơn.
+ Ô số 3 (13 chữ cái): Trận đánh quyết định trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý.
+ Ô số 4 (14 chữ cái): Nguyễn Huệ đánh tan Xiêm trong trận đánh lịch sử nào?
+ Ô số 5 (11 chữ cái): Chiến thắng lịch sử ở Việt Nam buộc Pháp kí Hiệp định Geneva.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lựa chọn các ô chữ hàng ngang theo ý thích, vận dụng kiến thức, hiểu biết thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi. 
- HS tìm được ô chữ chủ đề. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS xung phong trả lời:
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
1
S
O
N
G
B
A
C
H
D
A
N
G
2
C
H
I
L
A
N
G
X
U
O
N
G
G
I
A
N
G
3
S
O
N
G
N
H
U
N
G
U
Y
E
T
4
R
A
C
H
G
A
M
X
O
A
I
M
U
T
5
D
I
E
N
B
I
E
N
P
H
U
Ô chữ chủ đề (chữ màu đỏ): BÀI HỌC LỊCH SỬ (Một trong những giá trị quan trọng của khoa học lịch sử). 
- GV mời đại HS khác nhận xét, trả lời câu hỏi (nếu có ý kiến khác). 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Lịch sử và cuộc sống là một quá trình phát triển mà hiện tại bắt đầu từ sự kế thừa, phát triển quá khứ và chuẩn bị cho tương lai. Lịch sử giữ vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Nhưng làm thế nào để khám phá lịch sử và tại sao phải học lịch sử suốt đời? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 2 : Tri thức lịch sử và cuộc sống. 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: 
- Khai thác, xử lí được thông tin, sử liệu 2.1, 2.2, Sách giáo khoa đề hiểu vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử.
- Nêu được vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với đời sống của cá nhân và xã hội hiện đại thông qua ví dụ cụ thể.
- Giải thích được được vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với đời sống của cá nhân và xã hội hiện đại thông qua ví dụ cụ thể.
- Nuôi dưỡng niềm say mê, yêu thích đối với lịch sử và văn hoá của dân tộc Việt Nam và của nhân loại.
- Biết vận dụng tri thức, kinh nghiệm lịch sử vào cuộc sống.
b. Nội dung: 
- GV nêu vần đề cho HS tìm hiểu 2 nội dung I.1, 2 SGK tr 9. 10
1. Tri thức lịch sử có vai tò, ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân và xã hội?
2. Theo em, quá khứ có mối quan hệ như thế nào với hiện tại và tương lai? Những bài học kinh nghiệm trong lịch sử có giá trị như thế nào?
3. Em hãy tìm hiểu và cho biết Chủ tịch Hồ Chí Minh dự báo những gì trong Di chúc?
- HS trả lời câu hỏi cá nhân, theo nhóm đôi. Từ đó rút ra kết luận vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử. 
c. Sản phẩm học tập: 
- Hoàn thành nhiệm vụ trao đổi nhóm đôi.
- Ghi được vào vở vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử. 
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ
- HS làm việc cá nhân, trao đổi nhóm đôi, đọc thông tin mục I.1, 2 để thực hiện nhiệm vụ GV đưa ra.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1-2 HS trình bày về vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). 
Bước 4 : Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chuyển sang nội dung mới.
1. Vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử
a. Vai trò
- Để lại cho đời sau những bài học kinh nghiệm quý giá, giúp con người nhận thức về cội nguồn, bản sắc của bản thân, gia đình, cộng đồng, dân tộc. 
à Đây là điều kiện cơ bản để giữ gìn và phát triển bản sắc văn hoá trong thời đại toàn cầu hoá.
- Là nền tảng vững chắc của truyền thống yêu nước, niềm tự hào, điểm tựa cho lòng tin vào sức mạnh của dân tộc. 
à Giúp con người khám phá và tiếp cận với nhiều nền văn hoá, văn minh của nhân loại. Giúp mỗi quốc gia dân tộc tự nhận thức chính mình.
Hoạt động 2: Học tập và khám phá lịch sử suốt đời
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: 
- Khai thác, xử lí được thông tin sử liệu 2.3 đến 2.5 để học tập, khám phá lịch sử.
- Chỉ ra được mối quan hệ giữa tri thức lịch sử và kí ức lịch sử.
- Giải thích được sự cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời, cần quan tâm và tham gia các hoạt động tìm hiểu lịch sử, văn hoá.
- Quan tâm, yêu thích và tham gia các hoạt động tìm hiểu lịch sử, văn hoá của dân tộc Việt Nam và thế giới.
- Nuôi dưỡng sự say mê, yêu thích đối với lịch sử và văn hoá của dân tộc Việt Nam và của nhân loại.
- Có ý thức trách nhiệm giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc.
b. Nội dung: 
- GV nêu vần đề cho HS tìm hiểu 2 nội dung II.1, 2 SGK tr 10, 11
1. Vì sao con người cần học tập và khám phá lịch sử suốt đời?
2. Tri thức lịch sử là gì? Vì sao khi nghiên cứu lịch sử phải thu thập thông tin, sử liệu?
c. Sản phẩm học tập: HS ghi được vào vở sự cần thiết của việc học tập, khám phá lịch sử suốt đời; thu thập thông tin, sử liệu, làm giàu tri thức lịch sử. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_10_bai_2_tri_thuc_lich_su_va_cuoc_song.docx