Giáo án môn Địa lí Lớp 10 - Chương trình cả năm theo mẫu mới

Giáo án môn Địa lí Lớp 10 - Chương trình cả năm theo mẫu mới

1.Về kiến thức:

Phân biệt được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ.

Cụ thể phương pháp: kí hiệu, kí hiệu đường chuyển động,chấm điểm,bản đồ-biểu đồ.

2.Về kĩ năng:

Nhận biết được một số phương pháp phổ biến để biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ và Atlát

3.Về thái độ: Thấy được sự cần thiết của bản đồ, Atlát trong học tập.

 

doc 117 trang Người đăng Thực Ngày đăng 28/05/2024 Lượt xem 102Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Địa lí Lớp 10 - Chương trình cả năm theo mẫu mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: BẢN ĐỒ
 TIẾT 1- BÀI 2: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÝ TRÊN BẢN ĐỒ
I.MỤC TIÊU:Sau bài học, học sinh cần:
1.Về kiến thức: 
Phân biệt được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ.
Cụ thể phương pháp: kí hiệu, kí hiệu đường chuyển động,chấm điểm,bản đồ-biểu đồ.
2.Về kĩ năng:
Nhận biết được một số phương pháp phổ biến để biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ và Atlát 
3.Về thái độ: Thấy được sự cần thiết của bản đồ, Atlát trong học tập.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÓ VIÊN VÀ HỌC SINH
- Các bản đồ: Kinh tế, khí hậu, khoáng sản, dân cư VN
- Át lát địa lý VN
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
 1. Ổn định lớp 
 2. Các hoạt động học tập 
A. Hoạt động khởi động (3 phút)
1. Mục tiêu
- Huy động một số kiến thức, kĩ năng đã học để tìm hiểu về cách biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.
- Nhằm tạo tình huống có vấn đề để kết nối với bài mới.
2. Phương pháp – kĩ thuật: Phát vấn, hoạt động theo cá nhân/ cả lớp.
3. Phương tiện: SGK, bản đồ .
4. Tiến trình hoạt động
A. Hoạt động khởi động (5 phút)
- GV treo bản đồ khí hậu, bản đồ dân cư, bản đồ tự nhiên và hướng dẫn học sinh quan sát, sau đó yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau
+ Trên các bản đồ đó thể hiện các đối tượng địa lí nào?
+ Dùng phương cách nào để thể hiện các đối tượng đó?
+ Vì sao người ta không đem các đối tượng đó lên bản đồ?
- HS thực hiện nhiệm vụ bằng cách ghi ra giấy nháp
- HS trả lời các câu hỏi
 - GV: nhận xét và vào bài mới: Các đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ thì dùng một số phương pháp và để hiểu rõ và cụ thể hơn thì chúng ta đi vào bài học hôm nay
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu phương pháp kí hiệu, đường chuyển động( 20 phút) 
1. Mục tiêu 
+ Kiến thức: HS biết khái niệm, ý nghĩa, các đối tượng thể hiện của phương pháp kí hiệu, đường chuyển động.
+ Kĩ năng:Sử dụng bản đồ.
+ Thái độ: quan tâm đến bản đồ khi học môn địa lí
+ Năng lực: Phân tích, đọc bản đồ
2. Phương pháp – kĩ thuật
+ Phát vấn, phương pháp sử dụng phương tiện trực quan.
+ Hoạt động theo thảo luận nhóm.
 3. Phương tiện: Bản đồ.
 4. Tiến trình hoạt động
 Hoạt động của GV và HS 
 Nội dung chính
Bước 1: -GV chia lớp 4 nhóm tìm hiểu
+ Nhóm 1,3: PP kí hiệu
+Nhóm 2,4: PP đường chuyển động
- GV HS q/sát b/đồ khí hậu VN, khoáng sản và các lược đồ trong sgk, cho biết:
+ Thế nào là PP kí hiệu, đường chuyển động
+ Ýnghĩa của PP kí hiệu, đường chuyển động
+ Các đối tượng nào được thể hiện qua các PP đó?
+ Đặc điểm của các phương pháp thể hiện đặc điểm gì của đối tượng
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: HS trả lời, HS khác bổ sung 
Bước 4: GV đánh giá, chốt kến thức và bổ sung thêm: Các ký hiệu đó được gọi là ngôn ngữ của bản đồ, từng ký hiệu được thể hiện trên bản đồ là cả một quá trình chọn lọc cho phù hợp với ND, mục đích, y/c và tỷ lệ mà bản đồ cho phép.
1. Phương pháp kí hiệu:
a. Đối tượng biểu hiện:
- Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể. 
- Kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng: TP, thị xã, nhà máy, TTCN....
b.Các dạng kí hiệu:
- Kí hiệu hình học.
- Kí hiệu chữ.
- Kí hiệu tượng hình.
c.Khả năng biểu hiện:
- Vị trí phân bố của đối tượng.
- Số lượng, quy mô, loại hình.
- Cấu trúc, chất lượng, động lực phát triển của đối tượng.
- VD: Các điểm dân cư, các hải cảng, mỏ khoáng sản...
2.PP kí hiệu đường chuyển động
a. Đối tượng biểu hiện:
Biểu hiện sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng địa lý 
b.Khả năng biểu hiện:
- Hướng di chuyển của đối tượng.
- Số lượng, khối lượng.
- Chất lượng, tốc độ của đối tượng.
- VD: Địa lý TN: hướng gió, bão, dòng biển; Địa lý KT-XH: sự vận chuyển hàng hoá, các luồng di dân...
Hoạt động 2: Tìm hiểu pp chấm điểm, bản đồ - biểu đồ
1. Mục tiêu 
+ Kiến thức: HS biết khái niệm, ý nghĩa, các đối tượng thể hiện của phương pháp kí hiệu, đường chuyển động.
+ Kĩ năng:Sử dụng bản đồ.
+ Thái độ: quan tâm đến bản đồ khi học môn địa lí
+ Năng lực: Phân tích, đọc bản đồ
2. Phương pháp – kĩ thuật Phát vấn, phương pháp sử dụng phương tiện trực quan. Hoạt động cá nhân.
 3. Phương tiện: Bản đồ.
 Hoạt động của GV, HS 
 Nội dung chính
- GV cho HS quan sát bản đồ treo tường và các bản đồ trong SGK cùng kênh chữ để trả lời các câu hỏi sau:
+ Các đối tượng nào được thể hiện trên bản đồ qua PP chấm điểm, bản đồ- biểu đồ
+ So sánh vị trí của đối tượng thể hiện trên bản đồ qua các pp này với pp kí hiệu
- HS suy nghĩ và trả lời
- GV nhận xét, chuẩn KT
3. Phương pháp chấm điểm:
a.Đối tượng biểu hiện: Biểu hiện các đối tượng phân bố không đồng đều bằng những điểm chấm có giá trị như nhau.
b.Khả năng biểu hiện:
- Sự phân bố của đối tượng.
- Số lượng của đối tượng.
- VD: Số dân, số đàn gia súc..
4. Phương pháp bản đồ, biểu đồ:
a. Đối tượng biểu hiện:
- Thể hiện giá trị tổng cộng của một hi địa lí trên một đơn vị lãnh thổ
- Các đối tượng phân bố trong những đơn vị lãnh thổ phân chia bằng các biểu đồ đặt trong các lãnh thổ. 
b.Khả năng biểu hiện:
 - Số lượng, chất lượng
 - Cơ cấu của đối tượng.
C. Vận dụng( 5phút)
1. Mục tiêu: Củng cố kiến thức, nội dung bài học
 2. Phương pháp – kĩ thuật
+ Phát vấn
+ Hoạt động cá nhân/ cả lớp
3. Phương tiện : bản đồ
4. Tiến trình hoạt động
- HS lên bảng chỉ trên bản đồ các đối tượng địa lý và nêu tên các PP biểu hiện chúng
- So sánh hai phương pháp kí hiệu và phương pháp kí hiệu đường chuyển động
D. Mở rộng: :(3phút
1. Mục tiêu: Liên hệ để khắc sâu kiến thức, chuẩn bị bài mới
 2. Phương pháp – kĩ thuật
+ Phát vấn
+ Hoạt động cá nhân/ cả lớp
3. Tiến trình hoạt động
-
- Coi bài mới
.
TIẾT 2 - BÀI 3: SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP, ĐỜI SỐNG
I.MỤC TIÊU:Sau bài học, học sinh cần:
1.Về kiến thức: 
- Thấy được sợ cần thiết của bản đồ trong học tập và đời sống.
- Hiểu và trình bày được phương pháp sử dụng bản đồ , Atlát Địa lý để tìm hiểu đặc điểm các đối tượng, hiện tượng, phân tích các mối quan hệ địa lý.
2.Về kĩ năng: Sử dụng bản đồ. 
3. Về thái độ: Thấy được sự cần thiết của bản đồ trong học tập.
4. Năng lực hình thành:
+ NL chung Giao tiếp, tư duy, làm chủ bản thân
+ NL chuyên biệt: Tìm kiếm và xử lý thông tin để thấy sự cần thiết của bản đồ Làm chủ bản thân: Quản lý thời gian, đảm nhận trách nhiệm..
II.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 
1.Giáo viên:SGK, SGV, bản đồ TG, châu Á, TL chuẩn kiến thức.
2.Học sinh:SGK , vở ghi
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Đặt vấn đề: ( 5’)
1. Mục tiêu
- Huy động một số kiến thức, kĩ năng đã học để biết được tầm quan trọng của bản đồ.
- Tạo hứng thú học tập thông qua hình ảnh
- Nhằm tạo tình huống có vấn đề để kết nối với bài mới.
2. Phương pháp – kĩ thuật: Phát vấn, hoạt động theo cá nhân/ cả lớp.
3. Phương tiện: Một số loại bản đồ.
4. Tiến trình hoạt động
- GV: Cho học sinh đọc một nội dung về sự phân bố dân cư trong SGK trang 93 và 94 và quan sát bản đồ phân bố dân cư trên thế giới sau đó yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau
+ Qua nội dung SGK, hãy nhận xét sự phân bố dân cư trên thế giới
+ Qua bản đồ , hãy nhận xét sự phân bố dân cư trên thế giới
+ Có thể học địa lí thông qua bản đồ được không, vì sao
- HS: nghiên cứu trả lời.
 - GV: nhận xét và vào bài mới
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò bản đồ trong học tập và đời sống
1. Mục tiêu 
+ Kiến thức: HS biết được tầm quan trọng của bản đồ.
+ Kĩ năng: liên hệ thực tế .
+ Thái độ: Nhận thức về việc sử dụng phương tiên trực quan để hình thành kiến thức.
2. Phương pháp – kĩ thuật
+ Phát vấn, phương pháp sử dụng phương tiện trực quan.
+ Hoạt động theo cá nhân.
 3. Phương tiện: bản đồ.
 4. Tiến trình hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh 
Nội dung chính
(HT: Cả lớp - thời gian: 20phút)
Bước 1: GV treo bản đồ châu Á để HS quan sát trả lời:
- Tìm trên bản đồ các dãy núi cao, các dòng sông lớn của châu Á ?
- Dựa vào bản đồ, hãy xác định khoảng cách từ LS đến HN ?
Bước 2: 
- 1 HS chỉ bản đồ =>trả lời câu hỏi 1
- 1 HS lên bảng tính kh/cách từ LS - HN
GV bổ sung cách tính KC trên bản đồ: thông qua tỷ lệ bản đồ: VD:K/cách 3cm trên b/đồ có tỷ lệ 1/6.000.000 ứng với bao nhiêu cm ngoài thực tế? 
CT: KC trên B/Đ x Mẫu số của tỷ lệ B/Đ
 => 3 × 6.000.000 =18.000.000cm =180km
Bước 3: HS trả lời và nhận xét 
Bước 4: GV kết luận, chuẩn kiến thức.
I.Vai trò của bản đồ trong HT và ĐS. 
1.Trong học tập:
- Bản đồ là phương tiện không thể thiếu trong học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lý tại lớp, ở nhà và trong làm bài kiểm tra.
- Qua bản đồ có thể xác định được vị trí của một địa điểm, đặc điểm của các đối tượng địa lý và biết được mối quan hệ giữa các thành phần địa lý....
2.Trong đời sống:
- B/đồ là phương tiện được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày
- Phục vụ cho các ngành kinh tế, quân sự...
+ Trong kinh tế: XD các công trình thuỷ lợi, làm đường GT..
+ Trong q.sự:XD phương án tác chiến
Hoạt động 2: Sử dụng bản đồ, Atlat trong học tập 
1. Mục tiêu 
+ Kiến thức: HS biết được cách sử dụng bản đồ.
+ Kĩ năng: liên hệ thực tế .
+ Thái độ: Nhận thức về việc sử dụng phương tiên trực quan để hình thành kiến thức.
2. Phương pháp – kĩ thuật
+ Phát vấn, phương pháp sử dụng phương tiện trực quan.
+ Hoạt động theo cá nhân.
 3. Phương tiện: bản đồ.
 4. Tiến trình hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh 
Nội dung chính
Bước 1: HS dựa vào sgk kết hợp với hiểu biết cá nhân, cho biết:
- Muốn sử dụng bản đồ có hiệu quả ta phải làm như thế nào? Tại sao?
- Lấy VD cụ thể để c/m.
Bước 2: HS trả lời, HS khác bổ sung => GV kết luận, chuẩn KT, ghi bảng (1)
Bước 3: GV cho HS nghiên cứu mqh giữa các đối tượng địa lý trên một bản đồ và nêu ra các ví dụ cụ thể
Bước 4: GV chuẩn kiến thức trên bản đồ, GV giải thích thêm:
- Hướng chảy, độ dốc của sông dựa vào đặc điểm địa hình, địa chất khu vực
- Sự phân bố CN dựa vào bản đồ GTVT, dân cư...
- Sự phân bố dân cư cũng phụ thuộc một phần vào các đặc điểm của địa hình và các yếu tố khác như sự phát triển của CN, GTVT...
II. Sử dụng bản đồ, Atlat trong học tập.
1. Một số v/đề cần lưu ý trong q/trình học tập địa lý trên cơ sở bản đồ.
a.Chọn bản đồ phải phù hợp với nội dung cần tìm hiểu.
b.Đọc bản đồ phải tìm hiểu tỉ lệ, kí hiệu của bản đồ.
c.X/định được phương hướng trên bản đồ.
- Dựa vào mạng lưới kinh,vĩ tuyến - Hoặc mũi tên chỉ hướng Bắc để xác định hướng Bắc (và các hướng còn lại).
2.Hiểu được mqh giữa các yếu tố địa lý trong bản đồ, Atlat.
- Dựa vào một bản đồ hoặc phối hợp nhiều bản đồ liên quan để phân tích các mối quan hệ, giải thích đặc điểm đối tượng.
- Atlat Địa lý là một tập các bản đồ, khi sử dụng thường phải kết hợp bản đồ ở nhiều trang Atlat có nội dung liên quan với nhau để tìm hiểu hoặc giải thích một đối tượng, hiện tượng địa lý. 

C. Vận dụng:(4phút)
1. Mục tiêu: Củng cố kiến thức, nội dung bài học
 2. Phương pháp – kĩ thuật
+ Phát vấn
+ Hoạt động cá nhân/ cả lớp
3. Phương tiện : bản đồ
4. Tiến trình hoạt động
1.Học sinh trả lời các câu hỏi trong sgk
2.Sử dụng bản đồ TN châu Á để xác định hướng chảy của m ... hương và ngoại thương .
- Kĩ năng: Phân tích bảng số liệu , các sơ đồ , hình ảnh để rút ra kiến thức, kỹ năng tính toán
- Thái độ: Quan tâm đến thị trường và những biến động của thị trường.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Đàm thoại gợi mở
- Kỹ thuật khai thác các phương tiện trực quan, các sơ đồ, biểu đồ
3. Các bước hoạt động 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Bước 1: Giáo viên lấy ví dụ về các hoạt động thương mại, cho học sinh quan sát các hình ảnh về hạot động thương mại
Bước 2 :GV nêu câu hỏi:
- Hãy nêu các vai trò của hoạt động thương mại
- Thế nào lànội thương và ngoại thương.Em hãy trình bày vai trò của nội thương và ngoại thương.
Bước 3 : Học sinh trả lời
Bước 4: Giáo viên chuẩn kiến thức

II- Ngành thương mại
1. Vai trò
- Khâu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, điều tiết sản xuất hướng dẫn tiêu dùng
+ Nội thương: trao đổi hàng hoá dịch vụ trong nước.
+ Ngoại thương: trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia.

Hình thức cả lớp 
Bước 1: GVhình thành cho HS khái niệm xuất nhập khấu:
Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 40.1 (Sách giáo khoa), tìm hiểu các giá trị của cán cân xuât nhập khẩu các nước và rút ra được các giá trị đó chính là mối quan hệ so sánh giữa giá trị xuất và giá trị nhập.
Bước 3: GV yêu cầu học sinh cho biết “thế nào là cán cân xuất nhập khẩu?”
- Thế nào là nhập siêu, là xuất siêu ?
Bước 4: Giáo viên chuẩn kiến thức

2. Cán cân xuất nhập khẩu và cơ cấu xuất nhập khẩu
a. Cán cân xuất nhập khẩu.
- Quan hệ giữa giá trị hàng xuất khẩu (kim ngạch xuất khẩu) và giá trị hàng nhập khẩu (kim ngạch nhập khẩu)
- Xuất khẩu > Nhập khẩu : Xuất siêu
- Xuất khẩu < Nhập khẩu: Nhập siêu 
b. Cơ cấu hàng xuất – nhập khẩu.
- Các nước đang phát triển: 
 + Xuất: Sản phẩm cây CN, lâm sản, nguyên liệu và khoáng sản.
+ Nhập: sản phẩm của CN chế biến, máy công cụ, lương thực, thực phẩm.
- Các nước phát triển: Ngược lại.

Hoạt động 3: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI
1. Mục tiêu 
- Kiến thức: Hiểu và trình bày được đặc điểm thị trường thế giới, các cường quốc về xuất, nhập khẩu thế giới.
- Kĩ năng: Phân tích bảng số liệu , các sơ đồ để rút ra kiến thức.
- Thái độ: 
Quan tâm đến thị trường và những biến động của thị trường.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học 
- Đàm thoại gợi mở
- Phương pháp khai thác phương tiện trực quan..
3. Các bước hoạt động 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Bước 1 : GV yêu cầu HS: - dựa vào hình 40, nhận xét về thị trường thế giới ?
- Dựa vào bảng 40.1 nhận xét về tình hình xuất nhập khẩu 1 số nước có ngoại thương phát triển .
Bước 2: Học sinh trả lời
Bước 3: Giáo viên chuẩn kiến thức

III. Đặc điểm của thị trường thế giới .
- Thị trường thế giới là một hệ thống toàn cầu.
- Khối lượng buôn bán trên thị trường thế giới tăng liên tục.
- Ba trung tâm buôn bán lớn nhất thế giới : Hoa kỳ ,Tây Âu , Nhật 
- Các cường quốc xuất, nhập khẩu : Hoa kỳ , đức , Nhật 

Hoạt động 4: HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP 
1. Củng cố :
Hãy chọn phương án đúng cho các câu sau:. Ba trung tâm kinh tế buôn bán lớn nhất hiện nay trên thế giới là:
A. Hoa Kì, Tây Âu và Nhật Bản.
B. Nhật Bản, Trung Mĩ và Anh.
C. Nam Mĩ, LB Nga và Đông Nam Á.
D. Hoa Kì, LB Đức và Tây Nam Á.
2. Kiểm tra, đánh giá 
Tính cán cân xuất nhập khẩu nước ta khi biết giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu.
 3.Chuẩn bị bài học tiếp theo
TIẾT 51 CHƯƠNG X: MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 
 BÀI 41: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I.Mục tiêu: 
1.Về kiến thức:
-Hiểu và trình bày được các khái niệm:môi trường,tài nguyên thiên nhiên.
-Tích hợp GDMT-TKNL:Khái niệm môi trường,các loại môi trường,mối quan hệ giữa môi trường và đời sống con người;Tài nguyên và phân loại tài nguyên 
2.Về kĩ năng: 
-Phân tích được số liệu,tranh ảnh về các vấn đề môi trường.
-Biết cách tìm hiểu một vấn đề môi trường ở địa phương.
-Tích hợp GDMT-NLTK:Phân tích mối quan hệ giữa con người với môi trường và TNTN,khai thác hợp lí TNTN phục vụ cuộc sống hàng ngày của con người
3.Về thái độ:Có ý thức bảo vệ tài nguyên,môi trường tốt hơn 
4. Định hướng các năng lực được hình thành:
- Năng lực giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác; năng lực ứng dụng CNTT.
- Năng lực liên hệ thực tế địa phương; sử dụng hình ảnh
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 
1.Giáo viên: Bài soạn,SGK,SGV,chuẩn kiến thức kĩ năng,hình ảnh (nếu có),....
2.Học sinh: SGK, vở ghi,... 
III.Hoạt động dạy và học:
1.Ổn định lớp/ 
Kiểm tra bài cũ:Phần câu hỏi bài tập trang 158 SGK(2p)
A.Hoạt động khởi động (5p)
Mục tiêu: 
- Huy động một số kiến thức, kĩ năng đã học về MT
- Tạo hứng thú học tập, giúp HS hiểu sơ bộ về MT và TNTN thông qua 1 số hình ảnh
- Nhằm tạo tình huống có vấn đề để kết nối với bài mới
Phương pháp-kĩ thuật
Phương tiện:
4. Tổ chức hoạt động:
B. Hình thành kiến thức.
 Hoạt động 1: Môi trường
Mục tiêu 
Hiểu và trình bày được khái niệm MT xung quanh , MT sống.
So sánh MTTN và MTNT
Phương pháp-kĩ thuật:
- Phương pháp phát ván
- Hình thức cá nhân
3. Phương tịên : máy chiếu và hình ảnh về MT và các loại TNTN
4. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của giáo viên và học sinh 
Nội dung chính
Tìm hiểu môi trường(HS làm việc cá nhân:12 phút)
Bước 1:GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và quan sát thực tế , nêu các khái niệm về :
*Môi trường xung quanh là gì? Cho VD 
*Môi trường sống là gì? Cho VD
*Môi trường tự nhiên là gì?
*Môi trường xã hội là gì?
*Môi trường nhân tạo là gì?Cho VD
* Bước 2 Hs thực hiện nhiệm vụ
*Bước 3 : HS trả loi và nhân xét 
*Bước 4:GV chuẩn kiến thức
I.Môi trường 
-Môi trường xung quanh (môi trường địa lí) là không gian bao quanh Trái Đất , có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
-Môi trường sống của con người là tất cả hoàn cảnh bao quanh con người có ảnh hưởng đến sự sống phát triển của con người.
-Môi trường sống của con người gồm:
+Môi trường tự nhiên: Gồm tất cả những gì thuộc về tự nhiên ở xung quanh con người,có mối quan hệ trực tiếp hay gián tiếp đến sự sinh trưởng,phát triển và tồn tại của con người
+Môi trường xã hội:Bao gồm các mối quan hệ xã hội trong sản xuất,trong phân phối,trong giao tiếp.
+Môi trường nhân tạo:Bao gồm các đối tượng lao động do con người sản xuất ra và chịu sự chi phối của con người.
Hoạt động 2. Chức năng của môi trường
1. Mục tiêu 
- Trình bày được chức năng của môi trường
- Chứng minh các chức năng của môi trường
- Vai trò của MT đối với sự phát triển XH loài người
- Kĩ năng chứng minh,nhận xét, phân tích...
2. Phương pháp_KT
- Phương pháp phát vấn , sử dụng hình ảnh để chứng minh 
 3.Phương tiện: hình ảnh về MT
	4. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của giáo viên và học sinh 
Nội dung chính
Tìm hiểu chức năng của môi trường(HS làm việc cả lớp:10 phút)
Bước 1:GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau đây:
+ MTTN có các chức năng nào?
+ Nêu Vai trò của MTTN?
+Vì sao môi trường tự nhiên lại không quyết định đến sự phát triển xã hội loài người?
+ Cho 1 số ví dụ chứng minh MTTN không đóng vai trò quyết định đến sự phát triển xã hội loài người?
Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ dưới sự gợi ý của GV
* Bước 3 : HS trả loi
* Bước 4 : GV nhận xét, chuẩn KT và mở rộng thêm....
* Lấy ví dụ ở Nhật Bản là nước nghèo tài nguyên nhưng vẫn là quốc gia phát triển hàng đầu thế giới.
Quan điểm duy vật địa lí cho rằng:MTTN là nhân tố quyết định đến sự phát triển xã hội quan niệm này không đúng,vì sự phát triển của MTTN chậm hơn sự phát triển của xã hội
(Là điều kiện thường xuyên và cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, là cơ sở vật chất của sự tồn tại xã hội,nhưng không có vai trò quyết định đến sự phát triển của xã hội
II.Chức năng của môi trường , vai trò của môi trường đối với sự phát triển xã hội loài người 
1.Chức năng 
-Là không gian sống của con người 
-Là nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên
-Là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra.
2.Vai trò của MTTN đối với sự phát triển xã hội loài người 
-Môi trường tự nhiên có vai trò rất quan trọng với xã hội loài người nhưng không có vai trò quyết định đến sự phát triển xã hội loài người
-Vai trò quyết định sự phát triển XH là phương thức SX bao gồm sức SX và quan hệ SX
Hoạt động 3: Tìm hiểu về TNTN
Mục tiêu 
Hiểu được khái niệm TNTN, sự phân loại TNTN
Tích hợp giáo dục MT
Phương thức
Phương pháp phân tích, so sánh , thảo luận nhóm.
3. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của giáo viên và học sinh 
Nội dung chính

*Tìm hiểu tài nguyên thiên nhiên(HS làm việc cá nhân:10 phút)
Bước 1:HS đọc SGK,nêu khái niệm tài nguyên thiên nhiên ‘
sự phân loại
Bước 2:HS thuc hiện
Bước 3 HS trao đổi
Bước 4:GV chuẩn kiến thức yêu cầu
* Tìm hiểu về Phân loại tài nguyên (Thảo luận nhóm )
Bước 1
-Nhóm 1 tìm hiểu phân loại theo thuộc tính tự nhiên
-Nhóm 2 tìm hiểu phân loại theo công dụng kinh tế
-Nhóm 3,4 tìm hiểu phân loại theo khả năng có thể bị hao kiệt trong quá trình sử dụng 
Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ dưới sự gợi ý của GV
* Bước 3 : HS trả loi
* Bước 4 : GV nhận xét, chuẩn KT và mở rộng thêm....
* Các nhóm trình bày lần lượt
*Hãy chứng minh rằng trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, số lượng các loại tài nguyên được bổ sung không ngừng
Trả lời:Từ khi biết trồng trọt:Đất trở thành tài nguyên quan trọng;khi công nghiệp ra đời,khoáng sản trở thành tài nguyên quan trọng
*Em hãy chứng minh rằng sự tiến bộ của khoa học và công nghệ có thể giúp con người giải quyết tình trạng bị đe dọa khan hiếm tài nguyên khoáng sản?
*Tích hợp GDMT-NLTK
Mối quan hệ giữa con người với môi trường và TNTN,khai thác hợp lí TNTN phục vụ cuộc sống hàng ngày của con người,GV lấy ví dụ cụ thể và phân tích ở địa phương.
III.Tài nguyên thiên nhiên
*Khái niệm: Là các thành phần của tự nhiên mà ở trình độ nhất định của sự phát triển lực lượng sản xuất chúng được sử dụng hoặc có thể được sử dụng làm phương tiện sản xuất và làm đối tượng tiêu dùng
*Phân loại:
-Theo thuộc tính tự nhiên:đất,nước,khí hậu,SV,KS 
-Theo công dụng kinh tế:tài nguyên nông nghiệp,CN,DL
-Theo khả năng có thể hao kiệt trong quá trình sử dụng của con người:
+Tài nguyên không khôi phục được:KS
+Tài nguyên khôi phục được:ĐTV,đất trồng 
+Tài nguyên không bị hao kiệt:NL mặt trời,không khí,nước 
Hoạt động 4. Luyện tập
1. Mục tiêu: Nhằm củng cố lại kiến thức đã học; rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành.
2. Phương thức: Hoạt động cá nhân
3. Tổ chức hoạt động (6p)
a) GV giao nhiệm vụ cho HS:
- Vẽ sơ đồ tư duy về phân loại tài nguyên, khái quát về bài học.
b) Hs thực hiện tại lớp khắc sâu kiêns thức vừa học
Hoạt động 5. Vận dụng (5p)- Mở rộng
1. Mục tiêu: : giúp HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học được vào một vấn đề cụ thể của thực tiễn ở địa phương mình sống về vấn đề MT
2. Nội dung: : GV hướng dẫn HS tự đặt vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng về vấn đề MT và TNTN
3. Đánh giá GV khuyến khích, động viên các HS .
TIẾT 52- MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
TIẾT 53: ÔN TẬP
TIẾT 54 THI
TIẾT 55 TRẢ BÀITHI

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_dia_li_lop_10_chuong_trinh_ca_nam_theo_mau_moi.doc