Giáo án môn Hóa học lớp 10 - Tiết 27 đến tiết 32

Giáo án môn Hóa học lớp 10 - Tiết 27 đến tiết 32

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS nắm vững:

- Liên kết ion, liên kết cộng hoá trị

- Sự hình thành một số loại phân tử

- Đặc điểm cấu trúc và liên kết của 3 loại tinh thể.

2. Kĩ năng:

- Xác định hoá trị và số oxi hoá của nguyên tố trong hợp chất và đơn chất.

- Dùng hiệu độ âm điện để phân loại 1 cách tương đối loại liên kết hoá học.

3. Thái độ: Chăm chỉ, tích cực trong học tập.

II. CHUẨN BỊ

GV: Chuẩn bị nội dung luyện tập

HS : Ôn lại kiến thức của chương .

III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:

 

doc 19 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 1669Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học lớp 10 - Tiết 27 đến tiết 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy
Lớp
Sỹ số
Học sinh vắng mặt
A6
A7
Tiết 27
Bài 16. Luyện tập
 Liên kết hoá học
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS nắm vững:
- Liên kết ion, liên kết cộng hoá trị
- Sự hình thành một số loại phân tử
- Đặc điểm cấu trúc và liên kết của 3 loại tinh thể.
2. Kĩ năng: 
- Xác định hoá trị và số oxi hoá của nguyên tố trong hợp chất và đơn chất.
- Dùng hiệu độ âm điện để phân loại 1 cách tương đối loại liên kết hoá học.
3. Thái độ: Chăm chỉ, tích cực trong học tập. 
II. chuẩn bị 
GV: Chuẩn bị nội dung luyện tập
HS : ễn lại kiến thức của chương .
III. Tiến trình giảng dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: 
Kết hợp trong quá trình luyện tập
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1. 
GV. Tổ chức cho HS thảo luận Bài tập 2(sgk):
 Sự giống nhau và khác nhau của 3 loại liên kết: liên kết ion, liên kết cộng hoá trị có cực và liên kết cộng hoá trị không cực?
HS: Phỏt biểu xõy dựng bảng.
I – Liên kết hoá học
Bài 2 (sgk).
Loại liên kết	Liên kết ion	Liên kết cộng hoá trị
	Không cực	có cực
Giống nhau về mục đích	Các nguyên tử kết hợp với nhau để tạo ra cho mỗi nguyên tử lớp e ngoài cùng bền vững giống cấu trúc của khí hiếm (2e hoặc 8e).
Khác nhau về cách hình thành liên kết	Dùng chung e. Cặp e không bị lệch.	Dùng chung e. Cặp e bị lệch về phía nguyên tử có ĐAĐ lớn hơn.	Cho và nhận e.
Thường tạo nên	Giữa các ng. tử của cùng 1 ng. tố phi kim.	Giữa các phi kim mạnh yếu khác nhau.	Giữa kim loại và phi kim.
Nhận xét	Liên kết cộng hoá trị có cực là dạng trung gian giữa liên kết ion và liên kết cộng hoá trị không cực.
Hoạt động 2. 
GV. Tổ chức cho HS thảo luận vấn đề mạng tinh thể bằng cỏch : So sánh tinh thể ion, tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử ?
II – Mạng tinh thể
	Tinh thể ion	Tinh thể nguyên tử	Tinh thể phân tử
Khái niệm	Các cation và anion được phân bố luân phiên đều đặn ở các điểm nút của mạng tinh thể ion.	ở các điểm nút của mạng tinh thể là những nguyên tử.	ở các điểm nút của mạng tinh thể là những phân tử.
Lực liên kết	Các ion mang điện tích trái dấu hút nhau bằng lực hút tĩnh điện. Lực này lớn.	Các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết cộng hoá trị. Lực này rất lớn.	Các phân tử liên kết với nhau bằng lực tương tác yếu giữa các phân tử.
Đặc tính	Bền. khá rắn, khó bay hơi, khó nóng chảy.	Bền, khá cứng, khó bay hơi, khó nóng chảy.	Không bền, dễ nóng chảy, dễ bay hơi.
GV. Cho HS làm bài tập 6 (sgk).
HS: 
GV: Nhận xột- kết luận
Bài tập 6 .
a) Tinh thể ion : CsBr, CsCl, NaCl, MgO
Tinh thể nguyên tử : kim cương
Tinh thể phân tử : iot, nước đá, cacbon đioxit, băng phiến
b) So sánh tonc của 3 loại tinh thể :
- Tinh thể ion : khó nóng chảy.
- Tinh thể nguyên tử : khó nóng chảy
- Tinh thể phân tử : dễ nóng chảy.
c) Không có tinh thể nào dẫn điện ở trạng thái rắn. Khi nóng chảy hoặc khi hoà tan trong nước đ tinh thể ion dẫn điện.
Hoạt động 3.
GV. Tổ chức cho HS thảo luận về vấn đề điện húa trị bằng cỏch cho HS làm bài tập 7( sgk).
HS: 
GV: Nhận xột- kết luận
III – Điện hoá trị 
Bài tập 7.
Điện hoá trị của các nguyên tố nhóm VIA, VIIA trong các hợp chất với các nguyên tố nhóm IA :
Các nguyên tố kim loại thuộc nhóm IA có số e ở lớp ngoài cùng là 1 đ có thể nhường đi 1e đ có điện hoá trị là 1+ .
Các nguyên tố phi kim thuộc nhóm VIA, VIIA có số e ở lớp ngoài cùng là 6,7 đ có thể nhận thêm 2 hay 1e đ có điện hoá trị là 2-, 1- .
Hoạt động 1.
 GV. Tổ chức cho HS thảo luận về húa trị của oxi và hidro bằng bài tập 8 (sgk).
HS: 
GV: Nhận xột- kết luận
IV – Hoá trị cao nhất với oxi và hoá trị với hidro
Bài tập 8.
Dựa vào vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn để xác định.
a) Những nguyên tố nào có cùng hoá trị trong oxit cao nhất : Si, P, Cl, S, C, N, Se, Br
b) Những nguyên tố nào có cùng hoá trị trong hợp chất khí với hidro : P, S, F, Si, Cl, N, As, Te
a) Những nguyên tố có cùng hoá trị trong oxit cao nhất :
RO2	R2O3	RO3	R2O7
Si, C	P, N	S, Se	Cl, Br
b) Những nguyên tố có cùng hoá trị trong hợp chất khí với hidro :
RH4	RH3	RH2	RH
Si	P, N, As	S, Te	Cl, F
3. Củng cố :
 GV. Hệ thống các kiến thức cần nhớ trong mỗi phần.
- Liờn kết húa học.
- Mạng tinh thể.
- Điện húa trị
- Húa trị cao nhất với oxi và húa trị với hiđro.
4. Dặn dò : 
- Học bài và hoàn thành cỏc bài tập trờn.
- Chuẩn bị luyện tập tiếp.
Ngày dạy
Lớp
Sỹ số
Học sinh vắng mặt
A6
A7
Tiết 28
Bài 16. Luyện tập
 Liên kết hoá học (Tiếp)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS nắm vững:
- Liên kết ion, liên kết cộng hoá trị
- Sự hình thành một số loại phân tử
- Đặc điểm cấu trúc và liên kết của 3 loại tinh thể.
2. Kĩ năng: 
- Xác định hoá trị và số oxi hoá của nguyên tố trong hợp chất và đơn chất.
- Dùng hiệu độ âm điện để phân loại 1 cách tương đối loại liên kết hoá học.
3. Thái độ: Chăm chỉ, tích cực trong học tập. 
II. chuẩn bị 
GV: Chuẩn bị nội dung luyện tập
HS : ễn lại kiến thức của chương .
III. Tiến trình giảng dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: 
Kết hợp trong quá trình luyện tập
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1. 
V – Số oxi hoá
GV. Tổ chức cho HS thảo luận về số oxi húa bằng bài tập 9 (sgk).
HS: 
GV: Nhận xột- kết luận
Bài tập 9. 
Xác định số oxi hoá của Mn, Cr, Cl, P, N, S, C, Br
a) Trong phân tử:
b) Trong ion:
Hoạt động 3. 
GV. Tổ chức cho thảo luận về độ õm điện và hiệu độ õm điện .
? Nhắc lại quan hệ giữa ĐÂĐ và hiệu ĐÂĐ. 
HS:
GV. Cho HS làm bài tập 3 (sgk).
HS: 
GV: Nhận xột- kết luận
VI – Độ âm điện và hiệu độ âm điện 
Bài tập 3.
Phân tử	Hiệu ĐAĐ	Loại liên kết
Na2O	2,51	Liên kết ion
MgO	2,13	
Al2O3	1,83	
SiO2	1,54	Liên kết CHT có cực
P2O5	1,25	
SO3	0,86	
Cl2O7	0,28	Liên kết CHT không cực
GV. Cho HS làm bài tập 3 (sgk).
HS: 
GV: Nhận xột- kết luận
Bài tập 4. a) 
F	O	Cl	N
 = 3,98	 = 3,44	 = 3,16	 = 3,04
 Tính phi kim giảm dần
b) Viết CTCT của các phân tử, xét loại liên kết
Phân
tử	N2	CH4	H2O	NH3
CT
CT	
Hiệu ĐAĐ	0	0,35	1,24	0,84
L kết	CHT không cực	CHT có cực
Hoạt động 4. 
GV. Tổ chức cho HS làm cỏc bài tập cũn lại trong sgk. 
GV. Cho HS làm bài tập1 (sgk).
HS :
GV. Nhận xột – Bổ xung
VII – Một số dạng bài tập
Bài tập 1 .
Na đ Na+ + 1 e Mg đ Mg2+ + 2 e
(2,8,2) (2,8)	 (2,8,1) (2,8)
Al đ Al3+ + 3 e	 Cl + 1 e đ Cl-
(2,8,3) (2,8)	 (2,8,7) (2,8,8)
S + 2 e đ S2-	 O + 2 e đ O2-
(2,8,6) (2,8,8)	 (2,6) (2,8)
GV. Cho HS làm bài tập 5 (sgk).
HS :
GV. Nhận xột – Bổ xung
Bài tập 5 . 
Nguyên tử có cấu hình e là 1s22s22p3
Tổng số e = 7 đ STT nguyên tố là 7.
Có 2 lớp e đ nguyên tố thuộc chu kì 2.
Nguyên tố p, có 5e lớp ngoài cùng đ nguyên tố thuộc nhóm VA. Đó là nitơ.
CTPT của hợp chất khí với hidro là NH3.
CT e và CTCT của phân tử :
- Ôn lại : Phản ứng oxi hoá khử (lớp 9).
- Cỏch xỏc định số oxi húa.
Ngày dạy
Lớp
Sỹ số
Học sinh vắng mặt
10A6
10A7
Chương 4
Tiết 29
PHẢN ỨNG OXI HểA – KHỬ
i. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS biết:
-Phản ứng oxi hoá khử là pư trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của 1 số nguyên tố.
-Chất khử (chất bị oxi hoá ) là chất nhường e, chất oxi hoá (chất bị khử) là chất thu e.
-Quá trình oxi hoá (sự oxi hoá) là quá trình nhường e, quá trình khử (sự khử) là quá trình thu e.
- Cỏc bước lập phương trỡnh của phản ứng oxi húa – khử, ý nghĩa của phản ứng oxi húa – khử trong thực tiễn.
2. Kĩ năng: 
- Phõn biệt được chất oxi húa và chất khử, sự oxi húa và sự khử trong cỏc phản ứng oxi húa – khử.
- Lập được phương trỡnh của phản ứng oxi húa- khử dựa vào số oxi húa (cõn bằng theo phương phỏp thăng bằng e).
3. Thái độ: 
-Nhận thức đựơc tầm quan trọng của việc nắm vững kiến thức về phản ứng oxi hoá khử đối với sản xuất hoá học và môi trường.
ii. chuẩn bị 
GV: Giáo án, SGK, SGV.
HS : ễn pư oxi hoá khử (lớp 9); khái niệm số oxi hoá và các quy tắc xác định số oxi hoá.
iii. Tiến trình giảng dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: 
Không kiểm tra
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1. 
Hình thành quan niệm mới về sự oxi hoá.
Gv. Nhắc lại định nghĩa sự oxi hoá ? 
HS. Sự tác dụng của oxi với 1 chất là sự oxi hoá.
GV. Hướng dẫn HS phân tích ví dụ.
- Xác định số oxi hoá của Mg và O trước và sau pư.
HS.
- Nhận xét về sự thay đổi số oxi hoá của Mg, chỉ ra bản chất . 
HS.
GV. Đưa ra ĐN mới. 
I - Định nghĩa :
Ví dụ 1.
Trước pư, Mg có số oxi hoá 0 , sau pư là +2 (tăng).
ở phản ứng này, Mg nhường e : 
Quá trình Mg nhường e là quá trình oxi hoá Mg (sự oxi hoá Mg).
=>Quá trình oxi hoá (sự oxi hoá) là quá trình nhường e.
Hoạt động 2. 
Hình thành quan niệm mới về sự khử.
GV. Nhắc lại định nghĩa sự khử ?
HS.
GV. Hướng dẫn HS phân tích ví dụ.
- Xác định số oxi hoá của Cu và H trước và sau pư?
- Nhận xét về sự thay đổi số oxi hoá của Cu, chỉ ra bản chất ?
HS. 
GV. Đưa ra ĐN mới.
Ví dụ 2.
Trước pư, Cu có số oxi hoá +2 , sau pư là 0 (giảm).
ở phản ứng này, Cu+2 thu e : 
Quá trình Cu+2 thu e  là quá trình khử Cu2+(sự khử Cu2+).
=>Quá trình khử (sự khử) là quá trình thu e.
Hoạt động 3. 
Hình thành quan niệm mới về chất oxi hoá, chất khử.
GV. Nhắc lại quan niệm cũ.
HS.
GV. -Chỉ ra bản chất của chất oxi hoá, chất khử.
 -Nêu ĐN mới.
ở phản ứng (1) , oxi là chất oxi hoá, Mg là chất khử.
ở pư (2), CuO là chất oxi hoá, Hidro là chất khử.
=>Chất khử (chất bị oxi hoá ) là chất nhường e.
Chất oxi hoá (chất bị khử) là chất thu e.
Hoạt động 4.
 Hình thành quan niệm mới về phản ứng oxi hoá - khử.
GV. Lấy ví dụ về pư không có oxi tham gia.
HS. Xác định số oxi hoá của các nguyên tố trước và sau pư. So sánh các pư (3,4,5) với các pư (1,2) về bản chất (sự chuyển e và có sự thay đổi số oxi hoá).
Rút ra ĐN mới.
GV lưu ý : sự oxi hoá và sự khử là 2 quá trình trái ngược nhau nhưng diễn ra đồng thời trong 1 pư.
Ví dụ 3
.
Phản ứng oxi hoá khử là phản ứng hóa học trong đó có sự chuyển e giữa các chất pư.
Hay :
Phản ứng oxi hoá khử là pư trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của 1 số nguyên tố.
3. Củng cố : 
GV. Hệ thống kiến thức của bài :
- Khái niệm sự oxi hoá , sự khử.
-Khỏi niệm chất oxi hoá, chất khử .
-Khỏi niệm phản ứng oxi hoá - khử
4. Dặn dò : 
- Học bài và làm bài tập sgk 1,2,3,4,5,6 trang 82,83
- Chuẩn bị bài phản ứng oxi húa – khử ( tiếp ).
Ngày dạy
Lớp
Sỹ số
Học sinh vắng mặt
10A6
10A7
Tiết 30
PHẢN ỨNG OXI HểA – KHỬ (tiếp)
i. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS biết:
-Phản ứng oxi hoá khử là pư trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của 1 số nguyên tố.
-Chất khử (chất bị oxi hoá ) là chất nhường e, chất oxi hoá (chất bị khử) là chất thu e.
-Quá trình oxi hoá (sự oxi hoá) là quá trình nhường e, quá trình khử (sự khử) là quá trình thu e.
- Cỏc bước lập phương trỡnh của phản ứng oxi húa – khử, ý nghĩa của phản ứng oxi húa – khử trong thực tiễn.
2. Kĩ năng: 
- Phõn biệt được chất oxi húa và chất khử, sự oxi húa và sự khử trong cỏc phản ứng oxi húa – khử.
- Lập được phương trỡnh của phản ứng oxi húa- khử dựa vào số oxi húa (cõn bằng theo phương phỏp thăng bằng e).
3. Thái độ: 
-Nhận thức đựơc tầm quan trọng của việc nắm vững kiến thức về phản ứng oxi hoá khử đối với sản xuất hoá học và môi trường.
ii. chuẩn bị 
GV: Giáo án, SGK, SGV.
HS : ễn pư oxi hoá khử (lớp 9); khái niệm số oxi hoá và các quy tắc xác định số oxi hoá.
iii. Tiến trình giảng dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: 
 Cho phản ứng: 4NH3 + 5O2 4NO + 6H2O
Xác chất oxi hoá, chất khử ? Quá trình oxi hoá, quá trình khử ? 
Nêu định nghĩa phản ứng oxi hoá khử ?
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1. 
GV. Lấy ví dụ và phân tích các bước để cân bằng phản ứng. 
HS : Xác định số oxi hoá của photpho, oxi trong pư đ chất oxi hoá và chất khử.
HS : Viết các quá trình oxi hoá và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình.
- GV hướng dẫn HS tìm hệ số thích hợp cho chất oxi hoá và chất khử sao cho tổng số e do chất khử nhường bằng tổng số e do chất oxi hoá nhận.
- GV hướng dẫn HS đặt các hệ số của chất oxi hoá và chất khử vào sơ đồ pư đ kiểm tra lại.
II – Lập phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá - khử.
Ví dụ 1. Lập PTHH của pư P cháy trong O2 tạo ra P2O5 theo sơ đồ pư : P + O2 đ P2O5
Bước 1. Xác định số oxi hoá của các nguyên tố trong pư để tìm chất oxi hoá và chất khử.
Số oxi hoá của P tăng từ 0 đến +5: P là chất khử.
Số oxi hoá của O giảm từ 0 đến -2: O2 là chất oxi hoá
Bước 2. Viết quá trình oxi hoá và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình.
Bước 3. Tìm hệ số thích hợp cho chất oxi hoá và chất khử sao cho tổng số e do chất khử nhường bằng tổng số e do chất oxi hoá nhận.
Bước 4. Đặt các hệ số của chất oxi hoá và chất khử vào sơ đồ pư, từ đó tính ra hệ số của các chất khác có mặt trong PTHH. Kiểm tra cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố và cân bằng điện tích 2 vế để hoàn tất việc lập PTHH của pư.
4P + 5O2 đ 2P2O5
Hoạt động 2. 
GV lấy ví dụ. 
HS tiến hành lập phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá - khử theo 4 bước.
Ví dụ 2.
 Lập PTHH của pư khí cacbon mono oxit khử sắt (III) oxit ở nhiệt độ cao thành sắt và cacbon đioxit theo sơ đồ pư : 
Fe2O3 + CO đ Fe + CO2
Bước 1. 
Số oxi hoá của sắt giảm từ +3 đến 0: Fe3+ (trong Fe2O3) là chất oxi hoá.
Số oxi hoá của cacbon tăng từ +2 đến +4: C+2 (trong CO) là chất khử.
Bước 2. 
Bước 3. 
Bước 4. 
Fe2O3 + 3CO đ 2Fe + 3CO2
Hoạt động 3. 
Dùng phương pháp đàm thoại gợi mở để HS tự tìm ra được những pư oxi hoá khử có ý nghĩa trong tự nhiên, trong đời sống và trong sản xuất.
HS tham khảo SGK trang 82.
III – ý nghĩa của phản ứng oxi hoá khử trong thực tiễn
SGK trang 82.
4. Củng cố :
Hướng dẫn giải bài tập 
Bài tập 7.
a) MnO2 + 4HCl đ MnCl2 + Cl2 + 2H2O
b) Cu + 4HNO3 đặc Cu(NO3)2 + 2NO2 ư + 2H2O
c) 3Mg + 4H2SO4 đặc 3MgSO4 + S + 4H2O
5. Dặn dò : 
- Học bài và làm cỏc bài tập (trang 83).
- Chuẩn bị trước bài phõn loại phản ứng húa học vụ cơ.	
-------------------------------------------------------------
Ngày dạy
Lớp
Sỹ số
Học sinh vắng mặt
10A6
10A7
	Tiết 31
 PHÂN LOẠI PHẢN ỨNG TRONG HểA HỌC Vễ CƠ
i. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS biết:
- Cỏc phản ứng húa học được chia thành 2 loại: Phản ứng oxi húa – khử và phản ứng khụng phải là phản ứng oxi húa – khử.
2. Kĩ năng: 
- Nhận biết được phản ứng thuộc loại phản ứng oxi húa – khử dựa vào sự thay đổi số oxi húa của cỏc nguyờn tố.
3. Thái độ: 
-Tích cực tìm hiểu kiến thức khoa học.
ii. chuẩn bị 
Gv. Giỏo ỏn, sgk, sgv.
HS : ễn phản ứng hoá hợp; phản ứng phân huỷ; phản ứng thế; phản ứng trao đổi (lớp 8,9); pư oxi hoá khử ;
III. Tiến trình giảng dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: 
 Kết hợp trong quá trình giảng dạy bài mới
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1. Phõn loại phản ứng trong húa học vụ cơ.
I – Phản ứng có sự thay đổi số oxi hoá và phản ứng không có sự thay đổi số oxi hoá
GV. Cho hs nhắc lại đ/n phản ứng húa hợp ?
HS. 
GV. Lấy 2 ví dụ minh hoạ.
HS. Xác định số oxi hoá của các nguyên tố trước và sau pư.
Gv.Cho hs rút ra kết luận.
HS:
1. Phản ứng hoá hợp
Ví dụ 1.
đ Trong pư:
Số oxi hoá của H tăng từ 0 đến +1
Số oxi hoá của O giảm từ 0 đến -1.
Ví dụ 2.
đ Trong pư không có sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố.
Kết luận: trong pư hoá hợp số oxi hoá của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi.
Hoạt động 2.
GV. Cho hs nhắc lại định nghĩa pư phân huỷ.
HS. 
GV. Lấy 2 ví dụ minh hoạ.
Cho hs xác định số oxi hoá của các nguyên tố trước và sau pư?
HS.
Gv. Cho hs rút ra kết luận.
HS.
2. Phản ứng phân huỷ
Ví dụ 1.
đ Trong pư:
Số oxi hoá của O tăng từ -2 đến 0
Số oxi hoá của Cl giảm từ +5 đến -1.
Ví dụ 2.
đ Trong pư không có sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố.
Kết luận: trong pư phân huỷ số oxi hoá của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi.
Hoạt động 3.
Gv. Cho hs nhắc lại định nghĩa pư thế.
HS. 
GV. Lấy 2 ví dụ minh hoạ, cho hs xác định số oxi hoá của các nguyên tố trước và sau pư?
HS:
GV. Cho hs rút ra kết luận.
HS.
3. Phản ứng thế
Ví dụ 1.
đ Trong pư:
Số oxi hoá của Cu tăng từ 0 đến +2
Số oxi hoá của Ag giảm từ +1 đến 0.
Ví dụ 2.
đ Trong pư:
Số oxi hoá của Zn tăng từ 0 đến +2
Số oxi hoá của H giảm từ +1 đến 0.
Kết luận: trong hoá học vô cơ, pư thế bao giờ cũng có sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố.
Hoạt động 4.
Gv. Cho hs nhắc lại định nghĩa pư trao đổi?
HS. 
GV. Lấy 2 ví dụ minh hoạ, cho hs xác định số oxi hoá của các nguyên tố trước và sau pư?
HS:
GV. Cho hs rút ra kết luận.
HS. 
4. Phản ứng trao đổi
Ví dụ 1.
Ví dụ 2.
đ Trong 2 pư không có sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố.
Kết luận: trong pư trao đổi, số oxi hoá của các nguyên tố không thay đổi.
Hoạt động 5.
 Gv.( ?) Việc chia pư thành phản ứng hoá hợp, pư phân huỷ , pư thế, pư trao đổi là dựa vào cơ sở nào ?
HS ;
GV. Gợi ý : dựa vào số lượng chất tham gia và tạo thành sau pư
GV. Hướng dẫn HS lập sơ đồ phân loại theo hệ thống câu hỏi :
( ?) Nếu lấy cơ sở số oxi hoá thì có thể chia các pư hoá học thành mấy loại
HS : 2 loại
pư có sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố
pư không có sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố
( ?) Những pư nào thuộc loại pư oxi hoá khử, những pư nào ko thuộc loại pư oxi hoá khử
GV bổ sung : dựa trên cơ sở sự thay đổi số oxi hoá thì việc phân loại sẽ thực chất hơn so với việc phân loại dựa trên số lượng chất trước và sau pư.
II – Kết luận
3. Củng cố : 
Gv. Hệ thống lại toàn bài.
- Phõn loại phản ứng trong húa học vụ cơ.
+ Phản ứng hoá hợp
+ Phản ứng phân huỷ
+ Phản ứng thế
+ Phản ứng trao đổi
GV. Cho hs làm bài tập
Bài tập 5 .SGK.
Các phản ứng c,e,g là phản ứng oxi hoá khử vì trong pư có sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố.
4. Dặn dò: 
- Học bài và hoàn thành cỏc bài tập 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 trang 86,87
- Chuẩn bị luyện tập.
-------------------------------------------------------------
Ngày dạy
Lớp
Sỹ số
Học sinh vắng mặt
10A6
10A7
Tiết 32
Luyện tập
PHẢN ỨNG OXI HểA – KHỬ
i. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- HS nắm vững các khái niệm : Sự khử, sự oxi hoá, chất khử, chất oxi hoá và phản ứng oxi hoá khử trên cơ sở kiến thức về cấu tạo nguyên tử, định luật tuần hoàn, liên kết hoá học và số oxi hoá.
- HS vận dụng : nhận biết phản ứng oxi hoá khử, xác định chất oxi hoá, chất khử, các quá trình oxi hoá , quá trình khử, phân loại phản ứng hoá học.
2. Kĩ năng: 
- Củng cố và phát triển kĩ năng xác định số oxi hoá của các nguyên tố.
- Rèn luyện kĩ năng nhận biết phản ứng oxi hoá khử, chất oxi hoá , chất khử, chất tạo môi trường cho phản ứng.
3. Thái độ: tinh thần hợp tác hoạt động nhóm và thái độ tích cực trong học tập.
ii. chuẩn bị 
GV: Giỏo ỏn, sgk, sgv, sbt.
HS: ễn lại kiến thức, xem trước bài.
III. Tiến trình giảng dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: 
Kết hợp trong quá trình giảng dạy bài mới
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1. Phản ứng oxi húa – khử.
Gv. Sử dụng cỏc cõu hỏi sau :
- Sự oxi hoá là gì ? Sự khử là gì?
- Chất oxi hoá là gì? chất khử là gì?
- Phản ứng oxi hoá khử là gì?
HS:
GV. Kết luận
GV. Cho hs làm bài tập 4 ( SGK).
HS:
GV. Nhận xột – Bổ xung
I – Kiến thức cần nắm vững
A. Phản ứng oxi hoá khử
1. Sự oxi hoá là sự nhường e, là sự tăng số oxi hoá.
Sự khử là sự thu e, là sự giảm số oxi hoá.
2. Sự oxi hoá và sự khử là 2 quá trình có bản chất trái ngược nhau nhưng xảy ra đồng thời trong một phản ứng. Đó là pư oxi hoá khử.
3.chất khử là chất nhường e, là chất chứa nguyên tố có số oxi hoá tăng sau phản ứng.
Chất oxi hoá là chất thu e, là chất chứa nguyên tố có số oxi hoágiảm sau phản ứng.
4. Phản ứng oxi hoá khử là phản ứng hóa học trong đó có sự chuyển e giữa các chất pư.
Hay :Phản ứng oxi hoá khử là pư trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của 1 số nguyên tố.
Bài 4.
Câu đúng: 
a, Sự oxi hoá 1 nguyên tố là sự lấy bớt e của nguyên tố đó, làm cho số oxi hoá của nó tăng lên.
c, Sự khử 1 nguyên tố là sự thu thêm e của nguyên tố đó, làm cho số oxi hoá của nó giảm xuống.
Câu sai: 
b, Chất oxi hoá là chất thu e, là chất chứa nguyên tố mà số oxi hoá của nó tăng lên sau phản ứng.
d, Chất khử là chất thu e, là chất chứa nguyên tố mà số oxi hoá của nó giảm xuống sau phản ứng.
Hoạt động 2. Phân loại phản ứng hoá học
GV.
- Dựa vào số oxi hoá người ta chia phản ứng hoá học làm mấy loại? Cho ví dụ?
HS:
-GV. Cho hs làm bài tập 1, 2,3 – SGK.
HS: 
GV. Nhận xột
B. Phân loại phản ứng hoá học
-Dựa vào số oxi hoá người ta chia các phản ứng hoá học thành 2 loại: 
Phản ứng oxi hoá khử .
Phản ứng không thuộc loại phản ứng oxi
hoá khử.
Bài 1. D . Phản ứng trao đổi
Bài 2. C. Phản ứng thế trong hoá vô cơ
Bài 3. D. x =3
Hoạt động 3. - Bài tập
GV. Tổ chức cho HS làm BT5 – SGK.
(?) Xác định số oxi hoá của các nguyên tố: N, Cl, Mn, Cr, S
HS:
GV. Nhận xột – Bổ xung
II - Bài tập
Bài 5.
GV. Cho HS làm BT6
( ?) Cho biết đã xảy ra sự oxi hoá và sự khử chất nào trong các phản ứng thế sau
HS :
GV. Nhận xột- Bổ xung
Bài tập 6.
GV. Cho HS làm BT7.
(?) Dựa vào sự thay đổi số oxi hoá, tìm chất oxi hóa và chất khử
HS :
GV. Nhận xột- Bổ xung
Bài tập 7.
4. Củng cố : 
GV nhắc lại các kiến thức cơ bản cần nhớ.
- Phản ứng oxi húa – khử.
- Phõn loại phản ứng trong húa học vụ cơ.
5. Dặn dò : 
-ễn bài và làm cỏc bài tập trong sgk .
-Chuẩn bị bài tập giờ sau luyện tập tiếp.
--------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docHOA 10 TIET 2732.doc