I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
HS biết:
- Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính axit yếu, ứng dụng của H2S.
- Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính chất oxit axit, ứng dụng, phương pháp điều chế SO2, SO3.
HS hiểu:
- Tính chất hóa học của H2S (tính khử mạnh) và SO2 (vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử).
2. Kĩ năng
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hóa học của H2S, SO2 và SO3.
- Viết các phương trình hóa học minh họa tính chất của H2S, SO2, SO3.
- Phân biệt H2S, SO2 với khí khác đã biết.
- Tính phần trăm về thể tích khí H2S, SO2 trong hỗn hợp.
Ngày soạn: 20/03/2010 Ngày giảng: 22/03/2010 TIẾT 53 - 54: HIDRO SUNFUA - LƯU HUỲNH ĐIOXIT – LƯU HUỲNH TRIOXIT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức HS biết: Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính axit yếu, ứng dụng của H2S. Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính chất oxit axit, ứng dụng, phương pháp điều chế SO2, SO3. HS hiểu: - Tính chất hóa học của H2S (tính khử mạnh) và SO2 (vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử). 2. Kĩ năng - Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hóa học của H2S, SO2 và SO3. - Viết các phương trình hóa học minh họa tính chất của H2S, SO2, SO3. - Phân biệt H2S, SO2 với khí khác đã biết. - Tính phần trăm về thể tích khí H2S, SO2 trong hỗn hợp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: - Dung dịch KMnO4, S, O2, ông nghiệm, đèn cồn, kẹp ống nghiệm, bình cầu HS: III. PHƯƠNG PHÁP - Nhóm nhỏ, nêu vấn đề. IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC 1. Khởi động * Mục tiêu: Tái hiện kiến thức, tạo hứng thú học bài. * Thời gian: 10p * Cách tiến hành: Y/c một HS nêu tính chất hóa học của S, cho biết các số oxi hóa có thể có của S. Viết pthh. 2. Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất vật lí của hidro sunfua (H2S). * Mục tiêu: HS nắm được tính chất vật lí cơ bản của hidro sunfua. * Thời gian: 5p * Cách tiến hành: Bước 1: GV y/c HS nghiên cứu SGK tìm hiểu tính chất vật lí của H2S về trạng thái, màu sắc, mùi, tỉ khối so với không khí, độ tan, tính độc. HS thực hiện Bước 2: GV y/c HS trình bày, GV lưu ý HS nguồn tạo ra hidro sunfua. HS thực hiện. Kết luận: - GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức cho HS: - Chất khí, không màu, mùi trứng thối. - Nặng hơn không khí - Tan it trong nước - Rất độc - Tính độc của H2S có ở khí gas, khí núi lửa, bốc ra từ xác động thực vật, nước thải nhà máy 3. Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hóa học của hidro sunfua. * Mục tiêu: HS nắm được dung dịch H2S là một axit yếu, H2S có tính khử mạnh. * Thời gian: 20p * Cách tiến hành: Bước 1: GV giới thiệu: khí H2S tan vào nươc tạo thành dung dịch axit sunfuhidric là một axit rất yếu, yếu hơn axit cacbonic. Y/c HS thảo luận cặp 3p: Khi cho H2S tác dụng với dung dịch NaOH có thể tạo ra những muối nào? Viết các pthh minh họa. HS thực hiện Bước 2: Từ pthh HS viết, GV y/c HS nhận xét: Khi nào tạo ra muối trung hòa, khi nào tạo ra muối axit? (HD HS dựa vào tỉ lệ số mol của NaOH và H2S) HS thực hiện Bước 3: GV y/c HS nhận xét về: + Số oxi hóa của S trong H2S? + H2S có tính oxi hóa hay tính khử? Y/c HS thảo luận cặp 3p viết các pthh minh họa cho tính khử mạnh của H2S. HS thực hiện Bước 4: GV mô tả TN: Sục khí H2S vào dung dịch nước brom (vàng nâu) thì thấy dung dịch bị mất màu, hãy viết pthh và xác định số oxi hóa của S. HS thực hiện Kết luận: GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức cho HS * Tính axit yếu - Hidro sunfua tan trong nước → dung dịch axit sunfuhidric - Tính axit rất yếu (yếu hơn H2CO3) - Axit H2S là axit 2 lần axit, có thể tạo 2 loại muối: muối axit (chứa ion HS-) và muối trung hòa (chứa ion S2-): H2S + NaOH → NaHS + H2O H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O Đặt + Nếu T ≤ 1 → tạo muối axit NaHS + Nếu T ≥ 2 → tạo muối trung hòa Na2S + Nếu 1 < T < 2 → tạo 2 muối NaHS và Na2S * Tính khử mạnh - Số oxi hóa của S trong H2S là -2 → Số oxi hóa nhỏ nhất của S → H2S có tính khử mạnh - Tùy thuộc vào điều kiện phản ứng mà H2S có thể bị oxi hóa thành S0, S+4 hoặc S+6. (thiếu) (dư) - Sục H2S vào dung dịch brom thì thấy brom mất màu: => Kết luận: H2S là chất khử mạnh, tùy thuộc vào điều kiện phản ứng mà H2S có thể bị oxi hóa thành S0, S+4 hoặc S+6. 4. Hoạt động 3: Tìm hiểu trạng thái tự nhiên và điều chế H2S. * Mục tiêu: HS biết trạng thái tự nhiên và điều chế H2S trong ptn. * Thời gian: 5p * Cách tiến hành: Bước 1: Y/c HS n/c SGK tìm hiểu trạng thái tự nhiên và điều chế H2S. HS thực hiện Kết luận GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức * Trạng thái tự nhiên: - H2S có ở khí gas, suối nước nóng, khí núi lửa, xác động thực vật, nước thải nhà máy * Điều chế: - Pthh: FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S↑ 5. Tổng kết và hướng dẫn HS học bài GV nhấn mạnh nội dung trọng tâm bài học + Số oxi hóa của S trong H2S + Nguyên nhân tính khử mạnh của H2S. Cho HS làm bài tập củng cố: Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau: SO2 ↑ FeS → H2S → S → SO2 → H2SO4 ↓ ↓ SO2 H2SO4 BTVN: 1, 2, 3 SGK Chuẩn bị bài mới: Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit + Tính chất hóa học chủ yếu của SO2 là gì? Nguyên nhân? + SO3 có tính chất hóa học như thế nào? + Điều chế SO2 và SO3. (hết tiết 53) (tiết 54) 6. Khởi động * Mục tiêu: Tái hiện kiến thức, tạo hứng thú học bài. * Thời gian: 5p * Cách tiến hành: Y/c một HS nêu tính chất hóa học của S, nguyên nhân tính chất đó. Viết pthh. 7. Hoạt động 4: Tìm hiểu tính chất vật lí của lưu huỳnh đioxit (SO2). * Mục tiêu: HS nắm được tính chất vật lí cơ bản của SO2. * Thời gian: 5p * Cách tiến hành: Bước 1: GV cho HS quan sát bình đựng khí SO2, kết hợp SGK cho biết tính chất vật lí của SO2 về trạng thái, màu sắc, mùi, tỉ khối so với không khí, độ tan, tính độc. HS thực hiện Bước 2: GV bổ sung một số tên gọi của SO2. HS nghe giảng và ghi nhớ. Kết luận: - GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức cho HS: - Chất khí, không màu, mùi hắc. - Nặng hơn không khí (d 2,2) - Tan nhiều trong nước - Rất độc, gây viêm đường hô hấp. - Tên gọi SO2: + Khí sunfurơ + Lưu huỳnh đioxit + Lưu huỳnh (IV) oxit + Anhidrit sunfurơ 8. Hoạt động 5: Tìm hiểu tính chất hóa học lưu huỳnh đioxit. * Mục tiêu: HS nắm được SO2 vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. * Thời gian: 15p * Cách tiến hành: Bước 1: GV y/c HS thảo luận cặp 3p về tính chất hóa học của oxit axit: tác dụng với những chất nào, viết pthh. Biện luận cho sản phẩm muối dựa vào tỉ lệ số mol. HS thực hiện Bước 2: GV gọi đại diện 1 số cặp trình bày, HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. HS thực hiện Bước 3: GV y/c HS thảo luận nhóm 3p: + Tại sao SO2 vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa? + Hoàn thành các phản ứng sau và xác định vai trò của SO2 trong các phản ứng đó. HS thực hiện Bước 4: GV vấn đáp các nhóm trình bày, sau đó GV biểu diễn thí nghiệm làm mất màu dung dịch thuốc tím cho HS quan sát và nhận xét. HS thực hiện Kết luận: GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức cho HS * SO2 là 1 oxit axit: - SO2 tan trong nước → dung dịch axit sunfuro: - H2SO3 là axit yếu (mạnh hơn H2S và H2CO3), không bền: - Tác dụng với oxit bazo → Muối SO2 + Na2O → Na2SO3 - Tác dụng với dung dịch bazo → muối trung hòa hoặc muối axit: SO2 + NaOH → NaHSO3 SO2 + NaOH → Na2SO3 + H2O Đặt + Nếu 0 < T ≤ 1 → tạo muối axit NaHSO3 + Nếu T ≥ 2 → tạo muối trung hòa Na2SO3 + Nếu 1 < T < 2 → tạo 2 muối NaHSO3 và Na2SO3 * SO2 vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa. Do trong SO2, lưu huỳnh có số oxi hóa là +4, đây là số oxi hóa trung gian → SO2 vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. S-2 S0 S+4 S+6 Tính oxi hóa Tính khử - Pthh: → SO2: chất khử; Br2: chất oxi hóa. → Dùng phản ứng này để nhận biết khí SO2 (làm mất màu nước brom) - Pthh: → SO2: chất oxi hóa; H2S: chất khử. => Ứng dụng của phản ứng này là để làm sạch không khí, thu hồi H2S. 9. Hoạt động 6: Tìm hiểu ứng dụng và điều chế SO2. * Mục tiêu: HS biết 1 số ứng dụng và điều chế SO2. * Thời gian: 10p * Cách tiến hành: Bước 1: Y/c HS n/c SGK và liên hệ thực tế tìm hiểu ứng dụng của SO2. HS thực hiện Bước 2: GV y/c HS nghiên cứu SGK tìm hiểu phương pháp điều chế SO2 trong ptn và trong cn. HS tực hiện Kết luận GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức * Ứng dụng: - Sx H2SO4 - Tẩy trắng bột giấy, vải - Chống nấm mốc lương thực, thực phẩm. * Điều chế: - PTN: Na2SO3 + H2SO4 → SO2↑ + Na2SO4 + H2O - CN: S + O2 → SO2 4FeS + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2↑ 10. Hoạt động 7: Tìm hiểu SO3. * Mục tiêu: HS biết 1 số tính chất, ứng dụng và điều chế SO3. * Thời gian: 10p * Cách tiến hành: Bước 1: Y/c HS n/c SGK tìm hiểu tính chất của SO3. HS thực hiện Bước 2: GV y/c HS nghiên cứu SGK tìm hiểu ứng dụng và điều chế SO3. HS tực hiện Kết luận GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức * Tính chất: - SO3 là chất lỏng, không màu - Tan vô hạn trong nước và trong axit H2SO4: SO3 + H2O → H2SO4 nSO3 + H2SO4 → - SO3 là oxit axit mạnh: SO3 + Na2O → Na2SO4 SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O * Ứng dụng: - SO3 là sản phẩm trung gian để điều chế H2SO4 * Điều chế: - CN: SO3 được sản xuất bằng cách oxi hóa SO2 có xúc tác: 10. Tổng kết và hướng dẫn HS học bài GV nhấn mạnh nội dung trọng tâm toàn bài: + Tính chất hóa học của H2S, SO2, SO3. HD HS làm bài tập 8, 9, 10 SGK BTVN: 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 SGK Chuẩn bị bài mới: Axit sunfuric – Muối sunfat + Tính axit của dung dịch H2SO4 loãng. + Tính chất của H2SO4 đặc. + Nhận biết ion sunfat.
Tài liệu đính kèm: