Giáo án Địa lý Lớp 10 - Bài 35: Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ

Giáo án Địa lý Lớp 10 - Bài 35: Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ

I. Cơ cấu, vai trò của các ngành dịch vụ:

* Khái niệm dịch vụ: DV là ngành không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất, phục

vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người.

1. Cơ cấu

* Cơ cấu ngành DV hết sức phức tạp, bao gồm 3 nhóm ngành:

+ Dịch vụ kinh doanh: GTVT, TTLL,.

+ Dịch vụ tiêu dùng: bán buôn, bán lẻ, du lịch.

+ Dịch vụ công: hành chính công, các hoạt động đoàn thể.

2. Vai trò

- Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất phát triển,

- Sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo thêm việc làm.

- Khai thác tốt các tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa, lịch sử và các thành tựu của

khoa học kĩ thuật hiện đại.

Xu hướng phát triển:

- Tỉ trọng lao động trong các ngành dịch vụ tăng lên nhanh chóng.

- Tỉ trọng lao động trong ngành DV có sự phân hóa giữa các nhóm nước.

II. Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ

- Trình độ phát triển kinh tế và năng suất lao động xã hội sẽ đầu tư, bổ sung lao động

dịch vụ.

- Quy mô, cơ cấu dân số: Nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ.

- Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư: Mạng lưới dịch vụ.

- Mức sống và thu nhập thực tế: Sức mua và nhu cầu dịch vụ; Ví dụ mức sống cao thì

sức mua tăng.

- Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán:Hình thức tổ chức mạng lưới dịch vụ.

- Tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa lịch sử, cơ sở hạ tầng du lịch sự phát triển và

phân bố ngành dịch vụ du lịch.

- Các ngành DV (trừ ngành du lịch) thì hầu hết đều ít chịu ảnh hưởng của các điều kiện

tự nhiên, mà đa phần chịu sự chi phối mạnh mẽ của các nhân tố kinh tế - xã hội. Do

vậy, muốn phát triển ngành này phải xuất phát từ những nhân tố tác động đến nó.

pdf 4 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 1502Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý Lớp 10 - Bài 35: Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CẦN NẮM ĐƢỢC SAU KHI HỌC SINH XEM 
VIDEO BÀI GIẢNG TRÊN TRUYỀN HÌNH 
CHƢƠNG IX: ĐỊA LÝ DỊCH VỤ 
Bài 35: VAI TRÒ, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ 
CÁC NGÀNH DỊCH VỤ 
I. Cơ cấu, vai trò của các ngành dịch vụ: 
* Khái niệm dịch vụ: DV là ngành không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất, phục 
vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người. 
1. Cơ cấu 
* Cơ cấu ngành DV hết sức phức tạp, bao gồm 3 nhóm ngành: 
+ Dịch vụ kinh doanh: GTVT, TTLL,... 
+ Dịch vụ tiêu dùng: bán buôn, bán lẻ, du lịch... 
+ Dịch vụ công: hành chính công, các hoạt động đoàn thể... 
2. Vai trò 
- Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất phát triển, 
- Sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo thêm việc làm. 
- Khai thác tốt các tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa, lịch sử và các thành tựu của 
khoa học kĩ thuật hiện đại. 
Xu hướng phát triển: 
- Tỉ trọng lao động trong các ngành dịch vụ tăng lên nhanh chóng. 
- Tỉ trọng lao động trong ngành DV có sự phân hóa giữa các nhóm nước. 
II. Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ 
- Trình độ phát triển kinh tế và năng suất lao động xã hội sẽ đầu tư, bổ sung lao động 
dịch vụ. 
- Quy mô, cơ cấu dân số: Nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ. 
- Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư: Mạng lưới dịch vụ. 
- Mức sống và thu nhập thực tế: Sức mua và nhu cầu dịch vụ; Ví dụ mức sống cao thì 
sức mua tăng... 
- Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán:Hình thức tổ chức mạng lưới dịch vụ. 
- Tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa lịch sử, cơ sở hạ tầng du lịch sự phát triển và 
phân bố ngành dịch vụ du lịch. 
- Các ngành DV (trừ ngành du lịch) thì hầu hết đều ít chịu ảnh hưởng của các điều kiện 
tự nhiên, mà đa phần chịu sự chi phối mạnh mẽ của các nhân tố kinh tế - xã hội. Do 
vậy, muốn phát triển ngành này phải xuất phát từ những nhân tố tác động đến nó. 
III. Đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ trên thế giới. 
- Các nước phát triển có tỉ trọng DV trong GDP cao, chiếm > 60% 
- Các nước đang phát triển có tỉ trọng DV trong GDP thấp dưới 50% 
- Trên thế giới các thành phố cực lớn, đồng thời là trung tâm dịch vụ lớn: NiuIooc (Bắc 
Mĩ), Luân Đôn (Tây Âu), Tôkiô (Đông Á) 
CÂU HỎI HỖ TRỢ HỌC SINH ÔN TẬP 
BÀI 35: VAI TRÒ, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ 
NGÀNH DỊCH VỤ 
Câu 1. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, người ta thường chia các ngành dịch vụ ra thành 
mấy nhóm ? 
 A. 2 nhóm. B. 3 nhóm. C. 4 nhóm. D. 5 
nhóm. 
Câu 2. Các hoạt động tài chính , ngân hàng , bảo hiểm , kinh doanh bất động sản, dịch 
vụ nghề nghiệp thuộc nhóm ngành 
 A. dịch vụ công. 
 B. dịch vụ tiêu dùng. 
 C. dịch vụ kinh doanh. 
 D. dịch vụ cá nhân. 
Câu 3. Ý nào dưới đây không thuộc vai trò của các ngành dịch vụ? 
 A. Thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất vật chất. 
 B. Sử dụng tốt hơn nguồn lao động , tạo thêm việc làm. 
 C. Tạo ra một khối lượng của cải lớn cho xã hội. 
 D. Khai thác tốt hơn tài nguyên thiên nhiên và các di sản văn hóa ,lịch sử ,các 
thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại. 
Câu 4. Trình độ phát triển kinh tế, năng suất lao động xã hội ảnh hưởng đến 
 A. sự phân bố các mạng lưới dịch vụ. 
 B. nhịp điệu phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ. 
 C. đầu tư, bổ sung lao động cho ngành dịch vụ. 
 D. sức mua và nhu cầu dịch vụ. 
Câu 5: Ý nào dưới đây chính xác về tỉ trọng của khu vực dịch vụ trong cơ cấu GDP? 
 A. Có tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP của tất cả các nước trên thế giới. 
 B. Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của các nước phát triển. 
 C. Có tỉ trọng thấp nhất trong cơ cấu GDP của các nước đang phát triển. 
 D. Có tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của các nước đang phát triển. 
Câu 6. Các trung tâm dịch vụ lớn nhất trên thế giới là: 
 A. Lôt an – giơ – let , Si – ca – gô , Oa – sinh – tơn, Pa – ri, Xao Pao – lô. 
 B. Phran – phuốc , Bruc – xen , Duy – rich , Xin – ga – po. 
 C. Niu - Ooc, Luân - Đôn , Tô – ki – ô. 
 D. Luân Đôn , Pa – ri , Oa – sinh – tơn , Phran – phuốc. 
Câu 7. Nhân tố nào dưới đây có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đến sự hình thành và phân 
bố các điểm du lịch? 
 A. Lực lượng lao động dồi dào. 
 B. Nhu cầu du lịch lớn. 
 C. Di sản văn hóa, lịch sử và tài nguyên thiên nhiên. 
 D. Cơ sở hạ tầng du lịch. 
Câu 8: Cho bảng số liệu: 
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA 
CHÂU Á NĂM 2014 (Đơn vị: tỉ USD) 
Quốc gia Giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ 
Ấn Độ 475 
Trung Quốc 2342 
Hàn Quốc 714 
Nhật Bản 815 
Hãy cho biết nhận xét nào sau đây là đúng? 
 A. Trung Quốc có giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ gấp 3,5 lần của Hàn Quốc. 
 B. Nhật Bản có giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ lớn thứ 2 trong bốn nước. 
 C. Ấn Độ có giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ chỉ bằng 1/4 của Trung Quốc. 
 D. Trung Quốc có giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ không đáng kể. 
Dựa vào bảng số liệu dƣới đây , trả lời các câu hỏi 9,10 
SỐ LƯỢNG KHÁCH DU LỊCH ĐẾN VÀ DOANH THU DU LỊCH CỦA MỘT SỐ 
NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2014 
Nước 
Số khách du lịch đến 
(triệu lượt người) 
Doanh thu (tỉ USD) 
Pháp 83,8 66,8 
Tây Ban Nha 65,0 64,1 
Hoa Kì 75,0 220,8 
Trung Quốc 55,6 56,9 
Anh 32,6 62,8 
Mê – hi - cô 29,3 16,6 
Câu 9. Biểu đồ nào thích hợp nhất thể hiện số lượng khách du lịch đến và doanh thu 
du lịch của các nước trên ? 
 A. Biểu đồ kết hợp cột và đường. 
 B. Biểu đồ miền. 
 C. Biểu đồ cột ghép. 
 D. Biểu đồ tròn. 
Câu 10. Hoa Kì có doanh thu du lịch bình quân trên lượt khách là 
 A. 2,944 USD / lượt khách. 
 B. 0,340 USD / lượt khách. 
 C. 339,7 USD / lượt khách. 
 D. 2944 USD / lượt khách. 
Bài 35 
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 
Đáp án đúng B C C C B C C B C D 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_an_dia_ly_lop_10_bai_35_vai_tro_cac_nhan_to_anh_huong_v.pdf