Giáo án môn Hóa học lớp 10 - Bài 1 đến bài 8

Giáo án môn Hóa học lớp 10 - Bài 1 đến bài 8

Nội dung:

I. NHÓM HALOGEN TRONG BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ

II. CẤU HÌNH ELECTRON – CẤU TẠO PHÂN TỬ CỦA HALOGEN

III. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

IV. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

V. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ

Câu hỏi củng cố (3)

 

doc 50 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 2365Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Hóa học lớp 10 - Bài 1 đến bài 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1. KHÁI QUÁT VỀ NHÓM HALOGEN
Nội dung: 
I. NHÓM HALOGEN TRONG BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ
II. CẤU HÌNH ELECTRON – CẤU TẠO PHÂN TỬ CỦA HALOGEN
III. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
IV. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
V. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ
Câu hỏi củng cố (3)
I. NHÓM HALOGEN TRONG BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ
- Vị trí các halogen: nhóm VIIA, cuối chu kì, ngay trước khí hiếm.
- Nhóm halogen gồm 5 nguyên tố: Flo (F), Clo (Cl), Brom (Br), Iot (I), Atatin (At)
- Trong đó, atatin là nguyên tố phóng xạ, không gặp trong thiên nhiên và được nghiên cứu trong nhóm các nguyên tố phóng xạ.
- Trong nhóm halogen, clo được tìm thấy ở dạng tự do đầu tiên vào năm 1774. Sau đó cùng với sự tìm ra các nguyên tố còn lại như flo, iot, brom ,các nhà hóa học mới có thể khẳng định sự giống nhau về tinh chất của các nguyên tố này. Năm 1811, nhà hóa học Đức I.Schweiger đề nghị đặt tên cho nhóm nguyên tố là Halogen theo tiếng Latin nghĩa là sinh ra muối, do chúng có thể kết hợp dễ dàng với kim loại kiềm tạo thành các muối điển hình.
Mẫu đơn chất flo
Mẫu đơn chất clo
Mẫu đơn chất brom
Mẫu đơn chất iot
[Đầu trang ↑]
II. CẤU HÌNH ELECTRON – CẤU TẠO PHÂN TỬ CỦA HALOGEN
 1. Cấu hình electron
- Lớp electron ngoài cùng của các halogen đều có 7 electron.
- Cấu hình e lớp ngoài cùng tổng quát:   (n là số thứ tự lớp ngoài cùng)
2. Số oxi hóa của halogen trong hợp chất
- Flo chỉ có số oxi hoá -1 
- Clo, brom, iot có số oxi hoá: -1, +1, +3, +5, +7 
Giải thích 
Số oxi hóa của halogen phụ thuộc vào số eletron độc thân.
Ở trạng thái cơ bản: các nguyên tử halogen có 1 e độc thân
Ở trạng thái kích thích: 
Ở các trạng thái kích thích, nguyên tử clo, brom, iot có thể có 3, 5, 7 electron độc thân. 
Mặt khác, flo có độ âm điện lớn nhất nên trong tất cả các hợp chất chỉ có số oxi hóa âm. Các nguyên tố halogen khác, ngoài số oxi hóa âm, còn có các số oxi hóa dương (trong các hợp chất với nguyên tố có độ âm điện lớn hơn).
3. Cấu tạo phân tử đơn chất
- Đơn chất halogen: gồm 2 nguyên tử liên kết bằng liên kết cộng hoá trị không cực, tạo thành phân tử X2
Năng lượng liên kết X-X của phân tử X2 không lớn ( từ 151 đến 243 kJ/mol) nên các phân tử halogen tương đối dễ tách thành hai nguyên tử.
[Đầu trang ↑]
III. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
Flo
Clo 
Brom
Iot
Trạng thái tập hợp của đơn chất
Khí màu lục nhạt
Khí màu vàng lục
Lỏng, màu đỏ nâu
Tinh thể màu tím
Cấu hình electron lớp ngoài cùng 
2s22p5
3s23p5
4s24p5
5s25p5
Bán kính nguyên tử (nm)
0,064
0,099
0,114
0,133
Độ âm điện
3,98
3,16
2,96
2,66
Nhiệt độ nóng chảy (oC)
- 219,6
- 101,0
- 7,3
113,6
Nhiệt độ sôi (oC)
- 188,1
- 34,1
59,2
185,5
Nhận xét sự biến đổi tính chất vật lí của các đơn chất  từ flo đến iot:
- Trạng thái tập hợp: từ thể khí chuyển sang thể lỏng và rắn.
- Màu sắc: đậm dần.
- Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng dần.
- Bán kính nguyên tử tăng dần, độ âm điện giảm dần.
[Đầu trang ↑]
IV. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
- Do lớp electron ngoài cùng có cấu tạo tương tự ( ns2np5 ) nên các halogen rất giống nhau về tính chất hoá học cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất.
- Nguyên tử halogen với 7 electron lớp ngoài cùng nên dễ nhận thêm 1 electron để tạo ra lớp ngoài cùng bền vững giống khí hiếm.
"Tôi là nguyên tử halogen, làm ơn cho tôi ...1 electron nhé!"
- Halogen là những phi kim điển hình, chúng có tính oxi hóa mạnh. Từ flo đến iot, tính oxi hóa giảm dần.
Giải thích:
Các halogen có độ âm điện lớn.
Từ flo đến iot, bán kính nguyên tử tăng dần và độ âm điện giảm dần.
[Đầu trang ↑]
V. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ
F2 
Cl2
Br2
I2  
- Điện phân hỗn hợp KF và HF. 
- Cho axit HCl đặc tác dụng với chất oxi hóa mạnh như MnO2, KMnO4, 
- Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn. 
- Dùng Cl2 để oxi hóa ion Br– (trong nước biển) thành Br2. 
- Tách NaI từ rong biển, sau đó oxi hóa ion I– thành I2.
Câu hỏi củng cố
Hãy so sánh cấu hình electron của các nguyên tử halogen ?
Giống nhau:
- Đều có 7 electron ở lớp ngoài cùng (ns2np5).
- Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử các halogen đều có 1 electron độc thân.
Khác nhau:
- Số lớp electron trong nguyên tử tăng dần từ flo đến iot, vì vậy lớp electron ngoài cùng càng ở xa hạt nhân.
- Lớp ngoài cùng của F không có phân lớp d, còn lớp ngoài cùng của Cl, Br, I đều có phân lớp d còn trống.
2
Vì sao trong các hợp chất, nguyên tố flo luôn luôn có số oxi hóa âm, còn các halogen khác ngoài số oxi hóa âm còn có số oxi hóa dương ?
Do flo là nguyên tố có độ âm điện lớn nhất
- Khi tạo thành liên kết ion thì flo luôn có xu hướng nhận thêm 1e để tạo thành ion âm và theo quy ước nó có số oxi hóa là -1.
- Còn trong liên kết cộng hóa trị thì cặp e dùng chung có xu hướng bị lệch về phía flo (nguyên tố có độ âm điện lớn hơn) nên nó cũng có số oxi hóa là -1.
Đối với các nguyên tố halogen khác
- Khi liên kết với nguyên tố có độ âm điện nhỏ hơn thì có số oxi hóa âm.
- Ngược lại, khi chúng liên kết với nguyên tố có độ âm điện lớn hơn thì có số oxi hóa dương.
3
Tại sao nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của các đơn chất halogen tăng dần từ flo đến iot ?
Trong đơn chất halogen, các phân tử X2 liên kết với nhau bằng liên kết liên phân tử (lực Van der Waals). Lực này tăng lên theo chiều tăng của phân tử khối (M) và khả năng bị cực hóa của phân tử halogen nên từ flo đến iot, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng lên:
Ở điều kiện bình thường:
- Flo và clo là chất khí.
- Brom là chất lỏng.
- Iot là chất rắn.
Bài 2. FLO
Nội dung: 
I. LỊCH SỬ TÌM RA NGUYÊN TỐ
II. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN
III. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
IV. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
V. ỨNG DỤNG
VI. ĐIỀU CHẾ
VII. HỢP CHẤT CỦA FLO VỚI OXI
Câu hỏi củng cố (1)
NGUYÊN TỐ FLO
- Kí hiệu hóa học: F
- Khối lượng nguyên tử: 18,998
- Vị trí: ô số 9, nhóm VIIA, chu kì 2
- Công thức phân tử: F2
I. LỊCH SỬ TÌM RA NGUYÊN TỐ
- Tên gọi flo (Fluere) theo tiếng Latin có nghĩa là “chảy”, tên gọi bắt nguồn từ việc các nhà luyện kim thời xưa thường cho thêm quặng florit để tạo với kim loại hỗn hợp dễ nóng chảy, nhờ đó tách được kim loại tinh khiết ra khỏi xỉ.
- Năm 1771, nhà hóa học Thụy Điển Carl William Scheele chưng khoáng vật florit (CaF2) với axit sunfuric thì thu được chất mới có tính chất tương tự axit clohidric nên được gọi là axit fluoric. Việc này chứng tỏ có một nguyên tố mới được phát hiện, có tính chất tương tự clo nhưng do flo hoạt động hóa học quá mạnh nên vẫn chưa ai có thể điều chế được dạng đơn chất của nó.
- Mãi đến năm 1886, trước một ủy ban đặc biệt của Viện Hàn lâm khoa học Paris, nhà hóa học người Pháp Ferdinand Frederic Henri Moissan đã trình bảy thành công thí nghiệm thu khí flo nguyên chất.             
Carl William Scheele (1742- 1786) 
Ferdinand F. Henri Moissan (1826 – 1907)
[Đầu trang ↑]
II. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN
- Trong tự nhiên, flo chỉ tồn tại ở dạng hợp chất, có trong men răng của người và động vật, trong lá của một số loại cây.
- Flo chiếm 0,08% khối lượng vỏ Trái Đất, nghĩa là nhiều hơn đồng, kẽm, kền và một số nguyên tố tương đối phổ biến khác. Phần lớn flo có trong khoáng vật florit (CaF2)  và criolit (AlF3.3NaF).
Quặng Fluorite (CaF2)
Quặng Criolit (AlF3.3NaF) 
[Đầu trang ↑]
III. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
- Ở điều kiện thường, flo là chất khí màu lục nhạt. Khí flo rất độc, nó là nguyên nhân dẫn đến cái chết của nhiều nhà hóa học trong khi nghiên cứu tính chất của đơn chất flo.
- Khí flo hơi nặng hơn không khí, có tính ăn mòn cao.
Mẫu khí flo
[Đầu trang ↑]
IV. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
- Nguyên tố flo có độ âm điện lớn nhất nên là phi kim có tính oxi hóa mạnh nhất. Khi tham gia phản ứng , nguyên tử flo dễ nhận thêm 1e để thành ion florua   
1. Tác dụng với kim loại
Flo tác dụng được với tất cả các kim loại, kể cả vàng (Au) và bạch kim (Pt) tạo ra muối florua.
2. Tác dụng với hiđro
- Khí flo oxi hóa được hầu hết các phi kim. Với khí hiđro, phản ứng nổ mạnh xảy ra ngay cả trong bóng tối và nhiệt độ rất thấp (-252oC), tạo ra hiđro florua:
- Hiđro florua (HF) là khí tan trong nước không có giới hạn, tạo thành axit flohiđric. Axit flohiđric không thể đựng trong các bình thủy tinh vì nó có đặc điểm ăn mòn thủy tinh (được đựng trong các bình bằng chì, polietilen, cao su) và dùng để khắc chữ, khắc hình lên thuỷ tinh, tẩy những vết cát trên mặt kim loại. 
3. Tác dụng với nước
- Khí flo oxi hóa nước dễ dàng ở ngay nhiệt độ thường, và hơi nước nóng khi tiếp xúc với khí flo thì bốc cháy.
Câu hỏi: Dựa vào phản ứng trên, hãy so sánh tính oxi hóa của flo và oxi?
[Đầu trang ↑]
V. ỨNG DỤNG
- Ứng dụng quan trọng và chủ yếu của flo là để điều chế một số dẫn xuất hiđrocacbon chứa flo, đó là những sản phẩm trung gian để sản xuất ra chất dẻo.
Ví dụ:  
Floroten   dùng bảo vệ các chi tiết, vật thể bằng kim loại, gốm sứ, thủy tinh.... khỏi bị ăn mòn. 
Chất dẻo teflon   là một polime có tính chất độc đáo, bền về cơ học cũng như về hoá học, không bị axit và kiềm phá huỷ và khó nóng chảy nên được dùng để chế tạo các vòng đệp làm kín chân không, phủ lên các dụng cụ nhà bếp (xoong, chảo...) để tạo bề mặt không dính. 
Một số dẫn xuất hiđrocacbon khác có chứa flo là điclođiflometan CF2Cl2 , còn gọi là chất CFC (tên thương mại là freon). Trước đây, chất này được dùng làm chất sinh hàn trong tủ lạnh và máy điều hòa nhiệt độ. Từ năm 1996, chất này bị cấm sử dụng do sinh ra khí có khả năng phá hủy tầng ozon. 
Chất Freon được dùng làm chất sinh hàn
- Dung dịch NaF loãng được dùng làm thuốc chống sâu răng. Ngoài ra, flo còn được dùng trong công nghiệp hạt nhân để làm giàu 235U.
[Đầu trang ↑]
VI. ĐIỀU CHẾ
- Flo có tính oxi hóa mạnh nhất nên không một chất nào có thể oxi hóa được F- thành F2. Phương pháp duy nhất để sản xuất flo trong công nghiệp là phương pháp điện phân.  
- Điện phân nóng chảy hỗn hợp KF và 2 HF, bình điện phân có cực âm làm bằng thép đặc biệt hay đồng và cực dương bằng than chì. Khí hiđro thoát ra ở cực âm và khí flo thoát ra ở cực dương.
Sơ đồ bình điện phân HF
[Đầu trang ↑]
VII. HỢP CHẤT CỦA FLO VỚI OXI
- Trong hợp chất OF2, flo có số oxi hóa -1 và oxi có số oxi hóa +2. (Giải thích: do độ âm điện của flo lớn hơn của oxi)
Mô hình phân tử OF2 
- Oxi florua OF2 được điều chế bằng cách cho flo qua dung dịch NaOH loãng (2%) và lạnh: 
- OF2 là chất khí không màu, có mùi đặc biệt, rất độc. 
- OF2 là chất oxi hóa mạnh, tác dụng với hầu hết các kim loại và phi kim tạo thành oxit và florua.
[Đầu trang ↑]
Câu hỏi củng cố
Tại sao không thể chứa dung dịch HF trong các bình bằng thủy tinh?
Do HF có tính chất ăn mòn thủy tinh theo phản ứng sau:
SiO2  +  4 HF  ->  SiF4  +  2 H2O
Bài 3. CLO
Nội dung: 
I. LỊCH SỬ TÌM RA NGUYÊN TỐ
II. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN
III. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
IV. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
V. ỨNG DỤNG
VI. ĐIỀU CHẾ
Câu hỏi củng cố (2)
NGUYÊN TỐ CLO
- Kí hiệu hóa học: Cl
- Khối lượng nguyên tử: 35,45
- Vị trí: ô số 17, nhóm VIIA, chu kì 3
- Công thức phân tử: Cl2
I. LỊCH SỬ TÌM RA NGUYÊN TỐ
- Muối ăn (NaCl) là hợp chất chứa clo được con người sử dụng rộng rãi từ thời xa xưa. Thời trung cổ, các nhà giả kim thuật đã biết điều chế a ...  và tính axit của HBrO đều kém hơn HClO.
2. Axit bromic ( HBrO3)
Điều chế: cho nước clo oxi hoá brom
Brom cũng tạo ra được axit pebromic HBrO4. Như vậy, cũng giống như clo, trong các hợp chất có oxi, brom thể hiện số oxi hóa dương (+1, +3, +5, +7).    
Bài 5. IOT
Nội dung: 
I. LỊCH SỬ TÌM RA NGUYÊN TỐ
II. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN
III. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
IV. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
V. ỨNG DỤNG
VI. ĐIỀU CHẾ
NGUYÊN TỐ IOT
- Kí hiệu hóa học: I
- Khối lượng nguyên tử: 126,9
- Vị trí: ô số 53, nhóm VIIA, chu kì 5
- Công thức phân tử: I2
I. LỊCH SỬ TÌM RA NGUYÊN TỐ
- Những năm đầu thế kỉ 19, nước Pháp, dưới triều đại của hoàng đế Napoleon, muốn tiến hành chiến tranh với các nước khác nên cần rất nhiều thuốc súng (KNO3). Thời đó, muốn sản xuất KNO3 thì cần thực hiện phản ứng của K2CO3 – một chất được điều chế từ tro của rong biển.
- Bernard Courtois (người Pháp) là người làm công việc thu K2CO3 từ nước tro, phần nước muối còn lại coi như nước thải. Một hôm, ông lấy axit sunfuric đặc (H2SO4) đổ vào nước thải và thật ngạc nhiên là có những hơi màu tím bay ra có mùi giống như mùi clo. Những hơi này không ngưng tụ thành những giọt lỏng như bình thường mà lại kết tinh thành những tinh thể đen óng ánh như kim loại.
- Khi tìm hiểu thêm một số tính chất của chất này thì các nhà hóa học nhận thấy những điểm giống nhau của chất này và clo. Năm 1811, Courtois công bố việc tìm ra chất mới này trong tạp chí “Niên giám hóa học và vật lí”.
- Tên gọi iot (Iodes) theo tiếng Hy lạp có nghĩa là “màu tím”.
Bernard Courtois (1777- 1838)
[Đầu trang ↑]
II. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN
- Hàm lượng nguyên tố iot có trong vỏ trái đất là ít nhất so với các halogen khác. Trong tự nhiên, iot tồn tại chủ yếu ở dạng hợp chất là muối iotua. Trong nước biển có chứa một lượng rất nhỏ muối iotua và một số loại rong biển tích góp iot trong các mô của chúng.
- Iot có trong tuyến giáp của người, tuy với lượng rất nhỏ nhưng có vai trò rất quan trọng: nếu thiếu iot người ta sẽ bị bệnh bướu cổ.
Mẫu muối KI và cấu trúc tinh thể của KI
[Đầu trang ↑]
III. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
- Ở điều kiện thường, iot là chất rắn, dạng tinh thể màu tím đen. Khi đun nóng, iot rắn biến thành hơi, không qua trạng thái lỏng, hiện tượng này gọi là sự thăng hoa của iot. Hơi iot độc.
I2 dễ thăng hoa
Xem phim
Tinh thể iot màu tím đen
- Iot có tính chất đặc trưng là tác dụng với hồ tinh bột tạo thành hợp chất có màu xanh. Người ta thường dùng iot để nhận biết tinh bột và ngược lại.
Khi thêm dung dịch iot vào hồ tinh bột thì thấy xuất hiện màu xanh đặc trưng
- Iot ít tan trong nước, tạo ra dung dịch được gọi là nước iot. Iot tan nhiều trong các dung môi hữu cơ như ancol etylic, xăng, benzen, clorofom, 
Iot tan trong các dung môi khác nhau
[Đầu trang ↑]
IV. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
- Iot có bán kính nguyên tử lớn hơn so với clo, brom, flo và có độ âm điện nhỏ hơn, vì vậy iot có tính oxi hóa yếu hơn flo, clo, brom.  
1. Tác dụng với kim loại
Iot oxi hóa được nhiều kim loại nhưng phản ứng chỉ xảy ra khi đun nóng hoặc có chất xúc tác.
Xem phim
2. Tác dụng với hiđro
- Iot chỉ oxi hóa được hiđro ở nhiệt độ cao và có mặt chất xúc tác tạo ra khí hiđro iotua. Phản ứng là thuận nghịch và chiều thuận là phản ứng thu nhiệt.
- Khí hiđro iotua tan nhiều trong nước tạo ra dung dịch axit iothiđric, là axit mạnh hơn và dễ oxi hóa hơn axit bromhiđric và axit clohiđric.
[Đầu trang ↑]
V. ỨNG DỤNG
- Phần lớn iot được dùng để sản xuất dược phẩm. Dung dịch 5% iot trong etanol (cồn iot) dùng làm thuốc sát trùng vết thương.
- Chất tẩy rửa khi được trộn thêm iot sẽ tẩy sạch các vết bẩn bám trên các thiết bị trong nhà máy chế biến bơ, sữa.
Muối iot (muối ăn được trộn với một lượng nhỏ KI hoặc KIO3) dùng để phòng bệnh bứu cổ do thiếu iot.
Iot được sử dụng trong muối ăn, công nghiệp dược phẩm và dùng để nhận biết hồ tinh bột
Muối iot được sử dụng để phòng bệnh bướu cổ
[Đầu trang ↑]
VI. ĐIỀU CHẾ
- Trong công nghiệp người ta sản xuất iot từ rong biển. 
- Người ta phơi khô rong biển, đốt thành tro, ngâm tro trong nước, gạn lấy dung dịch đem cô cạn cho đến khi phần lớn muối clorua và sunfat lắng xuống, còn muối iotua ở lại trong dung dịch. Cho dung dịch này tác dụng với chất oxi hoá để oxi hoá I- thành I2.
Bài 6. AXIT CLOHIDRIC _ MUỐI CLORUA
Nội dung: 
I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
III. ĐIỀU CHẾ
IV. MUỐI CỦA AXIT CLOHIĐRIC. NHẬN BIẾT ION CLORUA
I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
- Axit clohidric là chất lỏng không màu, mùi xốc, “bốc khói” trong không khí ẩm. Dung dịch HCl đặc bốc khói trong không khí ẩm là do hiđro clorua thoát ra tạo với hơi nước không khí thành những hạt dung dịch nhỏ như sương mù.
- Dung dịch HCl đặc nhất có nồng độ 37% (d = 1,19 g/ml).
[Đầu trang ↑]
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. Tính axit mạnh
- Khí HCl khô không có tính axit.
- Dung dịch HCl là một axit mạnh.
a) Tác dụng với chất chỉ thị: làm quì tím hóa đỏ.
Xem phim
b) Tác dụng với bazơ, oxit bazơ
Xem phim
Xem phim
Xem phim
c) Tác dụng với kim loại đứng trước H
Xem phim
Xem phim
d) Tác dụng với muối
Điều kiện để phản ứng xảy ra: sản phẩm tạo thành kết tủa hoặc bay hơi.
Xem phim
Xem phim
2. Tính khử
Ngoài ra, trong phân tử HCl, clo có sô oxi hoá -1, có khuynh hướng tăng nên HCl còn thể hiện tính khử khi tác dụng với các chất oxi hoá mạnh (MnO2 , K2Cr2O7,)
[Đầu trang ↑]
III. ĐIỀU CHẾ
1. Trong phòng thí nghiệm 
Có thể điều chế khí hiđro clorua bằng cách cho tinh thể NaCl tác dụng với axit H2SO4 đậm đặc và đun nóng:
Xem phim
Hoà tan khí hiđro clorua vào nước cất, ta thu được dung dịch axit clohiđric.
2. Trong công nghiệp
a) Phương pháp sunfat: từ NaCl và H2SO4 đặc.
b) Phương pháp tổng hợp: từ H2 và Cl2
Xem phim
c) Ngày nay, một lượng lớn HCl thu được từ quá trình clo hoá các chất hữu cơ (chủ yếu là các hiđrocacbon)
[Đầu trang ↑]
IV. MUỐI CỦA AXIT CLOHIĐRIC. NHẬN BIẾT ION CLORUA
1. Muối của axit clohiđric
- Muối clorua là muối của axit clohiđric.
- Tính tan: Đa số muối clorua dễ tan trong nước trừ một vài muối không tan: AgCl, PbCl2, CuCl, Hg2Cl2 ( riêng PbCl2 tan khá nhiều trong nước nóng).
- Ứng dụng: 
NaCl dùng làm muối ăn, làm nguyên liệu sản xuất clo, NaOH, HCl. 
KCl dùng làm phân bón. 
ZnCl2 dùng để chống mục gỗ, bôi lên bề mặt kim loại trước khi hàn (vì nó có tác dụng tẩy gỉ, làm chắc mối hàn). 
AlCl3 là chất xúc tác quan trọng trong tổng hợp hữu cơ. 
BaCl2 dùng để trừ sâu bệnh trong nông nghiệp. 
2. Nhận biết ion clorua ( Cl-)
- Thuốc thử: dung dịch AgNO3.
- Hiện tượng:  kết tủa trắng không tan trong axit, khi chiếu sáng chuyển thành màu đen.            
Xem phim
Bài 7. HIDRO HALOGENUA
Nội dung: 
I. HIDRO FLORUA
II. HIDRO CLORUA
III. HIDRO BROMUA
IV. HIDRO IOTUA
I. HIDRO FLORUA
1. Điều chế
2. Tính chất đặc biệt: ăn mòn thủy tinh (chủ yếu là SiO2)
- Ứng dụng: dùng khắc chữ lên thủy tinh.
- Muối florua (F-): rất độc, AgF tan trong nước.
[Đầu trang ↑]
II. HIDRO CLORUA
1. Tính chất vật lí
- Hiđro clorua (HCl) là chất khí không màu, mùi xốc, nặng hơn không khí. 
- Hiđro clorua hoá lỏng ở - 85,10C và hoá rắn ở -114,20C.
- Hiđro clorua rất độc, gây tổn thương đường hô hấp, nồng độ cho phép của hiđro clorua trong không khí là 0,005 mg/lit.
- Khí hiđro clorua tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit axit clohiđric (ở 00C, 1 thể tích nước hoà tan được gần 500 thể tích HCl).
2. Thí nghiệm về tính tan của khí hidro clorua
- Thí nghiệm:
Lấy bình thủy tinh chứa đầy khí HCl, đậy bình bằng nút cao su có một ống thủy tinh vuốt nhọn xuyên qua.
Nhúng ống thủy tinh vào chậu nước có vài giọt dung dịch NaOH + phenolphtalein.
- Hiện tượng:
Nước trong chậu theo ống thủy tinh phun vào bình, những tia nước màu hồng bị mất màu.
Xem phim
- Giải thích:
Khí HCl tan nhiều trong nước, làm giảm áp suất trong bình. Áp suất khí quyển đẩy nước vào bình thủy tinh để cân bằng áp suất.
Trong dung dịch thu được, axit đã cân bằng môi trường bazơ nên phenolphtalein không có màu.
[Đầu trang ↑]
III. HIDRO BROMUA
1. Điều chế: thuỷ phân photpho tribromua
2. Tính chất
- Hiđro bromua là chất khí, không màu, “bốc khói” trong không khí ẩm.
- Dễ tan trong nước. Dung dịch HBr trong nước được gọi là dung dịch axit bromhiđric.
- Axit HBr mạnh hơn axit HCl
- Tính khử của HBr (ở trạng thái khí cũng như trong dung dịch) mạnh hơn HCl.
=> dung dịch HBr để lâu sẽ bị oxi hóa tạo màu vàng nâu.
- Trong các muối bromua, AgBr có màu vàng nhạt và được sử dụng nhiều nhất. Chất này bị phân huỷ khi gặp ánh sáng.
[Đầu trang ↑]
IV. HIDRO IOTUA
- Trong các hiđro halogenua, hiđro iotua (HI) kém bền với nhiệt hơn cả. Ở 3000C, nó bị phân huỷ mạnh thành iot và hiđro. 
- Hiđro iotua dễ tan trong nước tạo thành dung dịch axit iothiđric, là axit rất mạnh (mạnh hơn axit HCl, HBr).
- Hiđro iotua có tính khử mạnh (mạnh hơn HBr).
Xem phim
Xem phim
Bài 8. HỢP CHẤT CÓ OXI CỦA CLO
Nội dung: 
I. CÁC AXIT CÓ OXI CỦA CLO
II. NƯỚC JAVEL
III. CLORUA VÔI
IV. MUỐI CLORAT
I. CÁC AXIT CÓ OXI CỦA CLO
Axit
Gốc axit
HClO
Axit hipoclorơ 
ClO-
hipoclorit 
HClO2
Axit clorơ  
ClO2-
clorit 
HClO3
Axit cloric  
ClO3-
clorat 
HClO4
Axit pecloric 
ClO4-
peclorat 
- Biến thiên tính chất từ HClO đến HClO4: 
Tính axit và tính bền tăng dần. 
Tính oxi hóa giảm dần.
- Axit mạnh nhất: HClO4
- Axit có tính oxi hóa mạnh nhất: HClO.
[Đầu trang ↑]
II. NƯỚC JAVEL
- Thành phần: (NaCl + NaClO + H2O) hay (KCl + KClO + H2O). 
- Điều chế: Trong công nghiệp, nước Javel được sản xuất bằng cách điện phân dung dịch NaCl (nồng độ từ 15 đến 20%) trong thùng điện phân không có màng ngăn.
- NaClO trong nước Javel dễ tác dụng với CO2 trong không khí.
- HClO là chất oxi hóa mạnh nên nước Javel được dùng để tẩy trắng vải sợi, giấy, sát trùng.
Xem phim
[Đầu trang ↑]
III. CLORUA VÔI
- CTCT: 
- Clorua vôi là muối hỗn tạp, nó là muối của kim loại canxi với hai gốc axit là clorua Cl- và hipoclorit ClO- .
- Điều chế:  cho khí clo tác dụng với vôi tôi hoặc sữa vôi ở nhiệt độ 30oC
- Clorua vôi là chất bột màu trắng, mùi xốc, có tính oxi hóa mạnh.
- Clorua vôi cũng tác dụng với CO2
=> So với nước Javel, clorua vôi rẻ tiền hơn, có hàm lượng hipoclorit cao, dễ bảo quản và dễ chuyên chở.  
- Clorua vôi có tính oxi hóa mạnh tương tự nước Javel nên được dùng để tẩy trắng vải, sợi, giấy, dùng để tẩy uế hỗ rác, cống rãnh.
- Một lượng lớn clorua vôi được dùng trong việc tinh chế dầu mỏ. Do có khả năng tác dụng với các chất hữu cơ, clorua vôi được dùng để xử lý các chất độc, bảo vệ môi trường.
[Đầu trang ↑]
IV. MUỐI CLORAT
- Điều chế:  cho khí clo tác dụng với dung dịch kiềm nóng.
- Kali clorat còn được điều chế bằng cách điện phân dung dịch KCl 25% ở nhiệt độ 70 – 75oC.
- Kali clorat là chất rắn kết tinh, không màu, nó tan ít trong nước lạnh nhưng tan nhiều trong nước nóng.
- Kali clorat là chất oxi hóa mạnh, dễ bị nhiệt phân.
Xem phim
- Ứng dụng: kali clorat được dùng để chế tạo thuốc nổ, sản xuất pháo hoa, ngòi nổ và những hỗn hợp dễ cháy khác. Thuốc ở đầu que diêm thường chứa gần 50% KClO3.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an(3).doc