Giáo án môn Ngữ văn 10 - Khái quát lịch sử Tiếng Việt

Giáo án môn Ngữ văn 10 - Khái quát lịch sử Tiếng Việt

Mức độ cần đạt: Giúp học sinh:

 - Nắm được các khái niệm họ, dòng, nhánh ngôn ngữ nói chung và trong tiếng Việt nói riêng; hiểu được quan niệm về nguồn gốc, các thời kì phát triển của tiếng Việt, hệ thống chữ viết của tiếng Việt cùng những đặc điểm của chữ quốc ngữ.

 - Bồi dưỡng và nâng cao tình cảm quý trọng tiếng Việt, di sản lâu đời và quý giá của dân tộc.

 - Có kĩ năng viết đúng các quy định hiện hành của chữ quốc ngữ, kĩ năng phát hiện và sửa chữa những sai sót về chữ viết (chính tả).

Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:

 - Kiến thức: + Khái niệm về nguồn gốc ngôn ngữ, về quan hệ họ hàng, dòng, nhánh ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng: họ ngôn ngữ Nam Á, dòng Môn- Khmer, nhánh Việt Mường. Một số biểu hiện về quan hệ gần gũi, giữa tiếng Việt với tiếng Mường và những ngôn ngữ khác cùng họ, dòng, nhánh.

 + Những điểm chủ yếu trong tiến trình phát triển lịch sử của tiếng Việt qua các thời kì: dựng nước, Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, độc lập tự chủ, Pháp thuộc và từ sau CMTT 1945.

 + Chữ viết của tiếng Việt: chữ Nôm và chữ quốc ngữ (những nét chính trong lịch sử hình thành, nguyên tắc cấu tạo, ưu điểm cơ bản của chữ quốc ngữ).

 - Kĩ năng: + Phối hợp kiến thức cơ bản về lịch sử tiếng Việt và lịch sử chữ viết của tiếng Việt với kiến thức về tiến trình văn học Việt Nam và những thành tựu văn học chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ.

 + Vận dụng đặc điểm của chữ qn vào việc rèn luyện kĩ năng viết đúng chính tả trong VB.

 

doc 3 trang Người đăng sangtgdt Lượt xem 3613Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 10 - Khái quát lịch sử Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 - Tiết 66: ( Tiếng Việt). 24/ 01/ 2011.	 KHÁI QUÁT LỊCH SỬ TIẾNG VIỆT.
Mức độ cần đạt: Giúp học sinh:
 - Nắm được các khái niệm họ, dòng, nhánh ngôn ngữ nói chung và trong tiếng Việt nói riêng; hiểu được quan niệm về nguồn gốc, các thời kì phát triển của tiếng Việt, hệ thống chữ viết của tiếng Việt cùng những đặc điểm của chữ quốc ngữ.
 - Bồi dưỡng và nâng cao tình cảm quý trọng tiếng Việt, di sản lâu đời và quý giá của dân tộc.
 - Có kĩ năng viết đúng các quy định hiện hành của chữ quốc ngữ, kĩ năng phát hiện và sửa chữa những sai sót về chữ viết (chính tả).
Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
 - Kiến thức: + Khái niệm về nguồn gốc ngôn ngữ, về quan hệ họ hàng, dòng, nhánh ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng: họ ngôn ngữ Nam Á, dòng Môn- Khmer, nhánh Việt Mường. Một số biểu hiện về quan hệ gần gũi, giữa tiếng Việt với tiếng Mường và những ngôn ngữ khác cùng họ, dòng, nhánh.
 + Những điểm chủ yếu trong tiến trình phát triển lịch sử của tiếng Việt qua các thời kì: dựng nước, Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, độc lập tự chủ, Pháp thuộc và từ sau CMTT 1945.
 + Chữ viết của tiếng Việt: chữ Nôm và chữ quốc ngữ (những nét chính trong lịch sử hình thành, nguyên tắc cấu tạo, ưu điểm cơ bản của chữ quốc ngữ).
 - Kĩ năng: + Phối hợp kiến thức cơ bản về lịch sử tiếng Việt và lịch sử chữ viết của tiếng Việt với kiến thức về tiến trình văn học Việt Nam và những thành tựu văn học chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ.
 + Vận dụng đặc điểm của chữ qn vào việc rèn luyện kĩ năng viết đúng chính tả trong VB.
Tiến trình lên lớp:
 - Ôn định lớp:
 - Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra tình hình soạn bài của học sinh.
 - Bài giảng:
 + Đặt vấn đề: Tiếng Việt là tiếng nói của dân tộc Việt- dân tộc đa số trong đại gia đình 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam, đồng thời là ngôn ngữ được dùng chính thức trong các lĩnh vực hành chính, ngoại giao, giáo dục, tiếng Việt cũng là ngôn ngữ được sử dụng để giao tiếp trong toàn xã hội....
 + Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
? Em hiểu thế nào về nguồn gốc Tiếng Việt?
? Tiếng Việt có quan hệ họ hàng với những ngôn ngữ nào?
- Thuộc họ ngôn ngữ Nam Á:
- TV có quan hệ với họ Môn- Khmer sau đó tách ra Tiếng Việt Mường chung (Việt cổ) cuối cùng tách thành tiếng Việt và Mường.
VD: 
- Âm tiết: hai (Việt), hal (Mường), pi (Khmer), ba (Môn).
- Âm tiết: tay (Việt), Thay (Mường), day (Khmer), tai (Môn)...
GV yêu cầu HS đọc các phần I /2, 3, 4 SGK và nêu câu hỏi HS thảo luận
- Nhóm 1: Sự phát triển của Tiếng Việt ở thời kì Bắc thuộc có điểm gì cần lưu ý?
- Nhóm 2: Sự phát triển của tiếng Việt thời kì PK độc lập, tự chủ có gì đặc sắc?
- Nhóm 3: Sự phát triển của Tiếng Việt thời kì Pháp thuộc có điểm gì khác các thời kì trước?
HS: Thảo luận theo nhóm, cử đại diện trình bày.
GV: Nhận xét, giảng rõ
- Từ TK XI cùng với việc củng cố nhà nước PK, Nho học được đề cao, việc học ngôn ngữ- văn tự chữ Hán của các triều đại Vn được đẩy mạnh, nền VC chữ Hán mang sắc thái VN 
hình thành phát triển
- Người Việt đã có sáng tạo để tạo ra ngôn ngữ riêng cho dân tộc mình
VD: Bốn dân nghiệp có cùng cao thấp
 Đều kết tôi làm thánh thượng hoàng
Hay: Ta nêu ở đâu vui thú đấy
 Người xưa ẩn cả lọ lâm tuyền
 Đọc sách thì thông đòi nghĩa sách
 Đem dân mựa nữa mất lòng dân.
 (Nguyễn Trãi)
 Hiên sau treo sẳn cầm trăng
Hay: Thấy ai người cũ cũng đừng nhìn chi
 (Nguyễn Du)
Chữ Nôm ra đời thay thế cho chữ Hán và nó phát triển mạnh mẽ nhất là ở TK XVIII như: Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ Hồ Xuân Hương, Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm là những bằng chứng hùng hồn cho sức sống và sự tinh tế của TV.
GV yêu cầu HS đọc mục I/ 5 SGK.
? Cách xây dựng thuật ngữ trong tiếng Việt?
? Ví trí của tiếng Việt?
GV Yêu cầu HS đọc mục II SGK.
? Chữ viết của tiếng Việt có lịch sử phát triển như thế nào?
- Chữ Nôm: là một hệ thống chữ viết ghi âm, dùng chữ Hán hoặc bộ phận chữ Hán được cấu tạo lại để ghi TV theo nguyên tắc ghi âm tiết, trên cơ sở cách đọc chữ Hán của người Việt (âm Hán Việt)
- Chữ quốc ngữ có kết cấu đơn giản, sự dụng các chữ cái La- tinh để kết nối.
? Những ưu điểm và hạn chế của chữ quốc ngữ?
( Bổ sung bài LT 2/ 40).
Một số ưu điểm nổi bật của chữ quốc ngữ là:
 - Là thứ chữ ghi âm nên không phụ thuộc vào nghĩa. Âm thanh thì hữu hạn hơn so với ý nghĩa nên số lượng kí hiệu chữ viết không quá lớn.
 - Là thứ chữ ghi âm vị chứ không phải ghi âm tiết nên số lượng ghi chữ cái để ghi âm vị rất ít vì số lượng âm trong mỗi ngôn ngữ đều ở mức thấp. Muốn ghi âm tiết thì ghép chữ cái lại.
 - Muốn viết và đọc chữ QN, cần theo quy tắc đánh vần. Do đó chữ QN dễ viết, dễ đọc, dễ nhớ.
 - Có thể ghi tất cả các âm thanh mới lạ, ngay cả khi không biết nghĩa của âm thanh.
Dặn dò: Soạn bài “Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt”. 
Yêu cầu tìm hiểu: Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt ở các phương diện: ngữ âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo văn bản, phong cách ngôn ngữ,...
I> Sự phát triển của tiếng Việt qua các thời kì:
 1/ Tiếng Việt trong thời kì dựng nươc:
 a) Nguồn gốc của Tiếng Việt:
 - Có nguồn gốc bản địa.
 - Thuộc họ ngôn ngữ Nam Á. 
 + Họ Nam Á/ Nhánh Môn- Khmer/
 Nhóm Việt - Mường
Song tiết
Đơn tiết
 + Song tiết: tiếng Arem, tiếng Chứt, tiếng Mã Liềng, tiếng Pọng...
 + Đơn tiết: tiếng Cuối, tiếng Việt – Mường chung
Trong tiếng Việt Mường chung có tiếng V và tiếng M.
 b) Quan hệ họ hàng của Tiếng Việt:
 - Tiếng Việt được xếp vào cùng họ với tiếng Môn (Mi-an- ma) và tiếng Khmer (Cam-pu-chia) được gọi chung là họ Môn- Khmer.
 - Tiếng Việt còn có quan hệ mật thiết với ngôn ngữ Tày Thái để tạo nên họ Nam Á cổ. 
 2/ Trong thời kì Bắc thuộc:
 - Tiếng Việt phát triển trong mối quan hệ với các ngôn ngữ họ Nam Á.
VD: Có những từ họ hàng với tiếng Mường: đuôi, khoáy, mống, mồm, sừng, chớp, làng, xóm...; Có những từ họ hàng với ngôn ngữ Tày, Thái như: bánh, bắt, bóc, buộc, đường, ngẫm, ngợi, gạo, gà, vịt, đồng...
Có những từ cùng họ với ngôn ngữ Môn- Khmer như: một, hai, ba, bốn, mắt, chân, cá chim...
 - Tiếng Việt phát triển vẫn dựa trên mối quan hệ của Tiếng Việt và tiếng Hán.
VD: 
Hán
Việt
Kính
Hoạch
Phụ
Vụ
Gương
Vạch
Vợ
Mùa
 - Có những tiếng Hán được Việt hóa đến mức ta cử tưởng nó là thuần Việt: mùi, buồng, buồm, chém, mũi, 
 3/ Thời kì PK độc lập, tự chủ:
 - Chữ Hán mang sắc thái Việt Nam hình thành, một số lượng lớn từ Hán Việt văn hóa đã du nhập vào VN như: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, phong, hoa, tuyết, nguyệt, thiên địa, sơn hà, tài tử, giai nhân...
 - Người Việt dựa vào chữ Hán để sáng tạo ra chữ Nôm, tạo điều kiện cho tiếng Việt văn hóa phát triển như: Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Du, Nguyễn Gia Thiều...
VD: Nhiều từ gốc Hán đã được Việt hóa như:
Hán
Nôm
Tứ dân
Bốn dân
Đại ẩn
Ẩn cả
Nguyệt cầm
Cầm trăng
Cố nhân
Người cũ
Hải giác thiên nhai
Góc bể chân trời
 4/ Thời kì Pháp thuộc:
 - Tiếng Pháp chiếm vị trí độc tôn đẩy tiếng Hán và Nôm xuống vị trí thứ yếu.
 - Sự ra đời và phát triển của chữ Quốc ngữ góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của Tiếng Việt.
 - Trong tiếng Việt bắt đầu xuất hiện một số thuật ngữ vay mượn tiếng Hán và Pháp như: chính đảng, giai cấp, kinh tế, axit, ba dơ, ôxi, gác đơ bu, ghi đông...
 5/ Sự phát triển của tiếng Việt từ sau cách mạnh tháng Tám đến nay:
 a) Cách xây dựng thuật ngữ tiếng Việt:
 - Mượn của tiếng Hán: chính trị, kinh tế, triết học, tư tưởng, chính quyền, pháp luật, pháp quyền, gia cấp, chính đảng, tòa án, giáo dục, độc lập,tự do, môi trường
môi sinh, sinh quyển, khí quyển...
 - Mượn (phiên âm) của tiếng Pháp và tiếng Anh: a- xít, các- bô- níc, hi- đrô, in- tơ- nét...
 - Dịch ý hoặc sao phỏng: đường sắt, xe lửa, máy bay, vùng trời, vùng biển, thiếu máu...
 b) Vị trí: Đây là ngôn ngữ quốc gia chính thống.
II> Chữ viết của Tiếng Việt:
 - Theo truyền thuyết và dã sử: người Việt đã có một thứ chữ như “đàn nòng nọc đàn bơi”.
 - Thời Hùng Vương: văn tự kết nút.
 - Thời Bắc thuộc chữ Hán du nhập và truyền bá vào Việt Nam, chữ Nôm ra đời, người viết tạo nên cách viết riêng.
 - Cuối TK XIX đến đầu TK XX thì chữ quốc ngữ xuất hiện và được phát triển thịnh hành vai trò của chữ Nôm, Hán kết thúc.
 * Ưu điểm của chữ quốc ngữ:
 - Là loại chữ ghi âm: đọc sao viết vậy.
 - Chữ quốc ngữ dùng một số kí hiệu nhất định của chữ cái La tinh, bổ sung một số dấu phụ và thanh điệu. tiếng Việt → đơn giản, tiện lợi, khoa học, có phạm vi giao dịch quốc tế rộng: 30% dân số thế giới dùng thứ chữ này.
 * Nhược điểm:
 - Chưa hoàn toàn tuân theo nguyên tắc ngữ âm học, chưa đảm bảo tỉ lệ 1/1 (tức là một âm vị chỉ được ghi bằng một con chữ hoặc một chữ biểu thị bằng một âm vị. Ví dụ:
 + Âm /k/ “cờ”: được ghi bằng 3 con chữ khác nhau: c (ca), k (kính), q (quả) ...
 + Có quá nhiều dấu phụ dùng để ghi thanh điệu và các mũ: i, ê, â, ơ, ư, ô...khó khăn cho việc tập viết và in ấn...
III> Luyện tập:
 1/ 40. Các ví dụ: cách mạng, chính phủ, vận động, học tập, phổ biến, cổ động, quá trình, đấu tranh, lãnh đạo,..
 2/ 40. Một số ưu điểm nổi bật của chữ quốc ngữ là:
 3/ 40.Ví dụ minh họa có 3 cách thức đặt thuật ngữ khoa học: - Phiên âm thuật ngữ khoa học của phương Tây. - Vay mượn TN qua tiếng Trung Quốc.(âm Hán Việt). – Đặt TN thuần Việt (góc nhọn, góc bẹt, đường chéo, đường tròn, đỉnh,)
 4/40. Có 2 từ Hán Việt: tử sĩ (người lính bị chết trong chiến đấu), chinh phu ( người đàn ông đi đánh trận thời phong kiến).
IV> Hướng dẫn tự học: 
 - Tìm các ví dụ tiêu biểu về các tác phẩm VHVN viết bằng chữ Hán, chữ Nôm, chũ quốc ngữ.
 - Nhận thức thêm về sự phát triển của tiếng Việt thông qua quá trình mở rộng các chức năng: giao tiếp- sáng tác- báo chí, khoa học, chính luận,. hành chính.

Tài liệu đính kèm:

  • docKhái quát lịch sử tiếng Việt.doc