Giáo án môn Ngữ văn 10 - Thực hành các phép tu từ: phép điệp, phép đối

Giáo án môn Ngữ văn 10 - Thực hành các phép tu từ: phép điệp, phép đối

Mức độ cần đạt: Giúp học sinh:

 - Củng cố và nâng cao kiến thức về phép điệp và phép đối.

 - Có kĩ năng nhận diện, cảm thụ và phân tích phép điệp và phép đối trong tác phẩm nghệ thuật.

 - Bước đầu biết sử dụng phép điệp và phép đối khi cần thiết.

Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:

 - Kiến thức: + Kiến thức về phép điệp: phép tu từ lặp lại một yếu tố ngôn ngữ trong văn bản (âm, vần, từ ngữ, câu, nhịp, kết cấu ngữ pháp,.) nhằm nhấn mạnh hoặc bộc lộ cảm xúc, hoặc tạo nên tính hình tượng cho ngôn ngữ nghệ thuật.

 + Kiến thức về phép đối: phép sắp xếp từ ngữ, cụm từ, câu văn sao cho cân xứng nhau về âm thanh, nhịp điệu, về đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa nhằm mục đích tạo ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh, hài hòa trong diễn đạt, phục vụ cho một ý đồ nghệ thuật nhất định.

 - Kĩ năng: + Nhận diện, phân tích cấu tạo của phép điệp và phép đối.

 + Cảm thụ, lĩnh hội và phân tích hiệu quả nghệ thuật của hai phép tu từ trên.

 + Bước đầu biết sử dụng hai phép tu từ trên trong những ngữ cảnh cần thiết.

 

doc 2 trang Người đăng sangtgdt Lượt xem 18983Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 10 - Thực hành các phép tu từ: phép điệp, phép đối", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỰC HÀNH CÁC PHÉP TU TỪ: PHÉP ĐIỆP, PHÉP ĐỐI
Mức độ cần đạt: Giúp học sinh:
 - Củng cố và nâng cao kiến thức về phép điệp và phép đối.
 - Có kĩ năng nhận diện, cảm thụ và phân tích phép điệp và phép đối trong tác phẩm nghệ thuật.
 - Bước đầu biết sử dụng phép điệp và phép đối khi cần thiết.
Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
 - Kiến thức: + Kiến thức về phép điệp: phép tu từ lặp lại một yếu tố ngôn ngữ trong văn bản (âm, vần, từ ngữ, câu, nhịp, kết cấu ngữ pháp,...) nhằm nhấn mạnh hoặc bộc lộ cảm xúc, hoặc tạo nên tính hình tượng cho ngôn ngữ nghệ thuật.
	+ Kiến thức về phép đối: phép sắp xếp từ ngữ, cụm từ, câu văn sao cho cân xứng nhau về âm thanh, nhịp điệu, về đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa nhằm mục đích tạo ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh, hài hòa trong diễn đạt, phục vụ cho một ý đồ nghệ thuật nhất định.
 - Kĩ năng: 	+ Nhận diện, phân tích cấu tạo của phép điệp và phép đối.
	+ Cảm thụ, lĩnh hội và phân tích hiệu quả nghệ thuật của hai phép tu từ trên.
	+ Bước đầu biết sử dụng hai phép tu từ trên trong những ngữ cảnh cần thiết.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1
GV: Yêu cầu HS đọc những ngữ liệu trang 124 sgk.
H: Ngữ liệu được lặp lại trong ngữ liệu 1? Thay bằng cụm từ khác? Nhận xét?
H: Ngữ liệu 2, các từ được lặp? Tác dụng? Có phải là biện pháp tu từ không?
HS: Thảo luận, phát biểu
GV: Nhận xét, giảng rõ
H: Thế nào là phép điệp?
HS: Kết luận
GV: Bổ sung, nhấn mạnh
Hoạt động 2
GV: Yêu cầu HS đọc những ngữ liệu trang 125 sgk.
H: Ngữ liệu 1, 2 các sắp xếp từ ngữ có gì đặc biệt? Tác dụng?
H: Ngữ liệu 3, 4 đối nhau như thế nào?
HS: Thảo luận, phân tích
GV: Nhận xét, giảng rõ
H: Thế nào là phép đối?
HS: Kết luận
GV: Bổ sung, nhấn mạnh
 H: Phân tích các ngữ liệu
 H: Phép đối có tác dụng gì? Dựa vào biện pháp ngôn ngữ nào đi kèm?
H: Vì sao dễ nhớ tục ngữ?
HS: Thảo luận, giải bài tập
GV: Nhận xét, giảng rõ
-Bài tập về nhà
+Tìm ví dụ về phép đối
+Ra vế đối.
I. LUYỆN TẬP VỀ PHÉP ĐIỆP 
 1. Bài 1:
 - Nụ tầm xuân → hình ảnh người con gái →thân phận , gía trị của con người.
 - 3 câu cuối lặp lại → nhấn mạnh thực tế và sự lựa chọn của người con gái → nhân phẩm, đạo đức.
 - Ngữ liệu 2: lặp từ → không phải là biện pháp tu từ.
→ Khái niệm: Phép điệp là biện pháp tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt (vần, nhịp, từ, cụm từ, câu) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng nghệ thuật.
 2. Bài 2:
 -Tìm ví dụ về phép điệp.
 -Viết đoạn văn có phép điệp.
II. LUYỆN TẬP VỀ PHÉP ĐỐI:
 Bài 1:
 - Vị trí các từ đối xứng với nhau → cân đối, hài hoà về âm thanh, phong phú về nghĩa.
 - Đối xứng giữa hai vế câu, giữa hai câu → sự thống nhất, hài hoà về âm thanh → vẻ đẹp cân xứng.
 - Phép đối : Cách xếp đặt từ ngữ, cụm từ, câu ở vị trí cân xứng nhau → tạo hiệu quả giống nhau hoặc trái ngược nhau → gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh, hài hoà trong diễn đạt →ý nghĩa. 
Bài 2:
 - Tục ngữ → tính hoàn chỉnh, dễ ghi nhớ.
 - Ngắn gọn, hài hoà về âm thanh →phong phú về nghĩa.
Bài 3:
 Bài tập về nhà.
 IV. Củng cố: 
- Phép điệp là biện pháp tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt (vần, nhịp, từ, cụm từ, câu) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng nghệ thuật.
- Phép đối là cách xếp đặt từ ngữ, cụm từ, câu ở vị trí cân xứng nhau → tạo hiệu quả giống nhau hoặc trái ngược nhau → gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh, hài hoà trong diễn đạt →ý nghĩa
 V. Dặn dò: Học bài
	 Chuẩn bị: Nội dung và hình thức của văn bản văn học.
+ Tìm hiểu các khái niệm của nội dung và hình thức trong văn bản văn học.
+ Ý nghĩa của nội dung và hình thức văn bản văn học.
+ Vận dụng luyện tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docV10 Thực hành phép đối, phép điệp..doc