1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được đối tượng, các lĩnh vực nghiên cứu, triển vọng phát triển của sinh học. Trình bày được mục tiêu môn Sinh học, phân tích được vai trò của sinh học. Nêu được các ngành nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng, các thành tựu và triển vọng của các ngành nghề đó trong tương lai.
- Trình bày được định nghĩa về phát triển bền vững, vai trò của sinh học trong phát triển bền vững môi trường sống và những vấn đề toàn cầu. Phân tích được mối quan hệ giữa sinh học với những vấn đề xã hội như: đạo đức sinh học, kinh tế, công nghệ.
2. Năng lực
- Năng lực sinh học:
● Nhận thức sinh học:
+ Nêu được đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học.
+ Nêu được nhiệm vụ chính của một số lĩnh vực nghiên cứu của sinh học.
+ Trình bày được mục tiêu môn Sinh học.
+ Nêu được triển vọng phát triển sinh học trong tương lai.
+ Phân tích được vai trò của sinh học với cuộc sống hằng ngày và với sự phát triển kinh tế - xã hội; vai trò sinh học với sự phát triển bền vững môi trường sống và những vấn đề toàn cầu.
+ Kể được tên các ngành nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học. Trình bày được các thành tựu từ lý thuyết đến thành tựu công nghệ của một số ngành nghề chủ chốt (y - dược học, phép y, công nghệ thực phẩm, bảo vệ môi trường, nông nghiệp, lâm nghiệp,.).
+ Nêu được triển vọng của các ngành nghề đó trong tương lai.
+ Trình bày được định nghĩa về phát triển bền vững.
+ Trình bày được vai trò của sinh học trong phát triển bền vững môi trường sống.
+ Phân tích được mối quan hệ giữa sinh học với những vấn đề xã hội: đạo đức sinh học, kinh tế, công nghệ.
Ngày soạn:// Ngày dạy:// PHẦN 1. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH MÔN SINH HỌC VÀ CÁC CẤP ĐỘ TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG CHỦ ĐỀ 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHƯƠNG TRÌNH MÔN SINH HỌC BÀI 1: GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH MÔN SINH HỌC. SINH HỌC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Nêu được đối tượng, các lĩnh vực nghiên cứu, triển vọng phát triển của sinh học. Trình bày được mục tiêu môn Sinh học, phân tích được vai trò của sinh học. Nêu được các ngành nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng, các thành tựu và triển vọng của các ngành nghề đó trong tương lai. - Trình bày được định nghĩa về phát triển bền vững, vai trò của sinh học trong phát triển bền vững môi trường sống và những vấn đề toàn cầu. Phân tích được mối quan hệ giữa sinh học với những vấn đề xã hội như: đạo đức sinh học, kinh tế, công nghệ. 2. Năng lực Năng lực sinh học: Nhận thức sinh học: + Nêu được đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học. + Nêu được nhiệm vụ chính của một số lĩnh vực nghiên cứu của sinh học. + Trình bày được mục tiêu môn Sinh học. + Nêu được triển vọng phát triển sinh học trong tương lai. + Phân tích được vai trò của sinh học với cuộc sống hằng ngày và với sự phát triển kinh tế - xã hội; vai trò sinh học với sự phát triển bền vững môi trường sống và những vấn đề toàn cầu. + Kể được tên các ngành nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học. Trình bày được các thành tựu từ lý thuyết đến thành tựu công nghệ của một số ngành nghề chủ chốt (y - dược học, phép y, công nghệ thực phẩm, bảo vệ môi trường, nông nghiệp, lâm nghiệp,...). + Nêu được triển vọng của các ngành nghề đó trong tương lai. + Trình bày được định nghĩa về phát triển bền vững. + Trình bày được vai trò của sinh học trong phát triển bền vững môi trường sống. + Phân tích được mối quan hệ giữa sinh học với những vấn đề xã hội: đạo đức sinh học, kinh tế, công nghệ. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đề xuất được ý tưởng về ứng dụng sinh học trong tương lai để phục vụ đời sống con người. Năng lực chung: Tự chủ và tự học: + Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu và thực hiện những công việc của bản thân khi học tập và nghiên cứu môn Sinh học. + Xác định được hướng phát triển phù hợp sau trung học phổ thông; lập được kế hoạch, lựa chọn học các môn học phù hợp với định hướng nghề nghiệp liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học. Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp với các loại phương tiện để trình bày những vấn đề liên quan đến môn Sinh học; ý tưởng và thảo luận các vấn đề trong sinh học phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định được ý tưởng ứng dụng sinh học mới từ các nội dung đã học. 3. Phẩm chất Yêu nước: Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, chủ quyền lãnh thổ. Nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt về lựa chọn nghề nghiệp cũng như người đang làm các ngành nghề liên quan đến sinh học nói riêng và các ngành nghề khác nói chung. Chăm chỉ: Tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên SGK, SGV, SBT Sinh học 10, Giáo án. Hình ảnh một số vật ở môi trường xung quanh, các vấn đề xã hội hiện nay (ô nhiễm thực phẩm, bệnh tật, ô nhiễm môi trường, sự tuyệt chủng của sinh vật,) Một số tranh, ảnh, phim tư liệu về sự phát triển bền vững và đạo đức sinh học. Bảng hỏi KWL. Bảng phân công nhiệm vụ cho các nhóm làm dự án. Máy tính, máy chiếu. 2. Đối với học sinh Giấy A4. Bảng trắng, bút lông. Thiết bị (máy tính, điện thoại,...) có kết nối mạng internet. Bài thuyết trình. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Thu hút, tạo hứng thú học tập, tạo tình huống và xác định vấn đề học tập. b. Nội dung: - GV chuẩn bị các hình ảnh về các sản phẩm có ở môi trường xung quanh hay dịch vụ chăm sóc sức khỏe con người để HS bước đầu xác định được những thành tựu có ứng dụng sinh học. - GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS và dẫn dắt vào bài học. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS quan sát hình ảnh về ứng dụng công nghệ sinh học và đưa ra một số câu hỏi gợi mở cho HS: Trồng hoa hồng thủy sinh Vắc-xin Rau hữu cơ Nhiên liệu sinh học + Hãy kể thêm một vài ứng dụng của công nghệ sinh học trong đời sống mà em biết. + Em đã học những chủ đề nào về thế giới sổng? Đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học qua các chủ đề đó là gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh, dựa vào hiểu biết cá nhân để kể thêm một số ứng dụng của công nghệ sinh học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS xung phong chia sẻ thêm thông tin với lớp. - GV khuyến khích HS chia sẻ hiểu biết của bản thân và ghi lên bảng các ý kiến trả lời của HS (HS không nhất thiết phải trả lời đúng). * Một số ứng dụng của công nghệ sinh học: + Tạo ra những loài thực vật biến đổi gen như dưa hấu không hạt, xoài hạt lép, + Tạo ra các chế phẩm diệt côn trùng, sâu bệnh hại mà không gây ô nhiễm môi trường + Cấy ghép các mô, cơ quan trên cơ thể người, * Những chủ đề về thế giới sống đã học: + Vật sống, vật không sống + Tế bào, cơ thể + Phân loại thế giới sống; đa dạng nguyên sinh vật + Virus và vi khuẩn + Động vật không xương sống, có xương sống + Trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng ở sinh vật + Sinh sản, sinh trưởng ở sinh vật + Đa dạng sinh học Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV tuyên dương tinh thần xây dựng bài của HS và dẫn dắt vào bài học: Sinh học được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Một trong những thành tựu của ngành Sinh học là tạo ra các loài sinh vật biến đổi qen (Genetically Modified Organism — GMO), nhờ đó, mang lại cho con người những loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, thời gian bảo quản lâu hơn, giá thành rẻ hơn,... Đặc biệt, thành tựu này còn góp phần giải quyết vấn đề nạn đói trên thế giới. Ngoài việc đảm bảo nguồn thực phẩm, ngành Sinh học còn có những vai trò gì đối với đời sống con người? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay – Bài 1: Giới thiệu chương trình môn Sinh học. Sinh học và sự phát triển bền vững. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC I. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH MÔN SINH HỌC Hoạt động 1: Tìm hiểu đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học. a. Mục tiêu: Nêu được đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học. b. Nội dung: - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin và quan sát hình ảnh trong mục 1 phần I (SGK tr.6). - GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, hỏi - đáp nêu vấn đề kết hợp với kĩ thuật khăn trải bàn để hướng dẫn HS thảo luận, lấy ví dụ về những nội dung nghiên cứu của sinh học. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời và ví dụ của HS về đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (mỗi nhóm 3 – 4 HS), yêu cầu các nhóm nghiên cứu thông tin và quan sát hình 1.1 (SGK tr.6), sau đó, thực hiện các yêu cầu của GV. - GV yêu cầu các nhóm thảo luận, lần lượt trả lời các câu hỏi: + Sinh học là gì? Kể tên các đối tượng nghiên cứu của môn Sinh học. + Quan sát hình 1.1, hãy lấy ví dụ về các đối tượng nghiên cứu tương ứng với các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học. - GV hướng dẫn các nhóm tiến trình thảo luận, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0. Mỗi thành viên sẽ ghi ý kiến của mình vào một góc, sau đó cả nhóm thống nhất, tổng hợp các ý kiến và ghi vào phần trung tâm tờ giấy. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS các nhóm trao đổi với nhau để hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm dán kết quả thảo luận của nhóm mình lên bảng. - GV cho các nhóm nhận xét lẫn nhau. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét sản phẩm học tập của HS và chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo. I. Đối tượng, lĩnh vực nghiên cứu và mục tiêu môn Sinh học 1. Đối tượng và lĩnh vực nghiên cứu môn Sinh học. - Sinh học là môn khoa học về sự sống. - Đối tượng nghiên cứu của sinh học là thế giới sinh vật: thực vật, động vật, vi khuẩn, nấm, con người. - Ngành sinh học bao gồm nhiều lĩnh vực nghiên cứu như: + Di truyền học + Sinh học tế bào + Vi sinh vật học + Giải phẫu học + Động vật học + Sinh thái học và môi trường + Công nghệ sinh học Hoạt động 2: Tìm hiểu mục tiêu học tập môn Sinh học a. Mục tiêu: Trình bày được mục tiêu môn sinh học. b. Nội dung: GV yêu cầu các nhóm HS đọc thông tin phần 2 mục I (SGK tr.7) để trả lời các câu hỏi và hoàn thành phiếu học tập. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời và phiếu học tập của HS. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giữ nguyên nhóm như trong hoạt động 1, yêu cầu các nhóm đọc thông tin mục 2 phần I (SGK tr.6 – 7) và hoàn thành phiếu học tập số 1 về mục tiêu của việc học Sinh học. (Phiếu học tập số 1 ở phần Hồ sơ học tập) - Sau khi các nhóm đôi hoàn thành Phiếu học tập, GV đặt câu hỏi tổng kết: “Học tập môn Sinh học mang lại cho các em những hiểu biết và ứng dụng gì?” - GV đặt câu hỏi vận dụng, yêu cầu HS liên hệ bản thân: Em sẽ thể hiện tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước bằng những hành động cụ thể nào? + Đối với môi trường thiên nhiên + Đối với xã hội Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghiên cứu thông tin trong SGK, thảo luận và lần lượt thực hiện các yêu cầu của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện nhóm trình bày phần thảo luận của nhóm mình. - GV liệt kê những phương án trả lời của các nhóm về những lợi ích của việc học tập môn Sinh học. - GV mời các HS còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. 2. Mục tiêu học tập môn Sinh học - Góp phần hình thành thế giới quan khoa học; phẩm chất yêu lao động, yêu thiên nhiên, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên; có khả năng giải quyết vấn đề thực tiễn một cách sáng tạo. - Hình thành, phát triển ở học sinh năng lực sinh học: nhận thức sinh học, tìm hiểu thế giới sống và vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn. Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của sinh học trong cuộc sống a. Mục tiêu: Phân tích được vai trò của sinh học với cuộc sống hằng ngày và với sự phát triển của kinh tế - xã hội. b. Nội dung: - GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát các hình ảnh trong phần 3 mục I (SGK tr.7) - GV sử dụng phương pháp hỏi - đáp và kĩ thuật KWL để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận theo nhóm đôi các nội dung vừa nghiên cứu. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về vai trò của sinh học trong cuộc sống hằng ngày. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ ... c đi vào tế bào và sự gây hại của các sinh vật hay tế bào khác. - Chất đi truyền của tế bào nhân sơ là phân tử DNA dạng vòng kép gồm khoảng vài nghìn gene nằm ở vùng nhân, không có màng bao bọc. - Ribosome thuộc loại nhỏ 70S. * Ở nhiều tế bào vi khuẩn, ngoài phân tử DNA ở vùng nhân còn có một hoặc một số phân tử DNA vòng, nhỏ gọi là plasmid; Nhiều vi khuẩn có vỏ nhày bao phủ bên ngoài thành tế bào giúp chúng bám dính vào các bề mặt và bảo vệ tế bào tránh các tác nhân bên ngoài: Một số tế bào có thêm lông nhung bên ngoài vỏ nhảy giúp chúng bám vào các bề mặt: Ngoài ra, một số tế bào có một hoặc một số roi có vai trò thực hiện di chuyển của tế bào. Hoạt động 2: Tìm hiểu tế bào nhân thực a. Mục tiêu: - Lập được bảng so sánh tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực; - Quan sát hình vẽ, lập được bảng so sánh cấu tạo tế bào thực vật và tế bào động vật. b. Nội dung: - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin và quan sát hình ảnh phần II (SGK tr.40 – 41) để tìm hiểu về cấu tạo tế bào nhân thực. - HS hoạt động nhóm, thảo luận để hoàn thành phiếu học tập số 2 và số 3 về nội dung vừa nghiên cứu. c. Sản phẩm học tập: Bảng so sánh của HS về tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực; tế bào động vật và thực vật. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành hai nhóm lớn (nhóm A và nhóm B); mỗi nhóm lớn chia thành các nhóm nhỏ (nhóm AI, A2,...; B1, B2,....), yêu cầu các nhóm đọc thông tin và quan sát hình ảnh phần II (SGK tr.40 – 41) để tìm hiểu về cấu tạo tế bào nhân thực. - GV yêu cầu: + Nhóm A thực hiện Phiếu học tập số 2, nhóm B thực hiện Phiếu học tập số 3. (Phiếu học tập ở phần Hồ sơ học tập) + Nhóm B1, B2,... sẽ đọc và góp ý, bổ sung trực tiếp vào sản phẩm của nhóm A1, A2,... và ngược lại, các nhóm A1, A2,... sẽ đọc, góp ý và bổ sung trực tiếp vào sản phẩm của các nhóm B1, B2,.... - Các nhóm sẽ nhận lại sản phẩm của nhóm, rà soát những nội dung đã được góp ý, sau đó chỉnh sửa để hoàn thiện sản phẩm. .Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm đọc thông tin và quan sát hình ảnh SGK, tổng hợp thông tin và thảo luận và hoàn thành phiếu học tập. - GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi. - Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến thức. - GV hướng dẫn HS đọc phần Tóm tắt kiến thức (SGK tr.41) và chuyển sang nội dung tiếp theo. II. Tế bào nhân thực - Có kích thước khoảng 10 — 100 μm; Có những tế bào có kích thước lớn hơn nhiều như tế bào thần kinh, tế bào trứng, tế bào mạch gỗ,... - Có cấu tạo phức tạp với nhân hoàn chỉnh và các bào quan có màng. - Phần bên trong tế bào nhân thực được xoang hoá nhờ hệ thống nội màng, màng giúp bao bọc đảm bảo cho nhiều hoạt động sống (phân giải, tổng hợp,...) diễn ra trong cùng một thời gian. Đây cũng là bước tiến hoá quan trọng của tế bào nhân thực so với tế bào nhân sơ. - Mỗi bào quan có cầu trúc đặc trưng, thực hiện chức năng nhất định trong tế bào. - Có các bảo quan có màng kép như nhân, ti thể, lục lạp và các bào quan có màng đơn như lưới nội chất, bộ máy Golgi, peroxisome, lysosome, không bào. - Ngoài ra, tế bào nhân thực cũng có bào quan không có màng như ribosome. Hoạt động 3: Thực hành quan sát tế bào nhân sơ a. Mục tiêu: Thực hành làm được tiêu bản và quan sát được tế bào sinh vật nhân sơ (vi khuẩn). b. Nội dung: - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm nhỏ (mỗi nhóm 4-5 HS), đọc nội dung phần III (SGK tr. 41) để tìm hiểu các bước thực hành quan sát tế bào nhân sơ. - HS hoạt động nhóm, tiến hành làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của GV. c. Sản phẩm học tập: Báo cáo thực hành của HS. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (mỗi nhóm 4-5 HS), yêu cầu các nhóm đọc nội dung phần III (SGK tr. 41) để tìm hiểu các bước thực hành quan sát tế bào nhân sơ. - GV giới thiệu cho HS mục tiêu thực hành: Làm được tiêu bản và quan sát được tế bào vi khuẩn. - GV giới thiệu các mẫu vật, hóa chất, dụng cụ: + Mẫu vật: dịch chứa vi khuẩn (nước dưa chua, dịch sữa chua, nước thịt luộc đê nguội sau 24 - 48 giờ,...). + Tranh, ảnh hoặc video về một số loại vi khuẩn. + Hoá chất: dung dịch thuốc nhuộm fuchsin, nước cắt. + Dụng cụ: kính hiển vi quang học, dầu soi kính, lam kính, kim mũi mác, đèn cồn, giấy thấm, đĩa đồng hồ, ống nhỏ giọt. - GV hướng dẫn các nhóm tiến hành thí nghiệm theo các bước: + Dùng ống nhỏ giọt lấy một giọt dịch từ lọ đựng mẫu vật và nhỏ lên lam kính. + Dùng kim mũi mác dàn mỏng giọt dịch trên lam kính. + Hơ nhẹ lam kính trên ngọn lửa đèn cồn sao cho nước bay hơi hết. + Nhỏ một giọt thuốc nhuộm fuchsin lên vết mẫu đã khô trên lam kính và để yên trong 2 phút. + Đặt nghiêng lam kính trên đĩa đồng hỗ và dùng ống nhỏ giọt nhỏ từ từ nước cất vào một phía lam kính sao cho nước chảy qua vệt nhuộm. Nhỏ nước cho đến khi nước rửa không còn màu thuốc nhuộm. + Dùng giấy thấm nhẹ nhàng thâm khô xung quanh vệt nhuộm. + Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính. + Quan sát tiêu bản ở vật kính 10x để chọn phần dễ quan sát rồi nhỏ một giọt dầu soi kính lên vệt nhuộm và chuyển sang vật kính 100x để quan sát. + Quan sát thêm hình dạng vi khuẩn qua tranh, ảnh hoặc video. Vi khuẩn E.Coli Vi khuẩn Salmonella Vi khuẩn Campylobacter Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm chú ý quan sát, lắng nghe, tiến hành thí nghiệm theo sự hướng dẫn của GV. - GV nhắc nhở HS chí ý an toàn khi thực hành, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận HS viết báo cáo về tiến trình và kết quả thực hành: Vẽ và mô tả tóm tắt hình dạng các loại vi khuẩn em đã quan sát được. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét quá trình làm việc của các nhóm, thu lại báo cáo thực hành và chuyển sang nội dung tiếp theo. Báo cáo thực hành của HS theo mẫu. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Luyện tập một số kiến thức đã học về tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. b. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời một số câu hỏi để khắc sâu kiến thức: 1. Tế bào nhân thực là đơn vị cấu trúc và chức năng của các nhóm sinh vật nào? 2. Tại sao thực vật có khả năng quang hợp mà động vật không có khả năng này? c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức hoạt động: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GGV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, thảo luận để trả lời các câu hỏi sau: 1. Tế bào nhân thực là đơn vị cấu trúc và chức năng của các nhóm sinh vật nào? 2. Tại sao thực vật có khả năng quang hợp mà động vật không có khả năng này? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận, sử dụng kiến thức đã học để hoàn thành các bài tập. - GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV mời đại diện một số HS thực hiện lần lượt các yêu cầu của bài tập. - GV khuyến khích HS đóng góp ý kiến, tranh luận để tìm ra câu trả lời đúng nhất. * Gợi ý: 1. Tế bào nhân thực là đơn vị cấu trúc và chức năng của các nhóm sinh vật: sinh vật nguyên sinh (sinh vật đơn bào), động vật, thực vật và nấm (sinh vật đa bào). 2. Thực vật có khả năng quang hợp mà động vật không có khả năng này vì các tế bào thực vật có lục lạp. Bào quan này là nơi chứa chất diệp lục, giữ nhiệm vụ hấp thụ ánh sáng mặt trời để thực hiện quá trình quang hợp. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến thức và chuyển sang hoạt động tiếp theo. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Hướng dẫn HS vận dụng kiến thức về tế bào vào thực tiễn. Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học và năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ để HS thực hiện ngoài giờ học: Em hãy làm mô hình tế bào nhân sơ, tế bào thực vật hoặc tế bào động vật (có thể vẽ trên máy tính hình 3D). c. Sản phẩm học tập: Mô hình 3D tế bào nhân sơ, tế bào thực vật hoặc tế bào động vật của HS. d. Tổ chức hoạt động: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS - GV giao nhiệm vụ để HS thực hiện ngoài giờ học: Em hãy làm mô hình tế bào nhân sơ, tế bào thực vật hoặc tế bào động vật (có thể vẽ trên máy tính hình 3D). - GV lưu ý HS có thể thực hiện nhiệm vụ theo nhóm nhỏ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện ngoài giờ học. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận HS trình bày sản phẩm của mình vào tiết học sau. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết thúc tiết học. * Hướng dẫn về nhà: - Ôn lại kiến thức đã học. - Làm bài tập trong Sách bài tập Sinh học 10. - Đọc và tìm hiểu trước Bài 9: Tế bào nhân thực. IV. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ Gợi ý phiếu đánh giá mô hình tế bào: Tiêu chí Mức 3 Mức 2 Mức 1 Chuẩn bị nguyên/ vật liệu Chuẩn bị nguyên vật liệu đầy đủ, sắp xếp theo trật tự dễ tìm. Chuẩn bị nguyên vật liệu đủ nhưng để lộn xộn. Chuẩn bị nguyên vật liệu nhưng còn thiếu. Vật liệu giá rẻ, dễ tìm Vật liệu giá rẻ, dễ mua, dễ tìm. Vật liệu khó tìm. Vật liệu giả đắt, khó tìm. Bản thiết kế mô hình Bản thiết kế mô hình dễ nhìn, sắc nét. Bản thiết kế mô hình dễ nhìn. Bản thiết kế mô hình rối, khó nhìn. Sản phẩm mô hình Mô hình thiết kế logic, đẹp, sáng tạo. Mô hình thiết kế logic. Mô hình thiết kế chưa đẹp, chưa logic. Thuyết trình cho mô hình Thuyết trình gọn nhưng logic, hấp dẫn. Thuyết trình rõ ràng. Thuyết trình dài dòng, khó hiểu. V. HỒ SƠ HỌC TẬP Trường:. Lớp:. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: Tế bào nhân sơ Nhóm:.. 1. Theo hệ thống phân loại 5 giới, sinh vật có cấu tạo tế bào nhân sơ thuộc giới nào? 2. Đọc thông tin, kết hợp quan sát hình 7.2 trong SGK, hoàn thành bảng sau về tế bào nhân sơ: Tiêu chí Biểu hiện cụ thể Kích thước Hình dạng Các thành phần cấu tạo và chức năng của mỗi thành phần Đặc điểm đặc trưng 3. Tế bào chất của tế bào nhân sơ chứa những thành phần nào? Bài làm . . . . . . . . . . Trường:. Lớp:. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2: Phân biệt tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực Nhóm:.. Hãy đọc thông itn, kết hợp quan sát hình 7.2 và 7.3 trong SGK, hoàn thành bảng so sánh tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực: Tiêu chí Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực Giống nhau Khác nhau Kích thước Đặc điểm cấu tạo Nhân DNA Bào quan có màng Khung tế bào Bài làm . . . . . . . . . . Trường:. Lớp:. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3: Phân biệt tế bào thực vật và tế bào động vật Nhóm:.. Hãy đọc thông itn, kết hợp quan sát hình 7.3 trong SGK, hoàn thành bảng so sánh tế bào thực vật và tế bào động vật: Tiêu chí Tế bào thực vật Tế bào động vật Giống nhau Khác nhau Thành tế bào Lục lạp Trung thể Lysosome Không bào Bài làm . . . . . . . . . .
Tài liệu đính kèm: