I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Biết khái niệm mạng máy tính.
- Phân loại mạng.
- Các mô hình mạng.
2. Kỹ năng:
- Phân biệt được qua hình vẽ:
+ Các mạng LAN và WAN.
+ Các mạng không dây và có dây.
+ Một số thiết bị kết nối.
+ Mô hình ngang hàng và mô hình khách chủ.
II. CHUẨN BỊ :
- Giáo án, máy chiếu, máy vi tính, một số thiết bị mạng(nếu có) .
III. TIẾN TRèNH LấN LỚP
1. Ổn định lớp
2. Nội dung bài dạy
Thứ 3, ngày 9/3/2010.Tiết 4 Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Lớp : 10A3 GVHD: Phan Quang Vinh Sinh viờn : Trần Thị Ánh Nguyệt Bài 20. Mạng máy tính I. MỤC TIấU 1. Kiến thức: Biết khái niệm mạng máy tính. Phân loại mạng. Các mô hình mạng. 2. Kỹ năng: Phân biệt được qua hình vẽ: Các mạng LAN và WAN. Các mạng không dây và có dây. Một số thiết bị kết nối. Mô hình ngang hàng và mô hình khách chủ. II. CHUẨN BỊ : - Giáo án, máy chiếu, máy vi tính, một số thiết bị mạng(nếu có) . III. TIẾN TRèNH LấN LỚP Ổn định lớp Nội dung bài dạy HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIấN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Dẫn dắt vấn đề. Gv: các em có biết trò chơi điện thoại lon không? Gv: Bằng 2 cái lon và 1 sợi dây được căng ra hai bạn ở hai phòng học kế nhau có thể nói chuyện với nhau được. Tại sao? Tương tự như vậy 2 máy tính muốn trao đổi dữ liệu với nhau cũng phải kết nối với nhau. Sự kết nối nhiều máy tính với nhau theo một phương thức nào đó để trao đổi dữ liệu gọi là mạng máy tính. Hôm nay ta sẽ học bài 20: Mạng máy tính Hoạt động 2: Nội dung bài mới 1. Mạng máy tính là gì GV: Vậy mạng máy tính là gì? GV: Mạng máy tính là tập hợp các máy tính được kết nối theo một phương thức nào đó sao cho có thể trao đổi dữ liệu với nhau. Các thành phần của mạng máy tính GV: Trong trò chơi điện thoại lon cần có những gì? Gv: Vậy để nối 2 máy tính với nhau cần có gì? Ngoài ra mạng máy tính cần có các phần mềm hỗ trợ giao tiếp giữa các máy tính. Gv: trình chiếu hình ảnh minh họa. Tóm lại: Mạng máy tính bao gồm 3 thành phần: Các máy tính. Các thiết bị mạng đảm bảo kết nối các máy tính với nhau. Phần mềm cho phép thực hiện việc giao tiếp giữa các máy tính. Kết nối các máy tính thành mạng để làm gì? Gv: Theo các em tại sao ta cần phải kết nối các máy tính? Gv : Đưa ví dụ minh họa mục đích của kết nối máy tính thành mạng. Tóm lại : Mục đích của việc kết nối các máy tính là: Sao chép một lượng lớn dữ liệu từ máy này sang máy khác. Nhiều máy tính có thể dùng chung dữ liệu, thiết bị, phần mềm hoặc tài nguyên đắt tiền. Gv : thuyết trình Trở lại ví dụ điện thoại lon, để âm thanh của giọng nói truyền từ lon này sang lon kia thì cần phải có sợi dây nối. Như vậy sợi dây chính là phương tiện để âm thanh được truyền đi. Máy tính cũng vậy, để chia sẻ thông tin và sử dụng các dịch vụ mạng chúng ta cũng cần phương tiện để truyền thông tin.Vậy các phương tiện truyền thông mạng máy tính là gì ta sang phần kế tiếp. 2. Phương tiện và giao thức truyền thông của mạng máy tính a. Phương tiện truyền thông GV: Sự khác nhau cơ bản giữa điện thoại bàn và điện thoại di động là gì? => Phương tiện truyền thông để kết nối các máy tính gồm 2 loại: Có dây và không dây. Kết nối có dây: thông tin được truyền qua dây cáp mạng. Cáp: xoán đôi, đồng trục, quang GV: Chiếu hình minh họa (Hình 83 SGK) Vỉ mạng, Hub, Switch. Bridge GV: Chiếu hình 84, 85 trong SGK và giới thiệu tên, tác dụng của từng thiết bị kết nối mạng máy tính Kiểu bố trí các máy tính trong mạng: GV: có 3 kiểu bố trí máy tính cơ bản trong mạng: Kiểu đường thẳng Kiểu đường vòng Kiểu hình sao Gv: trình chiếu 3 loại hình và giải thích ưu và nhược điểm của ba loại hình bố trí máy tính trong mạng. Kết nối không dây: thông tin được truyền qua sóng radio, bức xạ hồng ngoại, sóng truyền qua vệ tinh. Để tổ chức một mạng máy tính không dây đơn giản cần có: Điểm truy cập không dây: WAP là thiết bị có chức năng kết nối các máy tính trong mạng, kết nối mạng không dây với mạng có dây. Mỗi máy tính tham gia mạng không dây đều phải có vỉ mạng không dây. b. Giao thức (Protocol) GV: Khi 2 người nói chuyện với nhau để thành công thì phải tuân theo một số quy định nhất định như: phải cùng ngôn ngữ,...=> Trong mạng gọi là giao thức Giao thức truyền thông là bộ các qui tắc phải tuân thủ trong việc trao đổi thông tin trong mạng giữa các thiết bị nhận và truyền dữ liệu. Giao thức TCP/IP là phổ biến nhất. 3. Phân loại mạng máy tính Dựa trên góc độ địa lí mạng máy tính được phân thành các loại mạng như sau: Mạng cục bộ (LAN - Local Area Network) : Là mạng kết nối các máy tính trong 1 phạm vi gần như: phòng học, toà nhà, một xí nghiệp,.... Gv: Đưa hình ảnh minh họa. Gv: Theo các em thì phương tiện truyền thông sử dụng trong mạng LAN là gì? Mạng diện rộng(WAN - Wide Area Network) là mạng kết nối những máy tính ở cách nhau khoảng cách lớn. Mạng WAN thường liên kết các mạng cục bộ. GV: Phương tiện truyền thông trong mang WAN là gì? GV: Phương tiện truyền thông sử dụng trong mạng WAN là sử dụng mạng viễn thông như: cáp điện thoại,... GV: khi chúng ta sử dụng cáp điện thoại để kêt nối các máy tính với nhau thì khi đó WAN có tên gọi là mạng Internet 4.Mô hình mạng máy tính Dựa theo chức năng của các máy tính trong mạng để phân chia Mô hình ngang hàng( Peer - to - Peer) GV trình chiếu hình ảnh minh họa và thuyết trình. Trong mô hình này tất cả các máy đều bình đẳng với nhau, nghĩa là mỗi máy vừa có thể cung cấp tài nguyên của mình cho các máy khác, vừa có thể sử dụng tài nguyên của các máy khác trong mạng . GV: Em nghĩ gì về khả năng bảo quản dữ liệu trong mô hình mạng này? Ưu điểm: xây dựng và bảo trì đơn giản. Nhợc điểm: dữ liệu phân tán ị bảo mật kém, chỉ thích hợp với các mạng có quy mô nhỏ. b) Mô hình mạng khách -chủ (Client-Server) GV: Nhìn vào hình vẽ chúng ta thấy đặc điểm của mô hình mạng này là gì? GV: Đưa ra khái niệm máy chủ? Máy khách? Máy chủ quản lí dữ liệu nên tính bảo mật trong mô hình này như thế nào? Ưu điểm: khả năng bảo mật thông tin cao Nhược điểm là khó thiết kê, sửa chữa và bảo trì Hs: trả lời Hs: Đó là do khi ta nói, âm thanh của giọng nói phát ra sẽ truyền thẳng theo sợi dây đến đầu sợi dây kia và phát ra lon bên kia. HS: Theo dõi SGK trả lời HS: Cần có lon, dây nối,... Hs: Cần có máy tính và dây nối. Hs: Từ việc kết nối các lon trong trò chơi điện thoại => tác dụng của việc kết nối các máy tính đó là giao tiếp, trò chuyện, trao đổi thông tin với nhau. HS: Nghiên cứu SGK HS: Điện thoại bàn phải dùng dây dẫn tín hiệu còn điện thoại di động thì không. HS: Quan sát hình để nhận dạng từng thiết bị. HS: Quan sát hình chiếu và vẽ vào vở ghi. HS: Nghiên cứu SGK, ghi bài. HS: Nghiên cứu SGK, ghi chép bài. Hs: Nghe giảng và ghi bài Hs : Dây cáp HS: Cáp, kết nối không dây Hs: bảo quản dữ liệu kém. Hs: có 1 máy chủ và các máy con. Hs: máy chủ phân bố, lưu trữ tài nguyên.Máy khách sử dụng tài nguyên do máy chủ cấp. Hs: Tính bảo mật cao. IV. Củng cố: Trò chơi trúc xanh: Kiểu bố trí máy tính. Những phương tiện truyền thông. Về nhà học bào cũ và chuẩn bị trước bài mới
Tài liệu đính kèm: