Giáo án môn Tin học 10 (trọn bộ)

Giáo án môn Tin học 10 (trọn bộ)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 Kiến thức:

- Biết tin học là một ngành khoa học: có đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu riêng.

- Biết máy tính vừa là đối tượng nghiên cứu, vừa là công cụ.

- Biết được sự phát triển mạnh mẽ của tin học do nhu cầu đời sống xã hội.

- Biết được các đặc trưng ưu việt của máy tính.

- Biết được một số ứng dụng của tin học và máy tính điện tử trong các hoạt động của đời sống.

II. Chuẩn bị:

 Tài liệu:

- Giáo viên: Sách giáo viên Tin học lớp 10, Sách Giáo Khoa Tin Học lớp 10.

- Học sinh: Sách Giáo Khoa Tin Học lớp 10.

 Dụng cụ:

- Giáo viên: giáo án giảng dạy.

- Học sinh: vở ghi,

III. Phương pháp dạy học:

- Phương pháp vấn đáp, gợi mở.

- Phương pháp giảng giải.

IV. Hoạt động dạy - học:

1. Ổn định lớp: (2-5 phút).

2. Giảng bài mới: (30 phút)

 

doc 174 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 4224Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tin học 10 (trọn bộ)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 1. 
Thời gian: 45 phút.
Bài giảng
TIN HỌC LÀ MỘT NGÀNH KHOA HỌC.
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Kiến thức:
Biết tin học là một ngành khoa học: có đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu riêng. 
Biết máy tính vừa là đối tượng nghiên cứu, vừa là công cụ.
Biết được sự phát triển mạnh mẽ của tin học do nhu cầu đời sống xã hội.
Biết được các đặc trưng ưu việt của máy tính.
Biết được một số ứng dụng của tin học và máy tính điện tử trong các hoạt động của đời sống.
Chuẩn bị:
Tài liệu:
Giáo viên: Sách giáo viên Tin học lớp 10, Sách Giáo Khoa Tin Học lớp 10.
Học sinh: Sách Giáo Khoa Tin Học lớp 10.
Dụng cụ:
Giáo viên: giáo án giảng dạy.
Học sinh: vở ghi,
Phương pháp dạy học:
Phương pháp vấn đáp, gợi mở.
Phương pháp giảng giải.
Hoạt động dạy - học:
Ổn định lớp: (2-5 phút).
Giảng bài mới: (30 phút)
Hoạt động của Thầy và Trò
Thời gian
Nội dung
Đặt vấn đề: Các em có biết bàn tính do người nước nào phát minh ra không? Và vào thời gian nào?
àVào năm 3000 trước công nguyên, do người Trung Hoa phát minh.
Dẫn dắt học sinh vào bài: Có thể thấy nhu cầu tính toán của con người đã có từ rất sớm. Nhờ vào sự phát triển của Toán học, con người ngày càng có thể tính toán với nhiều phép tính và nhiều con số hơn. Tuy nhiên sức con người là có hạn, họ cũng chỉ có thể tính toán ở một mức độ nào đó và tốn nhiều thời gian.
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ nổ ra đã đạt được nhiều thành tựu về khoa học và kĩ thuật như: điện thoại, ô tô, máy baytrong đó có máy tính điện tử (Eniac – 1946). Như vậy máy tính điện tử ra đời trên cơ sở kết hợp nhiều thành tựu của nhiều ngành khoa học kĩ thuật khác nhau, đặc biệt là toán học và kỹ thuật điện. Nó đã làm nảy sinh một ngành khoa học mới đó là khoa học máy tính, giai đoạn khởi đầu cho ngành Tin học. Ngành khoa học máy tính ban đầu chủ yếu phát triển về toán học tính toán (khả năng thực hiện nhiều phép tính trong một thời gian ngắn) và kỹ thuật máy tính (máy tính ngày càng nhỏ, gọn hơn). Sau đó xuất phát từ nhu cầu ứng dụng vào thực tế, vào nhiều lĩnh vực như: sản xuất, kinh tế, xã hội, ngành khoa học máy tính đã có thêm nhiều nội dung nghiên cứu mới như: cơ sở dữ liệu (lưu trữ, tìm kiếm dữ liệu), trí tuệ nhân tạo (chế tạo người máy), công nghệ mạng, bảo mật mạng (giao tiếp qua mạng) à Tin học mới hình thành nhưng có tốc độ phát triển mạnh mẽ. 
Thông qua việc giới thiệu về sự hình thành phát triển của tin học giáo viên dẫn dắt học sinh vào nội dung bài học.
Khẳng định cho học sinh thấy rõ học tin học không phải là học cách sử dụng máy tính. 
15 phút
Sự hình thành và phát triển của tin học:
Tin học được hình thành và phát triển thành một ngành khoa học độc lập, có nội dung, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu riêng.
Tin học có ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Vd: kinh tế, sản xuất, y học, giáo dục, giải trí,
Ngành tin học gắn liền với việc phát triển và sử dụng máy tính.
Đặt các câu hỏi cho học sinh trả lời:
Con người có thể làm việc liên tục trong bao lâu?
Theo em nghĩ máy tính có thể làm việc liên tục trong bao lâu?
Cho phép toán : 54541 chia cho 234. Kêu một học sinh hỏi: em có thể thực hiện phép tính này trong bao lâu nếu không dùng máy tính? Độ chính xác là bao nhiêu? Còn nếu dùng máy tính thì mất bao lâu?
Lấy vd : Một đĩa mềm đường kính khoảng 8,75 cm có thể lưu trữ được nội dung một cuốn sách 400 trang.
Đặt câu hỏi: Có em nào đã sử dụng Internet chưa? Em sử dụng để làm gì?
10 phút
Đặc tính và vai trò của máy tính điện tử:
Có thể làm việc không mệt mỏi suốt 24 giờ/ngày.
Tốc độ xử lý nhanh, độ chính xác cao.
Lưu trữ một lượng lớn thông tin trong một không gian hạn chế.
Giá thành ngày càng hạ.
Các máy tính cá nhân có thể liên kết với nhau thành mạng máy tính.
Giới thiệu cho học sinh biết về một số tên gọi khác của Tin học: Informatique (tiếng Pháp), Informatics (tiếng Anh), Khoa học máy tính (Computer Science), Khoa học tính toán (dùng ở Liên Xô cũ), Khoa học thông tin, Công nghệ thông tin (Information Technology – IT),Trong giáo dục người ta gọi là Tin học.
5 phút
3. Thuật ngữ “Tin học”:
Tin học là một ngành khoa học có mục tiêu là phát triển và sử dụng máy tính điện tử để nghiên cứu cấu trúc, tính chất của thông tin, phương pháp thu thập, lưu trữ, tìm kiếm, biến đổi, truyền thông tin và ứng dụng vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
Củng cố kiến thức - Dặn dò – Rút kinh nghiệm: (10 phút)
Củng cố kiến thức:
Gọi 2-3 học sinh đứng lên trả lời: 
Khái niệm Tin học.
Tin học có vai trò như thế nào trong đời sống xã hội? Nêu một số ứng dụng cụ thể?
Tin học phát triển với tốc độ như thế nào?
Dặn dò: đọc trước bài “Thông tin và dữ liệu”. 
Rút kinh nghiệm:
Tiết: 2, 3. 
Thời gian: 90 phút.
Bài giảng
THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU.
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Kiến thức:
Biết khái niệm thông tin, lượng thông tin, các dạng thông tin, mã hóa thông tin trong máy tính.
Biết các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính.
Hiểu đơn vị đo thông tin là bit và các đơn vị bội của bit.
Biết các hệ đếm cơ số 2, 8, 10, 16 trong biểu diễn thông tin.
Kỹ năng:
Bước đầu mã hóa được thông tin đơn giản thành dãy bit.
Thái độ:
Nghiêm túc, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập.
Chuẩn bị:
1/ Tài liệu:
Giáo viên: Sách giáo viên Tin học lớp 10, Sách Giáo Khoa Tin Học lớp 10.
Học sinh: Sách Giáo Khoa Tin Học lớp 10.
2/ Dụng cụ:
Giáo viên: giáo án giảng dạy.
Học sinh: vở ghi,
Phương pháp dạy học:
Phương pháp vấn đáp, gợi mở.
Phương pháp giảng giải.
Hoạt động dạy - học:
1/ Ổn định lớp: (2phút).
Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2/ Kiểm tra bài cũ: (10 phút).
Kiểm tra 2 học sinh:
Nêu đặc tính và vai trò của máy tính điện tử.
Tin học là gì? Nó có vai trò như thế nào trong đời sống xã hội. Hãy kể một số lĩnh vực mà em biết có sự hỗ trợ của máy tính điện tử.
3/ Giảng bài mới: (50 phút)
Hoạt động của Thầy và Trò
Thời gian
Nội dung
Đặt vấn đề :
Thông qua các cụm từ sau các em hãy xác định xem cô đang nói đến đồ vật gì: di chuyển, trên trời, to, phi công. à máy bay.
Vậy tại sao từ những chi tiết như thế các em có thể xác định được đó là máy bay?
à Bởi vì các chi tiết đó chính là thông tin của máy bay. Và chúng ta đã từng nghe nói đến các thông tin này cho nên chúng ta mới xác định được.
Từ đó đưa ra khái niệm về thông tin.
Giảng giải cho học sinh hiểu hơn về thông tin: Về nguyên tắc, ở đâu có vật chất ở đó có thông tin. Như vậy thông tin có ở khắp mọi nơi. Thông tin được thể hiện thông qua các thông báo. 
Thông báo bằng ngôn ngữ viết, nói, cử chỉ của loài người.
Thông báo bằng hệ thống âm thanh, động tác của loài vật: điệu múa của ong chỉ rõ nơi có mật hoa. 
Thông báo bằng các tín hiệu đặc biệt: màu sắc, mùi vị(khi cây liễu bị sâu tấn công nó liền phát ra một dấu hiệu hóa học để báo cho những cây liễu kế cận. Lập tức, những cây này tăng chất chát trong lá để hạn chế sâu.
Đặt vấn đề: 
Thông tin là sự hiểu biết của con người về một thực thể. Vậy để đưa những thông tin này vào máy tính thì phải làm sao?
àThông tin phải được mã hóa thành dữ liệu để đưa vào máy tính. 
25 phút
10 phút
Tiết 1
Khái niệm thông tin và dữ liệu :
Thông tin là sự hiểu biết của con người về một thực thể nào đó, có thể thu thập, lưu trữ xử lý được.
Dữ liệu là thông tin đã được mã hóa để đưa vào máy tính
Đặt vấn đề:
Có nhiều cố gắng để đo lường lượng thông tin như trọng lượng, khối lượng của vật chất. Lý thuyết thông tin của nhà bác học Shannom đã đề ra cách xác định lượng thông tin có trong một thông báo qua độ đo khả năng xảy ra các sự kiện trong thông báo. Tuy nhiên, do tính đa dạng và phức tạp của các thông báo nên không phải lúc nào cũng đo được khả năng xảy ra các sự kiện. 
Đơn vị dùng để đo thông tin là bit. Lượng thông tin một bit là ứng với thông báo về một sự kiện có 2 trạng thái và có khả năng xuất hiện như nhau. Vd: khi tung một đồng xu lên thì khả năng xuất hiện của cả mặt sấp và mặt ngửa là như nhau.
Hệ nhị phân là hệ chỉ sử dụng hai chữ số 0 và 1. Khả năng sử dụng 2 số đó là như nhau nên thông báo chỉ gồm một chữ số nhị phân được xem như là chứa đơn vị thông tin nhỏ nhất (bit là viết tắt của Binary digiT).
Cũng như các đại lượng khác như đơn vị đo độ dài là m, ngoài m ra ta còn một số đơn vị đo độ dài khác lớn hơn như: km, dm, Đơn vị đo thông tin cũng vậy, ngoài bit là đơn vị đo cơ bản chúng ta còn dùng đến một số đơn vị đo lớn hơn.
5 phút
Đơn vị đo lượng thông tin:
Đơn vị thông tin cơ bản là bit. Lượng thông tin một bit là ứng với thông báo về một sự kiện có 2 trạng thái và có khả năng xuất hiện như nhau.
1 byte = 8 bit.
1KB = 1024 byte=210 byte
1MB = 1024 KB = 210 KB
1GB = 1024 MB = 210MB
1TB = 1024 GB = 210GB
1PB = 1024 TB = 210TB
Cho một số ví dụ về các dạng thông tin: số nguyên, số thực, cuốn sách, tạp chí, đĩa nhạc
Từ đó phân thông tin ra thành 2 loại: số và phi số. Trong phi số lại có thể chia thành các dạng nhỏ hơn: văn bản, hình ảnh, âm thanh,
5 phút
Các dạng thông tin:
Thông tin có thể chia thành 2 loại là số (số nguyên, số thực,..) và phi số (văn bản, hình ảnh, âm thanh,)
Đặt vấn đề: dữ liệu là thông tin đã được mã hóa. Như vậy để máy tính có thể xử lý được thông tin nó cần phải được mã hóa thành một dãy bit. Như chúng ta đã biết 1 bit chỉ có 2 trạng thái là 0 và 1. Cho nên để máy tính thể hiện được 2 trang thái 0 và 1 người ta dùng đến các bóng đèn. Đèn sáng tương ứng với 1, đèn tắt tương ứng với 0. 
Dạng thông báo quen thuộc và tiện lợi nhất cho đến nay là các văn bản. Thực chất mỗi văn bản chính là một dãy các ký hiệu viết theo những qui tắc xác định. Các văn bản tiếng Anh và Latin dùng các ký hiệu sau:
26 chữ cái Latin hoa (A, B, CY, Z).
26 chữ cái Latin thường (a, b, cy,z).
10 chữ số thập phân (0,1.9).
Các ký tự toán học thông dụng (+, -, *, /, =, <, )
Các dấu đặc biệt (#, @, %, &).
Để biểu diễn những ký hiệu này dưới dạng mã nhị phân, người ta dùng mã ASCII (American Standard Code for Information Interchange). Mã ASCII gồm có 256 ký tự bao gồm tất cả các ký tự nêu trên. Trong máy tính nó thường được biểu diễn theo 2 dạng: mã ASCII thập phân (các ký tự được đánh số từ 0 đến 255) và mã ASCII nhị phân (các ký tự được biểu diễn dưới dạng 1 dãy 8 chữ số nhị phân). Vd: ký tự A có mã thập phân là 65, mã nhị phân là 01000001.
5 phút
Mã hóa thông tin trong máy tính:
Mã hóa thông tin trong máy tính là biểu diễn thông tin thành dạng bit.
Để biểu diễn thông tin trong máy tính dưới dạng mã nhị phân người ta hay dùng bộ mã ASCII (1 byte), hoặc Unicode (2 byte).
Lấy lại vd trong phần 4:
Ký tự A có mã ASCII nhị phân là 01000001, ký tự B có mã ASCII nhị phân là 01000010.
Cho 2 ví dụ:
Chương I, II, III,., X.
Bài 1, 2, 3,  10.
Từ đó chỉ cho học sinh thấy trong vd đầu sử dụng hệ đếm La Mã, vd sau dùng hệ đếm thập phân.
àĐưa ra khái niệm hệ đếm, dùng hệ thập phân để giải thích khái niệm hệ đếm : Hệ thập phân dùng 10 chữ số từ 0 đến 9. Quy tắc tính giá trị của hệ này là mỗi đơn vị ở hàng bất kỳ có giá trị bằng 10 đơn vị của hàng kế cận bên phải.
Vd: 1994=1*103+9*102+9*101+4*100
Giới thiệu cá ... từ khóa là “virus máy tính”. Kết quả sẽ hiện ra tất cả những trang web có nội dung về virus.
15 phút
Tìm kiếm thông tin trên Internet:
Có 2 cách:
Tìm theo danh mục địa chỉ (trong trường hợp đã biết địa chỉ website).
Tìm kiếm nhờ các máy tìm kiếm (Search Engine): google, yahoo, AltaVista.
Đặt câu hỏi:
Có em nào đã từng gửi mail? Địa chỉ mail của em là gì?
Từ đó giáo viên phân tích địa chỉ mail đó.
Mail như chúng ta nói là email (thư điện tử).
Giả sử có một địa chỉ là: ngocphuong@yahoo.com thì ngocphuong là tên truy cập, yahoo.com là địa chỉ máy chủ. Tên truy cập là do chúng ta tự đặt. Khi chúng ta đăng ký với máy chủ, máy chủ sẽ cung cấp cho ta 1 tài khoản (username, password), để chỉ có chúng ta có thể sử dụng được hộp thư đó.
Hiện nay ngoài yahoo cung cấp hộp thư miễn phí còn có nhiều nhà cung cấp khác như hotmail (www.hotmail.com), gmail (www.google.com).
30 phút
15 phút
Tiết 2
Thư điện tử:
Thư điện tử là dịch vụ thực hiện chuyển thông tin trên Internet thông qua các hộp thư điện tử.
Mỗi hộp thư điện tử được gắn với một địa chỉ thư điện tử duy nhất có dạng:
@.
Giáo viên liên hệ với việc sử dụng các hộp mail ở mục trên. Có nghĩa là nếu như không có tài khoản hoặc có tài khoản mà đăng nhập không đúng thì không sử dụng được.
Giáo viên thực hiện đăng nhập vào hộp thư của yahoo bằng một tài khoản bất kỳ sẽ xuất hiện thông báo yêu cầu đăng nhập lại cho học sinh thấy.
Để bảo mật, các dữ liệu phải được bảo mật theo một qui tắc nào đó mà chỉ có người mã hóa và người giải mã hiểu được. Dùng vd trong SGK.
Giáo viên giảng cho học sinh hiểu: bình thường khi không kết nối Internet máy tính của chúng ta cũng có nhiều nguy cơ bị virus xâm nhập qua các thiết bị như đĩa mềm, usb, Khi kết nối Internet, nguy cơ bị nhiễm sẽ cao hơn, không chỉ có virus mà còn nhiều thứ khác nữa như Trojan, Spyware, Spam, thư quảng cáo, Cho nên trong máy tính phải có ít nhất 1 phần mềm quét virus được cập nhật thường xuyên. Ngoài ra cần có những phần mềm tường lửa như BlackIce Defender, ZonAlarm,
15 phút
Vấn đề bảo mật thông tin:
Quyền truy cập Website:
Để bảo vệ website người ta chỉ cho phép truy cập website có giới hạn. Nếu không được cấp quyền hoặc không đúng mật khẩu thì sẽ không thể truy cập được nội dung của website đó.
Mã hóa dữ liệu:
Mã hóa dữ liệu được sử dụng để tăng cường tính bảo mật cho các thông điệp. Việc mã hóa có thể thực hiện bằng nhiều cách, kể cả phần cứng và phần mềm.
Nguy cơ nhiễm virus khi sử dụng các dịch vụ Internet:
Khi kết nối Internet, máy tính rất dễ bị nhiễm virus cũng như dễ bị các phần mềm gián điệp, trojan, xâm nhập. Vì vậy máy tính cần phải cài các phần mềm chống virus, spyware: NAV, Bitdefender, ZonAlarm,
V/ Củng cố kiến thức - Dặn dò – Rút kinh nghiệm: (3 phút) x 2
Củng cố kiến thức:
Gọi 2-3 học sinh nhắc lại:
Khi kết nối Internet trên máy phải cài ít nhất 1 phần mềm diệt virus, ngoài ra còn phải cài cả phần mềm tường lửa, chống Spyware.
Khi tìm kiếm thông tin nên dùng nhiều Search Engine để tìm kiếm có hiệu quả.
Dặn dò: học bài cũ, xem trước bài mới.
Rút kinh nghiệm:
Tiết: 
Thời gian: 135 phút.
Bài tập và thực hành 10
SỬ DỤNG TRÌNH DUYỆT INTERNET EXPLORER
I/ MỤC TIÊU :
Làm quen với
Trình duyệt Internet Explorer.
Một số trang Web để đọc thông tin và duyệt các trang Web bằng các địa chỉ liên kết.
II/ Chuẩn bị:
1/ Tài liệu:
Giáo viên: Sách giáo viên Tin học lớp 10, Sách Giáo Khoa Tin Học lớp 10.
 Học sinh: Sách Giáo Khoa Tin Học lớp 10.
2/ Dụng cụ:
Giáo viên: phòng máy có nối mạng Internet.
 Học sinh: bài thực hành giáo viên đã phát trước đó.
III/ Phương pháp dạy học:
Phương pháp vấn đáp, gợi mở.
Phương pháp giảng giải.
IV/ Hoạt động dạy - học:
1/ Ổn định lớp: (2phút) x 3
Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2/ Xây dựng nội dung bài thực hành: (40 phút) x 3
Khởi động IE:
Giáo viên thực hiện các thao tác để khởi động IE cho học sinh quan sát.
Nháy đúp chuột vào biểu tượng IE trên Desktop.
Giải thích ý nghĩa các nút trong màn hình làm việc của IE.
Back: trở lại trang trước.
Forward: chuyển sang trang tiếp.
Stop: chấm dứt việc truyền thông tin (có thể vì quá lâu).
Refresh: cập nhật nội dung hay hình của trang đang xem.
Home: trở về trang chủ của Website đầu tiên khi bạn bắt đầu vào Internet
Search: tìm kiếm thông tin thông qua một Website.
Favorites: lưu địa chỉ một trang web đang xem vào đĩa cứng để sau này tiện truy cập khi cần
Print: in trang hiện hành ra máy in.
Mail: chuyển sang phần mềm xử lý thư điện tử.
Address: nơi hiện địa chỉ URL của website hiện hành hay để nhập địa chỉ một Website mới.
Sau khi đã giải thích các nút trên màn hình của IE, giáo viên thực hiện truy cập vào một website nào đó bằng cách nhập địa chỉ website đó vào khung Address.
Duyệt trang web:
Khi đã vào Website, giáo viên nhấn vào các nút liên kết đến các trang khác. Sau đó nhấn Back và Forward để học sinh hiểu hơn về ý nghĩa của các nút.
Lưu thông tin:
Giáo viên hướng dẫn học sinh lưu hình ảnh, văn bản vào đĩa.
Với hình ảnh: nháy phải chuột trên hình ảnh, chọn Save Picture As.
Với văn bản: tô đen vùng văn bản cần lưu, click phải chuột, chọn Copy (hoặc nhấn Ctrl + C), sau đó mở Word (có thể mở Notepad hoặc Wordpad), click chuột phải chọn Paste (hoặc nhấn Ctrl + V).
Với dạng vừa có hình ảnh vừa có văn bản, làm tương tự như lưu văn bản, tuy nhiên cần phải lưu trong Word vì trong Notepad và Wordpad không cho lưu thông tin dạng hình ảnh.
Giáo viên giới thiệu một số trang web để học sinh truy cập vào:
Báo Echip: www.echip.com.vn.
Báo pcworld: www.pcworld.com.vn.
Báo điện tử: www.tintucvietnam.com, www.vnexpress.com.vn, www.vnn.vn.
Trang tìm kiếm: www.msn.com, www.google.com, www.altavista.com.
Trang download: www.download.com.
Đại học: www.hcmup.edu.vn (ĐHSP Tp.HCM), www.hcmuns.edu.vn (ĐHKHTN Tp.HCM).
Sau khi hướng dẫn xong giáo viên cho học sinh tự thực hành trên Internet. Giáo viên quan sát học sinh qua màn hình máy Server bằng phần mềm NetOP School để tránh tình trạng học sinh vào các trang web không đúng yêu cầu.
Giáo viên cho bài tập yêu cầu học sinh nộp vào cuối giờ thực hành: lưu 10 hình ảnh và 10 đoạn văn bản bất kỳ của những website đã truy cập, ghi rõ nội dung của hình/văn bản thuộc website nào. (Hình ảnh lưu bằng cách Save Picture As, không lưu bằng cách dán lên Word).
V/ Dặn dò – Rút kinh nghiệm: (3 phút) x 3
Dặn dò: về nhà thực hiện lại các thao tác cho thành thạo.
Rút kinh nghiệm:
Tiết: 
Thời gian: 90 phút.
Bài tập và thực hành 11
THƯ ĐIỆN TỬ VÀ TÌM KIẾM THÔNG TIN
I/ MỤC TIÊU :
Biết cách đăng ký một hộp thư điện tử mới.
Xem, soạn và gửi thư điện tử.
Tìm kiếm thông tin đơn giản nhờ máy tìm kiếm thông tin
II/ Chuẩn bị:
1/ Tài liệu:
Giáo viên: Sách giáo viên Tin học lớp 10, Sách Giáo Khoa Tin Học lớp 10.
Học sinh: Sách Giáo Khoa Tin Học lớp 10.
2/ Dụng cụ:
Giáo viên: phòng máy có nối mạng Internet.
Học sinh: bài thực hành giáo viên đã phát trước đó.
III/ Phương pháp dạy học:
Phương pháp vấn đáp, gợi mở.
Phương pháp giảng giải.
IV/ Hoạt động dạy - học:
1/ Ổn định lớp: (2phút) x 3
Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2/ Xây dựng nội dung bài thực hành: (40 phút) x 3
 Thư điện tử:
Giáo viên truy cập vào trang www.mail.yahoo.com, thực hiện các bước để tạo một thư điện tử, giải thích các mục trong trang tạo hộp thư cho học sinh thấy. Sau đó cho học sinh truy cập vào trang web trên để tạo cho mình một hộp thư riêng.
Sau khi đã tạo xong hộp thư, giáo viên truy cập vào hộp thư của mình để hướng dẫn học sinh cách gửi thư điện tử. Sau đó yêu cầu học sinh gửi thư cho nhau.
Máy tìm kiếm thông tin:
Giáo viên mở 1 máy tìm kiếm cụ thể (Google), thực hiện các thao tác tìm kiếm
Trong mục này giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách tìm kiếm cho hiệu quả:
Khi nhập từ khóa nên bỏ trong dấu “”để tránh kết quả tìm kiếm có quá nhiều trang. Vd: nếu chúng ta nhập từ khoá là virus máy tính thì nó sẽ tìm tất cả các trang web có chữ virus, máy, tính, virus máy, virus tính, máy tính, Còn nếu nhập từ khoá là “virus máy tính” thì nó sẽ tìm những trang web có cụm từ virus máy tính.
Khi nhậ[ từ khoá có thể thêm thuộc tình cho nó. Vd: nếu như nhập là: [PDF]”virus máy tính” thì máy tìm kiếm chỉ tìm những file PDF nói về virus máy tính.
Dùng dấu + để bắt buộc từ khoá đó xuất hiện trong website, dấu – khi không muốn tư khoá đó xuất hiện trong website. Vd: “+virus –máy tính” có nghĩa là tìm những trang web nói về virus nhưng không phải là virus về máy tính (virus gây bệnh.
Sau khi hướng dẫn xong giáo viên để học sinh tìm kiếm thông tin trên mạng. Giáo viên đưa ra nội dung bài thu hoạch cuối chương, tiến hành chia nhóm để học sinh thực hiện. Thực hiện chia nhóm sao cho có ít nhất 1 học sinh có máy tính tại nhà. Mỗi lớp khoảng 4 nhóm. Các học sinh sẽ tự tìm tài liệu trên mạng về những nội dung giáo viên yêu cầu. Chỉnh sửa lại bằng Word rồi nộp cho giáo viên bằng thư điện tử. Mỗi đề tài sẽ giới hạn trong 10 đến 20 trang Word.Mỗi nhóm sẽ có 5 ngày thực hiện kể từ tiết thực hành cuối cùng. Giáo viên sẽ xem xét, chấm điểm và kiểm tra các thành viên trong nhóm về nội dung của đề tài, để tránh tình trạng có người làm, có người không. Mỗi nhóm có thể thay đổi đề tài đã chọn trong vòng 1 ngày kể từ tiết thực hành cuối.
Học sinh chia nhóm và chọn 1 trong các đề tài sau:
Mô hình mạng ngang hàng P2P.
Mô hình Client – Server.
Virus máy tính.
Các phần mềm bảo vệ máy tính.
Giao thức TCP/IP.
Mạng LAN.
Mạng WAN.
Bộ nhớ RAM.
Các đề tài này chỉ nhằm mục đích giúp học sinh biết cách tìm kiếm thông tin và biết cách tổng hợp thông tin tìm kiếm được. Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm kiếm thông tin về các đề tài trên nằm trong giới hạn nào. Vd: lịch sử ra đời của mạng P2P, Client-Server, virus, giao thức TCP/IP, mạng LAN, mạng WAN, RAM. đặc điểm của các loại này.
Giáo viên cho học sinh một số trang web cụ thể có liên quan đến các đề tài này để học sinh tìm kiếm được tốt hơn: www.pcworld.com.vn, www.echip.com.vn, www.diendantinhoc.com,...
Điểm của bài thu hoạch này sẽ thay cho điểm bài kiểm tra thực hành 1 tiết. Điểm của mỗi học sinh có thể bị thay đổi nếu như trong quá trình chất vấn học sinh về nội dung đề tài của nhóm, học sinh đó không trả lời được. 
V/ Dặn dò – Rút kinh nghiệm: (3 phút) x 3
Dặn dò: về nhà thực hiện lại các thao tác cho thành thạo.
Rút kinh nghiệm:
Tiết:
Thời gian: 45 phút.
ÔN TẬP HỌC KÌ II
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Kiến thức:
Ôn tập lại những kiến thức trọng tâm để chuẩn bị thi học kì.
Thái độ:
Nghiên túc, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập.
II/ Chuẩn bị:
Tài liệu:
Giáo viên: Sách giáo viên Tin học lớp 10, Sách Giáo Khoa Tin Học lớp 10.
Học sinh: Sách Giáo Khoa Tin Học lớp 10.
Dụng cụ:
Giáo viên: giáo án giảng dạy.
Học sinh: vở ghi,
III/ Phương pháp dạy học:
Phương pháp vấn đáp, gợi mở.
Phương pháp giảng giải.
IV/ Hoạt động dạy - học:
Nội dung ôn tập: chương II, chương III
Hình thức kiểm tra:
Trắc nghiệm: (6 điểm) làm trên máy (15 phút/20 câu).
Phần thực hành: (4 điểm) làm trên máy, nội dung: soạn thảo trên Word.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 10 chon bo.doc