Giáo án Ngữ văn 10 Ban KHTN- Cơ bản A, B- KÌ 2 - Trường THPT Lê Hồng Phong

Giáo án Ngữ văn 10 Ban KHTN- Cơ bản A, B- KÌ 2 - Trường THPT Lê Hồng Phong

Tiết 73: TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 5

A. Mục tiu: Giúp HS:

- Nhận thức được những ưu điểm và khuyết điểm trong bài viết của mình.

- Rèn luyện và nâng cao kĩ năng diễn đạt.

- Có ý thức tìm hiểu và học tập ban bè trong lớp.

B. Phương pháp:

 Phân tích, đánh giá.

C. Tiến trình:

1. Trả bài số 5:

a. Đề bài: Em hày thuyết minh về lợi ích của việc đội mũ bảo hiểm khi tham

 gia giao thông của người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy.

 

doc 56 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 1785Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 Ban KHTN- Cơ bản A, B- KÌ 2 - Trường THPT Lê Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 73: 	TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 5
A. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Nhận thức được những ưu điểm và khuyết điểm trong bài viết của mình.
- Rèn luyện và nâng cao kĩ năng diễn đạt.
- Có ý thức tìm hiểu và học tập ban bè trong lớp.
B. Phương pháp:
	Phân tích, đánh giá.
C. Tiến trình:
1. Trả bài số 5:
a. Đề bài: Em hày thuyết minh về lợi ích của việc đội mũ bảo hiểm khi tham 
 gia giao thông của người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy.
b. Dàn ý :
*. Mở bài : Giới thiệu khái quát :
	- Về tình hình giao thông ở nước ta những năm gần đây.
	- Ý thức đội mũ bảo hiểm của người dân khi tham gia giao thông.
*. Thân bài :
	- Nêu cấu tạo chung của mũ bảo hiểm : bộ phận, hình dáng, kích thước...v.v.
	- Việc đội mũ bảo hiểm đem lại lợi ích gì cho người tham gia giao thông.
	- Ở nước ta, việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm được bắt đầu từ năm nào ?
	- Từ khi bắt buộc điều này thì tình hình giao thông có biến chuyển gì không ?
	 + Ý thức người dân
	 + Số vụ tai nạn
	- Làm thế nào để mua một chiếc mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng ?
*. Kết bài :
	Nhấn mạnh lại một lần nữa tầm quan trọng của việc đội mũ bảo hiểm khi tham 
	gia giao thông của mọi người dân.
2. Ra đề bài số 6:
Em hãy thuyết minh về một bài thơ mà mình yêu thích !
3. Dặn dò:
Soạn bài : « Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt »
Tiết 74, 75: NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT
A. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Nắm được những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt.
- Biết vận dụng hiểu biết vào đọc hiểu văn bản và làm văn.
- Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
B. Phương pháp:
	Trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi & thực hành.
C. Tiến trình:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Giới thiệu bài mới: 
3. Tìm hiểu bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
- GV cho HS giải bài tập trong SGK thảo luận sau đó rút ra kết luận:
+ Những câu trong mục a mắc lỗi gì? Sửa lại cho đúng.
VD:-Trân châu (ngọc quý) # chân trâu (chân con trâu).
- Nghỉ 1 lát rồi mới nói # Nghĩ 1 lát.
- Bàn bạc (trao đổi) # bàng bạc (màu sắc hoặc cái gì thoáng qua).
+Xđ các từ địa phương trong đoạn đối thoại và tìm những từ ngữ toàn dân tương ứng.
+ Yêu cầu về ngữ âm và chữ viết được đặt ra ntn?
- GV gọi HS lần lượt PT & sữa chữa các câu sai về từ ngữ:
+ Phát hiện và chữ lỗi về từ ngữ trong các câu đã cho.
+ Xđ những câu dùng từ đúng trong số các câu đã cho.
- Gv chốt lại vấn đề: 
+ Em hãy phát hiện và chữa lỗi về ngữ pháp trong các câu đã cho.
+ Tìm những câu văn đúng trong vd đã cho.
+ Đoạn văn có đảm bảo tính thống nhất, chặt chẽ không? Vì sao?
 + Vậy chúng ta cần những y/c gì khi sd, để câu đúng về mặt ngữ pháp?
+ Phân tích và chứa lỗi dùng từ không đúng phong cách trong các câu đã cho.
+ Nhận xét về cách sd từ ngữ trong pc ngôn ngữ sinh hoat đã cho.
+ Những từ và cách nói như trên có thể sd trong một lá đơn đề nghị không? Vì sao?
- Gv chốt lại vấn đề:
- Hs đọc toàn bộ phần ghi nhớ sgk ở cuối mục I.
- GV cho HS phân tích 3 dữ liệu:
+ Chết đứng sống quỳ dùng theo nghĩa nào? Dùng như thế câu có tính hình tượng và giá trị biểu cảm ra sao?
+ PT hiệu quả biểu đạt của việc dùng ẩn dụ và so sánh trong câu.
+ Đoạn văn trên đã sd những biện pháp nghệ thuật nào? Cho biết giá trị của nó.
- GV gọi HS đọc to phần ghi nhớ sgk.
- GV ktra, đánh giá trình độ sử dụng TV của hs thông qua việc giải các bà tập phần 
“Luyện tập” trong sgk:
I. Sử dụng đúng theo các chuẩn mực của TV:
1. Về ngữ âm và chữ viết:
1.1 Ví dụ:
a. Phát hiện lỗi:
 - giặc -> giặt: nói & viết sai phụ âm cuối.
 - dáo -> ráo: nói và viết sai phụ âm đầu.
 - lẽ, đỗi -> lẻ,đổi: nói sai thanh điệu (viết sai dấu thanh).
b. Trong lời người bác có nhiều từ được phát âm theo âm địa phương: dưng mờ (nhưng mà); giời (trời): bẩu (bảo).
1.2 Nhận xét:
- Về ngữ âm: phát âm theo âm thanh chuẩn của TV.
- Về chữ viết: viết đúng theo các qui tắc hiện hành về chính tả & về chữ viết nói chung.
 2. Về từ ngữ:
2.1 Ví dụ:
a. Phát hiện lỗi:
 - Sai do không hiểu nghĩa: chót lọt -> chót.
 - Sai do nhầm lẫn từ Hán Việt gần âm, gần nghĩa: tuyền tụng -> truyền thụ, truyền đạt.
 - Sai về kết hợp từ: mắc và chết các bệnh truyền nhiễm -> mắc và chết vì các bệnh truyền nhiễm.
 - Sai về kết hợp từ: bệnh nhân được pha chế
 -> bệnh nhân được điều trị.
b. Lựa chọn câu đúng:
- Câu 2,3,4 đúng.
- Câu 1 sai từ yếu điểm -> điểm yếu.
- Câu 5 sai từ linh động -> sinh động.
2.2 Nhận xét:
Cần dùng từ đúng với hình thức và cấu tạo, với ý nghĩa, với đặc điểm ngữ pháp của chúng trong tiếng Việt.
3. Về ngữ pháp: 
3.1 Ví dụ:
a. Phát hiện & sữa lỗi:
- Câu không phân định rõ thành phần trạng ngữ và chủ ngữ:
+ Bỏ từ “qua”
+ Bỏ từ “của” thay vào đó bằng “dấu phẩy”
+ Bỏ từ đã thay vào đó bằng “dấu phẩy”.
- Cả câu mới chỉ là một cụm danh từ :
+ Thêm chủ ngữ thích hợp -> Đó là lòng tin tưởng sâu sắc
+ Thêm vị ngữ thích hợp -> Lòng tin tưởng đã được biểu hiện trong tác phẩm.
b. Lựa chọn câu đúng:
- Câu đầu sai vì không phân định rõ thành phần phụ ở đầu câu với CN.
 - Các câu sau đều đúng.
c. Đoạn văn sai vì các câu lộn xộn, thiếu liên kết lôgíc.
 3.2 Nhận xét:
 - Cần cấu tạo câu theo đúng quy tắc ngữ pháp TV, diễn đạt đúng quan hệ ý nghĩa và sd dấu câu thích hợp.
- Các câu trong đv và vbản cần liên kết chặt chẽ, tạo nên một vbản mạch lạc, thống nhất.
4. Về phong cách ngôn ngữ:
4.1 Ví dụ:
a. phát hiện và sửa lỗi:
- Hoàng hôn (chiều tà,muộn) dùng trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật không dùng trong văn bản hành chính -> buổi chiều.
- Cụm từ “hết sức là” (chỉ mức độ nhiều) thường dùng trong pc ngôn ngữ sinh hoạt -> rất; vô cùng.
b. Trong lời thoại CPhèo có nhiều từ thuộc p/c ngôn ngữ SH:
- Xưng hô: bẩm, cụ, con.
- Thành ngữ: trời tru đất diệt, 1 thước cắm dùi - Từ ngữ mang sắc thái khẩu ngữ: sinh ra, có dám nói gian, quả, về làng về nước, chả làm gì nên ăn
->Không thể dùng trong một lá đơn đề nghị.
3.2 Nhận xét:
 Cần nói và viết phù hợp với các đặc trưng và chuẩn mực trong từng pc chức năng ngôn ngữ.
II. Sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao:
 1.Trong câu tục ngữ “Chết đứng còn hơn sống quỳ” từ “đứng” và "qùy” dùng theo nghĩa tu từ ẩn dụ biểu hiện nhân cách, phẩm giá.
- Chết đứng: chết hiên ngang, cương trực, có khí phách cao đẹp.
- Sống quùy: sống quỵ luỵ, hèn nhát, luồn cúi, thấp hèn.
 2. Dùng h/a “chiếc nôi xanh” để nói về cây cối giúp người đọc liên tưởng đến cảm giác nhẹ nhàng, êm ái khi nằm nôi.
- Gọi cây cối là máy điều hoà: Gtrị, ích lợi, điều hoà cải tạo không khí của cây cối -> tích cực bvệ môi trường.
 3. Phép đối, phép điệp à Lời kêu gọi có âm hướng hùng hồn, vang dội tác động mạnh mẽ đến người đọc.
III. Luyện tập:
4. Dặn dò:
- Bài vừa học: Nắm được 4 yêu cầu về sử dụng tiếng Việt: ngữ âm và chữ viết; từ 	 ngữ; ngữ pháp; phong cách ngôn ngữ.
- Bài sắp học: soạn bài “Tóm tắt VB thuyết minh”
Tiết 76: TÓM TẮT VĂN BẢN THUYẾT MINH
 A. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Tóm tắt được VB thuyết minh có nội dung đơn giản về 1 sản vật, 1 danh lam thắng cảnh.
- Thích đọc và viết văn thuyết minh trong nhà trường cũng như theo yêu cầu của c/s.
B. Phương pháp:
	Trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi & thực hành.
C. Tiến trình:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Giới thiệu bài mới: 
3. Tìm hiểu bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
- GV hướng dẫn hs tìm hiểu mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt VBTM:
+Mđ của việc tóm tắt VBTM là gì?
+Khi tóm tắt vbtm cần phải đảm bảo những yêu cầu nào?
- HS đọc vb “Nhà sàn” và thực hiện các bước tóm tắt:
- VBTM về đối tượng nào?
- Đại ý của VB là gì?
- Bố cục VB? Nêu nd chính tùng phần.
- Viết róm tắt VB nhà sàn?
- Gv hướng dẫn hs luyện tập:
 à Đến thăm đền Ngọc Sơn, hình tượng kiến trúc đầu tiên gây ấn tượng là Tháp Bút, Đài Nghiên. Tháp Bút dựng trên núi Ngọc Bội, đỉnh tháp có ngọn bút trỏ lên trời xanh, trên mình tháp là 3 chữ “tả thanh thiên” (viết lên trời xanh) đầy kiêu hãnh. Cạnh Tháp Bút là cổng Đài Nghiên. Gọi là Đài Nghiên bởi cổng này là hình tượng “cái đài” đỡ “nghiên mực” hình trái đào tạc bằng đá đặt trên đầu 3 chú ếch với thâm ý sâu xa “ao nghiên ruộng chữ”. Phía sau Đài Nghiên là càu Thê Húc nối sang Đảo Ngọc - nơi toạ lạc ngôi đền thiêng giữa rì rào sóng nước.
I. Mục đích, yêu cầu tóm tắt văn bản thuyết minh:
1. Mục đích:
- Nhằm để hiểu và ghi nhớ những nội dung cơ bản của bài văn.
- Hoặc giới thiệu với người khác về đối tượng thuyết minh hoặc về VB đó.
2. Yêu cầu: 
 VB tóm tắt cần ngắn gọn, rành mạch, sát với nội dung cơ bản của VB gốc.
II. Cách tóm tắt 1 văn bản thuyết minh:
1. Ví dụ:
- Đối tựợng thuyết minh: Nhà sàn - một kiểu công trình kiến trúc của đồng bào miền núi.
- Đại ý: thuyết minh về nguồn gốc,kiến trúc và những tiện ích của nhà sàn.
- Có thể thành 3 phần:
+ Từ đầu  cộng đồng: định nghĩa và nêu mđ sử dụng của nhà sàn.
+ Toàn bộ  nhà sàn: cấu tạo, nguồn gốc, công dụng của nhà sàn.
+Còn lại: đánh giá,ca ngợi vẻ đẹp, sự hấp dẫn của nhà sàn ở VN xưa và nay.
- Tóm tắt: 
Nhà sàn là một công trình kiến trúc có mái che dùng để ở hoặc sử dụng vào 1 số 1 mđ khác. Toàn bộ nhà sàn được cấu tạo bằng tre, giang,nứa, gỗ; gồm nhiều cột chống, mặt sàn, gầm sàn,các khoang nhà để ở hoặc và rửa ráy. Hai đầu nhà có 2 cầu thang. 
Nhà sàn xuất hiện từ thời đá mới, được phổ biến ở miền núi VN & ĐNA. Nhà sàn có nhiều tiện ích: vừa phù hợp với nơi cư trú miền núi, đầm lầy,vừa tận dụng nguyên liệu tại chỗ, giữ được vệ sinh và bảo đảm an toàn cho người ở. Nhà sàn ở 1 số vùng miền núi nước ta đã đạt tới trình độ kĩ thuật và thẩm mĩ cao, đã và ... cách viết và trình bày quảng cáo ngắn gọn, hấp dẫn.
Thấy được tầm quan trọng của quảng cáo trong cuộc sống hiện đại.
B/Thiết kế dạy – học
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài học
Hs đọc 2 vbản qcáo trong sgk và trả lời câu hỏi : 
Các vbản trên qcáo về điều gì ? 
Anh (chị) thường gặp các loại vbản đó ở đâu ?
Hãy kể thêm một vài vbản qcáo và cho biết : Qcáo về cái gì ? Qcáo ở đâu ? Qcáo để làm gì ? 
 Vbản qcáo là gì ?
Hs trao đổi theo nhóm theo hai yêu cầu a,b sgk Các yêu cầu của vbản qcáo về nội dung thông tin, tính hấp dẫn và thuyết phục ?
Gv nêu ycầu : Qcáo cho một sản phẩm kem đánh răng hoặc sản phẩm rau sạch hs thực hiện theo mẫu hướng dẫn của sgk trình bày, đánh giá, nhận xét chọn vbản ấn tượng nhất.
 Cách viết vbản qcáo ? 
Hs làm bt 1 sgk 
Hs đọc bài tập – thảo luận theo nhóm những yêu cầu của sgk đại diện trình bày nhận xét, đánh giá.
Củng cố, dặn dò 
Hs đọc phần ghi nhớ sgk
Trọng tâm bài học : Cách viết văn bản qcáo.
Làm bt 2 – mỗi nhóm chọn một đề tài.
I/Vai trò và yêu cầu chung của vbản qcáo.
1/ Vbản qcáo trong đsống.
Vbản qcáo là loại vbản thông tin, thuyết phục khách hàng về chất lượng, lợi ích, sự tiện lợi của sản phẩm, dịch vụ do đó thích mua hàng và sử dụng dịch vụ đó.
2/ Ycầu chung của vbản qcáo.
Vbản qcáo cần ngắn gọn, súc tích, hấp dẫn, tạo ấn tượng, trung thực, tôn trọng pháp luật và thuần phong mĩ tục.
II/ Cách viết vbản qcáo.
Chọn nội dung qcáo : Độc đáo, gây ấn tượng, thể hiện tính ưu việt của sản phẩm, dịch vụ.
Chọn cách trình bày quảng cáo : 
 + Dùng quy nạp.
 + Dùng cách so sánh.
Câu văn, từ ngữ : Ngắn gọn, súc tích, khẳng định tuyệt đối.
III/Luyện tập
Bài tập 1 :
Cả 3 vbản qcáo đều ngắn gọn, súc tích đầy đủ nội dung cần qcáo – nêu được đặc tính vượt trội của sản phẩm – hấp dẫn kích thích tâm lí người mua hàng.
Chiếc xe không những là một sản phẩm vượt trội : Sang trọng, tinh tế, mạnh mẽ, quyến rũ, mà còn là người bạn đáng tin cậy.
Sữa tắm đặc biệt, thơm ngát hương hoa, cho một làn da mịn màng, quyến rũ – là “bí quyết làm đẹp”.
Máy ảnh tự động hóa – tiện lợi, dễ sử dụng.
Tiết 104: ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂN
A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Nắm được những nội dung cơ bản của chương trình làm văn lớp 10, qua đó thấy được sự kế thừa và phát triển của các nội dung so với chương trình làm văn đã học ở THCS.
- Chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra tổng hợp cuối năm và việc học tiếp ở các lớp 11,12.
B. Phương pháp:
Ôn tập kết hợp trao đổi thảo luận.
C. Tiến trình:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Giới thiệu bài mới:
3. Tìm hiểu bài mới:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung bài học
- Gv hướng dẫn hs ôn tập theo hệ thống câu hỏi trong sgk (tập trung vào một số câu tiêu biểu).
+ Nêu đặc điểm của các kiểu văn bản tự sự, thuyết minh, nghị luận và các yêu cầu kết hợp chúng trong thực tế viết văn bản. 
+ Cho biết vì sao phải kết hợp các kiểu văn bản đó với nhau.
+ Sự việc và chi tiết tiêu biểu trong văn bản tự sự là gì ? Cho biết cách chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu khi viết kiểu văn bản này.
+ Trình bày cách lập dàn ý, viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
+Trình bày các phương pháp thuyết minh thường được sử dụng trong một bài văn thuyết minh ?
+ Làm thê nào để viết được bài văn thuyết minh chuẩn xác và hấp dẫn ?
+ Trình bày cách lập dàn ý và viết các đoạn văn thuyết minh.
+ Trình bày về cấu tạo của một lập luận, các thao tác nghị luận và cách lập dàn ý bài văn nghị luận.
+ Trình bày yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản tự sự, văn bản thuyết minh ?
+ Nêu đặc điểm và cách viết kế hoạch cá nhân, văn bản quảng cáo.
+ Nêu cách thức trình bày một vấn đề.
Hs làm việc theo nhóm, mỗi nhóm tóm tắt nội dung một bài đại diện trình bày nhận xét, đánh giá hòan chỉnh.
- HS tiến hành làm bài tập 2 trong sgk/ 150.
I. Lý thuyết:
Câu 1:
- Văn bản tự sự : Dùng các chi tiết, hình ảnh giúp người đọc hình dung ra được đặc điểm nổi bật của một sự việc, sự vật, con người, phong cảnh  làm cho những đối tượng được nói đến như hiện lên trước mắt người đọc.
- Văn bản thuyết minh : Trình bày, giới thiệu, giải thích  nhằm làm rõ đặc điểm cơ bản của một đối tượng, cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiện và xã hội.
- Văn bản nghị luận : Dùng lý lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một tư tưởng, quan điểm. 
 Sử dụng kết hợp trong thực tế viết văn bản.
Câu 2:
- Sự việc tiêu biểu : Là những sự việc quan trọng góp phần hình thành cốt truyện.
- Chi tiết tiêu biểu : Là những chi tiết đặc sắc tập trung thể hiện rõ nét sự việc tiêu biểu.
 Sự việc và chi tiết tiêu biểu có tác dụng dẫn dắt câu chuyện, tô đậm tính cách nhân vật, tạo sự hấp dẫn và tập trung thể hiện chủ đề của câu chuyện.
- Khi viết văn bản tự sự, muốn lựa chọn các sự việc, chi tiết tiêu biểu ta cần phải quan sát, suy ngẫm, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng  
à phát hiện ra những sự việc, chi tiết có ý nghĩa nhất, giúp cho việc bộc lộ chủ đề, xây dựng tính cách nhân vật được rõ nét.
Câu 3:
- Cách lập dàn ý:
+ Xác định đề tài, chủ đề của bài văn.
+ Dự kiến cốt tryện (gồm nhiều sự việc nối tiếp nhau)
+ Triển khai các sự việc bằng một số chi tiết.
- Việc sử dụng một cách hợp lí, có hiệu quả các yếu tố miêu tả, biểu cảm -> cốt truyện, nhân vật và sự việc trong bài văn tự sự sinh động hơn tức là tạo ra “chất văn” cho văn bản.
Câu 4: Các phương pháp thuyết minh : 
- Nêu định nghĩa ; liệt kê; nêu vd; dùng số liệu; so sánh; phân loại; phân tích.
- Chú thích ; giảng giải nguyên nhân kết quả.
Câu 5: Để viết được bài văn thuyết minh chuẩn xác và hấp dẫn cần : 
- Tìm hiểu thấu đáo trước khi viết.
- Thu thập đầy đủ tài liệu tham khảo.
 Tri thức trong văn bản có tính khách quan khoa học, đáng tin cậy.
- Cần sử dụng nhiều hình tượng sinh động, nhiều so sánh cụ thể, cung cấp những con số chính xác và câu văn phải biến hóa linh hoạt.
Câu 6:
- Cách lập dàn ý:
+ Cần nắm vững các kiến thức cần thiết về dàn ý và có kĩ năng xd dàn ý nói chung.
+ Có đầy đủ tri thức cần thiết cho bài văn thuyết minh.
+ Cần sắp xếp các ý theo trình tự hợp lí:
- Cách viết đoạn văn thuyết minh:
+ Xác định chủ đề của đoạn văn.
+ Sử dụng hợp lí các phương pháp thuyết minh.
+ Các câu trong đoạn văn phải đảm bảo tính liên kết về hình thức và nội dung.
+ Dùng từ ngữ, đặt câu trong sáng, đúng phong cách ngôn ngữ viết.
Câu 7:
- Cấu tạo của một lập luận bao gồm:
+ Luận điểm (các ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận).
+ Luận cứ (các lý lẽ và dẫn chứng).
- Các thao tác nghị luận : Phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, so sánh.
- Cách lập dàn ý : 
+ Nhận thức đúng yêu cầu của đề bài (kiểu bài nghị luận, vấn đề nghị luận, phạm vi tài liệu).
+ Tìm hệ thống luận điểm, luận cứ (tìm ý cho bài văn).
+ Lập dàn ý (lựa chọn, sắp xếp, triển khai các luận điểm và luận cứ theo một thứ tự hợp lý, có trọng tâm).
à Bố cục : 
- Mở bài: giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề.
- Thân bài: triển khai luận điểm luận cứ .
- Kết bài: nhấn mạnh và mở rộng vấn đề.
Câu 8:
a. Văn bản tự sự : 
- Yêu cầu: kể lại hoặc viết lại một cách ngắn gọn những nd cơ bản xảy ra với nhân vật chính; trung thành với văn bản gốc.
- Cách thức:
+ Đọc kĩ văn bản -> xác định nhân vật chính.
+ Chọn các sự việc tiêu biểu xảy ra với nhân vật chính và diễn biến của các sự việc đó.
+ Tóm tắt các hành động, lời nói, tâm trạng của nhân vật theo diễn biến của các sự việc (có thể kết hợp dẫn nguyên văn từ ngữ, câu văn trong văn bản gốc).
b. Văn bản thuyết minh: 
- Yêu cầu: phải rõ ràng, chính xác, sát với nd cơ bản của văn bản gốc.
- Cách tóm tắt:
+ Xác định mục đích, yêu cầu tóm tắt.
+ Đọc văn bản gốc để nắm vững đối tượng thuyết minh.
+ Tìm bố cục của văn bản.
+ Tóm lược các ý văn bản tóm tắt.
Câu 9:
a. Kế hoạch cá nhân:
- Đặc điểm:
+ Nội dung: là bản dự kiến công việc sắp tới của cá nhân.
+ Hình thức: được trình bày một cách khoa học, cụ thể về thời gian, mục tiêu cần đạt 
- Cách viết:
+ Phải đầy đủ 3 phần: phần tiêu đề; phần ghi họ tên và địa chỉ (nếu cần); phần nêu nd công việc, thời gian, địa điểm và dự kiến kquả đạt được.
b. Văn bản quảng cáo:
- Đặc điểm:
+ Nội dung: là những thông tin về sản phẩm hoặc về một loại dịch vụ.
+ Hình thức: súc tích, hấp dẫn và kích thích tâm lí khách hàng.
- Cách viết:
+ Lựa chọn nd -> nd phải độc đáo, hấp dẫn, gây ấn tượng, thể hiện tính ưu việt của sản phẩm hay của dịch vụ.
+ Lựa chọn ht -> dùng phương pháp quy nạp hoặc so sánh; sử dụng từ ngữ kgẳng định tuyệt đối.
Câu 10:
- Trước khi trình bày:
+ Cần tìm hiểu trình độ học vấn, yêu cầu tâm lí, sở thích của người nghe. 
+ Lựa chọn nd và lập dàn ý cho bài trình bày.
- Các bước trình bày:
+ Chào hỏi, tự giới thiệu.
+ Lần lượt trình bày các nd đã định.
+ kết thúc và cảm ơn.
II. Luyện tập: 
4. Dặn dò:
- Học sinh về nhà làm bài tập 1 sgk/ 150.
- Chuẩn bị làm bài kiểm tra cuối năm.
Tiết 105: Trả bài làm văn số 7 (Kiểm tra cuối năm)
 	 Hướng dẫn học tập trong hè.
Ba cách thức đặt thuật ngữ khoa học chủ yếu là:
- Phiên âm thuật ngữ KH phương tây: internet -> in-tơ-nét, radio -> ra-đi-ô, meeting -> mit-tinh 
- Vay mượn thuật ngữ KH - KT qua tiếng Trung Quốc (đọc theo âm TV) sinh thái,cận thị, cẩn mật, dụng, đột quỵ, hiệu năng 
- Đặt thuật ngữ thuần Việt (dịch ý của sao phỏng): phi trường (sân bay), độc giả (người đọc), khán gia û(người xem), nhãn khoa (khoa mắt), khí xa (xe hơi), thiết bộ (đường sắt) 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN VAN 10 KHTN HOC KI II.doc