Giáo án Ngữ văn 10 (chi tiết một số bài)

Giáo án Ngữ văn 10 (chi tiết một số bài)

CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH

I MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 Nắm được các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh ;

 Xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh.

II  TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức

 Hoàn thiện các kiến thức về văn bản thuyết minh đã học ở THCS : yêu cầu, phương pháp thuyết minh.

 Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.

2. Kĩ năng

Lựa chọn hình thức kết cấu và xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh.

 

doc 40 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 1392Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 (chi tiết một số bài)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh ;
- Xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
- Hoàn thiện các kiến thức về văn bản thuyết minh đã học ở THCS : yêu cầu, phương pháp thuyết minh.
- Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.
2. Kĩ năng
Lựa chọn hình thức kết cấu và xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh.
III - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh : 
- Theo trình tự thời gian (quá trình hình thành, vận động và phát triển) ;
- Theo trình tự không gian (theo tổ chức vốn có của sự vật) ;
- Theo trình tự lô gích (các mối quan hệ nguyên nhân - kết quả, chung - riêng) ; 
- Theo trình tự hỗn hợp (kết hợp nhiều trình tự khác nhau).
 2. Luyện tập
- Nhận diện các hình thức kết cấu trong văn bản thuyết minh qua các văn bản được cung cấp. 
- Lựa chọn hình thức kết cấu và xây dựng kết cấu cho một số đề văn thuyết minh.
Ví dụ : Xây dựng kết cấu cho bài thuyết minh về một thể loại văn học, một tác giả, tác phẩm văn học.
 3. Hướng dẫn tự học
 Sưu tầm và phân tích một số văn bản thuyết minh để nhận ra tính hợp lí trong kết cấu của văn bản.
LẬP DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Lập được dàn ý cho một bài văn thuyết minh có đề tài gần gũi, quen thuộc.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
- Dàn ý và yêu cầu của mỗi phần trong dàn ý của một bài văn thuyết minh.
- Cách lập dàn ý khi triển khai bài văn thuyết minh.
2. Kĩ năng
- Vận dụng những kiến thức đã học về văn thuyết minh và kĩ năng lập dàn ý để lập được dàn ý cho một bài văn thuyết minh có đề tài gần gũi, quen thuộc.
- Thực hành lập dàn ý cho bài văn thuyết minh có đề tài gần gũi, quen thuộc. 
III - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
Các yêu cầu về lập dàn ý cho một bài văn thuyết minh : có kiến thức, kĩ năng xây dựng dàn ý ; có các tri thức đầy đủ, chuẩn xác về đối tượng ; tìm được cách sắp xếp các tri thức theo một hệ thống hợp lí, chặt chẽ.
 2. Luyện tập
- Lập dàn ý cho một số đề văn thuyết minh. 
Ví dụ : Xây dựng dàn ý cho bài thuyết minh về một thể loại văn học, một tác giả, tác phẩm văn học.
- Có thể sử dụng các ví dụ trong SGK để tìm hiểu, phân tích hoặc lấy thêm những văn bản ngoài SGK, tìm thêm các văn bản để luyện tập. 
 3. Hướng dẫn tự học
 Tự đưa ra vấn đề thuyết minh và luyện tập lập dàn ý cho bài văn thuyết minh.
PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG
(Bạch Đằng giang phú - TRƯƠNG HÁN SIÊU) 
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Cảm nhận được nội dung yêu nước và tư tưởng nhân văn của bài Phú sông Bạch Đằng qua hoài niệm về quá khứ và lòng tự hào về truyền thống dân tộc của tác giả ;
- Nắm được đặc điểm cơ bản của thể phú, đặc biệt là những nét đặc sắc của bài Phú sông Bạch Đằng.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức 
- Niềm tự hào về truyền thống yêu nước và truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc.
- Sử dụng lối "chủ - khách đối đáp", cách dùng hình ảnh điển cố chọn lọc, câu văn tự do phóng túng,...
2. Kĩ năng
Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
III - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung 
a) Tác giả
Trương Hán Siêu (? - 1354) là người có học vấn uyên thâm, từng tham gia các cuộc chiến đấu của quân dân nhà Trần chống quân Mông - Nguyên, được các vua Trần tin cậy và nhân dân kính trọng.
b) Tác phẩm
- Thể loại : phú cổ thể.
- Hoàn cảnh ra đời : khi vương triều nhà Trần đang có biểu hiện suy thoái, cần phải nhìn lại quá khứ anh hùng để củng cố niềm tin trong hiện tại.
2. Đọc - hiểu văn bản
a) Nội dung
- Hình tượng nhân vật "khách"
+ "Khách" xuất hiện với tư thế của con người có tâm hồn khoáng đạt, có hoài bão lớn lao. Tráng chí bốn phương của "khách" được gợi lên qua hai loại địa danh (lấy trong điển cố Trung Quốc và những địa danh của đất Việt).
+ Cảm xúc vừa vui sướng, tự hào vừa buồn đau, nuối tiếc.
- Hình tượng các bô lão (có thể là nhân dân địa phương, có thể là hư cấu)
+ Các bô lão đến với "khách" bằng thái độ nhiệt tình, hiếu khách, tôn kính khách. Sau một câu hồi tưởng về việc "Ngô chúa phá Hoằng Thao", các bô lão kể cho "khách" nghe về chiến tích "Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã" (kể theo trình tự diễn biến của sự kiện với thái độ, giọng điệu đầy nhiệt huyết, tự hào). Lời kể ngắn gọn, cô đọng, súc tích,...
+ Sau lời kể về trận chiến là suy ngẫm, bình luận của các bô lão về chiến thắng trên sông Bạch Đằng : chỉ ra nguyên nhân ta thắng, địch thua ; khẳng định vị trí, vai trò của con người. Đó là cảm hứng mang giá trị nhân văn và có tầm triết lí sâu sắc.
+ Cuối cùng là lời ca của các bô lão mang ý nghĩa tổng kết, có giá trị như một tuyên ngôn về chân lí : Bất nghĩa thì tiêu vong, có nhân nghĩa thì lưu danh thiên cổ.
- Lời ca và cũng là lời bình luận của "khách" : 
Ca ngợi sự anh minh của "hai vị thánh quân", đồng thời ca ngợi chiến tích của quân và dân ta trên sông Bạch Đằng. Hai câu cuối vừa biện luận vừa khẳng định chân lí : Trong mối quan hệ giữa địa linh và nhân kiệt, nhân kiệt là yếu tố quyết định. Ta thắng giặc không chỉ ở "đất hiểm" mà quan trọng hơn là bởi nhân tài có "đức cao". 
b) Nghệ thuật
- Sử dụng thể phú tự do, không bị gò bó vào niêm luật, kết hợp giữa tự sự và trữ tình, có khả năng bộc lộ cảm xúc phong phú, đa dạng,...
- Kết cấu chặt chẽ, thủ pháp liên ngâm, lối diễn đạt khoa trương,...
c) Ý nghĩa văn bản 
Thể hiện niềm tự hào, niềm tin vào con người và vận mệnh quốc gia, dân tộc.
3. Hướng dẫn tự học
 Bình luận về ý nghĩa triết lí trong lời ca của nhân vật "khách" ở cuối bài phú : "Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao".
ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ
(Bình Ngô đại cáo - NGUYỄN TRÃI)
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Cảm nhận được lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc thể hiện tập trung ở tư tưởng nhân nghĩa xuyên suốt bài cáo. Thấy rõ đây là yếu tố quyết định làm nên thắng lợi trong chiến tranh chống xâm lược.
- Nhận thức được vẻ đẹp của áng "thiên cổ hùng văn" với sự kết hợp hài hoà của sức mạnh lí lẽ và giá trị biểu cảm của hình tượng nghệ thuật.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức 
- Bản anh hùng ca tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược gian khổ mà hào hùng của quân dân Đại Việt.
- Bản Tuyên ngôn Độc lập sáng chói tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước và khát vọng hoà bình.
- Nghệ thuật mang đậm tính chất sử thi, lí lẽ chặt chẽ, đanh thép, chứng cứ giàu sức thuyết phục. 
2. Kĩ năng 
Phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại cáo.
III - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Hoàn cảnh ra đời : Đầu năm 1428, sau khi dẹp xong giặc Minh, Lê Lợi lên ngôi vua, giao cho Nguyễn Trãi viết bài cáo để tuyên bố kết thúc chiến tranh, lập lại hoà bình cho dân nước. 
- Thể loại cáo và lối văn biền ngẫu (SGK).
2. Đọc - hiểu văn bản
a) Nội dung
- Luận đề chính nghĩa : nêu cao tư tưởng nhân nghĩa yêu nước thương dân, khẳng định nền độc lập dân tộc, quyền tự chủ và truyền thống lâu đời với những yếu tố cơ bản về văn hoá, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán và sự tự ý thức về sức mạnh dân tộc.
- Bản cáo trạng tội ác được xây dựng trên tư tưởng nhân nghĩa và lập trường dân tộc, vì dân mà lên án tội ác của giặc nên lời văn gan ruột, thống thiết ; chứng cứ đầy sức thuyết phục. 
- Quá trình kháng chiến và chiến thắng : hình ảnh đạo quân nhân nghĩa từ dân mà ra, vì dân mà chiến đấu, chiến đấu bằng sức mạnh của dân mà nổi bật là hình ảnh lãnh tụ nghĩa quân Lam Sơn với những đặc điểm của người anh hùng mang đầy đủ phẩm chất và sức mạnh của cộng đồng trong cuộc chiến tranh nhân dân thần thánh. 
- Lời tuyên ngôn độc lập và hoà bình trang trọng, hùng hồn trong không gian, thời gian mang chiều kích vũ trụ vĩnh hằng. 
b) Nghệ thuật
Bút pháp anh hùng ca đậm tính chất sử thi với các thủ pháp nghệ thuật so sánh, tương phản, liệt kê ; giọng văn biến hoá linh hoạt, hình ảnh sinh động, hoành tráng.
c) Ý nghĩa văn bản 
Bản anh hùng ca tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược, gian khổ mà hào hùng của quân dân Đại Việt ; bản Tuyên ngôn Độc lập sáng chói tư tưởng nhân nghĩa yêu nước và khát vọng hoà bình.
3. Hướng dẫn tự học
- Học thuộc lòng bản dịch bài cáo (những đoạn chữ to trong SGK).
- Chứng minh rằng Đại cáo bình Ngô là một bản tuyên ngôn nhân nghĩa.
TÍNH CHUẨN XÁC, HẤP DẪN
CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu thế nào là tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh ;
- Biết viết văn bản thuyết minh có tính chuẩn xác, hấp dẫn.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
- Yêu cầu về tính chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh. 
- Một số biện pháp đảm bảo sự chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh. 
2. Kĩ năng
- Nhận diện về các biểu hiện của tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh qua các ví dụ cụ thể.
- Bước đầu biết viết văn bản thuyết minh có tính chuẩn xác, hấp dẫn. 
III - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Cần rút ra những kiến thức về tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh qua việc tìm hiểu, phân tích các ví dụ cụ thể.
+ Tính chuẩn xác : các nội dung trình bày cần khách quan, khoa học, đáng tin cậy.
+ Tính hấp dẫn : văn bản thuyết minh cần phải hấp dẫn để thu hút sự chú ý theo dõi của người đọc, người nghe.
+ Một số biện pháp đảm bảo sự chuẩn xác của văn bản thuyết minh : cần tìm hiểu thấu đáo vấn đề trước khi viết, cần thu thập đầy đủ tài liệu tham khảo, các ý kiến của chuyên gia và cơ quan có thẩm quyền về vấn đề thuyết minh, các số liệu, cứ liệu cần cập nhật,... 
+ Một số biện pháp đảm bảo tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh : đưa ra những chi tiết cụ thể, sinh động ; so sánh để làm nổi bật sự khác biệt, khắc sâu trí nhớ người đọc ; câu văn biến hoá, tránh đơn điệu, phối hợp nhiều loại kiến thức để soi rọi đối tượng từ nhiều mặt.
- Mức độ nắm bắt kiến thức của bài học : thông qua việc hiểu về tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh, tăng cường rèn luyện cách viết văn bản thuyết minh đảm bảo tính chuẩn xác, hấp dẫn.
2. Luyện tập
- Nhận diện và phân tích tính chuẩn xác, hấp dẫn của một số văn bản thuyết minh được giới thiệu trong SGK (hoặc lấy bên ngoài).
- Viết đoạn văn, bài văn thuyết minh đảm bảo tính chuẩn xác, hấp dẫn.
Ví dụ : Viết đoạn văn, bài văn thuyết minh về một thể loại văn học, một tác giả, tác phẩm văn học.
3. Hướng dẫn tự học
Sưu tầm và tìm hiểu một số văn bản thuyết minh có tính chuẩn xác, hấp dẫn.
TỰA "TRÍCH DIỄM THI TẬP"
("Trích diễn thi tập" tự - HOÀNG ĐỨC LƯƠNG)
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được niềm tự hào sâu sắc và ý thức trách nhiệm của tác giả trong việc bảo tồn di sản văn học của dân tộc ;
- Nắm được nghệ thuật lập luận của tác giả.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
1. Kiến thức 
- Ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn di sản văn học của tiền nhân và lời nhắc nhở các thế hệ sau hãy biết trân trọng và yêu quý di sản văn học của dân tộc mình.
- Cách lập luận chặt chẽ kết hợp với tính biểu cảm.
2. Kĩ năng
Rèn kĩ năng lập luận chặt chẽ để thể hiện quan điểm của người viết một cá ... i những nội dung tương ứng vào từng cột (Bài tập 2, 3, 4, 6).
- Trình bày kiến thức lí thuyết dưới hình thức trả lời câu hỏi trong SGK (Bài tập 1, 3, 5) 
- Nhận diện câu đúng, phát hiện câu sai, từ đó nhận thức được yêu cầu về sử dụng tiếng Việt (Bài tập 7).
3. Hướng dẫn tự học 
- Lập những bảng tổng kết khác cho những kiến thức đã học trong năm học về tiếng Việt. Ví dụ : bảng so sánh ẩn dụ và hoán dụ về những điểm giống nhau và khác nhau. 
- Hai phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và nghệ thuật có từ rất sớm ở tất cả các ngôn ngữ, kể cả ngôn ngữ các dân tộc thiểu số và các ngôn ngữ chưa có chữ viết (các ngôn ngữ này có thể chưa có các phong cách khoa học, báo chí, nghị luận, hành chính). Tìm thêm ví dụ về vấn đề này.
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Biết viết đoạn văn nghị luận phù hợp với vị trí và chức năng của chúng trong bài văn nghị luận.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
- Hoàn thiện các kiến thức về đoạn văn, các yêu cầu viết đoạn văn nói chung. 
- Vai trò và các yêu cầu viết đoạn văn trong bài văn nghị luận.
2. Kĩ năng
- So sánh để nhận ra những điểm khác nhau giữa đoạn văn tự sự, đoạn văn thuyết minh và đoạn văn nghị luận.
- Vận dụng những kiến thức, kĩ năng về đoạn văn, về văn nghị luận để viết được đoạn văn ngắn phù hợp với vị trí và chức năng của chúng trong bài văn nghị luận.
III - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Thông qua luyện tập để hoàn thiện và củng cố kiến thức về đoạn văn nghị luận, vai trò và các yêu cầu viết đoạn văn trong bài văn nghị luận : đoạn văn mở bài, đoạn văn triển khai luận điểm của thân bài, đoạn văn kết bài.
- Thông qua luyện tập để tăng cường hiểu biết về các nội dung nghị luận.
2. Luyện tập
- Luyện tập theo các yêu cầu của bài học.
- Một số yêu cầu tương tự để HS luyện tập.
Ví dụ : Cho đề bài sau : "Suy nghĩ của anh (chị) khi nhìn những em nhỏ đang ngày ngày lang thang trên hè phố".
+ Lập dàn ý cho đề văn trên.
+ Viết đoạn văn nghị luận triển khai một ý của dàn bài trên. 
- Kết hợp luyện tập trên lớp và ở nhà để phát triển kĩ năng viết đoạn văn nghị luận.
 3. Hướng dẫn tự học
Tăng cường luyện tập thêm về viết đoạn văn nghị luận.
VIẾT QUẢNG CÁO
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu yêu cầu và cách viết quảng cáo.
- Biết viết văn bản quảng cáo.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG
1. Kiến thức
- Khái niệm văn bản quảng cáo, vai trò của quảng cáo trong đời sống. 
- Yêu cầu và cách viết quảng cáo cho một sản phẩm hoặc một dịch vụ.
2. Kĩ năng
- Biết lựa chọn hình thức quảng cáo phù hợp với nội dung quảng cáo. 
- Biết viết các văn bản quảng cáo thông thường.
III - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Vai trò của quảng cáo trong đời sống : là loại văn bản nhằm thông tin, thuyết phục khách hàng về chất lượng, lợi ích,... của sản phẩm, dịch vụ. 
- Yêu cầu và cách viết quảng cáo cho một sản phẩm hoặc một dịch vụ : Văn bản quảng cáo cần ngắn gọn, súc tích, hấp dẫn, trung thực, tôn trọng pháp luật và thuần phong mĩ tục. Để viết quảng cáo cần xác định những nội dung cơ bản, nổi bật của sản phẩm, dịch vụ ; lựa chọn hình thức quảng cáo phù hợp ; lựa chọn cách trình bày ấn tượng.
2. Luyện tập
- Nhận diện và phân tích các đặc điểm và yêu cầu của văn bản quảng cáo.
- Viết văn bản quảng cáo.
 Ví dụ : Quảng cáo cho một sáng kiến giữ gìn trường lớp xanh, sạch, đẹp ; Quảng cáo về một dạ hội tiếng Anh của trường.
3. Hướng dẫn tự học
 Kết hợp với các tình huống thực tiễn để xây dựng văn bản quảng cáo đáp ứng các yêu cầu đặt ra.
TỔNG KẾT PHẦN VĂN HỌC
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hệ thống được những kiến thức đã học trong SGK Ngữ văn lớp 10.
- Có khả năng phân tích tác phẩm văn học theo từng cấp độ : ngôn ngữ, hình tượng văn học, sự kiện, tác giả, tác phẩm.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
 1. Kiến thức
Cách nhìn tổng quát về nội dung và hình thức nghệ thuật của từng bộ phận văn học.
 2. Kĩ năng
So sánh giữa các bộ phận văn học ; hệ thống hóa những kiến thức đã học.
III - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tổng kết khái quát về văn học Việt Nam
Văn học Việt Nam gồm hai bộ phận lớn : văn học dân gian và văn học viết ; mang những đặc điểm truyền thống : tinh thần yêu nước chống xâm lược, tinh thần nhân văn, đề cao đạo lí, nhân nghĩa. Nhưng hai bộ phận văn học này cũng có những đặc trưng riêng (có thể lập bảng so sánh Văn học dân gian và Văn học viết về Thời điểm ra đời, Tác giả, Hình thức lưu truyền, Hình thức tồn tại, Vai trò, vị trí). 
2. Tổng kết bộ phận văn học dân gian
- Chú ý ba đặc trưng cơ bản của văn học dân gian : 
+ Là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng.
+ Là kết quả của quá trình sáng tác tập thể.
+ Gắn bó với những hoạt động khác nhau trong đời sống cộng đồng (văn học dân gian mang tính nguyên hợp). 
- Hệ thống thể loại văn học dân gian : Có thể tổng kết theo loại thể :
+ Tự sự : gồm thần thoại, truyền thuyết, sử thi, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, truyện thơ, vè. 
+ Trữ tình : gồm ca dao - dân ca. 
+ Sân khấu dân gian (kịch) : bao gồm chèo, tuồng dân gian, múa rối.
Chú ý : Riêng tục ngữ và câu đố có những đặc trưng riêng (thường tồn tại dưới dạng những câu văn nhưng có vần, có đối, có khi cũng rất giàu hình ảnh và nhạc điệu). Như thế, nó vừa mang những đặc trưng của thể loại tự sự lại vừa mang những đặc trưng của thể loại trữ tình.
- Những giá trị của văn học dân gian truyền thống : giá trị nhận thức, giá trị giáo dục, giá trị nghệ thuật. 
3. Tổng kết bộ phận văn học viết
 - Văn học viết Việt Nam được chia thành hai thời kì lớn : thời kì văn học trung đại và thời kì văn học hiện đại.
 - Đặc điểm chung : 
+ Văn học viết phản ánh hai nội dung lớn là nội dung yêu nước và nội dung nhân đạo.
+ Thể hiện tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam trong những mối quan hệ đa dạng như quan hệ với thế giới tự nhiên, quan hệ với quốc gia, với dân tộc, quan hệ xã hội, quan hệ bản thân.
 - Đặc điểm riêng (có thể lập bảng so sánh văn học trung đại và văn học hiện đại về đặc điểm chữ viết, thể loại, sự giao lưu văn hoá, điền vào cột với các nội dung tương ứng).
 Một số tác phẩm và trào lưu văn học chứng tỏ văn học Việt Nam phát triển trong sự ảnh hưởng qua lại với các yếu tố truyền thống dân tộc, tiếp biến văn học nước ngoài : Truyện Kiều của Nguyễn Du (trong sự so sánh với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân), thơ ca lãng mạn 1930 - 1945 (ảnh hưởng thơ tượng trưng, thơ lãng mạn Pháp,...), văn học hiện thực (ảnh hưởng của văn học hiện thực phương Tây thế kỉ XIX),...
4. Tổng kết văn học viết Việt Nam thời kì từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
 - Văn học trung đại gồm hai thành phần văn học : chữ Hán và chữ Nôm ; được chia thành bốn giai đoạn văn học : từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV, từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII, từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX, nửa cuối thế kỉ XIX. 
 - Những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật của văn học trung đại Việt Nam :
Về nội dung : Hai nội dung chủ đạo, xuyên suốt của văn học trung đại Việt Nam là nội dung yêu nước và nội dung nhân đạo.
+ Nội dung yêu nước với những biểu hiện phong phú, đa dạng, vừa phản ánh truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc, vừa chịu sự tác động của tư tưởng "trung quân ái quốc".
+ Nội dung nhân đạo trong văn học trung đại được xây dựng trên cơ sở truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam, kết hợp những ảnh hưởng tư tưởng tích cực vốn có của Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo. Truyền thống nhân văn của người Việt Nam biểu hiện qua lối sống tương thân tương ái, qua những nguyên tắc đạo lí, những cách ứng xử tốt đẹp giữa người với người trong xã hội,...Tư tưởng nhân văn của Phật giáo là lòng từ bi, bác ái ; của Đạo giáo là sống thuận theo lẽ tự nhiên, hoà hợp với tự nhiên ; của Nho giáo là học thuyết nhân nghĩa, tư tưởng thân dân. 
Về nghệ thuật : những điểm lớn là tính quy phạm, tính trang nhã, vừa tiếp thu tinh hoa văn hoá nước ngoài, vừa sáng tạo những giá trị văn học mới mang bản sắc dân tộc.
5. Đặc điểm của những thể loại văn học trung đại đã học
(Có thể lập bảng liệt kê những thể loại và nêu đặc điểm của thơ Đường luật, thơ Nôm Đường luật, phú, cáo, kí, truyền kì, tiểu thuyết chương hồi, ngâm khúc, truyện thơ Nôm vào các cột tương ứng).
 6. Tổng kết phần văn học nước ngoài
Nêu những thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của văn học cổ Hi Lạp, Ấn Độ, văn học trung đại Trung Quốc, Nhật Bản, những thể loại lớn như sử thi, thơ Đường luật, thơ hai-cư, tiểu thuyết chương hồi.
Cần lập bảng thống kê theo loại thể, đồng thời so sánh các tác phẩm văn học Việt Nam có loại thể tương ứng với văn học nước ngoài hoặc các tác phẩm văn học nước ngoài tương ứng với nhau để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt.
- Về sử thi
(Có thể lập bảng nêu đặc điểm riêng, chung của Đăm Săn, Ô-đi-xê, Ra-ma-ya-na vào các cột tương ứng).
- Về thơ Đường và thơ hai-cư
(Có thể lập bảng nêu đặc điểm về nội dung, nghệ thuật của thơ Đường và thơ hai-cư vào các cột tương ứng).
- Về tiểu thuyết chương hồi
Tam quốc diễn nghĩa thuộc loại tiểu thuyết chương hồi với đặc điểm nổi bật là kể lại sự việc theo trình tự thời gian. Tính cách nhân vật thường được thể hiện thông qua hành động và đối thoại là chính. 
7. Tổng kết phần lí luận văn học
Ôn tập lại những kiến thức theo yêu cầu của SGK bằng bảng tổng kết với các mục : tiêu chí chủ yếu, cấu trúc, các yếu tố thuộc nội dung, các yếu tố thuộc hình thức của văn bản văn học.
Lưu ý : - Đây là bài khái quát với nội dung kiến thức nhiều. Tuy nhiên giáo viên không cần phải trình bày tất cả. HS trình bày theo nhóm. Sau đó cho các nhóm tự chấm điểm cho nhau.
 - Có thể lập các bảng như trên để hệ thống hoá kiến thức. 
 - Có thể tập phân tích nội dung yêu nước và nội dung nhân đạo qua một số tác phẩm văn học.
ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂN
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Củng cố và hoàn thiện các kiến thức và kĩ năng về các kiểu văn bản đã học ở THCS và nâng cao ở lớp 10 ; ôn tập các kiểu văn bản mới đã học.
- Chuẩn bị tốt cho bài thi cuối năm.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
- Đặc điểm của các kiểu văn bản tự sự, thuyết minh, nghị luận.
- Dàn ý của bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Các phương pháp thuyết minh, cách lập dàn ý bài văn thuyết minh đảm bảo tính chuẩn xác, hấp dẫn.
- Các thao tác lập luận và cách lập dàn ý bài văn nghị luận.
- Yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản tự sự, thuyết minh.
- Đặc điểm và cách viết kế hoạch cá nhân và quảng cáo.
2. Kĩ năng
- Phân tích đề, lập dàn ý bài văn tự sự, thuyết minh, nghị luận.
- Viết đoạn văn tự sự, thuyết minh, nghị luận.
- Tóm tắt văn bản tự sự, thuyết minh.
- Viết kế hoạch cá nhân và quảng cáo.
- Trình bày một vấn đề.
III - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 
1. Tìm hiểu chung
- Củng cố kiến thức cơ bản qua việc tự đọc SGK, chuẩn bị trước đề cương ôn tập theo các câu hỏi.
- Luyện tập để hoàn thiện, nâng cao kiến thức.
 2. Luyện tập
 Lập dàn ý, viết đoạn văn, tóm tắt văn bản.
 3. Hướng dẫn tự học
 Củng cố và hoàn thiện kiến thức, kĩ năng qua việc thực hành lập dàn ý, viết đoạn văn tự sự, thuyết minh, nghị luận (làm ở nhà)

Tài liệu đính kèm:

  • docchuan khien thuc ki nang ki 2.doc