Giáo án Ngữ văn 10 – Hệ: Trung cấp nghề

Giáo án Ngữ văn 10 – Hệ: Trung cấp nghề

Tiết 01 + 02

Đọc văn

TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM

A/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

- Thông qua cái nhìn sơ lược về nền văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử, giúp cho học sinh nắm được những kiến thức cần thiết cho việc tìm hiểu sự định hình và phát triển của nền văn học dân gian và viết Việt Nam.

- Nắm được khái niệm cũng như thành tựu của hai bộ phận văn học: Dân gian và viết.

- Yêu cầu học sinh nắm vững bài học để phục vụ tốt cho những bài học sau.

B/CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ:

- Ổn định tổ chức lớp.

- Giới thiệu bài mới:

Việt Nam với hơn 4000 năm văn hiến là một nước có sự phát triển mạnh và thu được nhiều thành tựu ở mọi mặt, đặc biệt ở lĩnh vực văn hoá, mà nòng cốt là văn học giữ một vai trò quan trọng song hành với lịch sử phát triển của đất nước. Quá trình phát triển đó đã gặt hái được những tinh hoa gì, hôm nay tôi sẽ giới thiệu cho các em rõ hơn.

 

doc 106 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 1217Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 – Hệ: Trung cấp nghề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày . Tháng.. năm 200
Tiết 01 + 02 
Đọc văn
TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
A/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Thông qua cái nhìn sơ lược về nền văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử, giúp cho học sinh nắm được những kiến thức cần thiết cho việc tìm hiểu sự định hình và phát triển của nền văn học dân gian và viết Việt Nam.
- Nắm được khái niệm cũng như thành tựu của hai bộ phận văn học: Dân gian và viết.
- Yêu cầu học sinh nắm vững bài học để phục vụ tốt cho những bài học sau.
B/CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ:
- Ổn định tổ chức lớp.
- Giới thiệu bài mới:
Việt Nam với hơn 4000 năm văn hiến là một nước có sự phát triển mạnh và thu được nhiều thành tựu ở mọi mặt, đặc biệt ở lĩnh vực văn hoá, mà nòng cốt là văn học giữ một vai trò quan trọng song hành với lịch sử phát triển của đất nước. Quá trình phát triển đó đã gặt hái được những tinh hoa gì, hôm nay tôi sẽ giới thiệu cho các em rõ hơn.
C/ BÀI GIẢNG:
DÀN Ý BÀI GIẢNG
HOẠT ĐỘNG THÀY VÀ TRÒ
Thời gian
I/ Mở đầu:
Nền văn học VN có bản sắc riệng biệt và có một sức sống bền bỉ mãnh liệt dù trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đặc biệt là nạn ngoại xâm, tuy nhiên nền văn học đó vẫn giữ được một bản sắc và gộp chung lại thành một nền văn hoá giầu bản sắc mà cho đến nay còn để lại qua những sáng tác dân gian của các dân tộc khác nhau, tuy nhiên lịch sử văn học VN thường lấy văn học người Việt làm bộ phận chủ đạo.
II/ Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam:
1.Văn học dân gian:
- Khái niệm: VHDG Thuộc tổng thể văn hoá dân gian ra đời từ thời kì sơ khai và pgát triển mạnh mẽ ở thời kì cận hiện đại bao gồm nhiều thể loại như: Thần thoại, Truyền thuyết, Cổ tích, Ca dao, Dân ca thường do người bình dân sáng tác tập thể và truyền lại theo lối truyền miệng. Ở VN, nền văn học này có vị trí và vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát triển ngôn ngữ dân tộc và chính nó đã có sự tác động to lớn tới sự hình thành và phát triển của văn học viết.
- Đặc trưng: Tính truyền miệng, tập thể và thực hành.
2. Văn học viết:
+ Chủ yếu do đội ngũ tri thức sáng tạo ra đời trong khoảng thế kỉ X( Ghi bằng chữ Hán, sau này là chữ Nôm), đóng vai trò chủ đạo và thể hiện được những nét chính của diện mạo nền văn học dân tộc.
+ Có hai thành phần văn học viết cùng tồn tại và phát triển song song với nhau là:
- Văn học chữ Hán ra đời ngay từ khi có chữ viết ( Có văn học viết). Mặc dù được viết bằng chữ Hán những nó là văn học của người Việt, mang đậm chất dân tộc tâm hồn người VN tuy vẫn chịu ảnh hưởng của văn học Trung Quốc.
- Văn học chữ Nôm ra đời muộn hơn khi ý thức dân tộc và tinh thần nhân dân đã phát triển cao hơn ở tầng lớp tri thức. Nó trưởng thành nhanh chóng và gặt hái được nhiều thành công lớn.
+ Đến đầu thế kỉ XX, nền văn học VN chuyển dần sang sáng tác bằng Tiếng Việt và ghi lại bằng chữ cái La tinh ( Thường gọi là chữ quốc ngữ).
+ Hệ thống, thể loại: Từ TK X đến TK XIX về văn học chữ Hán có văn xuôi( truyện, kí, tiểu thuyết chương hồi), thơ( cổ phong, Đường luật), văn biền ngẫu( phú, cáo, văn tế). Về văn học chữ Nôm có thơ( Thơ Nôm Đường luật, truyện thơ, ngâm khúc, hát nói), văn biền ngẫu.
II/ Quá trình phát triển của văn học Việt Nam:
1. Văn học trung đại( TK X – XIX):
- Chủ yếu phát triển dưới các triều đại phong kiến gồm hai bộ phận văn học dân gian và văn học viết tồn tại song song. Theo chặng đường thịnh suy của các triều đại phong kiến mà hai bộ phận văn học này lúc thì hoà hợp ( TK X – XV) lúc thì phân hoá ( TK XVI – TK XIX). Về văn học viết thì theo đà phát triển mà thành phần Nôm ngày càng có vai trò quan trọng( TK XVIII).
- Nền văn học thời kì này có nhiều chuyển biến qua các giai đoạn lịch sử gắn liền với quá trình dựng nước, giữ nước và những thay đổi về ý thức con người, tuy nhiên nó vẫn bị chi phối bởi quan niệm thẩm mĩ thể hiện qua hệ thống thi pháp.
- Thành tựu:
+ Văn học chữ Hán: Thánh Tông di thảo- Lê T Tông, Truyền kì mạn lục- Nguyễn Dữ, Thượng kinh kí sự- Lê Hữu Trác, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập– NTrãi, Bạch Vân thi tập – NBKhiêm
+ Văn học chữ Nôm: Thơ Nôm HXH, BHTQ, Sơ kính tân trang- Phạm Thái, truyện Kiều – NDu
2. Văn học hiện đại( đầu TK XX đến nay):
- Sau khi thôn tính nước ta về mặt quân sự ( Đầu TK XX) thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa theo phương thức TBCN, lúc này nước ta xuất hiện nhiều tầng lớp xã hội và theo đó nhu cầu văn hoá, văn nghệ cũng biến chuyển. Các trào lưu văn hoá phương Tây có ảnh hưởng sâu sắc đến tầng lớp tri thức Tây học. Hoạt động báo chí ngày càng sôi nổi dẫn đến chữ Quốc ngữ được phổ biến rộng.
- Từ những điền kiện trên đã đẩy nền văn học VN vào thời kì mới với nhiều cách tân về mặt thể loại và cũng chính thời kì này đã xảy ra nhiều cuộc tranh luận dẫn đến sự xuất hiện của nhiều trường phái, xu hướng khác nhau.
- Sự xuất hiện của ĐCSVN đã làm cho nền văn học phát triển theo hướng khác, tích cực và cụ thể hơn. Nền văn học được thống nhất về tư tưởng và hướng vào nhân dân lao động. Do yêu cầu của cuộc chiến tranh chống Mĩ mà yêu cầu nhiệm vụ của văn hoá, văn nghệ là tuyên truyền chiến đấu được đặt lên hàng đầu, bên cạnh đó là sự ca ngợi những gương anh hùng, tình cảm nhân dân với tổ quốc, người Cộng sản với đồng bào, tình đồng đội
- Sau đại thắng mùa xuân 1975, đất nước hoà bình lại, những yêu cầu của nền văn học lúc này là phải mang tính dân chủ có nội dung phong phú và đạt chất nghệ thuật hơn, phải phản ánh được công cuộc xây dựng CNXH, sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
 - Thành tựu: 
+ Tác giả: Xuất hiện đội ngũ nhà văn, thơ chuyên nghiệp và việc sáng tác trở thành nghề nghiệp.
+ Đời sống văn học: Nhờ sự ra đời của báo chí và kĩ thuật in ấn mà văn học được phổ biến rộng rãi, hình thành mqh qua lại giữa độc giả và tác giả.
+ Thể loại: Xuất hiện nhiều thể loại mới như: Thơ mới, tiểu thuyết, kịch nói
+ Thi pháp: Hệ thống thi pháp mới dần thay thế cũ. Hiện thực hơn, sáng tạo hơn.
III/ Con người VN qua văn học:
1. Con người VN trong quan hệ với tự nhiên:
- Tình yêu thiên nhiên chính là nội dung chính của văn học VN, trong các tác phẩm VHDG ta bắt gặp những hình ảnh đẹp và tươi vui của thiên nhiên VN như: Núi sông, đồng lúa, cánh cò, trăng, cây đa bến nước của các vùng miền khác nhau và trong văn học hiện đại ta cũng thấy tình yêu đất nước, thiên thiên và tình yêu đôi lứa được thể hiện qua các bài thơ, ánh văn xuôi đặc sắc.
- VN là đất nước nông nghiệp vì vậy người VN gắn bó với thiên nhiên và thiên nhiên đã đi vào thơ ca bằng những nét bút tinh tế, tiếng cười sảng khoái yêu đời châm biếm đả kích cũng đi vào thơ ca. Nhưng phải nói cái tiêu biểu, giá trị nhất là những thiên truyện, bài thơ về cái buồn, cái đau của kiếp người chịu nhiều bất hạnh.
2. Con người VN trong quan hệ quốc gia dân tộc:
- Con người VN luôn mang trong mình tâm niệm thích độc lập, dân chủ vì vậy dù phải đổ nhiều xương máu để đấâu tranh và bảo vệ tổ quốc nhưng con người VN vẫn quyết tâm theo. Những ánh hùng văn sôi nổi thể hiện tình yêu nước như NQSH của LTK, Hịch tướng sĩ của TQT, Bình Ngô đại cáo của NT, TNĐL của HCM là minh chứng rõ nét nhất.
3. Con người VN trong quan hệ xã hội::
Xây dựng một xã hội tốt đẹp là ước muốn ngàn đời của dân tộc VN, đã có nhiều tác phẩm thể hiện ước mơ về một xã hội công bằng, dân chủ, độc lập. Bên cạnh đó, cảm hứng xã hội sâu đậm là tiền đề quan trọng cho sự hình thành CN hiện thực và nhân đạo trong văn học dân tộc.
4. Con người VN và ý thức bản thân:
Trong thời kì đấu tranh chống ngoại xâm thì con người VN thường đề cao tính cộng đồng hơn cá nhân, trong thời kì mới( Cuối TK XVIII đến nay) thì tính cá nhân đã được đề cao tức là đã có ý thức về quyền cá nhân như quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc và tình yêu.
* KẾT LUẬN CHUNG:
Nền văn học VN có một sức sống mãnh liệt và dẻo dai dù trải qua bao thăng trầm của lịch sử, mặc dù ra đời sớm nhưng lại phát triển chậm. Tuy nhiên dù chịu sự can thiệp của bất cứ thế lực nào đi nữa cũng không sao xoá bỏ hoặc tiêu diệt được nền văn học cũng như người sản sinh ra nó mà ngược lại nó ngày càng phát triển nhanh mạnh mẽ hơn với bản sắc ngày càng đậm đà và đạt điểm cực đại khi thoát ra khỏi sự ràng buộc của nền văn hoá Trung Hoa.
1000 năm đô hộ giặc Tàu
100 năm đô hộ giặc Tây
20 năm nội chiến 
- Giải thích sự khác nhau giữa văn hoá dân gian và văn học dân gian?
- GV gọi một học sinh và cho kể tên một vài thể loại VHDG.
- Sau khi Ngô Quyền đánh tan quân NHán trên sông BĐ năm 938.
Phần này sẽ nhấn mạnh hơn ở bài sau.
- Cho học sinh sơ lược từng thời kì.
- Thơ Tứ tuyệt, ngũ ngôn.
Sự phát triển của thơ Nôm gắn liền với lòng yêu nước, tính hiện thực và quá trình dân tộc hoá văn học.
- VD?
Trường phái hiện thực, lãng mạn.
Có thể chia văn học thời kì này thành 4 gđ:
- Đầu Tk XX – 1930( Tiêu biểu có Tản Đà, Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách).
- 1930 – 1945( Tiêu biểu có Thạch Lam, NTuân, XDiệu, Nam Cao, Huy Cận, HMTử, Vũ Trọng Phụng, CLViên)
- 1945 – 1975( Tiêu biểu có Trần Đăng, Thâm Tâm, Nguyễn Thi, Qdũng, Chính Hữu, HCM, Tố Hữu, NĐThi, Nguyên Ngọc..)
- 1975 – nay( Tiêu biểu có Lâm Thị Vĩ Dạ, Hữu Thỉnh, Phạm Tiến Duật)
- Nêu những thành tựu?
-Nêu kết luận chung?
Các truyện cổ tích như: Chử Đồng Tử, Tấm cám 
Thơ HXH, Truyện Kiều, thơ mới
D/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
- Nắm vững bài học cũng như những giai đoạn phát triển của nền văn học dân tộc.
- Chuẩn bị bài “ Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ”.
 Thông qua ngày  tháng .Năm 200	 Ngày tháng năm 200
 Trưởng khoa/ Tổ trưởng 	 	 Giáo viên
Lê Hữu Tín
Ngày . Tha ... âu.
Ngôn ngữ nói
Ngôn ngữ viết
3. Văn bản:
- Những đặc điểm cơ bản của văn bản?
- Thử phân tích các đặc điểm đó thông qua một văn bản bất kì?
- Điền tên các loại văn bản( Theo phong cách ngôn ngữ) vào sơ đồ sau:
Văn bản
4. Lập bảng ghi các đặc điểm cơ bản cho thấy các đặc trưng của các phong cách ngôn ngữ:
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
5. Khái quát lịch sử tiếng Việt:
- Nguồn gốc tiếng Việt?
- Quan hệ họ hàng?
- Lịch sử phát triển?
- Hãy kể tên một số tác phẩm viết bằng chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ( Có thể đã học hoặc đọc)?
6. Tổng hợp những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn mực theo bảng sau:
Về ngữ âm
và chữ viết
Về từ ngữ
Về ngữ pháp
Về phong cách ngôn ngữ
7. Trong những câu trong sgk trang 139, câu nào đúng?
Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập theo hệ thống câu hỏi.
D/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
 Thông qua ngày  tháng .Năm 200	 Ngày tháng năm 200
 Trưởng khoa/ Tổ trưởng 	 	 Giáo viên
Lê Hữu Tín
Tiết 83
Tiếng việt
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập theo đề bài sgk trang 140 và cho các em đề bài về nhà luyện tập thêm.
Thông qua ngày  tháng .Năm 200	 Ngày tháng năm 200
 Trưởng khoa/ Tổ trưởng 	 	 Giáo viên
Lê Hữu Tín
Tiết 84- 85
TỔNG KẾT PHẦN VĂN HỌC 
A/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Nắm được một cách hệ thống những kiến thức cơ bản đã học trong chương trình Ngữ văn 10:
+ Các bộ phận chủ yếu của văn học Việt Nam.
+ Những thời kì phát triển của văn học Việt Nam.
+ Những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật của văn học Việt Nam trong cả quá trình phát triển và trong từng giai đoạn.
+ Những tác gia, tác giả, tác phẩm tiêu biểu.
+ Mối quan hệ giữa văn học Việt Nam với khu vực và thế giới.
+ Thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của văn học nước ngoài.
+ Những khái niệm cơ bản về văn bản văn học.
- Có năng lực phân tích văn học theo từng cấp độ: Ngôn ngữ, hình tượng văn học, sự kiện, tác gia, tác phẩm.
B/ CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ: 
- Ổn định tổ chức lớp.
- Kiểm tra bài cũ.
- Giới thiệu bài mới.
C/ BÀI GIẢNG:
DÀN Ý BÀI GIẢNG
HOẠT ĐỘNG THÀY VÀ TRÒ
Thời gian
I. Tổng kết kiến thức khái quát về văn học Việt Nam:
1/ Hệ thống câu hỏi:
1) Văn học Việt Nam gồm mấy bộ phận? Hãy nói sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của các bộ phận văn học đó?
Gợi ý trả lời: + Văn học Việt Nam gồm hại bộ phận chính là: Văn học dân gian và văn học viết.
 + VHDG ra đời ngay từ khi chưa có chữ viết và tiếp tục phát triển khi có chữ viết, nhất là ở TK XV. Văn học viết chính thức ra đời từ TK X và được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm ( Đến đầu TK XV) và chịu ảnh hưởng nặng nề của văn học Trung Quốc. Đến đầu TK XX, bộ phận văn học này chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây và dần chuyển sang hiện đại.
2) Hãy nêu những đặc trưng, hệ thống thể loại và giá trị của VHDG?
+ Đặc trưng: Tính truyền miệng, tập thể và thực hành.
+ Hệ thống: sgk.
+ Giá trị:
- VHDG là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc ở các mặt: Tự nhiên, xã hội và con người.
- VHDG có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người, thông qua các câu ca dao, những bài dân ca về tình nghĩa gia đình, anh em, vợ chồng, tình nghĩa người với người góp phần giáo dục con người những phẩm chất tốt đẹp.
- VHDG có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc.
3) Hãy nêu như những đặc điểm chung và riêng của văn học trung đại và hiện đại?
Văn học trung đại
Văn học hiện đại
Những nội dung lớn
Yêu nước và nhân đạo
Yêu nước, chống ngoại xâm và xây dựng đất nước
Tầm ảnh hưởng
Ngôn ngữ và thể loại
Chữ Hán và Nôm
Chữ quốc ngữ.
Nghệ thuật
Quan niệm: Văn sử bất phân, văn triết bất phân. Aênh hưởng Hán học, Tính quy phạm
* Yêu nước:
- Ý thức độc lập, tự chủ, tự cường, tự hào dân tộc( Nam quốc sơn hà, Bình Ngô đại cáo, Tựa” Trích diễm thi tập. Hiền tài..”.
- Lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược( Hịch tướng sĩ, Bình Ngôn đại cáo, Tỏ lòng).
- Tự hào trước chiến công thời đại, truyền thống lịch sử, ca ngợi những người đã hi sinh vì tổ quốc( Phú sông Bạch Đằng, Đại Việt sử kí toàn thư)
- Yêu thiên nhiên đất nước( Cảnh ngày hè, Phú sông Bạch Đằng)
* Nhân đạo:
- Bắt nguồn từ truyền thống thương người và tiếp thu tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo.
- Thể hiện phong phú, đa dạng, tập trung ở một số phương diện sau:
+ Thương người, lên án tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp con người như: truyện Kiều, Chinh phụ ngâm
+ Khẳng định, đề cao con người về phẩm chất, tài năng và những khát vọng chân chính như: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm, Chuyện chức, Truyện Kiều
+ Đề cao những quan hệ đạo đức, đạo lí tốt đẹp giữa người với người như: Truyện Kiều, Nhàn
* Thể loại:
STT
Tác giả
Tác phẩm
Những điểm cơ bản về 
nội dung và nghệ thuật
4) Văn học nước ngoài: Những tinh hoa? Sự giống và khác nhau của những thiên sử thi đã học như Đăm Săn, Ramayana, Ôđixê về nội dung và nghệ thuật? Thơ Đường có đặc điêm gì về nội dung và nghệ thuật ? Nhận xét về lối kể chuyện và khắc hoạ tính cách nhân vật trong Tam quốc diễn nghĩa?
5) Lí luận văn học: Tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học? Khái niệm nội dung và hình thức của văn bản văn học? Chúng có quan hệ với nhau ntn?
Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập và đặt ra các câu hỏi để học sinh suy nghĩ gợi kiến thức đã học?
D/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
 Thông qua ngày  tháng .Năm 200	 Ngày tháng năm 200
 Trưởng khoa/ Tổ trưởng 	 	 Giáo viên
Lê Hữu Tín
Tiết 86- 87
Làm văn
BÀI VIẾT SỐ 3
A/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Vận dụng kiến thức chung về văn nghị luận và các kĩ năng lập luận, lập dàn ý đã học ở THCS vfa lớp 10 để viết được một bài văn nghị luận có nội dung sát hợp với thực tế sinh hoạt và học tập ở nhà trường THPT.
B/ CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ: 
- Ổn định tổ chức lớp.
- Dự kiến đề bài:
Đề 1: Hưởng ứng đợt thi đua Học sinh nói không với các tệ nạn xã hội do Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phát động. Chi đoàn .. tổ chức hội thảo với chủ đề” Hãy vì một môi trường nhà trường không có tệ nạn xã hội”. Anh/ chị hãy viết một bài tham gia hội thảo.
Đề 2: Hãy tìm hiểu bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ thông qua các đoạn trích đã học trích Truyện Kiều- Nguyễn Du và Chinh phụ ngâm khúc- Đặng Trần Côn.
D/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
 Thông qua ngày  tháng .Năm 200	 Ngày tháng năm 200
 Trưởng khoa/ Tổ trưởng 	 	 Giáo viên
Lê Hữu Tín
Tiết 88
VIẾT QUẢNG CÁO
A/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Hiểu yêu cầu và cách viết quảng cáo cho một sản phẩm hoặc một dịch vụ.
- Viết được văn bản quảng cáo.
B/ CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ: 
- Ổn định tổ chức lớp.
- Kiểm tra bài cũ.
- Giới thiệu bài mới.
C/ BÀI GIẢNG:
DÀN Ý BÀI GIẢNG
HOẠT ĐỘNG THÀY VÀ TRÒ
Thời gian
I. Vai trò và yêu cầu chung của văn bản quảng cáo:
1/ Ví dụ: SGK.
2/ Vai trò văn bản quảng cáo trong đời sống:
a) Khái niệm: Văn bản quảng cáo là loại văn bản cung cấp rộng rãi các thông tin, tri thức liên quan đến lĩnh vực hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích tiêu thụ sản phẩm và giới thiệu hoạt động của các doanh nghiệp. Văn bản quảng cáo thường gồm có hai loại: Quảng cáo bằng lời và quảng cáo có hình ảnh minh hoạ.
b) Vai trò:
+ Đối với doanh nghiệp:
- Nhanh, kịp thời.
- Thu hút khách hàng.
- Tiêu thụ được sản phẩm.
+ Đối với khách hàng:
- Phải nắm bắt các tổ chức doanh nghiệp để liện hệ khi cần thiết.
- Có sự so sánh, lựa chọn sản phẩm phù hợp với mục đích sử dụng
3/ Yêu cầu chung:
Văn bản quảng cáo cần phải ngắn gọn, súc tích, hấp dẫn, tạo ấn tượng, trung thực, tôn trọng pháp luật và thuần phong mĩ tục.
II. Cách viết văn bản quảng cáo:
- Xác định nội dung cơ bản cho lời quảng cáo: Độc đáo, ấn tượng, thể hiện được tính ưu việt của sản phẩm.
- Chọn hình thức quảng cáo.
- VD:
+ Tiêu đề .
+ Giới thiệu tên hàng hoá.
+ Giới thiệu chất lượng, uy tín sản phẩm, quy trình sản xuất.
+ Nêu các điều kiện ưu đãi, khuyến mại.
+ Địa chỉ liên hệ.
III. Phân biệt quảng cáo và thông báo:
Quảng cáo
Thông báo
- Không cần tính pháp nhân.
- Không cần, không hạn chế miễn sao tiêu thụ được nhiều sản phẩm.
- Ngôn ngữ quảng cáo ấn tượng, thu hút người nghe.
- Câu khách.
- Có tính pháp nhân.
Thông báo có yêu cầu chặt chẽ về thời gian và số lượng.
- Ngôn ngữ thông báo chỉ cần làm sáng rõ nội dung.
- Không cần.
IV. Luyện tập: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm luyện tập.
Học sinh nêu vd.
- Thế nào là văn bản quảng cáo?
- Vai trò?
- Yêu cầu của văn bản quảng cáo?
- Giáo viên cho học sinh làm một văn bản quảng cáo theo vd?
- Sự khác nhau giữa quảng cáo và thông báo?
D/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
 Thông qua ngày  tháng .Năm 200	 Ngày tháng năm 200
 Trưởng khoa/ Tổ trưởng 	 	 Giáo viên
Lê Hữu Tín
Tiết 89- 90
Làm văn:
ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂN
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 3
A/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Oân lại những tri thứcvà các kiểu văn bản đã học ở THCS và nâng cao ở lớp 10; Ôn lại những kiểu văn bản mới đã học ở lớp 10.
- Chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra cuối năm.
B/ CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ:
- Ổn định tổ chức lớp.
- Kiểm tra bài cũ.
- Giới thiệu bài mới.
C/ BÀI GIẢNG:
DÀN Ý BÀI GIẢNG
HOẠT ĐỘNG THÀY VÀ TRÒ
Thời gian
I. Câu hỏi lí thuyết: SGK trang 150
II. Luyện tập:
1) Lập dàn ý cho một đoạn văn trong bài văn tự sự hoặc thuyết minh.
2) Tóm tắt nội dung các tác phẩm Truyện Kiều và Văn bản văn học.
III. Trả bài viết số 3:
Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập.
D/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
 Thông qua ngày  tháng .Năm 200	 Ngày tháng năm 200
 Trưởng khoa/ Tổ trưởng 	 	 Giáo viên
Lê Hữu Tín

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ngu van 10 moi.doc