Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 96, 97: Chuyện chức phán sự đền tản viên (Tản viên từ phán sự lục) Nguyễn Dữ

Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 96, 97: Chuyện chức phán sự đền tản viên (Tản viên từ phán sự lục) Nguyễn Dữ

Tiết: 96,97

Ngày dạy:

CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN

(Tản Viên từ phán sự lục)

NGUYỄN DỮ

A/.MỤC TIÊU:

Giúp HS

1.Qua việc khai thác giá trị nghệ thuật của TP, hiểu được tính cách cương trực, trọng công lí, “ thấy sự tà gian thì không thể chịu được” của Ngô Tử Văn.

2. Nắm được nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn của Nguyễn Dữ.

3. Rèn luyện cách đọc – hiểu và nhận diện kết cấu, cách xây dựng xung đột và sắp xếp tình tiết trong một truyện truyền kỳ.

B/.CHUẨN BỊ:

* GV:SGK, SGV, thiết kế bài học.

* HS:SGK; đọc hiểu bài “CCPSĐTV”, tiểu dẫn, tri thức đọc – hiểu và phần chú thích.

C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

 

doc 4 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 12517Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 96, 97: Chuyện chức phán sự đền tản viên (Tản viên từ phán sự lục) Nguyễn Dữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 96,97
Ngày dạy: 
CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN
(Tản Viên từ phán sự lục)
NGUYỄN DỮ 
A/.MỤC TIÊU:
Giúp HS	
1.Qua việc khai thác giá trị nghệ thuật của TP, hiểu được tính cách cương trực, trọng công lí, “ thấy sự tà gian thì không thể chịu được” của Ngô Tử Văn. 
2. Nắm được nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn của Nguyễn Dữ.
3. Rèn luyện cách đọc – hiểu và nhận diện kết cấu, cách xây dựng xung đột và sắp xếp tình tiết trong một truyện truyền kỳ.
B/.CHUẨN BỊ:
* GV:SGK, SGV, thiết kế bài học.
* HS:SGK; đọc hiểu bài “CCPSĐTV”, tiểu dẫn, tri thức đọc – hiểu và phần chú thích.
C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D/.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1/ Ổn định tổ chức: kiểm diện HS.
2/ Kiểm tra bài cũ:
? Sơ nét về ĐVSKTT? Và nêu chủ đề?
- H trả lời như phần I mục 2.Và như phần II mục 3
? Nhân vật Thái sư được giới thiệu ntn trong TP?
 trả lời như phần II mục 2.
3/ Giảng bài mới:
* Giới thiệu:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* H đọc hiểu tiểu dẫn, tri thức đọc – hiểu, VB SGK/73à80
* H làm việc cá nhân, trình bày trước lớp theo câu hỏi G
Phần tiểu dẫn SGK trình bày nội dung gì? Sơ nét về T/giả?
2. Văn bản
(HS đọc văn bản và chú thích)
- Em biết gì về thể loại TP?
- Xác định bố cục của truyện, nội dung của mỗi phần?
* H đọc - hiểuVB
- H giải nghĩa từ khó.
* H làm việc cá nhân, trình bày trước lớp theo câu hỏi G
- Tử Văn được giới thiệu như thế nào? 
- Em có suy nghĩ gì về cách giới thiệu này?
- Nguyên nhân vì đâu khiến Tử Văn đốt đền? 
- Em có suy nghĩ gì về hành động đốt đền?
Sau khi đốt đền, Tử Văn đã giải quyết từng sự việc như thế nào? Kết quả ra sao?
- Phân tích diễn biến tâm lí của tên Bách hộ họ Thôi?
- Nêu ý nghĩa của cuộc đấu tranh?
- Hãy chỉ ra yếu tố thần kì và tác dụng của nó trong truyện?
- Qua câu chuyện, tác giả muốn nhấn mạnh điều gì?
4/. Củng cố và luyện tập:
- Nhận xét chung về cách xây dựng n/vật, các tình tiết trong truyện?
Bài tập nâng cao
Phân tích ý nghĩa đạon kết (từ “Vương nghĩ Tử Văn” đến”nhà quan phán sự”) và lời bình ở cuối truyện (từ “Than ôi!” đến hết).
I/. GIỚI THIỆU:
1/ Tác giả:
- Nguyễn Dữ sinh ra và mất năm nào chưa rõ. Chỉ biết ông là người Gia Phúc – Hồng Châu, nay thuộc tỉnh Hải Dương, là học trò giỏi của Nguyễn Bỉnh Khiêm, sống vào khoảng cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI. Ông là con trai của tiến sĩ Nguyễn Tường Phiêu. Nguyễn Dữ thi đỗ Hương Tiến (tương đương với Hương Cống, cử nhân), làm quan ở huyện Thanh Tuyền. Chưa đầy một năm, ông từ quan với lí do về phụng dưỡng mẹ già, từ đấy không hề bước chân tới thành thị.
2/ Tác phẩm
a) Thể loại: 
- Truyền kì là loại truyện có nguồn gốc từ bên Trung Quốc được truyền vào Việt Nam. Cuối thế kỉ XV, đầu thế kỉ XVI, truyện truyền kì Việt Nam phát triển đánh dấu bằng hai tác phẩm là “Thánh Tôn di thảo” tương truyền của Lê Thánh Tôn và “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ. Truyền kì là loại truyện dùng yếu tố kì ảo, hoang đường làm phương thức nghệ thuật phản ánh cuộc sống, ví dụ người thường mộng đi xuống âm phủ, người lấy tiên, luyện thành tiên, hô mưa gọi gió,biến hoá khôn lường.Ngoài hai tập truyện kể trên còn”Truyền kì tân phả” của Đoàn Thị Điểm, (thế kỉ XVIII) “Tân truyện kì lục” của Phạm Quý Thích (thế kỉ XIX), “Lan trì kiến văn lục” của Vũ Tình (thế kí XIX). Truyện truyền kì V/Nam mang đậm chất dân gian, yếu tố hiện thực và tính nhân văn sâu sắc.
b) Bố cục: 3 đoạn
+ Đoạn một từ đầu đến:”không cần gì cả”. 
 Giới thiệu Tử Văn và h/động dũng cảm đốt đền của chàng.
+ Đoạn hai tiếp đó đến:”tan tành như cám vậy”.
 Hành động cứng cỏi, kiên quyết đấu tranh, vạch mặt gian tà của Tử Văn đã chiến thắng cái xấu, cái ác.
+ Đoạn ba còn lại: Tử Văn đã được nhận chức phán sự ở đền Tản Viên và lời bình của tác giả.
II/.ĐỌC – HIỂU: 
* Giải nghĩa từ khó:
1/. Nhân vật Tử Văn:
a) Nhân vật Tử Văn được giới thiệu theo phương pháp truyền thống của văn học trung đại.
+ Tên là Soạn.
+ Quê quán: người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang 
+ Tính tình khảng khái, nóng nảy “thấy sự gian tà thì không chịu được. Vùng Bắc vẫn khen là người cương trực”
è Giới thiệu ngắn gọn nhưng gây ấn tượng cho người đọc về nhân vật người tri thức. Chỉ bấy nhiêu thôi, người đọc hiểu nhân vật chính với tính cách cơ bản.
b) Nguyên nhân đốt đền
- Đền là nơi thờ cúng thiêng liêng. Vì sao Tử Văn lại đốt. Bởi vì trong làng của Tử Văn có ngôi đền rất thiêng, nhân dân thường thờ cúng nay bị hồn ma của tên tướng bại trận Bắc triều chiếm giữ, đánh bạt thổ công, đút lót các thần miếu bên cạnh, tác oai, tác quái cả một vùng. “Tử Văn tức giận, một hôm tấm rửa sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt”.
èTa thấy nhân vật có tính cương trực, can đảm, mạnh mẽ và quyết liệt. “Thấy sự gianb tà thì không thể chịu được”, tắm gội sạch sẽ khấn trời để chia sẻ với hành động của mình.
c) Cách giải quyết các sự việc:
- Khi thấy một người “khôi ngô, cao lớn đầu đội mũ trụ tự xưng là cư sĩ đòi dựng trả ngôi đền” thì:
“Tử Văn mặc kệ vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên”
- Thấy”một ông già áo vải mũ đen, phong độ nhàn nhã”, tính tình khiêm tốn đến tỏ lời mừng, Tử Văn kinh ngạc “Sao mà nhiều thần quá vậy”. Nghe lời Thổ Công kể lại sự tình, Tử Văn cặn kẻ hỏi:”Hắn có thực là tay hung hãn, có thể gieo vạ cho tôi không”. 
-Trước Diêm Vương, không khí rùng rợn, bị đe doạ, vu cáo sỉ nhục “tên này bướng bỉnh ngoan cố” bị Diêm Vương mắng và uy hiếp: “Mày là một kẻ hàn sĩ sao dám hỗn láo, tôi ác tự mình làm ra, còn trốn đi đằng nào?” Tử Văn”bèn tâu đầu đuôi như lời Thổ Công đã nói, lời rất cứng cỏi không chịu nhún nhường chút nào”. Tử Văn cương quyết nói với Diêm Vương:”nếu mà nhà vua không tin lời tôi, xin tư giấy đến đền Tản Viên để hỏi, không đúng như thế tôi xin chịu thêm cái tôi nói càn”. Mạnh mẽ hơn, “Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian”.
è Cuối cùng sự cương trực thẳng thắng, chính nghĩa của Tử Văn đã thắng gian tà. Tên bách hộ họ Thôi bị tống giam vào ngục Cửu u.
2/. Bách hộ họ Thôi
- Bách hộ họ Thôi vốn là viên tướng bại trận của giặc Minh, lúc sống đi xâm lược nước khác, tội ác đầy mình, lúc chết vẫn giữ nguyên bản chất của kẻ lừa đảo. Qua các chi tiết:
+ Hắn tự xưng với Tử Văn là cư sĩ 
+ Dùng nguyên lí đạo Nho để buộc tội Tử Văn:”Nhà ngươi đã theo nghiệp nho đọc sách thánh hiền, há không biết cái đức của quỷ thần ra sao, cớ gì lại khinh nhờn huỷ tượng đốt đền”. 
+ Lấy oai linh của quỷ thần để hăm doạ Tử Văn:”Biết điều thì dựng trả ngôi đền như cũ. Nếu không thì vô cớ huỷ đến Lư Sơn Cố Thiệu sẽ khó lòng tránh khỏi tại vạ”
+ Ở Vương phủ của Diêm Vương, hắn đến kêu cầu ở trước sân.”Tử Văn vào tới nơi đã thấy người đội mũ trụ đương kêu cầu ở trước sân”
+ Thấy Tử Văn cứng cỏi, hắn ngoan cố vu vạ:”Aáy là trước Vương phủ hắn còn ghê gớm như thế, mồm năm miệng mười, đơm đặt bịa tạc. Huống hồ ở một nơi đền miếu quạnh hiu, hắn sợ gì mà không dám cho một mồi lửa”
+ Vu vạ không được thì hắn lập lờ nhận tội:”Bấy giờ, người kia mới có vẻ sợ, quỳ xuống tâu rằng:”Gã kia một kẻ học trò, thật là ngu bướng, quả đáng tội lắm. Nhưng đã trách mắng như vậy, cũng đủ răn đe rồi. Xin đại vương khoan dung tha cho hắn để tỏ cái đức rộng rãi. Chẳng cần đòi hỏi dây dưa. Nếu thẳng tay trị tôi nó, sợ hại đến cái đức hiếu sinh”.
è Rõ ràng tên Bách hộ hô Thôi khôn ngoan, xảo quyệt nhưng cũng không thể thoát được lưới trời lồng lộng. Tính chất lừa đảo, càn bậy của y cuối cùng bị D/Vương trừng trị đích đáng.
3/. Ý nghĩa của cuộc đ/tranh:
- Đây là cuộc đấu tranh sống còn giữa hai thế lực. Một bên là con người, đại diện là Tử Văn. Một bên là thần linh, ma quỷ.
+ Ý nghĩa: chính nghĩa đã thắng gian tà, thiện thắng ác. Đây vẫn là quan niệm của nhân dân qua các truyện cổ tích dân gian.
+ Khẳng định nhân cách cứng cỏi của kẻ sĩ đương thời.
+ Thế lực thần linh ma quỷ cũng phần nào phản ánh thế lực cường quyền, phong kiến bè phái đương thời Nguyễn Dữ, chúng đã vào bè phái với nhau hãm hại dân lành.
+ Lên án bọn giặc Minh đã chết vẫn còn gây tôi ác.
4/.Các yếu tố thần kì:
- Kể chuyện thần linh (Thổ Công, đức Thánh Tản Viên)
- Kể chuyện ma quỷ (D/vương, hồn ma tướng giặc, bọn quỷ sứ).
- Đốt đền xong Tử Văn phát bệnh, quỷ sứ bắt Tử Văn đi.
- Viên Bách hộ họ Thôi bị đẩy xuống ngục cửu u.
- Tử Văn đến nhà mới biết mình chết đã hai ngày.
- Cuối truyện không bệnh mà chết, thành Phán sự, cưỡi gió biến mất.
èTất cả có tác dụng lôi cuốn và hấp dẫn người đọc.
5/.Chủ đề:
Miêu tả người trí thức Tử Văn với tính tình cương trực, dũng cảm đốt đền, đồng thời làm rõ hành động mạnh mẽ, quyết liệt vạch mặt gian tà trước công lí, giành chiến thắng.
III/. TỔNG KẾT:
- Tính cách nhân vật được khắc hoạ nổi bật: 
+ Tử Văn cương trực, thẳng thắn và mạnh mẽ, quyết liệt.
+ Hồn ma tên Bách hộ họ Thôi xảo quyệt, gian trá.
èTính cách nhân vật gắn liền với sự phát triển của cốt truyện.
- Các tình tiết trong truyện giàu tính biểu tượng, có nhiều yếu tố thần kì .
èTất cả làm cho chuyện “Chức phán sự đền Tản Viên” rất sinh động, hấp dẫn.
 IV/.LUYỆN TẬP:
- Gợi ý: Đoạn có ý nghĩa 
Người tốt được tôn vinh, kẻ xấu, ác bị nguyền rủa. Tử Văn chết nhưng tiếng tốt lưu để đời sau. Người như Tử Văn đáng được trọng dụng.
Lời bình ở cuối truyện là đề cao bản lĩnh của kẻ sĩ. Đây là sự khẳng định ý nghĩa tích cực trong tư tưởng nhà nho Ng/Dữ. 
5/ Hướng dẫn H tự học ở nhà:
- Học bài. Soạn bài: Luyện tập về liên kết trong VB.
+ Liên kết làgì? Liên kết ND? Liên kết hình thức.
+ Làm các BT trong SGK.
E/.RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen chuc phan su den Tan Vien NV 10NC.doc