Giáo án Ngữ văn 10 - Trường THPT Giao Thuỷ B

Giáo án Ngữ văn 10 - Trường THPT Giao Thuỷ B

Tiết 1,2:

TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM

 A. Mục tiêu bài học:

Giúp học sinh:

1. Về kiến thức

- Hiểu được những kiến thức chung nhất, tổng quát nhất về hai bộ phận của văn học Việt Nam cùng quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam;

- Nắm vững hệ thống hai vấn đề về thể loại của văn học Việt Nam và con người trong văn học Việt Nam;

2. Về kĩ năng

- Rèn kĩ năng đọc hiểu một bài văn học sự

- Tích hợp kiến thức của nhiều ngành khi học kiến thức văn học sử.

 

doc 305 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 1365Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 - Trường THPT Giao Thuỷ B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giao Thủy, ngày tháng năm 2010
Tổ trưởng kí duyệt
Tuần 1
Ngày soạn: 12 tháng 8 năm 2010
Ngày dạy: 24 tháng 8 năm 2010 Lớp dạy: 10A3
Tiết 1,2: 
TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
 A. Mục tiêu bài học: 
Giúp học sinh:
1. Về kiến thức
- 	Hiểu được những kiến thức chung nhất, tổng quát nhất về hai bộ phận của văn học Việt Nam cùng quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam;
- 	Nắm vững hệ thống hai vấn đề về thể loại của văn học Việt Nam và con người trong văn học Việt Nam;
2. Về kĩ năng
- Rèn kĩ năng đọc hiểu một bài văn học sự
- Tích hợp kiến thức của nhiều ngành khi học kiến thức văn học sử.
3. Về thái độ
- 	Có niềm tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc qua di sản văn học dan tộc. Từ đó có lòng say mê với văn học Việt Nam.
B. Thiết kế bài học
I. Chuẩn bị của GV và HS
1. Giáo viên
 - SGk, SGV.
- Tài liệu tham khảo, giáo án, các phương tiện liên quan.
2, Học sinh
- Bài soạn, tài liệu tham khảo.
II. Tổ chức hoạt động dạy học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:Ổn định lớp và dẫn dắt vào bài mới
Hoạt động 2: Tìm hiểu các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam
GV: Theo kiến thức em đã học ở THCS, văn học viết Việt Nam gồm những bộ phận nào? 
HS: Suy nghĩ và trả lời
Phần VHDG sẽ có một bài khái quát riêng nên nội dung này HS tự đọc SGK. Giáo viên đi sâu vào nội dung về văn học viết Việt Nam
GV: Cho học sinh tự đọc và tóm tắt vào vở. Sau đó tổng kết lại dưới hình thức phát vấn nhanh với các vấn đề : 
- Tác giả
- Phương thức sáng tác và lưu truyền
- Thể loại
HS: Làm theo yêu cầu của giáo viên
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam
GV: Dựa vào SGK và phần chuẩn bị bài ở nhà, em hãy phát biểu cách phân kì văn học viết Việt Nam theo thời gian và quan hệ ? 
HS: Suy nghĩ và trả lời
GV: Chia lớp làm bốn nhóm, yêu cầu thảo luận về văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm (Văn tự và thành tựu)? 
HS: Thảo luận nhóm
GV: Tổng kết vấn đề 
GV: Em hãy trình bày nội dung chủ đạo và những thành tựu tiêu biểu của từng thờì kì văn học viết hiện đại Việt Nam? 
HS suy nghĩ và trả lời 
GV chốt lại vấn đề và dẫn sang phần sự khác nhau giữa văn học trung đại và văn học hiện đại
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần III: Con người Việt Nam trong văn học
GV: Trong quan hệ với thế giới tự nhiên, chúng ta thấy điều gì ở con nguời Việt Nam? 
HS suy nghĩ và trả lời
GV: Lịch sử văn học Việt Nam có điều gì đặc biệt? Điều này có ảnh hưởng như thế nào đến văn học? 
HS: Suy nghĩ và trả lời
GV: Lí tưởng xã hội của con người Việt Nam là gì? Lí tưởng này ảnh hưởng như thế nào đến việc xây dựng những hình tượng văn học? 
HS: Suy nghĩ và trả lời
Đây là phần kiến thức khó. Giáo viên sử dụng phương pháp thuyết giảng để diễn giải kiến thức. 
I. Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam
1. Văn học dân gian (SGK)
2. Văn học viết
- Tác giả: Cá nhân tri thức
- Đặc trưng: 
+ Tính cá nhân
+ Mang đậm dấu ấn sáng tạo của tác giả
- Phương thức sáng tác và lưu truyền: 
+ Cá nhân 
+ Văn bản viết 	 Chữ Hán
 Chữ Nôm 
 Chữ quốc ngữ
- Thể loại: 
+ Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX: 
 Chữ Hán: Văn xuôi (truyện, kí)
 Thơ (đường luật, từ khúc)
 Văn biền ngẫu (phú, cáo)
Chữ Nôm: Thơ (ngâm khúc, hát nói)
 Văn biền ngẫu 
+ Từ thế kỉ XX đến nay: 
 Tự sự (Tiểu thuyết, truyện ngắn, kí.)
 Trữ tình (Thơ, trường ca.)
II. Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam
1. Văn học trung đại
a. Văn học chữ Hán
- Văn tự: 
+ Thời gian du nhập: đầu công nguyên
+ Vai trò: 
 . Là cầu nối để nhân dân ta tiếp nhận các học thuyết Nho, Phật, Lão để nhân dân ta hình thành nên các quan niệm về chính trị, tư tưởng và đạo đức
 . Tiếp nhận hệ thống thể loại và thi pháp văn học cổ Trung Quốc, sáng tạo nên các thể loại văn học của mình
- Thành tựu: 
+ Thơ: Thơ Lí Trần, Thơ Nguyễn Trãi
+ Văn xuôi: 
 Văn xuôi truyền kì (Nguyễn Dữ)
 Kí sự (Lê Hữu Trác)
 Tiểu thuyết chương hồi (Ngô Gia văn phái)
b. Văn học chữ nôm
- Văn tự: sáng tạo trên cơ sở chữ Hán (XII)
- Văn học Nôm: 
 + Bắt đầu phát triển vào thế kỉ XV 
 + Đạt đến đỉnh cao vào cuối XVIII, đầu XIX
- Ý nghĩa: 
 + Bằng chứng hùng hồn cho ý chí xây dựng một nền văn học độc lập của dân tộc ta 
 + Có vai trò quan trọng trong việc phát triển các thể loại thơ dân tộc
 + Phát huy các ưu thế của văn học dân gian, gắn liền với sự trưởng thành của truyền thống yêu nước và truyền thống nhân đạo trong văn học
 + Phản ánh quá trình dân tộc hoá và dân chủ hoá của văn học trung đại
- Thành tựu: 
+ Thơ (Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan) 
+ Truyện Nôm: Nguyễn Du
2. Văn học hiện đại: 
a. Văn học từ đầu thế kỉ đến 1930 ( văn học giao thời)
- Văn học Việt Nam tiếp xúc với văn hoá phương Tây (Pháp)
- Chữ quốc ngữ phát triển mạnh
→ Văn học Việt Nam kế thừa truyền thống đồng thời tiếp thu tinh hoa cái mới để bắt đầ quá trình hiện đại hoá nền văn học nước nhà. 
- Thành tựu: Tản Đà, Hồ Biểu Chánh
b. Văn học 1930 - 1945 
- Tiếp tục hiện đại hoá nền văn học nước nhà : 
- Thành tựu: 
+ Văn học lãng mạn: khám phá, đề cao cái tôi, đấu tranh cho hạnh phúc và quyền sống của con người (Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Thế Lữ)
+ Văn học hiện thực: ghi lại hiện thực đen tối của xã hội đương thời (Nam Cao, Ngô Tất Tố)
c. Văn học 1945 - 1975 (văn học cách mạng)
- Đi sâu phản ánh sự nghiệp đấu tranh cách mạng và xây dựng cuộc sống mới
- Thành tựu: Tố Hữu, Hồ Chí Minh, Nguyễn Trung Thành
d. Văn học từ 1975 đến nay (Văn học đổi mới)
- Phản ánh sâu sắc công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, sự nghiệp CNH - HĐH của đất nước cùng tâm tư, tình cảm của con người hiện đại
- Thành tựu: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Lê Lựu, Nguyễn Huy Thiệp, Võ Thị Hảo
* Những khác biệt căn bản của văn học hiện đại so với văn học trung đại: 
+ Tác giả: đội ngũ nhà văn chuyên nghiệp
+ Đời sống văn học sôi nổỉ, mạnh mẽ
+ Thể loại: xuất hiện nhiều thể loại văn học mới (tuỳ bút)
+ Thi pháp: đề cao cá tính sáng tạo
III. Con người Việt Nam qua văn học 
 Văn học là nhân học. Đối tượng trung tâm của văn học là con người. Nhưng đó không phải là con người trừu tượng mà là con người trong những mối quan hệ cơ bản. Các mối quan hệ này chi phối nội dung chính của văn học, ảnh hưởng đến việc xây dựng các hình tượng văn học. 
 1. Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên 
- Qua văn học, con người Việt Nam thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc 
 → xây dựng các hình tượng nghệ thuật liên quan đến thiên nhiên (Mận, đào trong ca dao, tùng, cúc trong văn học trung đại)
 → Thiên nhiên là đối tượng cải tạo chinh phục và đồng thời cũng là người bạn tri âm tri kỉ, gắn liền với những quan niệm đạo đức của con người (nhà nho)
2. Con người Việt Nam trong quan hệ với quốc gia, dân tộc
- Lịch sử dân tộc ta là lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước → yêu nước là phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam
 → Hình thành một dòng văn học riềng mang đậm dấu ấn của chủ nghĩa yêu nước
- Biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước trong văn học: 
+ Tình yêu quê hương
+ Tự hào về truyền thống dâm tộc 
+ Ý chí trước quân thù
- Thành tựu: Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu
3. Con người Việt Nam trong quan hệ xã hội
- Lí tưởng xã hội của nhân dân ta: xây dựng một xã hội công bằng tốt đẹp
→ Hình tượng các nhân vật có khả năng đem đến một xã hội như vậy (tiên, bụt, bậc thành quân, người đại diện cho lí tưởng xã hôi chủ nghĩa)
- Cảm hứng xã hội (phê phán và cải tạo) là tiền đề cho sự hình thành chủ nghĩa hiện thực trong văn học dân tộc
4. Con người Việt Nam và ý thức về bản thân 
- Ý thức về bản thân của con người Việt Nam đã hình thành nên mô hình ứng xử và mẫu người lí tưởng liên quan đến con người cộng đồng và con người xã hội 
- Trong văn học: 
+ Hình tượng con người cộng đồng với lí tưởng hi sinh, cống hiến (nhân vật trữ tình trong thơ văn yêu nước Lí Trần, hình tượng các chiến sĩ cách mạng trong văn học 1945 - 1975)
+ Hình tượng con người cá nhân với ý thức về quyền sống, về hạnh phúc và tình yêu (nhân vật trong các khúc ngâm, trong thơ Hồ Xuân Hương, trong thơ lãng mạn và văn học đổi mới)
→ Mỗi hình tượng văn học trên thay đổi theo từng thời kì nhưng đều nằm trong một xu hướng chung là xây dựng một đạo lí làm người với những phẩm chất tốt đẹp.
III. Hướng dẫn luyện tập, củng cố, đánh giá
Các bộ phận của văn học Việt Nam.
Nội dung cơ bản của văn học Việt Nam qua từng giai đoạn.
Con người Việt Nam qua văn học.
IV. Hướng dẫn tự học
- Học và soạn bài: “Khái quát văn học dân gian Việt Nam”.
V. Tài liệu tham khảo
- Thiết kế giáo án.
- Tiến trình lịch sử văn học Việt Nam.
VI. Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3,5: 
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ
A. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
1. Về kiến thức
Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, về các nhân tố giao tiếp (nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện, cách thức giao tiếp), về hai quá trình trong hoạt động giao tiếp.
2. Về kĩ năng
Biết xác định các nhân tố giao tiếp trong một hoạt động giao tiếp, nâng cao năng lực giao tiếp khi nói, khi viết và năng lực phân tích, lĩnh hội khi giao tiếp.
3. Về thái độ
Có thái độ và hành vi phù hợp trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
B.Thiết kế bài học
I. Chuẩn bị của GV và HS
1. Giáo viên
- 	Sgk, sgv.
- 	Giáo án, tài liệu tham khảo.
2. Học sinh
- Bài soạn, tài liệu tham khảo.
II. Tổ chức hoạt động dạy – học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:Ổn định lớp, kiểm tra bài, dẫn dắt bài mới
1. Ổn định tổ chức lớp và kiểm tra bài cũ
a. Ổn định tổ chức lớp.
b. Kiểm tra bài cũ.
? Nêu những kiến thức liên quan đến nội dung Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ mà em đã được học ở bậc THCS.
2.Bài mới
	Trong cuộc sống, con người muốn tồn tại phải giao tiếp. Để giao tiếp chúng ta có thể sử dụng nhiều phương tiện khác nhau: điệu bộ, cử chỉ, kí hiệuTrong đó ngôn ngữ được coi là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất. Nó là một trong những hoạt động cơ bản của con người, nó thể hiện đặc trưng bản chất của con người. Vậy thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Chúng ta cùng đi tìm hiều.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ngữ liệu
GV yêu cầu HS đọc văn bản 1. sgk và trả lời:
? Hoạt động giao tiếp được ghi lại trong văn bản trên giữa các nhân vật nào? Hai bên có cương vị ntn.
? Các nhân vật giao tiếp lần lượt đổi vai cho nhau ra sao.
? Hoạt động giao tiếp diễn ra trong hoàn cảnh nào.
? Hoạt động giao tiếp hướng vào nội dung g ... u xót trước tình cảnh của nhân dân mà thủ xướng một cuộc khởi nghĩa nd bị triều đình khép tội giặc châu chấu; Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải bị các sử gia phong kiến coi là giặc.
- Trong tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân, Từ Hải là một tên có nét tướng cướp, từng đi thi trượt, đi buôn, thích kết giao với giang hồ điệp khách- một con người tầm thường.
- Nguyễn Du coi Từ Hải là trượng phu, là mặt phi thường, là lòng bốn phương, là cánh chim bằng vượt gió. Nguyễn Du gọi Từ là anh hùng. Kẻ thù của xã hội phong kiến đã trở thành hình ảnh kì vĩ, tráng lệ, làm những điều rung trời lở đất. Ngay cả con người ngất ngưởng như Nguyễn Công Trứ cũng chừng mực “Ba vạn anh hùnh đè xuống dưới – Chín lần thiên tử đội lên trên” thì cách ca ngợi của Nguyễn DU sẽ phạm thượng ntn trong cái nhìn của giai cấp phong kiến.
:Từ Hải chính là ước mơ của Nguyễn Du về công lí, tự do. Đó là hình tượng mang bóng dáng của những người anh hùng nông dân khởi nghĩa. (Các sáng tác giai đoạn này: Hoàng Lê nhất thống chí- Ngô Gia văn phái, Chim trong lồng - Nguyễn Hữu Cầu).
III. Đọc thêm Thề nguyền
1. Câu 1
- Tác giả dùng hai lần chữ “vội”, một lần chữ “xăm xăm”, một lần chữ “băng” thể hiện nhịp điệu khẩn trương của cuộc thề nguyền. Kiều như tranh đua với thời gian và định mệnh đang ám ảnh mà cũng vì tình yêu với Kim Trọng mà Kiều đã vội vã đến với chàng Kim. Đây là một nét mới trong cách nhìn tình yêu của Nguyễn Du. Trong quan niệm của nho giáo, người con trai đóng vai trò chủ động nhưng ở đây Nguyễn Du nhấn mạnh sự chủ động của Kiều. Đây là một cái nhìn vượt thời đại của Nguyễn Du.
2. câu 2
- Không gian đêm thần tiên, hư ảo được tả bằng hình ảnh của ánh trăng nhặt thưa, ngọn đèn hiu hắt, tiếng bước chân nhẹ nhàng tạo ấn tượng cho Kim Trọng như đang sống trong mơ. Không gian đẹp nhưng có cảm giác hư ảo không có thực, con người cô đơn giữa đất trời bao la.
3. câu 3
- Tình yêu của hai người cao đẹp và thiêng liêng. Lời thề của họ được vầng trăng chứng giám. Đoạn trích Trao duyên là sự tiếp tục một cách logic quan niệm và cách nhìn tình yêu của Thúy Kiều, ngựơc lại đoạn trích này cũng góp phần để hiểu đúng đoạn trao duyên.
IV. Tổng kết
- Chí khí anh hùng của Từ Hải.
- Bút pháp xây dựng hình tượng người anh hùng: Lí tưởng hoá, lãng mạn hoá với cảm hứng ngợi ca, với những hình ảnh kiìvĩ, lời đối thoại trực tiếp.
- Quan niệm và ước mơ của Nguyễn Du về người anh hùng lí tưởng qua nhân vật Từ Hải.
V. Củng cố, dặn dò
- Vẻ đẹp hình tượng nhân vật Từ Hải.
- Thái độ của Nguyễn Du khi xây dựng hình tượng người anh hùng Từ Hải.
- Quan niệm mới mẻ của Nguyễn Du trong tình yêu.
- Dặn dò: Học bài và soạn bài “Tổng kết phần Văn học”.
E. Rút kinh nghiệm
Tiết 86:
LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
A. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
- Củng cố và nâng cao hiểu biết về yêu cầu và cách thức lập luận đã học ở THCS: khái niệm về lập luận, cách xác định luận điểm, tìm kiếm luậ cứ và sử dụng các phương pháp lập luận.
- Xây dựng được lập luận trong bài văn nghị luận.
B. Phương tiện thực hiện
- Sgk, Sgv.
- Giáo án, bài soạn, tài liệu tham khảo.
C. Cách thức tiến hành
- Gv sử dụng một số phương pháp để tổ chức giờ dạy -học như: đọc sáng tạo, gợi mở, phát vấn, thảo luận
D. Tiến trình giờ dạy-học
1. Ổn định tổ chức lớp và kiểm tra bài cũ
a). Ổn định tổ chức lớp
b). Kiểm tra bài cũ.
? Nêu cách lập dàn ý cho bài văn nghị luận.
2. Bài mới
Hoạt động của Gv và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm lập luận trong văn nghị luận
Hs đọc phần I. Sgk.
? Kết luận của lập luận là gì.
? Để dẫn tới kết luân đó, tác giả đã đưa ra những lí lẽ hoặc dẫn chứng nào.
Hs phân tích văn bản, trả lời cá nhân.
Gv đánh giá, nhận xét.
? Từ sự phân tích trên hãy cho biết lập luận là gì.
HS tổng hợp lại, trả lời cá nhân.
GV chốt lại vấn đề.
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách xây dựng lập luận.
HS đọc văn bản “Chữ ta” mục II.1 và trả lời các câu hỏi.
? Văn bản bàn về vấn đề gì. Quan điểm của tác giả về vấn đề đó ntn.
?Bài văn có bao nhiêu luận điểm. Tìm các luận điểm đó.
HS thảo luận, trả lời.
Gv đánh giá.
Gv yêu cầu HS tìm luận cứ cho mỗi luận điểm của văn bản Chữ ta .
HS dựa vào văn bản trả lời.
? Hai ngữ liệu trên sử dụng những phương pháp lập luận gì.
? Hãy nêu thêm một số phương pháp khác.
HS trả lời cá nhân.
Gv bổ sung, hoàn thiện.
HS đọc phần ghi nhớ.sgk.
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
HS đọc yêu cầu bài tâp1 và làm cá nhân. Đại diện trình bày kết quả trước lớp.
Gv đánh giá, nhận xét.
Hs đọc yêu cầu và làm bài tập theo nhóm, trình bày kết quả trước lớp. Nhóm khác bổ sung.
Gv đánh giá, nhận xét, hoàn thiện.
Gv hướng dẫn để Hs tự làm ở nhà.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Gv củng cố kiến thức trọng tâm và dặn dò việc học bài và làm bài ở nhà của HS.
I. Khái niệm về lập luận trong bài văn nghị luận
a). Kết luận (mục đích) của lập luận: Các ông là những kẻ hèn kém, thất phu, không đủ để cùng nói việc binh, chỉ nên nói chuyện hoà quân ta mà thôi (thực chất là đầu hàng).
b). Để có kết luận đó, tác giả đã đưa ra các lí lẽ và dẫn chứng
- Chân lí tổng quát: người dùng binh giỏi là người biết xét thời thế.
- Suy ra hai hệ quả:
Được thời có thế thì biến mất thành còn, hoá nhỏ thành lớn.
Mất thời không thế thì mạnh thành yếu, yếu thành nguy.
- Hai dẫn chứng: bọn Vương Thông trong thành Đông Quan.
Không rõ thời thế.
Dối trá.
- Kết luận: Chúng tất thất bại.
FLập luận là đưa ra các lí lẽ, dẫn chứng, dẫn dắt người nghe đến kết luận. Hay nói cách khác, nó chính là cách vận dụng luận chứng để làm sáng tỏ luận điểm trong bài văn nghị luận.
II. Cách xây dựng lập luận
1. Xác định luận điểm
- Văn bản bàn về thái độ tự trọng trong việc sử dụng tiếng mẹ đẻ. Quan điểm của tác giả là khi nào thật cần thiết mới sử dụng tiếng nước ngoài, còn bình thường thì phải dùng tiếng mẹ đẻ. Đó vừa là thái độ tự trọng vừa đảm bảo quyền lợi thông tin của người đọc.
- Hệ thống luận điểm của văn bản:
Tiếng nước ngoài (tiếng Anh) đang lấn lướt tiếng Việt trong các bảng hiệu, quảng cáo ở nước ta.
Một số trường hợp tiếng nước ngoài được đưa vào báo chí một cách không cần thiết, gây thiệt thòi cho người đọc.
2. Tìm luận cứ
- Văn bản mục I có ba luận cứ, văn bản mục II.1 có 6 luận cứ.
- Văn bản mục I có 3 luận cứ là lí lẽ, văn bản mục II. 1 có 6 luận cứ là dẫn chứng cụ thể:
*) Luận điểm 1: Khắp nơi đều có quảng cáo nhưng không bao giờ quảng cáo thương mại được đặt ở những công sở, hội trường lớn, danh lam thắng cảnh.
Các luận cứ:
Chữ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh, nếu có thì viết nhỏ đặt dưới chữ Triều Tiên to hơn ở phía trên.
Đi đâu, nhìn đâu cũng thấy nổi bật những bảng hiệu chữ Triều Tiên.
Trong khi đó thì ở một vài thành phố của ta nhìn vào đâu cũng thấy tiếng Anh, có bảng hiệu của các cơ sở của ta hẳn hoi mà chữ nước ngoài lại lớn hơn chữ Việt, có lúc ngỡ ngàng tưởng như mình lạc sang một nước khác.
*) Luận điểm 2: Tôi không biết chữ Triều Tiên nhưng cũng xem qua khá nhiều tờ báo.
Các luận cứ:
Có một số tờ báo, tạp chí, số báo xuất bản bằng tiếng nước ngoài in khá đẹp.
Nhưng các tờ báo phát hành trong nước đều không có mấy trang viết bằng tiếng nước ngoài, trừ một số tạp chí khoa học, ngoại thương có in ở trang cuối mục lục bằng tiếng nước ngoài để ngoài đọc nước ngoài nhờ dịch những bài cần đọc.
Trong khi đó ở nước ta, khá nhiều báo, kể cả một số tờ báo của các ngành của nhà nước ta có cái “mốt” là tóm tắt một số bài chính bằng tiếng nước ngoài ở trang nuối, xem ra để cho “oai” tronh khi đó người đọc trong nước lại bị thiệt mất mấy trang thông tin.
3. Lựa chọn phương pháp lập luận
- Văn bản mục I là phương pháp diễn dịch và quan hệ nhân – nhân.
- Văn bản Chữ ta là phương pháp quy nạp và so sánh đối lập.
- Ngoài ra còn một số phương pháp: tổng –phân - hợp, loại suy, phản đề, gia thiết, đòn bẩy, đặt câu hỏi
*)Ghi nhớ (sgk)
III. Luyện tập
1. Bài tập 1
- Luận điểm: Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học Trung đại cũng rất phong phú và đa dạng.
- Các luận cứ:
Lí lẽ: chủ nghĩa nhân đạo biểu hiện ở lòng thương người; lên án, tố cáo các thế lực tàm bạo chà đạp lên con người
Dẫn chứng: Liệt kê các tác phẩm cụ thể giàu tính nhân đạo trong văn học Việt Nam từ văn học Phật Giáo đời Lí đến các tác phẩm thuộc giai đoạn văn học thế kỉ XVIII- giữa thế kỉ XIX. 
- Phương pháp lập luận: diễn dịch.
2. Bài tập 2.
a). Đọc sách đem lại cho ta nhiều điều bổ ích:
- Lí lẽ: 
Nâng cao hiểu biết toàn diện.
Khám phá chính bản thân.
Chắp cánh ước mơ, sáng tạo.
Giúp sống tốt hơn, ứng xử tốt hơn và diễn đạt tốt hơn.
- Dẫn chứng: 
Một số tấm gương đọc sách, làm theo sách.
Với bản thân.
b). Môi trường đang bị ô nhiễm
- Lí lẽ:
Rừng bị tàn phá, đất đai bị xói mòn, sa mạc hoá gây ra thảm họa lũ lụt, lũ quét.
Không khí bị ô nhiễm bởi khói, bụi, chất thải độc hại,gây ra nhiều căn bệnh hiểm nghèo đặc biệt là ung thư.
Nguồn nước sạch bị nhiễm độc do chất thải sinh hoạt và hoá chất công nghiệp.
Đại dương ô nhiễm, nguồn lợi thuỷ hải sản bị cạn kiệt.
- Dẫn chứng: 
Trên thế giới.
Việt Nam.
c). Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng.
- Lí lẽ: 
Văn học dân gian là các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ.
Văn học dân gian là những tác phẩm truyền miệng.
- Dẫn chứng: Liệt kê một số tác phẩm văn học dân gian Việt Nam và thế giới tiêu biểu.
3. Bài tập 3
HS tự làm ở nhà.
IV. Củng cố, dặn dò
- Nắm vững khái niệm lập luận trong văn nghị luận.
- Cách xây dựng lập luận.
- Cách xây dựng luận cứ.
- Các phương pháp lập luận.
- Dặn dò: học bài, làm bài và soạn bài “Văn bản văn học”.
E. Rút kinh nghiệm
Tiết 87: 
TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 6
A. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh: 
- Củng cố những kiến thức và kĩ năng viết văn thuyết minh văn học.
- Biết tự đánh giá đúng những ưu điểm và nhược điểm trong bài làm của mình.
B. Phương tiện thực hiện
- Sgk, sgv.
- Giáo án, bài viết của HS.
C. Cách thức tiến hành
- Gv sử dụng phương pháp thuyết trình và phát vấn để tổ chức giờ dạy - học.
D. Tiến trình dạy - học
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Bài mói
Hoạt động của Gv và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Xác định lại yêu cầu đề bài
Gv yêu cầu HS nhắc lại các yêu cầu của đề bài.
Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá
Gv nhận xét, đánh giá những ưu, nhược điểm của Hs.
Hoạt động 3: trả bài
Hoạt đông 4: Củng cố, dặn dò
I. Yêu cầu đề bài
1. Xác định kiểu bài: thuyết minh
2. Xác định đối tượng: tác giả Nguyễn Du, tác phẩm truyện Kiều, tác giả Nguyễn Trãi.
3. Công việc chuẩn bị
- Đọc và tìm hiểu về thân thế sự nghiệp của tác giả Nguyễn Trãi.
- Đọc và tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của tác giả Nguyễn Du.
- Đọc và tìm hiểu về tác phẩm truyện Kiều.
II. Nhận xét, đánh giá
Ưu điểm
2. 2. Nhược điểm
III. Trả bài và sửa lỗi
 1. Đọc một số bài tiêu biểu cho từng loại.
 2. Sửa lỗi theo sự hướng dẫn của Gv
 3. HS đổi bài cho nhau, cùng sửa lỗi, rút kinh nghiệm.
IV. Củng cố, dặn dò
- Những lưu ý khi viết bài văn thuyết minh.
- Phát huy ưu điểm và hạn chế những nhược điểm trong bài tiếp.
- Chuẩn bị cho bài số 7.
E. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ngu van 10 ca nam.doc