Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 3 - GV: Nguyễn Thành Lập

Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 3 - GV: Nguyễn Thành Lập

Tuần: 3

Tiết: 7 BÀI LÀM VĂN SỐ 1

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 - Biết cách làm một bài văn phát biểu cảm nghĩ về một hiện tượng đời sống (hoặc VH)

 - Rèn luyện kĩ năng viết văn phát biểu cảm nghĩ.

 - Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng viết văn phát biểu cảm nghĩ.

II. CHUẨN BỊ:

 -GV: Đề kiểm tra

 -HS: Ôn tập kiểu bài phát biểu cảm nghĩ

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 

doc 4 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 1486Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 3 - GV: Nguyễn Thành Lập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 3
Tiết: 7	 BÀI LÀM VĂN SỐ 1 
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Biết cách làm một bài văn phát biểu cảm nghĩ về một hiện tượng đời sống (hoặc VH)
 - Rèn luyện kĩ năng viết văn phát biểu cảm nghĩ.
 - Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng viết văn phát biểu cảm nghĩ.
II. CHUẨN BỊ:
 -GV: Đề kiểm tra
 -HS: Ôn tập kiểu bài phát biểu cảm nghĩ 
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1 - Ổn định lớp:
 2- Ghi đề:
Đề:
 Câu 1: Nêu các đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian Việt Nam? Kể tên 4 thể loại? 
 Câu 2: Cảm nghĩ của anh (chị) về những ngày đầu tiên vào lớp 10.
 3- Hướng dẫn chấm:
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
1
- Các đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian Việt Nam:
+ Tính tập thể
+ Tính truyền miệng
+ Tính biểu diễn
+ Tính dị bản
- Kể tên 4 thể loại: sử thi, truyền thuyết, ca dao, truyện cười.
1
1
2
- Giới thiệu ngôi trường mình sắp theo học
- Cảm nghĩ về những ngày đầu bước vào cấp III:
+ Lúc biết được kết quả tuyển sinh. 
+ Khi đặt chân đến ngôi trường mới.
+ Những ngày chuẩn bị nhập học, ngày khai giảng, 
- Những dự định cho cuộc sống mới, chặng đường học tập mới. 
1
2
2
2
1
 4- Hướng dẫn tự học: 
 - Tự rút kinh nghiệm và lập dàn ý cho bài viết,
 - Đọc kĩ và soạn bài: Chiến thắng Mtao, Mxây.
 IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết: 8-9	 
CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY
(Trích Đăm Săn – sử thi Tây Nguyên)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hiểu được chiến đấu vì danh dự, hạnh phúc và sự thịnh vượng của cộng đồng là lẽ sống và niềm vui của người anh hùng thời xưa.
- Thấy được nghệ thuật miêu tả, xây dựng nhân vật, sử dụng ngôn từ và các biện pháp nghệ thuật.
II. CHUẨN BỊ:
 -GV:giáo án, sgk, tài liệu tham khảo về ST Đăm Săn
 -HS: Đọc và soạn bài trước ở nhà
III. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Vẻ đẹp của người anh hùng sử thi Đăm Săn: trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn thịnh của cộng đồng được thẻ hiện qua cảnh chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.
- Đặc điểm tiêu biểu của thể loại sử thi anh hùng: xây dựng thành công nhân vật anh hùng sử thi; ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, nhịp điệu; phép so sánh, phóng đại.
2. KĨ năng:
- Đọc (kể) diễn cảm tác phẩm sử thi.
- Phân tích văn bản sử thi theo đặc trưng thể loại.
IV. PHƯƠNG PHÁP:
 Thuyết trình, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, quy nạp.
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: ï
 3. Bài mới: 
HĐ của GV-HS
Nội dung
* HĐ 1: HD tìm hiểu ST Đăm Săn và đoạn trích:
- GV: Nêu hiểu biết về ST Đăm Săn? Vị trí đoạn trích ?
- HS: Dựa vào sgk, phát biểu
- GV: Chốt ý chính
* HĐ 2: HD đọc - hiểu văn bản :
 - GV: Phân vai HS đọc đoạn đánh nhau giữa ĐS và Mt.Mxây
 Cho HS hoạt động nhóm (5ph) tóm tắt cuộc chiến giữa ĐS và Mt.Mxây và rút ra nhận xét (câu hỏi 1 - sgk)
- HS: Thảo luận nhóm, đại diện trình bày.
- GV: Nhận xét và bổ sung các chi tiết chính của cuộc chiến
- HS: Đọc đoạn đối thoại giữa ĐS với dân làng của Mt.Mxây và trả lời câu hỏi 2 sgk
-GV: Bổ sung, phân tích, chốt ý
- GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 3: Ý nghĩa của cảnh ăn mừng chiến thắng
- HS: Đọc đoạn này, phát biểu.
- GV: Nhận xét, giảng giải, tổng hợp
- GV: Hãy nêu một số đặc điểm nghệ thuật của ST trong đoạn trích này?
- HS: Trả lời, bổ sung
- GV:Chốt lại các đặc điểm nghệ thuật của ST
* HĐ 3: HD tìm hiểu ý nghĩa văn bản
-GV: Hãy nêu chủ đề, tư tưởng của đoạn trích?
- HS: Phát biểu, đọc ghi nhớ sgk
I. TÌM HIỂU CHUNG:
- Đăm Săn là thiên sử thi anh hùng tiêu biểu của dân tộc Ê đê nói riêng và kho tàng sử thi dân gian nước ta nói chung.
- Đoạn trích nằm ở giữa tác phẩm, kể về cuộc giao chiến giữa Đăm Săn và Mtao-Mxây . Đăm Săn chiến thắng, cứu được vợ và thu phục được dân làng của tù trưởng Mtao-Mxây.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: 
1. Cuộc chiến giữa Đăm Săn và MT:
 Diễn biến và kết quả từng hiệp đấu:
 + ĐS khiêu chiến và Mtao đáp lại: tỏ ra run sợ (sợ bị đâm lén, mặt mũi dữ tợn, do dự, đắn đo,)
 + Vào cuộc chiến:
 * Hiệp 1: MT múa khiên trước, ĐS vẫn giữ thái độ bình tĩnh, thản nhiên
 * Hiệp 2: ĐS múa trước và lập tức MT tỏ ra hoảng hốt, trốn chạy – bước cao bước thấp. Hắn chém ĐS nhưng trượt và cầu cứu miếng trầu Hơ Nhị nhưng ĐS đớp được mạnh hẳn lên.
 * Hiệp 3: ĐS múa và đuổi theo MT, ĐS đâm trúng hắn không thủng, chàng cầu cứu ông Trời.
 * Hiệp 4: ĐS được ông trời giúp sức đuổi theo và tiêu diệt kẻ thù.
-> MtaoMxây thụ động, hèn nhát, khiếp sợ
=> Biểu tượng cho phi nghĩa và cái ác.
-> Đăm Săn chủ động, thẳng thắn, dũng cảm, mạnh mẽ.
=> Biểu tượng cho chính nghĩa và cái thiện.
 2. Thái độ và tình cảm của cộng đồng Ê-đê đối với cuộc chiến:
 Mọi người cùng về với ĐS đông và vui như đi hội
 ->Sự thống nhất cao độ giữa quyền lợi, khát vọng của cá nhân anh hùng ST với quyền lợi, khát vọng yêu mến, tuân phục của cá nhân đối với cộng đồng.
-> Sự suy tôn tuyệt đối của cộng đòng với anh hùng sử thi.
 3. Cảnh ăn mừng chiến thắng:
 Con người Ê đê và thiên nhiên Tây Nguyên đều tưng bừng trong men say chiến thắng.
-> Lòng hướng về cuộc sống thịnh vượng, no đủ, sự đoàn kết, thống nhất và lớn mạnh của cộng đồng
 ->Khát vọng lớn lao của cộng đồng dân tộc Tây Nguyên
 - >Tầm vóc lớn lao của người ah
 4. Nghệ thuật:
- Tổ chức ngôn ngữ phù hợp với thể loại sử thi: ngôn ngữ của người kể biến hoá linh hoạt, hướng tới nhiều đối tượng; ngôn ngữ đối thoại được khai thác ở nhiều góc độ.
- Sử dụng có hiệu quả lối miêu tả song hành, đòn bẩy, thủ pháp so sánh, phóng đại, đối lập, tăng tiến,
 III. Ý NGHĨA VĂN BẢN:
Đoạn trích khẳng định sức mạnh và cangợi vẻ đẹp của người anh hùng Đăm Săn – một người trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn vinh của thị tộc, xứng đáng là người anh hùng mang tầm vóc sử thi của dân tộc Ê-đê thời cổ đại.
 Ghi nhớ sgk.
 4. Hướng dẫn tự học:
- Đọc (kể) theo các vai với giọng quyết liệt, hùng tráng của Đănm Săn, khôn khéo, mềm mỏng cảu Mtao-Mxây, tha thiết của dân làng.
- Tìm trong đoạn trích những câu văn sử dụng biện pháp so sánh, phóng đại và phân tích để làm rõ hiệu quả nghệ thuật của chúng.
 - Làm bàt tập bài Văn bản (tiếp theo)
VI. RÚT KINH NGHIỆM: 
NTL, ngày tháng năm 2010
Ký duyệt
Tăng Thanh Bình

Tài liệu đính kèm:

  • docT3.doc