Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 81: Tức cảnh Pắc bó (Hồ Chí Minh)

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 81: Tức cảnh Pắc bó (Hồ Chí Minh)

1. Mục tiêu:

1.1 Kiến thức:

- Một đặc điểm của thơ Hồ Chí Minh: sử dụng thể loại thơ tứ tuyệt để thể hiện tinh thần hiện đại của người chiến sĩ cách mạng.

- Cuộc sống vật chất và tinh thần thần của Hồ Chí Minh trong những năm tháng hoạt động cách mạng đầy khó khăn, gian khổ qua một bài thơ được sáng tác trong những ngày tháng cách mạng chưa thành công.

1.2 Kỹ năng:

- Đọc – hiểu thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh.

- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.

1.3 Thái độ:

GD tư tưởnh Hồ Chí Minh: Lối sống giản dị phong thái ung dung tự tại, tinh thần lạc quan và bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng hồ Chí Minh trong thời gian ở chiến khu Việt Bắc.

2. Nội dung học tập:

- Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ở Pác Bó.

- Cái “sang” của cuộc đời làm cách mạng

 

doc 7 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 28674Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 81: Tức cảnh Pắc bó (Hồ Chí Minh)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÖÙC CAÛNH PAÉC BOÙ
(Hồ Chí Minh)
Bài: 20 - Tiết: 81	
Tuần dạy: 22	
Mục tiêu:
Kiến thức:
- Một đặc điểm của thơ Hồ Chí Minh: sử dụng thể loại thơ tứ tuyệt để thể hiện tinh thần hiện đại của người chiến sĩ cách mạng.
- Cuộc sống vật chất và tinh thần thần của Hồ Chí Minh trong những năm tháng hoạt động cách mạng đầy khó khăn, gian khổ qua một bài thơ được sáng tác trong những ngày tháng cách mạng chưa thành công.
1.2 Kỹ năng:
- Đọc – hiểu thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh.
- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
1.3 Thái độ:
GD tư tưởnh Hồ Chí Minh: Lối sống giản dị phong thái ung dung tự tại, tinh thần lạc quan và bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng hồ Chí Minh trong thời gian ở chiến khu Việt Bắc.
Nội dung học tập:
- Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ở Pác Bó. 
- Cái “sang” của cuộc đời làm cách mạng 
Chuẩn bị:
3.1 Giáo viên: Giấy A4, Hình ảnh về Bác Hồ.
3.2 Học sinh: Bảng nhóm.
Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: kiểm tra sĩ số.
4.2.Kiểm tra miệng: 
Đọc thuộc lòng bài thơ “Khi con tu hú”- Tố Hữu. (4đ)
Học sinh đọc thuộc lòng.
Tâm trạng của người tù được bộc lộ như thế nào qua bốn câu thơ cuối? (2đ)
- Bộc lộ cảm xúc trực tiếp : Tâm trạng bực bội, uất ức, ngột ngạt. à Truyền đến độc giả cảm giác ngột ngạt cao độ, niềm khao khát cháy bỏng muốn thoát ra khỏi cảnh tù ngục, trở về với cuộc sống tự do bên ngoài. à Đó là một tâm hồn đầy nhiệt huyết khao khát sống, khao khát tự do
Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng chim tu hú kêu, nhưng tâm trạng của người tù khi nghe tiếng tu hú thể hiện ở câu đầu và câu cuối có gì khác nhau? (2đ)
Tiếng tu hú kêu: 
- Ở đầu câu: Gợi ra cảnh tượng trời đát bao la, tưng bừng sự sống lúc vào hè.
- Ở câu kết: Khiến cho người tù đang bị giam ấy hết sức đau khổ, bực bội 
à Hai tâm trạng được khơi dậy từ hai không gian khác nhau: Tự do và mất tự do.
Bài thơ “ Tức cảnh Pác bó ra đời trong thời gian nào? (2đ)
4.3 Tiến trình bài học:
Hoạt động 1: Vào bài.
Tháng 2 năm 1941, sao 30 năm bôn ba hoạt động cách mạng cứu nước khắp bốn biển năm châu, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã bí mật về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng phong trào Việt Nam. Người sống và làm việc trong hang Pac – Bó trong hoàn cảnh vô cùng thiếu thốn khốn khổ. Mặc dù vậy, Bác rất vui, người làm việc say sưa miệt mài. Thi thoảng lúc nghỉ nghơi, người lại làm thơ. Bên cạnh những bài thơ, bài ca tuyên truyền, kêu gọi lòng yêu nước của đồng bào còn có một số bài thơ tức cảnh, tâm tình đặc sắc. Tiêu biểu nhất là bài tức cảnh Pắc – Bó mà hôm nay ta sẽ được học.
Hoạt động 2: Đọc – Tìm hiểu chung. 
Mục tiêu:
Kiến thức: 
+ Nắm được tác giả, tác phẩm.
+ Nắm được từ khó.
Kĩ năng:
+ Nhận biết được thể thơ.
Phương pháp, phương tiện dạy học:
Phương pháp: vấn đáp, đọc sáng tạo, dùng lời có nghệ thuật, trực quan.
Phương tiện dạy học: giấy A4.
Các bước của hoạt động:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
GV hướng dẫn học sinh đọc: giọng đọc vui , pha chút hóm hỉnh , nhẹ nhàng , thanh thoát , thoải mái, sảng khoái ; rõ nhịp thơ 4/3 hoặc 2/2/3.
GV đọc mẫu, gọi học sinh đọc.
5 Em hãy giới thiệu về Hồ Chí Minh? 
Gv treo ảnh chân dung Hồ Chí Minh.
5 Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? 
5 Bài thơ này thuộc thể thơ gì? 
GV cho học sinh giải nghĩa một số từ khó.
5 Theo em dựa vào nội dung có thể tách làm mấy ý lớn?
¢ Câu 1, 2, 3: Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ở Pác Bó.
Câu 4: Tinh thần của Bác.
5 Người làm thơ, khi nhân một sự việc, một cảnh tượng nào đó mà cảm hứng thì thơ ấy thường được gọi là tức cảnh. Từ đó em có nhận xét gì nhan đề bài thơ?
¢ Tức cảnh là ngắm cảnh mà có cảm xúc, nảy ra tứ thơ, lời thơ. Đó là lối làm thơ truyền thống của cha ông ta xưa. Cảnh Pác Bó, nơi diễn ra sinh hoạt và làm việc của Bác trong những ngày cách mạng gian khổ đã gợi cảm xúc vui thích , thoải mái để người cao hứng làm thơ Tức cảnh Pác Bó.
I. Đọc - Tìm hiểu chung: 
1. Đọc:
2. Tìm hiểu chung:
a. Tác giả
- Hồ Chí Minh(1890 - 1969) nhà văn, nhà thơ chiến sĩ cách mạng, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới.
b. Tác phẩm:
Tức cảnh Pác Bó ra đời tháng 02/1941
c. Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.
d. Giải nghĩa từ khó: 
e. Bố cục:
Hoạt động 3: Đọc – Tìm hiểu văn bản. 
Mục tiêu:
Kiến thức: 
+ Một đặc điểm của thơ Hồ Chí Minh: sử dụng thể loại thơ tứ tuyệt để thể hiện tinh thần hiện đại của người chiến sĩ cách mạng.
+ Cuộc sống vật chất và tinh thần thần của Hồ Chí Minh trong những năm tháng hoạt động cách mạng đầy khó khăn, gian khổ qua một bài thơ được sáng tác trong những ngày tháng cách mạng chưa thành công.
Kĩ năng:
+ Đọc – hiểu thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh.
+ Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
Phương pháp, phương tiện dạy học:
Phương pháp: vấn đáp, gợi tìm, thảo luận, trực quan, đặt vấn đề, dùng lời có nghệ thuật.
Phương tiện dạy học: giấy A4, Tranh về Bác Hồ.
Các bước của hoạt động:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
GV cho học sinh nêu cảm nhận về ba bức tranh ở Pác – Bó.
HS đọc 3 câu thơ đầu.
5 Đọc 3 câu thơ đầu em hình dung được những gì về cảnh sống của Bác ở Pắc – Bó vào năm 1941?
5 Câu mở đầu có cấu tạo đặc biệt gì? Hãy chỉ rõ?
¢ Dùng phép đối – việc ở
- Đối vế câu: Sáng bờ suối/ tối hay
- Đối thời gian: Sáng – tối
- Đối hoạt động: Ra – vào 
- Đối không gian: Suối – hang.
5 Việc sử dụng phép đối này có sức diễn tả sự việc và con người như thế nào?
¢ Diễn tả hành động đều đặn, nhịp nhàng của con người à Diễn tả quan hệ gắn bó hoà hợp giữa con người và thiên nhiên Pắc – Bó
5 Hãy cắt nghĩa hành động ra suối, vào hang của người cách mạng Hồ Chí Minh?
¢ Ra suối: Nơi làm việc mà bàn là một phiến đá bên bờ suối để dịch sử đảng.
- Vào hang: Hang Pắc – Bó nơi sinh hoạt hàng ngày sau buổi làm việc
à Đó là một cuộc sống hài hoà, thư thái và có ý nghĩa của người làm cách mạng luôn làm chủ hoàn toàn.
5 Em hiểu như thế nào về câu thơ thứ hai?
¢ Nếu các ẩn sĩ ngày xưa có ăn trúc, măng giá thì thỉnh thoảng hay là cách nói ước lệ. (Thu ăn trúc, đông ăn giá) Còn Bác cháo bẹ, rau măng thì rất thực.
5 Cần phải hiểu cụm từ “ vẫn sẵn sàng” như thế nào?
Cuộc sống gian khổ nhưng tinh thần cách mạng vẫn sẵn sàng.
Cháo bẹ, rau măng dù kham khổ nhưng lúc nào cũng có, cũng đầy đủ, trở thành món ăn thú vị của người chiến sĩ cách mạng. 
Vẫn sẵn sàng
¢ 
à Dù hiểu theo cách nào ta cũng thấy nụ cười hóm hỉnh của Bác trước cuộc sống gian khổ thiếu thốn.
5 Em có nhận xét gì về giọng điệu của câu thơ này?
5 Câu 3 là câu chuyển, em hãy chỉ ra sự chuyển mạch của bài thơ?
¢ - Chuyển từ chỗ nói chuyện chổ ở, làm việc, ăn uống sang nói chuyện công việc.
- Chuyển từ không khí thiên nhiên: suối, hang, sớm, tối sang không khí hoạt động xã hội: dịch sử Đảng.
- Chuyển từ những cái mềm mại suối, măng, cháo sang bàn đá rắn chắc. Từ những thanh bằng sang những thanh trắc. Tuy có chuyển nhưng lại rất thống nhất trong chủ đề. Cả ba câu đều nói đến cảnh sống, ăn uống, làm việc. Tất cả đều nói lên sự gian nan vất vả của người cách mạng.
5 Trong câu thơ “Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng” được sử dụng nghệ thuật gì ? 
¢ Đối ý và đối thanh :
- Đối ý : điều kiện làm việc tạm bợ / nội dung công việc quan trọng , trang nghiêm ; 
- Đối thanh : bằng ( chông chênh ) / Trắc ( dịch sử Đảng)
- Láy “ chông chênh. 
5 Hãy giải thích từ chông chênh? 
¢ Chông chênh nó không chỉ miêu tả cái bàn đá tự tạo mà còn phần nào gợi ra cái ý nghĩa tượng trưng cho thế lưc cách mạng nước ta đang trong thời kì khó khăn. 
5 “Dịch sử Đảng” là làm việc gì, mục đích?
¢ Bác Hồ dịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô làm tài liệu huấn luyện cán bộ , đồng thời chính là xoay chuyển lịch sử VN. 
5 Hình ảnh Bác ngồi bên bàn đá chông chênh dịch sử Đảng có ý nghĩa như thế nào? 
¢ Đó là hình tượng người chiến sĩ được khắc hoạ chân thực vừa có tầm vóc lớn lao, trong tư thế uy nghi, giống như bức tượng đài vị lãnh tụ cách mạng. à Với người cách mạng những khó khăn vật chất thì cũng không thể cản trở cách mạng. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào người cách mạng vẫn có thể hoà hợp với thiên nhiên, thích nghi với hoàn cảnh.
5 Từ 3 câu thơ đầu em thấy con người cách mạng hiện lên như thế nào? 
¢ Yêu thiên nhiên, yêu công việc cách mạng. Luôn tìm thấy niềm vui hoà hợp giữa tâm hồn với cách mạng, với thế giới tạo vật, luôn làm chủ cuộc sống trong bất kì hoàn cảnh nào.
è Ở 3 câu thơ đầu chúng ta thấy Bác Hồ tuy phải sống trong hoàn cảnh khó khăn, nhưng được sống giữa núi rừng thiên nhiên đất nước mình, được làm viẹc cho cách mạng, nên Bác rất yêu đời yêu thiên nhiên, lạc quan, vui sống. Những cảm xúc đó bắt nguồn từ tình yêu tổ quốc thiết tha, niềm tin con người. Thi nhân xưa thường ca ngợi thú “lâm tuyền”. Song điều khác hẳn là thú “lâm tuyền” của Bác không để ẩn dật trốn tránh cuộc đời, mà để làm việc cho nhân dân cho nước, để “chỉnh dịch” lịch sử, lãnh đạo nhân dân làm cách mạng giải phóng đất nước, đưa nhân dân tơi ấm no hạnh phúc.
HS đọc câu kết. 
5 Từ nào có ý nghĩa quan trọng nhất của câu thơ, bài thơ? 
Cho HS thảo luận nhóm nhỏ: em hiểu cái “sang” của cuộc đời cách mạng trong bài thơ này như thế nào?
HS trình bày.
Tâm trạng, tình cảm của Bác khi tự nhìn nhận đánh giá về cuộc sống của minh, cuộc đời cách mạng của người ở Pắc – Bó: Ăn, ở, làm việc tuy khó khăn, thiếu thốnnhưng người vẫn luôn cảm thấy vui thích giàu có, sống trong à lối nói khoa trương nhưng rất chân thành, niềm vui ấy toả ra từ toàn bộ bài thơ, từ thiên nhiên, hình ảnh giọng điệu thơ à Tất cả điều đó đều xuất hiện từ quan niệm sống của Bác Hồ.
5 Trong thơ, Bác hay nói cái sang của người làm cách mạng , kể cả khi chịu cảnh tù đày. Em còn biết những câu thơ nào như thế ? 
¢ - Hôm nay xiềng xích thay dây trói 
 Mỗi bước leng keng tiếng ngọc rung 
 - Tuy bị tình nghi là gián điệp 
 Mà như khanh tướng vẻ ung dung 
5 Niềm vui trước cái sang của một cuộc sống đầy gian khổ cho ta hiểu thêm vẻ đẹp nào trong cách sống của Bác? 
1. Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ở Pác Bó.
Câu 1: Nói về cảnh sống, nơi ở của Bác.
Dùng phép đối , cho thấy cuộc sống hài hoà , thư thái và có ý nghĩa của người cách mạng luôn làm chủ hoàn cảnh. 
Câu 2: Nói về chuyện ăn uống. 
- Cháo bẹ, rau măng à Thức ăn đạm bạc. 
- Vẫn sẵn sàng: Có hai cách hiểu:
- Cháo bẹ, rau măng luôn là những thứ sẵn có trong bữa ăn à việc ăn sẵn sàng: 
- Tư tưởng luôn sẵn sàng.
à Giọng thơ hài hước, dí dỏm, tươi vui, trong gian khổ vẫn thư thái vui tươi, say mê cuộc sống cách mạng và hoà hợp với thiên nhiên
Câu 3: Câu chuyển
- Điều kiện vật chất thiếu thốn >< Việc làm lớn lao (dịch sử đảng) à đòi hỏi niềm tin vững chắc không thể lay chuyển.
2. Cái “sang” của cuộc đời làm cách mạng 
- Từ “sang” – thi nhãn của bài thơ. 
sang trọng, giàu có, cao quý, đẹp đẽ. 
cảm giác hài lòng, vui thích
sang
à Cái đẹp của lý tưởng đã chiến thắng cái gian khổ một cách ung dung, thanh thản.
Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết.
Mục tiêu:
Kiến thức: 
+ Khái quát tình yêu thiên nhiên, cốt cách của Bác.
Kĩ năng:
Nêu được ý nghĩa bài thơ và tổng kết giá trị nghệ thuật.
Phương pháp, phương tiện dạy học:
Phương pháp: vấn đáp, trực quan, tái hiện.
Phương tiện dạy học: giấy A4.
Các bước của hoạt động:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
5Nêu ý nghĩa văn bản?
GD tư tưởnh Hồ Chí Minh: Lối sống giản dị phong thái ung dung tự tại, tinh thần lạc quan và bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng hồ Chí Minh trong thời gian ở chiến khu Việt Bắc.
5 Nêu vài nét nghệ thuật?
III. Tổng kết:
1. Ý nghĩa văn bản:
Bài thơ thể hiện cốt cách tinh thần Hồ Chí Minh luôn tràn đầy niềm lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng. 
2. Nghệ thuật:
- Có tính chất ngắn gọn, hàm súc.
- Vừa mang đặc điểm cổ điển, truyền thống, vừa có tính chất mới mẻ, hiện đại.
- Có lời bình dị pha giọng đùa vui , hóm hỉnh.
- Tạo được tứ thơ độc đáo, bất ngờ thú vị và sâu sắc.
Tổng kết và hướng dẫn học tập: (khoảng 10 phút)
5.1 Tổng kết:
GD tư tưởnh Hồ Chí Minh: Lối sống giản dị phong thái ung dung tự tại, tinh thần lạc quan và bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng hồ Chí Minh trong thời gian ở chiến khu Việt Bắc.
Em học hỏi được những gì từ Bác?
Gv cho học sinh xem những hình ảnh về Bác. à Giáo dục
5.2. Hướng dẫn học tập
- Đối với bài học ở tiết học này:
+ Học thuộc lòng bài thơ.
+ So sánh đối chiếu hình thức nghệ thuật của bài thơ một bài thơ tứ tuyệt tự chọn.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:	
Chuẩn bị bài “Ngắm trăng”, “Đi đường”.
+ Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ? Bài thơ này thuộc thể thơ gì? Tìm chủ đề bài thơ?
+ Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh nào? Em hiểu thêm được điều gì về Bác qua 2 câu thơ đầu? Bản dịch thơ đã lột tả hết được tâm trạng của Bác?
+ Bài thơ “ Đi đường” nhà thơ – người tù suy ngẫm điều gì ? Nhờ đâu mà ta biết được điều đó? Câu thơ tả tư thế nào của người đi đường? Tâm trạng của người tù khi đứng trên đỉnh núi như thế nào? 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuc canh pac bo.doc