I. Mục tiêu bài học:giúp HS:
1. Kiến thức:
- Những hiểu biết bước đầu về người kể chuyện cổ tích An-déc-xen.
-Nghệ thuật kể chuyện cách tổ chức các yếu tố hiện thực và mộng tưởng trong tác phẩm.
-Lòng thương cảm của tác giả đối với em bé bất hạnh.
2. Kĩ năng:
- Đọc diẽn cảm , hiểu và tóm tắt được tác phẩm.
- Phân tích được một số hình ảnh tương phản .( đối lập , đật gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau ).
- Phát biểu cảm nghĩ về một đoạn truyện.
* Kĩ năng sống:
- Giao tiếp:trình bày suy nghĩ, phản hồi / lắng nghe tích cực về tình cảnh đáng thương của cô bé bất hạnh.
- Suy nghĩ sáng tạo: phân tích, bình luận về các tình tiết trong câu chuyện.
- Tự nhận thức: xác định lối sống nhân ái, yêu thương và chia sẻ với mọi người xung quanh.
3. Thái độ:
- Quan tâm , yêu thương những người nghèo khổ, bất hạnh .
Trường THCS Chi Lăng Giáo viên :TRẦN THỊ LƯU DƯƠNG Ngày soạn : 30/ 9/ 2014 TUẦN 6: Tiết 21,22 Văn bản: CÔ BÉ BÁN DIÊM ( An - Đéc - Xen) I. Mục tiêu bài học:giúp HS: 1. Kiến thức: - Những hiểu biết bước đầu về người kể chuyện cổ tích An-déc-xen. -Nghệ thuật kể chuyện cách tổ chức các yếu tố hiện thực và mộng tưởng trong tác phẩm. -Lòng thương cảm của tác giả đối với em bé bất hạnh. 2. Kĩ năng: - Đọc diẽn cảm , hiểu và tóm tắt được tác phẩm. - Phân tích được một số hình ảnh tương phản .( đối lập , đật gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau ). - Phát biểu cảm nghĩ về một đoạn truyện. * Kĩ năng sống: - Giao tiếp:trình bày suy nghĩ, phản hồi / lắng nghe tích cực về tình cảnh đáng thương của cô bé bất hạnh. - Suy nghĩ sáng tạo: phân tích, bình luận về các tình tiết trong câu chuyện. - Tự nhận thức: xác định lối sống nhân ái, yêu thương và chia sẻ với mọi người xung quanh. 3. Thái độ: - Quan tâm , yêu thương những người nghèo khổ, bất hạnh . II. Các bước lên lớp : 1. Ổn định :( 1 phút ) 2. Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút ) - Em hãy cho biết tác dụng của việc liên kết đoạn văn trong văn bản. Hãy cho biết các từ ngữ thường dùng để liên kết. - Trình bày cách liên kết đoạn văn trong văn bản. 3. Bài mới : ( 1 phút ) * Giới thiệu bài : Khám phá nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, có đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng với các tình tiết diễn biến hợp lí của truyện, qua đó An-đec-xen truyền cho người đọc lòng thương cảm của ông đối với em bé bất hạnh. Tiến trình tổ chức các hoạt động ghi bảng * Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc văn bản và tìm hiểu chú thích.( 8 phút ) - Đọc giọng nhẹ nhàng, tình cảm sâu lắng. - Lưu ý đọc kĩ các chú thích:2,3,5,7,8,10 và 11 * Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu văn bản. ( 65 phút ) - Em hãy xác định 3 phần của văn bản + Phần 1: từ đầu à cứng đờ ra: hoàn cảnh của em bé bán diêm + Phần 2: Tiếpà về chầu thượng đế: các lần quẹt diêm và những mộng tưởng. + Phần 3: còn lại: Cái chết thương tâm của em bé. - Theo em, phần nào là phần trọng tâm của truyện? Vì sao? - Ta có thể chia phần 2 thành những đoạn nhỏ ntn? Căn cứ vào đâu để ta chia như vậy? - Phần đầu của câu chuyện đã mở ra trước mắt người đọc một bối cảnh không gian và thời gian ntn? (Đêm giao thừa Ngoài đường phố rét buốt) - Trong thời gian và không gian ấy, hình ảnh của ai được giới thiệu ? ( Cô bé bán diêm) - Em bé bán diêm đang ở trong tình cảnh nào? - Em biết gì về hoàn cảnh của em bé bán diêm? - Qua lời giới thiệu trên, em có nhận xét gì về cách sử dụng nghệ thuật chính của tác giả? - Nghệ thuật ấy có tác dụng gì? -Những sự việc đó đã làm xuất hiện một cô bé bán diêm như thế nào trong cảm nhận của em? ( nhỏ nhoi, cô đọc, đói rét, bị đầy ải không ai đoái hoài, một em bé hết sức khốn khổ và đáng thương) TIẾT 2 * GV: Chuyển đoạn : có xó tối tăm >< ngôi nhà xinh xắn - HS đọc thầm phần 2 của văn bản - Theo em tình tiết nào nổi bật được thể hiện ở phần này? - Trước hết em bé nảy ra ý định gì? ý định ấy được thực hiện ra sao? - Ánh sáng kỳ diệu trong đêm đông đã đưa em đến một thế giới đầy mộng tưởng. Vậy thế giới mộng tưởng ban đầu của em là gì? - Que diêm thứ nhất rồi cũng tắt lịm, em bé còn tái diễn hành động như trước lần nào nữa và những hình ảnh nào lại đến với em? Hãy kể lại? * HS thảo luận: Vậy là cô bé đã quẹt diêm ba lần và mỗi lần đều có những mộng tưởng khác nhau nối tiếp, tại sao em không nhìn thấy điều gì khác mà chỉ thấy những hình ảnh ấy? ( vì rét, vì đói) -Thế nhưng khi những que diêm vụt tắt em phải đối diện với thực tế ra sao? - Lần quẹt diêm thứ tư em đã thấy hình ảnh nào? - Vì sao lần này hình ảnh bà lại hiện lên với em? - Tội nghiệp cô bé tất cả đều là ảo ảnh . Em hãy đọc đoạn tiếp theo và cho biết lần quẹt cuối cùng này có gì khác với các lần trước? - Hành động ấy nhằm mục đích gì? Hãy phân tích? - Chứng minh rằng những mộng tưởng của cô bé qua các lần quẹt diêm diễn ra theo thứ tự hợp lí . Trong các mộng tưởng ấy, điều nào gắn với thực tế, điều nào thuần túy chỉ là mộng tưởng? + Thực tế và mộng tưởng đan xen: khi diêm cháy là mộng tưởng hiện về ( lò sưởi à nồng ấm; bàn ăn à no nê, ngon lành; Cây thông à lễ hội tưng bừng, tươi vui; bà nội à tình yêu thương ) khi diêm tắt là cô bé trở về với thực tại phũ phàng (lần 1: nỗi lo không bán được diêm; lần 2: sự lạnh giá, cô đơn; lần 3: ý nghĩ về cái chết ; lần 4,5 : em bé chết ) + Mộng tưởng của em bé diễn ra theo thứ tự hợp lí : lạnh à lò sưởi, đói à ngỗng quay, khao khát yêu thương à bà ) + Lò sưởi, bàn ăn, cây thông là mộng tưởng gắn với thực tế; con ngỗng quay nhảy ra khỏi đĩa, bà cháu nắm tay nhau bay lên trời thuần túy chỉ là mộng tưởng mà thôi. - Mộng ảo đẹp chen lẫn với thực tại đau thương có ý nghĩa gì ? ( Tình thương và nỗi xót xa của tác giả, hiểu trẻ thơ đói khát , rét buốt mong ước gì; cảm thông cho trái tim ngây thơ sung sướng trước hạnh phúc ảo mộng nhưng lại bị thực tế phũ phàng bóp nghẹt. Cái tài xuất phát từ cái tâm nhân ái của tác giả. ) - Hs đọc đoạn cuối. - Hình ảnh nào trong phần kết thúc đã tạo cho em ấn tượng sâu sắc nhất? - Hãy nhận xét về cách kết thúc của câu chuyện của tác giả? - Câu chuyện giúp em hiểu gì thêm về An - Đéc - Xen? - Qua đó tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta điều gì? * Hoạt động 3: Tổng kết ( 7 phút ) - Đọc câu chuyện này có lẽ mọi người đều cảm động, yêu thích. Em hãy cho biết vì sao? - Hs đọc phần ghi nhớ sgk I. Tìm hiểu chung : 1. Tác giả : sgk/67 - An đéc xen ( 1805 – 1875 ) - Nhà văn Đan Mạch, chuyên viết truyện kể cho trẻ em. - Truyện của ông nhẹ nhàng, thấm đẫm tình thương yêu con người. 2. Tác phẩm: sgk/67 - “ Cô bé bán diêm “ một trong những tryện ngắn nổi tiếng. II. Đọc - hiểu văn bản 1. Nội dung a. Số phận của em bé: - Gia cảnh đáng thương. + Mồ côi bà và mẹ, nhà nghèo, nỗi khổ khiến người bố trở nên thô bạo phải đi bán diêm để tự kiếm sống. + Em phải chịu cảnh ngộ đói rét, không nhà , không người yêu thương ngay cả trong đêm giao thừa. - Những hình ảnh tương phản làm nổi bật tình cảnh đáng thương. b. Những khao khát hạnh phúc của em bé: * Mộng tưởng: - Lò sưởi à nồng ấm - Bàn ăn thịnh soạn à no nê, ngon lành. - Cây thông nô en à lễ hội tưng bừng - Bà à khao khát yêu thương. - Hai bà cháu bay lên trời . --> Mộng ảo thơ ngây, tươi đẹp. * Thực tại : - Nỗi lo không bán được diêm . - Phố xá vắng teo, con người lãnh đạm. - Ý nghĩ về cái chết . - Cô độc. - Em bé chết. -->Thực tại phũ phàng, đau thương. * Một cảnh thương tâm. - Em bé má hồng, môi mỉm cười, chết vì giá rét. - Người đời lạnh lùng, tàn nhẫn. - Cách kết thúc truyện thể hiện nỗiday dưt. nỗi xót xa, thương cảm của nhà văn đối với em bé bất hạnh. 2.Nghệ thuật - Miểu tả rõ nét cảnh ngộ và nỗi khổ cực của em bé bằng những hình ảnh chi tiết đối lập. - Sắp xếp trình tự sự việc nhằm khắc họa tâm lí em bé trong cảnh ngộ bất hạnh. - Sáng tạo trong cách kể chuyên. * Ý nghĩa văn bản: Truyện thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn đối với những số phận bất hạnh. III. Tổng kết: Ghi nhớ: sgk trang 68 - Kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng. - Lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh IV.Luyện tập - Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc truyện “Cô bé bán diêm”. - Tóm tắt câu chuyện. 4.Củng cố: ( 2 phút ) - Nhắc lại những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật ? 5.Hướng dẫn về nhà ( 3 phút ) *Học bài: - Học thuộc phần ghi nhớ. *Soạn bài:- Chuẩn bị : “Trợ từ, thán từ” + Trợ từ là gì? + Thán từ là gì? 6. Rút kinh nghiệm – Bổ sung Trường THCS Chi Lăng Giáo viên :TRẦN THỊ LƯU DƯƠNG Ngày soạn : 30/ 9/ 2014 TUẦN 6: Tiết 23: TRỢ TỪ – THÁN TỪ I. Mục tiêu bài học:giúp HS: 1. Kiến thức: - Khái niệm đặc điểm và cách sử dụng trợ từ, thán từ. 2. Kĩ năng: - Dùng trợ từ và thán từ phù hợp trong nói và viết. * Kĩ năng sống: - Ra quyết định: sử dụng trợ từ, thán từ, tình thái từ phù hợp với tình huống giao tiếp. - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng trợ từ, thán từ, tình thái từ tiếng Việt. 3. Thái độ: - Dùng trợ từ, thán từ phù hợp với tình huống giao tiếp hằng ngày. II. Các bước lên lớp : 1. Ổn định :( 1 phút ) 2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra 15 phút Câu 1 : Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật em bé trong truyện “Cô bé bán diêm” (An - Dec - Xen) (5,0 điểm). Câu 2 : Những nét đặc sắc nghệ thuật ? (5,0 điểm) àĐáp án : Câu 1 : (5,0 điểm) + Số phận của em bé (trình bày vài nét) (1,0 điểm) + Niềm khao khát của em bé (3,0 điểm) + Cảm nghĩ của em về nhân vật em bé (1,0 điểm ) Câu 2 :(5,0 điểm) - Miểu tả rõ nét cảnh ngộ và nỗi khổ cực của em bé bằng những hình ảnh chi tiết đối lập. - Sắp xếp trình tự sự việc nhằm khắc họa tâm lí em bé trong cảnh ngộ bất hạnh. - Sáng tạo trong cách kể chuyện. 3. Bài mới : Trong khi nói và viết, chúng ta hay dùng những từ ngữ đi kèm với với danh từ, động từ,. àTrợ từ, thán từ Tiến trình tổ chức các hoạt động ghi bảng * Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là trợ từ ( 6 phút ) - GV: Cho hs quan sát so sánh 3 câu trong sgk - Nội dung của 3 câu trên nói về vấn đề gì? - Cùng nói về một sự việc nhưng ý nghĩa của chúng khác nhau như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó? - Như vậy các từ “Những”, “Có”, ở trong ví dụ trên biểu thị thái độ gì của người nói đối với sự việc? - Hs cho ví dụ minh hoạ? + An lau bảng + Chính An đã lau bảng.( biểu thị thái độ khẳng định) - Qua ví dụ trên , em hiểu thế nào là trợ từ? à Hs đọc ghi nhớ sgk * Thảo luận nhóm: Đặt ba câu có dùng 3 trợ từ “ chính, đính, ngay” và nêu tác dụng của việc dùng ba trợ từ đó. + Nói dối là tự làm hại chính mình. + Tôi đã gọi đích danh nó ra. + Bạn không tin ngay cả tôi nũa à? à nhấn mạnh đối tượng được nói đến là: mình, nó, tôi. * Hoạt động 2: Tìm hiểu thán từ.( 6 phút ) - Hs đọc 2 đoạn trích chú ý từ “à”, “Vâng” , “Này” - Các từ “Này , à, vâng” trong đoạn trích thể hiện điều gì? - Em hãy nhận xét về vị trí, cấu tạo, và chức năng cú pháp của các từ “Này, à, vâng” trong đọan văn trên? - Hãy nhận xét về cách dùng từ : này, à, vâng bằng cách lựa chọn những câu trả lời đúng phần a,b,c,d? - Từ các ví dụ trên , em hiểu thế nào là thán từ? àHs nhắc ghi nhớ sgk * Thảo luận nhóm: Đặt ba câu dùng ba thán từ “ ôi, ừ,ơ” + Ôi! Buổi chiều thật tuyệt. + Ừ! Cái cặp ấy được đấy. + Ơ! Em cứ tưởng ai hóa ra là anh. * Hoạt động 3: Luyện tập( 10 phút ) - Gv hướng dẫn hs luyện tập - Hs đọc các bài tập + Xác định yêu cầu từng bài tập + Hs làm + Hs nhận xét + Gv sửa I. Trợ từ: * Ví dụ : sgk/69 a.Sự việc khách quan , số lượng . b. Những : nhấn mạnh, đánh giá nhiều c. Có :nhấn mạnh, đánh giá ít . à những, có là các trợ từ . * Ghi nhớ 1 :sgk trang/69 II. Thán từ: * Ví dụ : sgk/69 - Này ! ông giáo ạ à gọi gây sự chú ý - A! lão già tệ lắm à Thái độ tức giận - Vâng! cháu cũng đã nghĩ như cụ. à Đáp lại lời người khác một cách lễ phép . à Này, a, vâng là các thán từ . -Thán từ bộc lộ cảm xúc: a, trời ơi , chao ôi -Thán từ gọi đáp: này, vâng.. * Ghi nhớ 2 :sgk trang/70 II.Luyện tập: * Bài tập 1sgk/70: - Xác định các trợ từ : a,c,g,i. - Không phải trợ từ: b,d,e,h. * Bài tập 2sgk/70: Giải thích nghĩa của các trợ từ: - Lấy: Nhấn mạnh mức tối thiểu, không yêu cầu hơn. - Nguyên: Chỉ một phương tiện, một mặt nào đó. - Đến : Nhấn mạnh về mức độ cao của một tính chất gây ít nhiều ngạc nhiên - Cả: Nhấn mạnh mức độ cao. - Cứ : Nhấn mạnh về sắc thái khẳng định. * Bài tập 3sgk/71: Tìm thán từ: a.Này , à b. ấy. C. Vâng. d. Chao ôi. đ. Hỡ ôi * Bài tập 4sgk/71: Hãy giải thích nghĩa của các thán từ: - a. Kìa: gợi sự chú ý - Ha, ha: Vui mừng, phấn khởi. - ái, ái: Tiếng thốt lên khi bị đau đột ngột. * Bài tập 5sgk/71: Đặt câu với năm thán từ khác nhau. 4.Củng cố: ( 2 phút ) - Nhắc lại trợ từ và thán từ? 5.Hướng dẫn về nhà( 3 phút ) *Học bài : - Về nhà học thuộc 2 phần ghi nhớ và nắm được cách sử dụng. - Làm bài tập 5,6. *Soạn bài :- Chuẩn bị : “Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự” +Xem ví dụ sgk/72,73 + Xác định yếu tố tự sự và yếu tố miêu tả trong đoạn văn? + Các yếu tố nay đứng riêng hay đan xen nhau? +Nếu bỏ yếu tố miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn ntn? + Nêu vai trò yếu tố kể người và kể việc tron văn tự sự? 6. Rút kinh nghiệm- Bổ sung Trường THCS Chi Lăng Giáo viên :TRẦN THỊ LƯU DƯƠNG Ngày soạn : 30/ 9/ 2014 TUẦN 6: Tiết 24: MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN TỰ SỰ I. Mục tiêu bài học:giúp HS: 1. Kiến thức: - Vai trò của yếu tố kể trong băn bản tự sự. - Vai trò của yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự . - Sự kết hợp các yếu tố miêu tả , biểu cảm trong văn bản tự sự. 2. Kĩ năng: - Nhận ra và phân tích được tác dụng của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong một bài văn tự sự. -Sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong làm văn tự sự. * Kĩ năng sống: - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng ; trao đổi để xác định yếu tố miêu tả và biểu cảm; sự kết hợp, mục đích, ý nghĩa của việc kết hợp hai yếu tố đó trong văn tự sự. - Ra quyết định: sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm để nâng cao hiệu quả bài văn tự sự. 3. Thái độ: - Chủ động vận dụng các yếu tố này trong một bài văn tự sự. II. Các bước lên lớp : 1. Ổn định :( 1 phút ) 2. Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút ) - Thế nào là trợ từ và thán từ? Cho ví dụ. - Kiểm tra vở bài tập 3. Bài mới : ( 1 phút ) * Giới thiệu bài : Nêu ý nghĩa , tầm quan trọng và mục đích của việc kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự. Tiến trình tổ chức các hoạt động ghi bảng * Hoạt động 1: Hướng dẫn hs và tìm hiểu về sự kết hợp các yếu tố kể , tả và biểu lộ tình cảm trong văn tự sự.( 15 phút ) - HS đọc đoạn trích “trong lòng mẹ”. - GV nhắc cho hs biết thế nào là kể, tả, và biểu cảm. - Trong đoạn trích trên tác giả đã kể lại những việc gì ? - Em hãy tìm những từ ngữ , câu văn thể hiện yếu tố miêu tả? - Tìm những câu những chi tiết biểu lộ cảm xúc? - Các yếu tố này đứng riêng hay đan xen với các yếu tố tự sự? - Bỏ hết các yếu tố miêu tả biểu cảm . Sau đó chép lại các các câu văn người kể và chép thành đoạn văn. - Nếu không có các yếu tố miêu tả , biểu cảm, thì việc kể chuyện của đoạn văn trên sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? - Các yếu tố miêu tả và biểu cảm có vai trò và tác dụng như thế nào? - Nếu bỏ hết các yếu tố tự sự chỉ để lại các yếu tố miêu tả và biểu cảm thì việc kể chuyện sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? * Hoạt động 2: Hướng dẫn hs rút ra phần ghi nhớ:( 5 phút ) - Vậy trong văn tự sự cần kết hợp những yếu tố nào ? - Các yếu tố đó có tác dụng gì trong văn tự sự? à Hs nhắc lại phần ghi nhớ * Hoạt động 3: Luyện tập( 15 phút ) - Gv hướng dẫn hs luyện tập - Hs đọc các bài tập + Xác định yêu cầu từng bài tập + Hs thảo luận theo nhóm – cử đại biểu lên trình bày 1 + Hs nhận xét + Gv sửa I. Sự kết hợp các yếu tố kể, tả, và biểu lộ tình cảm trong văn miêu tả: * Ví dụ: sgk/72,73 - Tôi ngồi trên đệm xe (Kể) đùi áp đùi mẹ tôi (tả) đầu ngả vào cách tay mẹ tôi (tả) . Tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lần mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt ( biểu cảm) . Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn vẫn nhai trầu (tả) nả ra lúc đó thơm tho lạ thường (biểu cảm) à Yếu tố kể, miêu tả , biểu cảm đan xen.Việc kể chuyện sinh động, sâu sắc hơn * Ghi nhớ : SGK/ 74 II.Luyện tập * Bài tập 1sgk/74: Tìm một số đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả , biểu cảm trong các văn bản đã học và phân tích giá trị của các yếu tố đó. * Bài tập 2sgk/74: Hs viết 1 đoạn văn chỉ kể lại phút đầu tiên mình gặp lại người thân. - Gợi ý: Nên bắt đầu từ chỗ nào ? từ xa thấy người thân như thế nào? ( tả hình dáng mái tóc) - Lại gần thấy ra sao? Kể hành động của mình và người thân, tả chi tiết khuôn mặt quần áo. - Những biểu hiện tình cảm của hai người sau khi đã gặp như thế nào? ( Vui mừng, xúc động thể hiện bằng những chi tiết nào ? ngôn ngữ , hành động, lời nói nét mặt) 4.Củng cố: ( 2 phút ) - Vậy trong văn tự sự cần kết hợp những yếu tố nào ? - Các yếu tố đó có tác dụng gì trong văn tự sự? 5.Hướng dẫn về nhà( 3 phút ) *Học bài:- Học thuộc bài, học cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. *Soạn bài: Chuẩn bị: “Đánh nhau với cối xay gió” (Xéc – Van – Tét) + Tác giả- tác phẩm? + Tóm tắt tác phẩm? + Nhân vật Đôn ki- hô – tê miêu tả ntn? + Nêu vài nét về nhân vật Xan- chô Pa- xa? + Nêu nội dung và nghệ thuật? 6. Rút kinh nghiệm – Bổ sung
Tài liệu đính kèm: