Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2018-2019 - Trương Thị Lan

Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2018-2019 - Trương Thị Lan

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. Kiến thức.

 - Biết được nguồn gốc của loài người và qúa trình chuyển biến từ vượn thành Người tối cổ Người tinh khôn.

- Trình bày được về đời sống vật chất, tinh thần và tổ chức XH trong giai đoạn đầu của XH nguyên thủy. Giải thích được khái niệm công xã thị tộc mẫu hệ.

 2. Tư tưởng - Tình cảm: Giáo dục tinh thần yêu lao động vì nó không chỉ cải thiện đời sống vật chất mà còn giúp con người hoàn thiện hơn về vạt chất và phát triển trí tuệ.

 3.Kĩ năng

Rèn kĩ năng sử dụng SGK- kĩ năng phân tích, đánh giá và tổng hợp về đặc điểm tiến hóa của loài người trong quá trình hoàn thiện mình đồng thời thấy sự sáng tạo và phát triển không ngừng của xã hội loài người.

→ Năng lực so sánh, phân tích, khái quát hóa, phản biện và tổng hợp.

 II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC

- Tranh ảnh.

- Mẩu truyện ngắn về sự xuất hiờn của loài người.

 III. PHƯƠNG PHÁP

GV sử dụng phương pháp thuyết trình, miêu tả, tổng hợp, phương pháp thảo luận, phát vấn

 IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC

1. Ổn định tổ chức lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

3. Dẫn dắt vào bài học

GV nêu tình huống qua câu hỏi tạo không khí học tập: Chương trình lịch sử chúng ta đã học ở THCS được phân chia thành mấy thời kỳ? Kể tên các thời kỳ đó? Hình thái chế độ xã hội gắn liền với mỗi thời kỳ? Xã hội loai người và loài người xuất hiện như thế nào? Để hiểu điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

4. Tổ chức các hoạt động trên lớp

 

doc 146 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 661Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2018-2019 - Trương Thị Lan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 6/8/2018
Ngày giảng: 13/8/2018
PHẦN MỘT
LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THỦY, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI
CHƯƠNG 1
Xã hội nguyên thủy
Tiết 1
BÀI 1: SỰ XUẤT HIỆN LOÀI NGƯỜI VÀ BẦY NGƯỜI NGUYÊN THỦY
 Ký duyệt của tổ chuyên môn 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức.
	- Biết được nguồn gốc của loài người và qúa trình chuyển biến từ vượn thành Người tối cổ Người tinh khôn.
- Trình bày được về đời sống vật chất, tinh thần và tổ chức XH trong giai đoạn đầu của XH nguyên thủy. Giải thích được khái niệm công xã thị tộc mẫu hệ.
 2. Tư tưởng - Tình cảm: Giáo dục tinh thần yêu lao động vì nó không chỉ cải thiện đời sống vật chất mà còn giúp con người hoàn thiện hơn về vạt chất và phát triển trí tuệ.
 3.Kĩ năng
Rèn kĩ năng sử dụng SGK- kĩ năng phân tích, đánh giá và tổng hợp về đặc điểm tiến hóa của loài người trong quá trình hoàn thiện mình đồng thời thấy sự sáng tạo và phát triển không ngừng của xã hội loài người.
→ Năng lực so sánh, phân tích, khái quát hóa, phản biện và tổng hợp.
	II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC
- Tranh ảnh.
- Mẩu truyện ngắn về sự xuất hiờn của loài người.
 III. PHƯƠNG PHÁP	
GV sử dụng phương pháp thuyết trình, miêu tả, tổng hợp, phương pháp thảo luận, phát vấn
 IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC 
Ổn định tổ chức lớp.
Kiểm tra bài cũ. 
Dẫn dắt vào bài học
GV nêu tình huống qua câu hỏi tạo không khí học tập: Chương trình lịch sử chúng ta đã học ở THCS được phân chia thành mấy thời kỳ? Kể tên các thời kỳ đó? Hình thái chế độ xã hội gắn liền với mỗi thời kỳ? Xã hội loai người và loài người xuất hiện như thế nào? Để hiểu điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Tổ chức các hoạt động trên lớp
Các hoạt động của thầy và trò
Những kiến thức HS cần nắm 
Hoạt động 1:Làm việc cá nhân 
Trước hết GV kể câu chuyện về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam (Bà Âu Cơ với cái bọc trăm trứng và chuyện Thượng đế sáng tạo ra loài người) sau đó nêu câu hỏi: Loài người từ đâu mà ra? Câu chuyện kể trên có ý nghĩa gì?
- HS qua hiểu biết, câu chuyện GV kể và đọc SGK trả lời câu hỏi?
GV dẫn dắt tạo không khí tranh luận.
- GV nhận xét bổ xung và chốt ý:
+ Câu chuyện truyền thuyết đã phản ánh xa xưa con người muốn lý giải nguồn gốc của mình, song chưa đủ cơ sở khoa học nên đã gửi gắm điều đó vào sự thần thánh.
+ Ngày nay, khoa học phát triển, đặc biệt là khảo cổ học và cổ sinh học đã tìm được bằng cứ nói lên sự phát triển lâu dài của sinh giới, từ động vật bậc thấp lên động vật bậc cao mà đỉnh cao của quá trình này là sự biến chuyển từ vượn thành người.
GV nêu câu hỏi: Vậy con người từ đâu mà ra? Căn cứ vào cơ sở nào? Thời gian? Nguyên nhân quan trọng quyết định sự biến chuyển đó? Ngày nay sự biến chuyển đó có diễn ra không? Tại sao?
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
- GV: Chặng đường chuyển biến từ vượn đến người diễn ra rất dài. Bước phát triển trung gian là người tối cổ ( Ngưòi thượng cổ).
Nhiệm vụ cụ thể của từng nhóm là:
+ Nhóm 1: Thời gian tìm được dấu tích người tối cổ? Địa điểm? Tiến hóa trong cơ cấu tạo cơ thể? 
+ Nhóm 2: Đời sống vật chất và quan hệ xã hội người tối cổ.
- HS: Từng nhóm đọc SGK, tìm ý trả lời và thảo luận.
Đại diện của nhóm trình bày kết quả của mình.
GV yêu cầu học sinh nhóm khác bổ sung.
Cuối cùng GV nhận xét và chốt ý:
Hoạt động 3: Cả lớp
GV dùng ảnh và biểu đồ để giải thích giúp HS hiểu và nắm chắc hơn: ảnh về Người tối cổ, ảnh về các công cụ đá, biểu đồ thời gian của người tối cổ.
- Về hình dáng: Tuy còn nhiều dấu tích vượn trên người nhưng Người tối cổ không còn là vượn.
- Người tối cổ là Người vì đã chế tác và sử dụng công cụ (Măc dù chiếc rìu đá còn thô kệch đơn giản).
- Thời gian:
4 tr.năm
(Người tối cổ) - đi đứng thẳng.
- Hòn đá ghè đẽo sơ qua.
- Hái lượm, săn bắt thú.
Bầy người.
GV trình bày: Qua quá trình lao động, cuộc sống của con người ngày càng phát triển hơn. Đồng thời con người tự hoàn thành quá trình hoàn thiện mình --> tạo bước nhảy vọt từ vượn thành Người tối cổ. Ta tìm hiểu bước nhảy vọt thứ 2 của quá trình này. 
Gv :Thời đại người tinh khôn bắt đầu xuất hiện vào thời gian nào? Bước hoàn thiện về hình dáng và cấu tạo cơ thể được biểu hiện như thế nào?
GV: Sự sáng tạo của người tinh khôn trong việc chế tạo công cụ lao động bằng đá?
GV: Những tiến bộ khác trong cuộc sống lao động và vật chất.
- HS đọc sách giáo khoa, thảo luận tìm ý trả lời.. Cuối cùng giáo viên nhận xét và chốt ý: 
.
.
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp và cá nhân
GV trình bày: - Cuộc cách mạng đá mới - đây là một thuật ngữ khảo cổ học nhưng rất thích hợp với thực tế phát triển của con người. Từ khi Người tinh khôn xuất hiện thời đá cũ hậu kì, con người đã có một bước tiến dài: Đã có cư trú nhà cửa, đã sống ổn định và lâu dài (lớp vỏ ốc sâu 1m nói lên có thể lâu tới cả nghìn năm).
Như thế cũng phải kéo dài tích lũy kinh nghiệm tới 3 vạn năm. Từ 4 vạn năm đến 1 vạn năm trước đây mới bắt đầu thời đá mới.
GV nêu câu hỏi: - Đá mới là công cụ đá có điểm khác như thế nào so với công cụ đá cũ?
HS đọc sách giáo khoa trả lời. HS khác bổ sung, cuối cùng GV nhận xét và chốt lại.
GV đặt câu hỏi: Sang thời đại đá mới cuộc sống vật chất của con người có biến đổi như thế nào?
HS đọc sách giáo khoa trả lời. HS khác bổ sung, cuối cùng GV nhận xét và chốt ý:
GV kết luận: Như thế, từng bước, từng bước con người không ngừng sáng tạo, kiếm được thức ăn nhiều hơn, sống tốt hơn và vui hơn. Cuộc sống bớt dần sự lệ thuộc vào thiên nhiên. Cuộc sống con người tiến bộ với tốc độ nhanh hơn và ổn định hơn. 
1. Sự xuất hiện loài người và đời sống loài người nguyên thủy
- Loài người do một loài vượn chuyển biến thành? Chặng đầu của quá trình hình thành này có khoảng 6 triệu năm trước đây.
- Bắt đầu khoảng 4 triệu năm trước đây tìm thấy dấu vết của Người tối cổ ở một số nơi như Đông Phi, Inđônêxia, Trung Quốc, Việt Nam.
- Đời sống vật chất của người nguyên thủy.
+ Chế tạo công cụ đá (đồ đá cũ).
+ Làm ra lửa.
+ Tìm kiếm thức ăn, săn bắt, hái lượm.
- Quan hệ xã hội của Người tối cổ được gọi là bầy người nguyên thủy.
2. Người tinh khôn và óc sáng tạo
- Khoảng 4 vạn năm trước đây Người tinh khôn xuất hiện. Hình dáng và cấu tạo cơ thể hoàn thiện như người ngày nay.
- Óc sáng tạo là sự sáng tạo của Người tinh khôn trong công việc cải tiến công cụ đồ đá và biết chế tác thêm nhiều công cụ mới.
+ Công cụ đá: Đá cũ --> đá mới (ghè – mài nhẵn - đục lỗ tra cán).
+ Công cụ mới: Lao, cung tên.
-Người tinh khôn còn chế tạo ra nhiều công cụ lao động khác: Xương cá, cành cây làm lao, chế cung tên, đan lưới đánh cá, làm đồ gốm. Cũng từ đó đời sống vật chất được nâng lên. Thức ăn tăng lên đáng kể. Con người rời hang động ra định cư ở địa điểm thuận lợi hơn. Cư trú nhà cửa trở nên phổ biến
3.Cuộc cách mạng thời đá mới
- 1 vạn năm trước đây thời kỳ đá mới bắt đầu.
- Đá mới là công cụ đá được ghè sắc, mài nhẵn, tra cán dùng tốt hơn. Không những vậy người ta còn sử dụng cung tên thuần thục.
Cuộc sống con người đã có những thay đổi lớn lao, người ta biết:
+ Trồng trọt, chăn nuôi.
+ Làm sạch tấm da thú để che thân.
+ Làm nhạc cụ
=> Cuộc sống no đủ hơn, đẹp hơn và vui hơn, bớt lệ thuộc vào thiên nhiên.
5. Sơ kết bài học
 GV kiểm tra hoạt động nhận thức của HS với việc yêu cầ HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm:
*. Câu 1: Khoảng 6 triệu năm trước đây, ở chặng đầu của quá trình hình thành loài người đã có sự xuất hiện của
A. người tối cổ.	
B. một loài vượn cổ.
C. người tinh khôn.	
D. người nguyên thủy.
Câu 2: Khoảng 4 triệu năm trước đây, trên đường tiến triển của loài người đã có sự sinh sống của
A. người tối cổ.	
B. một loài vượn cổ.
C. người tinh khôn.	
D. người nguyên thủy.
Câu 3: Sự kiện đánh dấu thời kì đầu tiên của lịch sử loài người là sự tiến triển nhảy vọt từ
A. vượn cổ thành người tối cổ.
B. loài vượn cổ thành người tinh khôn.	
C. từ người tối cổ thành người tinh khôn.
D. người nguyên thủy thành người hiện đại.
Câu 4: Trong việc chế tạo công cụ ở thời đá cũ sơ kì, Người tối cổ đã biết
A. ghè hai rìa của một mảnh đá cho sắc nhọn.
B. ghè đẽo công cụ cho sắc nhọn và tinh xảo hơn.
C. chế tạo cung tên và mài đẽo xương cá, cành cây.
D. ghè một mặt của mảnh đá cho sắc và vừa tay cầm.
6. Dặn dò - ra bài tập về nhà
- Nắm được bài cũ. Đọc trước bài mới và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Bài tập:
Lập bảng so sánh
Nội dung 
Thời kì đá cũ
Thời kì đá mới
Thời gian
Chủ nhân
Kĩ thuật chế tạo công cụ đá
Đời sống lao động
V .RÚT KINH NGHIỆM BÀI GIẢNG
 ............................................................................................................................................\
 ............................................................................................................................................
 .............................................................................................................................................
 ............................................................................................................................................
Ngày soạn: 7 / 8 / 2018
Ngày giảng: 
Tiết 2	Bài 2
XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
Ký duyệt của tổ chuyên môn 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Hiểu được đặc điểm tổ chức thị tộc, bộ lạc, mối quan hệ trong tổ chức xã hội đầu tiên của loài người.
- Mốc thời gian quan trọng của quá trình xuất hiện kim loại và hệ quả xã hội của công cụ kim loại.
2. Tư tưởng
- Nuôi dưỡng giấc mơ chính đáng - xây dựng một thời đại trong văn minh.
3. Kỹ năng
Rèn cho HS kỹ năng phân tích và đánh giá tổ chức xã hội thị tộc, bộ lạc.Kĩ năng phân tích và tổng hợp về quá trình ra đời của kim loại - nguyên nhân - hệ quả của chế độ tư hữu ra đời.
→ Năng lực so sánh, phân tích, khái quát hóa, phản biện và tổng hợp.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC
- Tranh ảnh.
- Mẩu truyện ngắn về sinh họat của thị tộc, bộ lạc.
III. PHƯƠNG PHÁP
GV sử dụng phương pháp thuyết trình, miêu tả, tổng hợp, phương pháp thảo luận, phát vấn
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC
1. Kiểm tra bài cũ 
Câu hỏi: Lập niên biểu thời gian về quá trình tiến hóa từ vượn thành người? Mô tả đời sống vật chất và xã hội của Người tối cổ?.
2. Dẫn dắt bài mới.
Bài một cho chúng ta hiểu quá trình tiến hóa và tự hoàn thiện của con người. Sự hoàn thiện về vóc dáng và cấu tạo cơ thể. Sự tiến bộ trong cuộc sống vật chất. Đời sống của con người tốt hơn - đủ hơn - đẹp hơn - vui hơn. Và trong sự phát triển ấy ta thấy sự hợp quần của bày người nguyên thuỷ – một tổ chức xã hội quá độ. Tổ chức ấy còn mang tính giản đơn, hoang sơ, còn đầy dấu ấn bầy đàn cùng sự tự hoàn thiện của con người. Bầy đàn phát triển tạo nên sự gắn kết và định hình của một tổ chức xã hội loài người khác hẳn với tổ chức bầy, đàn. Để hiểu tổ chức thực chất, định hình đầu tiên của loài người đó, ta tìm hiểu bài hôm nay.
3. Tổ chức các hoạt động trên lớp.
Các hoạt động của thày và trò
Những kiến thức HS cần nắm
Hoạt động 1: Cả lớp và cả nhân
Trước hết GV gợi HS nhớ những tiến bộ, sự hoàn thiện của con người trong thời đại Người tinh khôn.  ... u được cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, phong kiến của công nhân Nga đầu thế kye XX
2. Tư tưởng, tình cảm
Giúp HS hiểu rõ công lao to lớn của V.I.Lênin đối với phong trào Cộng sản và công nhân Quốc tế.
3. Kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng phân tích, nhận định các sự kiện và vai trò của cá nhân trong tiến trình lịch sử.
II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY - HỌC
Sưu tầm tranh ảnh tư liệu về Lê nin và các lãnh tụ của phong trào công nhân
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1. ổn định 
2.Kiểm tra bài cũ 
Câu hỏi 1: Sự thành lập quốc tế 2? ảnh hưởng đến phong trào công nhân thế giới?
3. Dẫn dắt vào bài mới
Đầu thế kỷ XX nước Nga xuất hiện mâu thuẫn gay gắt, phong trào công nhân bùng nổ với vai trò lãnh đạo của Lê nin. Chúng ta cùng đi tìm hiểu bài 40.
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản HS cần nắm vững
Hoạt động 1: Cá nhân
GV nêu câu hỏi: Tiểu sử của Lê Nin?
Gọi học sinh đọc sách và y/c tìm hiểu SGK 
Y/c nào đặt ra cho phong trào công nhân?
Vì sao đảng xã hội đan chủ Nga được gọi là đảng vô sản đầu tiên trên thế giới/
 Hoạt động 1: Nhóm
- GV chia lớp thành nhóm nêu câu hỏi yêu cầu HS thảo luận theo nhóm.
Nêu hoàn cảnh bùng nổ phong trào cách mạng?
- HS làm việc theo nhóm, đọc SGK, tư liệu tham khảo cử đại diện nhóm trình bày kết quả của mình.
- GV nhận xét, trình bày và phân tích:
- GV nêu câu hỏi: Diễn biến cách mạng?
- HS đọc sách giáo khoa và trả lời câu hỏi.
 Hoạt động 1: Cá nhân và cả lớp
Tính chất- ý nghĩa của cách mạng?
Giải thích cm dân chủ tư sản kiểu mới?
I/ Hoạt động bước đầu của Lê nin trong phong trào công nhân nga
- Do hoạt động tích cực của Lê Nin đặc biệt trong cuộc đấu tranh để bảo vệ quan điểm, tư tưởng của Mác
- Ông là lãnh tụ của phong troà công nhân Nga
- Do sự phát triển của phong trào công nhân đầu thế kỷ XX cần có một chính đảng công nhân: 1903 đảng xã hội dân chủ được thành lập. đây là đảng vô sản đầu tiên trên thế giới kiên quyết đấu tranh lật đổ chính quyền tư sản, bảo vệ quyền lợi cho công nhân
II/ Cách mạng Nga 1905 -1907
1.Tình hình nước Nga trước cách mạng
- Đầu thế kỷ XX tình hình nước Nga luôn bất ổn định ; mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân lao động nga với thế lực cầm quyền càng sâu sắc : công nhân làm việc nặng nhọc từ 12- 14h/ ngày, lương thấp .
- Đặc biệt khi Nga lao vào chiến tranh nga- nhật, kinh tế lâm vào khủng hoảng, mâu thuẫn càng tăng.
2. Cách mạng bùng nổ
- 9/1/1905 14v công nhân ở thành phố Pêtécbua tấn công vào cung điện Mùa Đông nhưng bị đàn áp đẫm máu. Dù thất bại nhưng nó đã làm bùng lên phong trào cách mạng
T6/1905 công nhân thuỷ thủ ở Pôtem kin đã biểu tình, có cả hình thức đấu tranh vũ trang.
T9/1905 cn nhà máy in ở Matxcowva khởi nghĩa trong 3 tháng
- Kq phong trào kéo dài trong 2 năm và bị đàn áp
* Tính chất – ý nghĩa: Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới
Giáng một đọn mạnh mẽ vào chế độ phong kiến, và cổ vũ mạnh mẽ tinh thần cách mạng.
4.Sơ kết bài học
- Hoàn cảnh sự ra đời, quá trình hoạt động và tác dụng của đảng xã hội dân chủ Nga đối với phong trào công nhân.
- Diễn biến tính chất, ý nghĩa của cách mạng 1905- 1907?
5. Dặn dò, bài tập: - Học bài cũ và trả lời các câu hỏi trong SGK.
	 Đọc trước bài mới.
IV RÚT KINH NGHIỆM BÀI GIẢNG
 ............................................................................................................................................\
 ............................................................................................................................................
 .............................................................................................................................................
Ngày soạn: / 5 / 2007
Ngày giảng: / 5 / 2007
Tiết:51
KIỂM TRA HỌC KỲ II
I MỤC TIÊU BÀI HỌC 
Nhằm đánh giá kết quả dạy của thầy , học của trò qua quá trình dạy và học 
Rèn luyện kỹ năng làm bài cho học sinh.
Giúp học sinh khái quát toàn bộ chương trình đã học trong học kỳ I
II HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG RA ĐỀ
	Hình thức: Phần trắc nghiệm:3đ
	 Phần tự luận : 7đ
	Nội dung: toàn bộ phần lịch sử đã học
III.ĐỀ BÀI- ĐÁP ÁN
 A Phần trắc nghiệm
Câu 1 : 1đ 
 S Cách mạng tư sản Anh lật đổ hoàn toàn chế độ phong kiến.	
 Đ Cách mạng tư sản Bắc Mỹ còn là cuộc đấu tranh giành độc lập	
 S Cách mạng tư sản Hà Lan là cuộc nội chiến
 Đ Chế độ 3 đẳng cấp tồn tại ở Pháp trước cách mạng.
 S Đẳng cấp Tăng lữ và Quí tộc chiếm số lượng lớn trong xã hội Pháp trước cách mạng?
Câu 2: 1 đ ( 1- Tất cả phương án trên, 2- Crô moen, 3 – Máy hơi nước, 4: Lê Chiêu Thống; 5: Đóng thuyền và súng )
Câu 3: 1 điểm
1-Phát minh máy Gien ny( b)
2-Phát minh ra máy dệt (a)
3- Phát minh ra máy hơi nước ( d)
4- Máy hơi nước được ứng dụng trong công nghiệp nặng ( c)
a. 1785
b. 1764
c. 1787
d. 1784
đ. 1779
B. Phần tự luận: 7đ
Câu 1: 4đ 
 -Mở rộng, phát triển nông nghiệp( 1,5đ)
* Bối cảnh lịch sử thế kỷ X - XV:
- Thế kỷ X - XV là thời kỳ tồn tại của các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ.
- Đây là giai đoạn đầu của thế kỷ phong kiến độc lập, đồng thời cũng là thời kỳ đất nước thống nhất.
=> Bối cảnh này rất thuận lợi tạo điều kiện để phát triển kinh tế.
- Diện tích đất ngày càng mở rộng nhờ:
+ Nhân dân tích cực khai hoang vùng châu thổ 
+ Các vua Trần khuyến khích các vương hầu quý tộc khai hoang lập điền trang.
+ Vua Lê cấp ruộng đất cho quý tộc, quan lại đặt phép quân điểm.
- Thủy lợi được nhà nước quan tâm mở mang.
+ Nhà Lý đã cho xây đắp những con đê đầu tiên.
+ 1248 Nhà Trần cho đắp hệ thống đê quai vạc dọc các sông lớn từ đầu nguồn đến cửa biển. 
Đặt cơ quan: Hà đê sứ trông nom đê điều:
- Các nhà nước Lý - Trần - Lê đều quan tâm bảo vệ sức kéo, phát triển giống cây nông nghiệp.
+ Nhà nước cùng nhân dân góp sức phát triển nông ngiệp.
+ Chính sách của nhà nước đã thúc đẩy nông nghiệp phát triển => đời sống nhân dân ấm no hạnh phúc, trật tự xã hội ổn định, độc lập được củng cố.
- Phát trỉên thủ công nghiệp(1,5đ)
* Thủ công nghiệp trong nhân dân:
- Các nghề thủ công cổ truyền như: Đúc đồng, rèn sắt, làm gốm, dệt ngày càng phát triển chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao.
- Các nghành nghề thủ công ra đời như: Thổ Hà, Bát Tràng.
- Nguyên nhân phát triển:
+ Do truyền thống nghề nghiệp vốn có, trong bối cảnh đất nước độc lập thống nhất có điều kiện phát triển mạnh.
+ Do nhu cầu xây dựng cung điện, đền chùa nên nghề sản xuất gạch, chạm khắc đá đều phát trỉên.
* Thủ công nghiệp nhà nước 
- Nhà nước thành lập các quan xưởng (Cục bách tác) Tập trung thợ giỏi trong nước sản xuất: Tiền, vũ khí, áo mũ cho vua quan, thuyền chiến.
- Sản xuất được một số sản phẩm kỹ thuật cao như: Đại bác, thuyền chiến có lầu.
* Nhận xét: Các nghành nghề thủ công phong phú. Bên cạnh các nghề cổ truyền đã phát triển những nghề mới yêu cầu kỹ thuật cao: Đúc súng, đóng thuyền.
- Mục đích Phục vụ nhu cầu trong nước là chính.
+ Chất lượng sản phẩm tốt.
- Mở rộng thương nghiệp (1đ)
* Nội thương:
- Các chợ làng, chợ huyện, chợ chùa mọc lên ở khắp nơi, là nơi nhân dân trao đổi sản phẩm công nghiệp.
- Kinh đô Thăng Long trở thành đô thị lớn (36 phố phường) - Trung tâm buôn bán và làm nghề thủ công.
* Ngoại thương
Thời Lý - Trần ngoại thương khá phát triển, nhà nước cho xây dựng nhiều bến cảng để buôn bán với nước ngoài.
- Vùng biên giới Việt Trung cũng hình thành các đặc điểm buôn bán.
- Thời Lê: Ngoại thương bị thu hẹp.
- Nguyên nhân –> sự phát triển:
+ Nông nghiệp thủ công phát triển thúc đẩy thương nghiệp phát triển.
+ Do thống nhất tiền tệ, đo lường.
- Thương nghiệp mở rộng song chủ yếu phát triển nội thương, còn ngoại thương mới chỉ buôn bán với Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.
Câu 2 : 3đ 
- Trình bày tổ chức bộ máy thời Lê sơ ( 1đ)
- Từ nửa cuối thế kỷ XV nhà Lê thực hiện cuộc cải cách: Bỏ các chức quan lớn, vua trực tiếp nắm mọi quyền lực, bộ máy trung ương chia thành 6 bộ, cả nước chia thành 13 đạo dưới là các phủ huyện, châu, xã. 
-Chủ yếu tuyển quan lại bằng thi cử
- Thời Lê có luật Hồng Đức( Quốc triều hình luật)Gồm 700 điều qui định tội danh và hình phạt
- Nhà nước pháp quyền- vua cai trị bằng pháp luật.
- Quân đội tổ chức qui củ có cấm vệ quân, quân đội chính qui, được trang bị vũ khí đầy đủ, thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”
- So sánh với thời Lí – Trần (2đ)
- Giống nhau: -Đứng đầu là hoàng đế có quyền lực vô hạn. Dưới có bộ máy quan lại hoàn chỉnh từ TƯ đến địa phương. Có các quan cai trị. Thi tuyển quan lại, cai trị đất nước bằng pháp luật, quân đội được chú trọng, qui củ.
- Khác nhau: -Thời Lê tính tập quyền cao hơn, TƯ lập ra 6 bộ vua trực tiếp nắm quyền, cả nước chia là 13 đại( Thời lý- Trần chia cả nước thành các lộ)
	 - Tuyển quan lại phần lớn bằng thi cử, thi cử thường xuyên, vinh danh người học( Thời lý chỉ mở khoa thi khi cần)
	 - Luật pháp hoàn chỉnh hơn
TRƯỜNG PTTH LẠC LONG QUÂN Kiểm tra: Học kỳ II
Họ và Tên:	 	 Môn	: Lịch Sử( CT Chuẩn)
Lớp: 	 Thời gian: 45’(Cả giao đề)
Đề bài: ( Đề chính thức) HỌC SINH LÀM LUÔN VÀO ĐỀ
I/ DẠNG TRẮC NGHIỆM: 3 ĐIỂM
	Đề 1: 
	1/ Chọn đúng sai: 1 điểm
 * Cách mạng tư sản Anh lật đổ hoàn toàn chế độ phong kiến.	
 * Cách mạng tư sản Bắc Mỹ còn là cuộc đấu tranh giành độc lập	 * Cách mạng tư sản Hà Lan là cuộc nội chiến
 * Chế độ 3 đẳng cấp tồn tại ở Pháp trước cách mạng.
 * Đẳng cấp Tăng lữ và Quí tộc chiếm số lượng lớn trong xã hội Pháp trước cách mạng?
	2/ Chọn câu trả lời đúng nhất:
	1. Cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng triệt để vì:
A. Thống nhất thị trường dân tộc	C. Giải quyết vấn đề ruộng đất
B. Xoá bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến	D. Tất cả phương án trên
	2. Người lãnh đạo cuộc cách mạng tư sản Anh là:
A. Crômoen 	C. Rôbetx Pie
B. Oasinhtơn	D. Napôlêôn Bônapac
	3. Phát minh quan trọng nhất trong cuộc cách mạng công nghiệp Anh
A. Máy Dệt	C. Xa máy Gienny	
B. Máy hơi nước	D. Nhà máy chạy bằng sức nước
	4. Ai là người cầu cứu nhà thanh đưa 29 vạn quân Thanh vào nước ta:
A. Nguyễn ánh	C. Lê Chiêu Thống
B. Trịnh Kiểm	D. Lê Tương Dực	
	5. ở Đàng trong chúa Nguyễn đặc biệt quan tâm đến nghề thủ công nào:
A. Đúc tiền	C. Đúc súng
B. Đóng thuyền	D. Đóng thuyền và súng
3/ Chọn các mốc thời gian tương ứng với các sự kiện sau:
Sự kiện
Thời gian
1-Phát minh máy Gien ny
2-Phát minh ra máy dệt
3- Phát minh ra máy hơi nước
4- Máy hơi nước được ứng dụng trong công nghiệp nặng
a. 1785
b. 1764
c. 1787
d. 1784
đ. 1779
II/ DẠNG TỰ LUẬN: 7 ĐIỂM
1/. Trình bày sự phát triển kinh tế: Nông nghiệp, Thủ công nghiệp, Thương nghiệp 
( Từ thế kỷ X- XV)( 4đ)
2/. Trình bày tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Sơ? so sánh với nhà Lý – Trần? ( 3đ)
Trả Lời:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_10_tiet_1_bai_1_su_xuat_hien_loai_nguoi.doc