Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 19 Đọc văn: Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài làm văn tự sự

Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 19 Đọc văn: Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài làm văn tự sự

Tiết 19. Đọc văn

CHỌN SỰ VIỆC, CHI TIẾT TIÊU BIỂU

TRONG BÀI LÀM VĂN TỰ SỰ

A. Mục tiêu bài học:

 Giúp HS

 - Nhận biết thế nào là sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn bản tự sự.

 - Bước đầu chọn được sự việc, chi tiết tiêu biểu khi viết một bài văn tự sự đơn giản.

 - Có ý thức và thái độ tích cực phát hiện, ghi nhận những sự việc, chi tiết xảy ra trong cuộc sống va trong tác phẩm để viết 1 bài văn tự sự.

B. Phương pháp + Phương tiện:

1. Phương pháp:

 Nêu vấn đề + quy nạp + Diễn dịch

 

doc 4 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 1582Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 19 Đọc văn: Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài làm văn tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Ngày soạn: 27/09/2009
Ngày giảng: 29/09/2009
Tiết 19. Đọc văn 
Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu 
trong bài làm văn tự sự
A. Mục tiêu bài học:
	Giúp HS
	- Nhận biết thế nào là sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn bản tự sự.
	- Bước đầu chọn được sự việc, chi tiết tiêu biểu khi viết một bài văn tự sự đơn giản.
	- Có ý thức và thái độ tích cực phát hiện, ghi nhận những sự việc, chi tiết xảy ra trong cuộc sống va trong tác phẩm để viết 1 bài văn tự sự.
B. Phương pháp + Phương tiện:
1. Phương pháp:
	Nêu vấn đề + quy nạp + Diễn dịch
2. Phương tiện:
	Sgk.Sgv NV10(T1) + Giáo án 
C. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
 	CH: Lập dàn ý bài văn tự sự là gì? Điều kiện của lập dàn ý văn tự sự. 
3. Bài mới:
	Giới thiệu bài: Có người băn khoăn vì sao kết thúc "Lão Hạc" tác giả Nam Cao lại để cho Lão Hạc, 1 người tốt như thế chọn 1 cái chết vô cùng đau đớn. Điều đó có phần đúng, bởi Lão Hạc nặng tình cha con quá cho nên chọn chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự là vô cùng quan trọng. Để thấy được điều đó chúng ta tìm hiểu bài "Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự".
Yêu cầu học sinh chú ý phần I:
?Thế nào là tự sự?
Thế nào là sự việc? Sự việc tiêu biểu là gì?
Hs trả lời.
Chi tiết là gì?
Hs trả lời.
Cho ví dụ một cách tổng hợp để chỉ ra thế nào là tự sự, sự việc , chi tiết.
Yêu cầu học sinh đọc lại văn bản "An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy"
? Tác giả dân gian kể chuyện gì?
? Theo em, có thể coi chi tiết chia tay với Mị Châu - Trọng Thủy than phiền "Ta lại tìm nàng lấy gì làm dấu" và trả lời của Mỵ Châu "Thiếp có áo.dấu" đó phải là chi tiết tiêu biểu không?
Hs trả lời.
? Từ VD SGK, tưởng tượng người con trai lão Hạc trở về làng sau cách mạng tháng 8?
(Yêu cầu đọc đoạn văn SGK)
 ? Hãy chọn 1 sự việc rồi kể lại với 1 số chi tiết tiêu biểu?
Hs trả lời.
? Từ những việc làm trên, anh (Chị) hãy nêu cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự?
Hs trả lời.
Gọi 2 học sinh đọc ghi nhớ
Hs đọc.
Cho học sinh đọc văn bản.
 ? Khi kể chuyện này có người định bỏ sự việc hòn đá xấu sí được xác định là rơi từ vũ trụ xuống? Theo em, làm như thế có được không? Vì sao?
Hs trả lời.
? Từ đó rút ra bài học gì về cách lựa chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu khi viết bài văn tự sự (hoặc kể chuyện)
Đọc đoạn trích và cho biết:
? Hô - me - rơ kể chuyện gì?
ở phần cuối, tác giả đã chọn 1 sự việc quan trọng gì, kể bằng những chi tiết tiêu biểu nào? Có thể coi đây là thành công của tác giả trong nghệ thuật kể chuyện? Vì sao?
Hs trả lời.
I. Khái niệm:
+ Khái niệm tự sự: SGK. 61
+ Sự việc: Cái xảy ra được nhận thức có ranh giới rõ ràng, phân biệt với những cái xảy ra khác.
Trong văn bản tự sự, sự việc được diễn tả bằng lời nói, cử chỉ hành động của nhân vật trong quan hệ với nhân vật khác. Người viết chọn 1 sự việc tiêu biểu để câu chuyện hấp dẫn.
Sự việc tiêu biểu là sự việc quan trọng góp phần hình thành cốt truyện. Mỗi sự việc có thể có nhiều chi tiết.
+ Chi tiết: Là tiêu hết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng.
Chi tiết có thể là 1 lời nói, 1 cử chỉ và 1 hành động của nhân vật trong 1 sự vật, 1 hình ảnh hoặc một nhân vật, 1 hình ảnh thiên nhiên, 1 nét chân dung..
VD: Truyện "Lão Hạc" của Nam Cao có các sự việc chính.
+ Lão Hạc là hiện thân của người nông dân nghèo khổ trước cách mạng.
+ Lão Hạc là hiện thân của đức hi sinh vì con người.
Trong 2 sự việc trên có nhiều chi tiết. Chẳng hạn sự việc(2).
+ Con đi xa, lão luôn ân hận về việc không lo được hạnh phúc cho con -> gửi tình cảm qua con chó Vàng.
+ Luôn dành dụm tiền cho con, không dám ăn tiêu.
+ Lo lắng cho tương lai của con -> tìm đến cái chết.
II. Cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu:
1.
Học sinh đọc.
a. Trong truyện, tác giả dân gian kể chuyện về công việc xây dựng và bảo vệ đất nước của cha ông ta xưa.
b. Hai chi tiết đó đều là chi tiết tiêu biểu. Kể sự việc Trọng Thủy và Mị Châu chia tay nhau, tác giả nhằm mục đích vừa dẫn dắt câu chuyện vừa diễn tả được mối tình gắn bó của 2 nhân vật. Nếu bỏ qua sự việc trên thì truyện không liền mạch, cốt truyện sẽ bị phá vớ và đặc điểm tính cách của 2 nhân vật sẽ không được nổi bật. Truyện sẽ dừng lại mà không có các sự việc:
+ Theo dấu lông ngỗng do Mị Châu rắc, Trọng Thủy cùng quân lính đuổi theo 2 cha con An Dương Vương.
+ Cha con An Dương Vương cùng được.
Các sự việc trên nối tiếp nhau bằng quan hệ móc xích, nhân quả theo đúng cốt truyện. Rõ ràng sự việc "Trọng Thủy và Mị Châu chia tay nhau" đặc biệt là chi tiết "Mị Châu rắc lông ngỗng" có vai trò quan trọng, tiêu biểu không thể bỏ qua vì chi tiết này làm tiền đề cho các sự việc, chi tiết nối tiếp sau.
2.
 Sự việc: Anh tìm gặp ông giáo và theo ông để viếng mộ cha.
+ Con đường dẫn 2 người đến nghĩa địa. Họ đứng trước ngôi mộ thấp bé.
+ Anh thắp nén hương, cúi đầu trước mộ cha, đôi mắt đỏ hoe mếu máo như muốn khóc.
+ Anh rì rầm nhưng gì không rõ. Hình như anh muốn nói với cha nhiều lắm. Người cha hiền lành, lúc nào cũng quan tâm tới con. Người cha đã khổ sở cả một đời cả một đời.
+ Anh như muốn cất nên tiếng gọi: Cha ơi! Cha! Con đã về đây thì cha
+ Nhẹ nhàng không nói nên lời.
+ Nước mắt rưng rưng.
+ Bên cạnh, ông giáo cũng ngấn lệ.
3.
Cách chon: Cần nắm vững những bước sau:
- Xác định đề tài, chủ đề của bài văn.
- Dự kiến cốt chuyện (Gồm nhiều sự kiện nối tiếp nhau.
- Triển khai các sự việc bằng một số chi tiết.
* Ghi nhớ:
 SGK. 62 
III. Luyện tập:
1. Văn bản: "Hòn đá sù sì"
a. Không được vì sự việc trên có vai trò chuẩn bị cho sự việc ở phần kết thúc chuyện và góp phần miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật cùng như làm rõ chủ đề của văn bản: ở trên đời này có những sự việc, sự vật tưởng chừng như bỏ đi nhưng lại vô cùng quan trọng.
Có thể coi đó là sự việc tiêu biểu trong văn bản "Hòn đá sù sì"
b. -> Khi lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu để kể chuyện hoặc để viết bài văn tự sự cần thận trọng cân nhắc kỹ càng sao cho sự việc, chi tiết ấy góp phần dẫn dắt câu chuyện, tô đậm tính cách nhân vật, tạo sự hấp dẫn và tập chung biểu hiện chủ đề, ý nghĩa của văn bản.
2. Đoạn trích: "Uy lít xơ trở về"
- Hô me rơ kể lại cuộc gặp mặt kỳ lạ của 2 vợ chồng người dũng tướng sau 20 năm xa cách.
- ở phần cuối tác giả chọn sự việc Pelelốp thử chồng bằng cách hỏi về những chi tiết đặc điểm của chiếc giường. Đây là sự việc tiêu biểu với một số chi tiết đặc sắc như Pelelốp nhờ nhũ mẫu khiêng chiếc giường ra khỏi phòng, Uy - lít - Xơ giật mình hỏi lại rồi sau đó nói rõ đặc điểm của chiếc giường mà chỉ có 2 vợ chồng biết và họ đã nhận ra nhau trong niềm xúc động mãnh liệt và niềm hạnh phúc lớn nao. Với việc lựa chọn chi tiết trên. Hô - me - rơ đã thành công trong nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, khắc họa đậm nét phẩm chất, tính cách của 2 nhận vật.
4. Củng cố - Nhận xét:
	- Hệ thống nội dung: Theo bài học
	- Nhận xét chung.
5. Dặn dò:
	- Học bài, ôn bài. giờ sau viết bài số 2

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 19 - Chon su viec, chi tiet tieu bieu trong bai van tu su.doc