Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 22, 23: Đọc văn Văn bản Tấm Cám

Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 22, 23: Đọc văn Văn bản Tấm Cám

Tiết 22.23. Đọc văn

Văn bản

TẤM CÁM

A. Mục tiêu bài học:

 Giúp HS

 - Nắm vững và tổng hợp kiến thức về văn học dân gian, hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

 - Hiểu sâu hơn về văn bản tự sự, nhất là những kiến thức về đề tài, cốt truyện, nhân vật, sự việc, chi tiết, ngồi kể, giọng kể.

 - Viết được bài văn tự sự với những sự việc, chi tiết tiêu biểu kết hợp với các yếu tố miêu tả và gợi cảm.

 - Bồi dưỡng ý thức và tình cảm lành mạnh, đúng đắn đối với con người và cuộc sống.

 

doc 5 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 4675Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 22, 23: Đọc văn Văn bản Tấm Cám", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
Ngày soạn: 04/10/2009
Ngày giảng: 06/10/2009
Tiết 22.23. Đọc văn
Văn bản
Tấm Cám
A. Mục tiêu bài học:
	Giúp HS
	- Nắm vững và tổng hợp kiến thức về văn học dân gian, hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ...
	- Hiểu sâu hơn về văn bản tự sự, nhất là những kiến thức về đề tài, cốt truyện, nhân vật, sự việc, chi tiết, ngồi kể, giọng kể...
	- Viết được bài văn tự sự với những sự việc, chi tiết tiêu biểu kết hợp với các yếu tố miêu tả và gợi cảm.
	- Bồi dưỡng ý thức và tình cảm lành mạnh, đúng đắn đối với con người và cuộc sống.
B. Phương pháp + Phương tiện:
1. Phương pháp:
	Nêu vấn đề 
2. Phương tiện:
	Sgk.Sgv NV10(T1) + Giáo án 
C. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
 	Không 
3. Bài mới:
	Giới thiệu bài mới: Từ xa xưa, hình ảnh cô Tấm dịu hiền bước ra từ quả thị luôn là hình ảnh đẹp trong lòng mỗi trẻ thơ. Song, hình ảnh cô cũng đã đi vào đời sống văn hoá cùng với sự cảm thông chia sẻ của người Việt. Để thấy được điều ấy, chúng ta cùng tìm hiểu truyện “Tấm Cám”.
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung cần đạt
Gv yêu cầu:
? Dựa vào tiểu dẫn Sgk, nêu vài nét về truyện Cổ tích và cổ tích thần kì?
Hs trả lời.
? Nêu những nét chính về truyện Tấm Cám (loại truyện, bố cục).
Hs trả lời.
Gv giải thích từ khó theo Sgk.
Gọi Hs tóm tắt cốt truyện.
Hs tóm tắt.
Gv đặt vấn đề: ? Cuộc đời và số phận bất hạnh của Tấm được miêu tả như thế nào?
Hs trao đổi theo nhóm và báo cáo kết quả.
Gv có thể gợi dẫn theo các câu hỏi.
? Tác giả dân gian đã miêu tả diễn biến truyện như thế nào để dẫn đến xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám?
Hs trả lời.
? Anh (chị) có nhận xét gì về những chi tiết miêu tả để làm nổi bật mâu thuẫn? Qua đó, nhận xét về tính cách nhân vật.
Hs trả lời.
? Theo anh (chị), mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con nhà Cám thể hiện xung đột gì trong xã hội?
Hs trả lời.
? Con đường dẫn đến hạnh phúc của Tấm được mêu tả như thế nào? Anh (chị) có suy nghĩ gì về con đường dẫn đến hạnh phúc của Tấm? Qua đó bộc lộ ước mơ gì của nhân dân?
Hs trả lời.
Gv bình chuyển: Truyện Tấm Cám không dừng lại ở kết thúc phổ biến mà mở ra là cuộc đấu tranh không khoan nhượng để giành lại hạnh phúc.
? Căn cứ vào phần cuối truyện, cho biết Tấm đã trải qua mấy kiếp hồi sinh?
Hs trả lời.
Gv yêu cầu: Phân tích từng hình thức biến hoá của Tấm? Quá trình ấy nói lên ý nghĩa gì?
Hs trả lời.
? Anh (chị) có nhận xét gì về những vật hoá thân của Tấm?
Hs nhận xét.
? Nếu đôi giày là vật trao duyên thì miếng trầu trong truyện là vật có ý nghĩa gì?
Hs thảo luận và trả lời.
? Sự trở về với cuộc đời của Tấm ở cuối truyện nói lên quan niệm của nhân dân ngày xưa về hạnh phúc như thế nào?
Hs trả lời.
? ấn tượng của anh (chị) sau khi học xong truyện Tấm Cám? Truyện phản ánh ước mơ gì của nhân dân?
Hs trả lời.
Gọi Hs đọc ghi nhớ.
Hs đọc.
Gv cho Hs luyện tập nhanh tại lớp.
? Những tình tiết nào của truyện Tấm Cám thể hiện rõ đặc điểm của truyện cổ tích thần kì?
Hs trả lời.
? Ngoài truyện Tấm Cám, hày kể ra những câu ca dao, tục ngữ hay truyện cổ tích có hình ảnh miếng trầu?
Hs tìm và báo cáo.
I. Tìm hiểu chung.
1. Vài nét về truyện Cổ tích.
- Phân loại (3): Cổ tích về loài vật, cổ tích thần kì và cổ tích sinh hoạt.
- Cổ tích thần kì: số lượng phong phú. Có sự tham gia của yếu tố thần kì.
Nội dung: Đề cập tới số phận bất hạnh của người lao động về hạnh phúc gia đình, về công bằng xã hội, về phẩm chất và năng lực của con người.
2. Văn bản “Tấm Cám”.
- Thuộc loại cổ trích thần kì.
- Bố cục:
+ Đoạn 1 (Từ đầu đến .... lời bụt dặn): Cuộc đời và số phận bất hạnh của Tấm nhưng luôn được Bụt giúp đỡ.
+ Đoạn 2 (Tiếp đến .... mẹ con Cám): Hạnh phúc đến với Tấm.
+ Đoạn 3 (còn lại): Cuộc đấu tranh không khoan nhượng qua những kiếp hồi sinh của Tấm để giành lại hạnh phúc.
II. Đọc – hiểu:
1. Thân phận của Tấm:
- Gia cảnh: 
+ Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ.
+ Mẹ Tấm chết khi Tấm còn nhỏ.
+ Cha chết, Tấm ở với dì ghẻ là mẹ đẻ ra Cám.
=> Tấm: cô gái mồ côi, là con riêng.
- Hoàn cảnh sống: 
+ Tấm làm lụng vất vả suốt ngày, đêm lại xay lúa giã gạo trong khi Cám được mẹ nuông chiều, ăn mặc trắng trơn quanh quẩn ở nhà không phải làm việc nặng.
+ Cám lừa Tấm trút hết giỏ tép để giành phần thưởng là chiếc yếm đỏ.
+ Mẹ con Cám lừa giết bống ăn thịt.
+ Mẹ con Cám không muốn Tấm đi xem hội, đổ thóc trộn gạo bắt nhặt.
+ Khi Tấm thử giày, dì ghẻ bĩu môi khinh bỉ.
+ Giết Tấm và giết cả kiếp hồi sinh của Tấm.
=> Mẹ con Cám bóc lột Tấm về vật chất và cả tinh thần.
+ Vật chất: lao động quần quật suốt ngày, trút giỏ cá, bắt bống ăn thịt.
+ Tinh thần: giành chiếc yếm đỏ, không cho xem hội, khinh miệt thử giày.
NHẫn tâm giết Tấm để cướp đoạt hạnh phúc (4 lần): Tấm chết -> vàng anh -> xoan đào -> khung cửu -> cây thị.
=> Tấm là cô gái siêng năng, hiền lành, thật thà; luôn bị mẹ con Cám ức hiếp, hãm hại nhưng nhẫn nại chịu đựng. Mẹ con Cám tham lam, độc ác và lười nhác.
- Đó là mâu thuẫn thể hiện sự xung đột trong gia đình chế độ phụ quyền, khi người phụ nữ giữ vai trò quan trọng (did ghẻ con chồng) -> mâu thuẫn chủ yếu: cái thiện và cái ác. Tấm đại diện cho cái thiện, sự ngay thật và siêng năng, cần cù. Mẹ con Cám là hiện thân của ác, sự giả dối và lười biếng =>Mâu thuẫn trở thành vấn đề số phận con người (người bị áp bức – kẻ áp bức).
-> Con đường dẫn đến hạnh phúc: xu hướng giải quyết mâu thuẫn. Muốn giải quyết mâu thuẫn, tác giả dân gian sử dụng yếu tố kì ảo trong truyện (Bụt xuất hiện mỗi lần Tấm buồn tủi). 
Tấm trở thành Hoàng hậu từ một co gái mồ côi. Hạnh phúc ấy chỉ có ở con người hiền lành, lương thiện, chăm chỉ -> nêu triết lí “ở hiền gặp lành” (quan niệm phổ biến trong truyện cổ tích thần kì). Mặt khác, trở thành Hoàng hậu là ước mơ, khát vọng lớn lao của người nông dân bị đè nén áp bức.
2. Cuộc đấu tranh không khoan nhượng để giành lại hạnh phúc.
- Tấm trải qua 4 kiếp hồi sinh.
Tấm chết -> chim vàng anh -> xoan đào -> khung cửu -> quả thị (trở lại làm người gặp hoàng tử).
-> Từ một cô gái hiền lành vừa ngã xuống đã mạnh mẽ quyết liệt sống dậy trở lại với cuộc đời đòi lại hạnh phúc: Tấm hoá Vàng Anh để báo hiệu sự có mặt của mình. Vàng Anh bị giết, Tấm hoá cây xoan đào, khung cửi dệt tuyên chiến với kẻ thù “cót ca cót két ... khoét mắt ra”. Khung cửi dệt, quả thị là những gì Tấm hoá thân cũng là những vật bình dị, thân thương trong cuộc sống dân dã. Đó là những hình ảnh đẹp, tạo ấn tượng => Quá trình trở về của Tấm thể hịên caíi thiện không thể chết một cách oan ức trong im lặng đã vùng dậy, còn cái ác cũng tìm mọi cách để tiêu diệt cái thiện. Những lân fchết đi sống lại của Tấm phản ánh tính chất gay gắt, quyết liệt của cuộc đáu tranh giữa cái thiện và cái ác, đồng thời thể hiện sức sống mãnh liệt, không thể bị tiêu diệt của cái thiện.
- Vật hoá thân của Tấm đều là yếu tố kì ảo. Song nó khác hẳn sự xuất hiện của Bụt ở phần đầu khi mỗi lần Tấm khóc. ở đây, Tấm không khóc cũng không thấy Bụt. Tấm phải tự mình gình và giữ hạnh phúc. Cho nên các vật là nơi Tấm gửi linh hồn để trở về đấu tranh với cái ác.
Những mặt hoá thân của Tấm có thể bị ảnh hưởng của thuyết luân hồi của Đạo phật. Song đó chỉ mượn cái vỏ bên ngoài để thể hiận ước mơ, tinh thần lạc quan của nhân dân lao động.
-> Miếng trầu là vật nối duyên. Nó thể hiện sự khéo léo, đảm đang của người têm (Tấm) -> nhờ đó hoàng tử nhận ra Tấm. Đây cũng là hình ảnh quen thuộc trong đời sống văn hoá, gắn với phong tục hôn nhân nên miếng trầu không thể thiếu trong sự hội ngộ giữa nhà vua - Tấm.
+ Miếng trầu nên dâu nhà người.
+ Nhớ lời bác mẹ em răn
Làm thân con gái chớ ăn trầu người
- ý nghĩa sự trở về của Tấm.
+ Phản ánh quan niệm “ở hiền gặp lành” của nhân dân.
+ Phản ánh ước mơ về công bằng xã hội: người lương thiện không thể chết oan, phải được hưởng hạnh phúc, còn kẻ ác nhất định bịo trừng trị.
+ Phản ánh ước mơ về hạnh phúc: Họ không tìm hạnh phúc ở cõi nào khác mà tìm và giữ hạnh phúc thực sự ngay ở cõi đời này.
=> Những ước mơ trên thể hiện tâm hồn lãng mạn, tinh thần lạc quan, yêu đời và niềm khát khao vươn tới hạnh phúc, công lí của nhân dân lao động.
III. Kết luận.
-> Truyện làm rung động người đọc bởi nỗi niềm bất hạnh đáng thương của cô gái mồ côi và chuyển thành cuộc đấu tranh không khoan nhượng để giành hạnh phúc. Truyện phản ánh ước mơ đổi đời, tinh thần lạc quan của người xưa.
* Ghi nhớ.
Sgk – 72.
* Luyện tập.
1. Những yếu tố kì ảo.
- Nhân vật Bụt.
- Con gà biết nói tiếng người.
- Đàn chim biết nghe theo lời Bụt nhặt thóc gạo.
- Xương cá bống biến thành vật để Tấm đi hội.
- Sự hoá thân của Tấm qua 4 kiếp.
2.
+ Truyện “Sự tích trầu cau”.
+ Miếng trầu là đầu câu chuyện.
+ Miếng trầu ăn ngọt như đường
Đã ăn lấy của, phải thương lấy người.
......
4. Củng cố - Nhận xét:
 - Hệ thống lại nội dung: Theo yêu cầu bài học.
 - Nhận xét chung về giờ học.
5. Dặn dò:
 Học bài. Soạn bài làm văn “Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 22.23 - Tam Cam.doc