Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 42: Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (Lí Bạch) - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Thu Sâm

Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 42: Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (Lí Bạch) - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Thu Sâm

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Tình cảm chân thành, trong sáng, cảm động của nhà thơ đối với bạn.

- Hình ảnh, ngôn ngữ tươi sáng, gợi cảm.

2. Kĩ năng

- Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.

- Phân tích theo những đặc trưng cơ bản của thơ.

3. Thái độ

- Trân trọng, xây dựng tình bạn đẹp.

4. Các năng lựchướng tới

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự quản, năng lực giao tiếp, năng lực thưởng thức văn học

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, sách GV, tài liệu chuẩn kiến thức, thết kế bài dạy, các bài ca dao tham khảo.

2. Học sinh: Bài soạn, cảm thụ bài theo nhóm đã phân công. các tư liệu tham khảo theo yêu cầu của giáo viên

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

1. Phương pháp

- Nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở, thảo luận.

2. Kĩ thuật

- Động não, khăn trải bàn, hợp tác, trình bày

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1.Hoạt động khởi động

 

doc 4 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 767Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 42: Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (Lí Bạch) - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Thu Sâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 Ngày soạn: 25/11/2019
TIẾT 42: ĐỌC VĂN
TẠI LẦU HOÀNG HẠC 
TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG
 Lý Bạch 
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Tình cảm chân thành, trong sáng, cảm động của nhà thơ đối với bạn.
- Hình ảnh, ngôn ngữ tươi sáng, gợi cảm.
2. Kĩ năng
- Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích theo những đặc trưng cơ bản của thơ.
3. Thái độ
- Trân trọng, xây dựng tình bạn đẹp.
4. Các năng lựchướng tới
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự quản, năng lực giao tiếp, năng lực thưởng thức văn học
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, sách GV, tài liệu chuẩn kiến thức, thết kế bài dạy, các bài ca dao tham khảo.
2. Học sinh: Bài soạn, cảm thụ bài theo nhóm đã phân công. các tư liệu tham khảo theo yêu cầu của giáo viên
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp 
- Nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở, thảo luận...
2. Kĩ thuật
- Động não, khăn trải bàn, hợp tác, trình bày
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Hoạt động khởi động
- Kể tên các bài thơ viết về tình bạn mà em biết?
-Kể tên các nhà thơ và một số bài thơ Đường( Trung Quốc )mà em biết?
Gv dẫn dắt: Thơ Đường là đỉnh cao của thơ ca TQ và của thế giới. Trong thơ Đường có nhiều nhà thơ nổi tiếng: Thi tiên Lí Bạch, Thi Thánh Đổ Phủ, Vương Xương Linh, mạnh Hạo NhiênThơ LB vốn nói nhiều đến tình bạnTrong đó: Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” được xem là bài thơ xuất sắc.
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
2.1: Tìm hiểu khái quát về tác giả
- HS đọc sgk phần Tiểu dẫn và trình bày những nét chính về tác giả
Hs trình bày
Gv hoàn thiện
- HS đọc văn bản( phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ), chậm rãi, giọng buồn, bâng khuâng, trong sáng
- Xác định thể loại, đề tài của bài thơ?
Hs trả lời
Gv hoàn thiện
 2. 2: Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản
 - Hai câu thơ đầu gợi cho anh (chị) biết được điều gì về cuộc tiễn đưa?
(Cuộc tiễn đưa diễn ra tại đâu? Trong thời gian nào?)
- Hãy phân tích sức gợi của từ “cố nhân”, so sánh với từ bạn trong bản dịch?
Hs suy nghĩ trả lời
Gv chốt ý
- Anh (chị) có suy nghĩ gì về hai địa danh được nhắc đến trong 2 câu thơ?
- Hai câu đầu có phải chỉ là hai câu tự sự thuần túy không?
Hs suy nghĩ trả lời
Gv chốt ý
- Gv cho thảo luận nhóm về cảm nhận và ý nghĩa những hình ảnh nổi bật ở hai câu này: cánh buồm khuấtt dần trong bầu trời xanh, dòng sông chảy ngang qua bầu trời
 - Sông Trường Giang là huyết mạch giao thông chính của miền Nam TQ, mùa xuân trên sông hẳn có nhiề thuyền bè qua lại,vì sao Lí Bạch chỉ thấy cánh buồm lẻ loi(cô phàm) của “Cố nhân)? 
- Em hãy đặt mình vào vị trí của người đưa tiễn nhìn theo cánh buồm xa dần và dòng sông chảy vào cõi trời để cảm nhận tâm tình của thi nhân?
- Bài thơ nhuốm những nỗi buồn, đó có thể là những nỗi buồn nào?
- Hình ảnh TG chảy mãi bên trời còn ẩn dụ cho điều gì?
Hs thảo luận nhanh trả lời
Gv hoàn thiện
2. 3: Hướng dẫn HS tổng kết.
- Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
Hs suy nghĩ trả lời
Gv chốt ý
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
 - Học rộng, biết nhiều
 - Tính hào phóng, thích ngao du
 - Sáng tác hơn 1000 bài thơ, đề tài phong phú ( chiến tranh, tình yêu, thiên nhiên, tiễn biệt ), cảm hứng lãng mạn, hình tượng đẹp, độc đáo, cảnh sắc lung linh®Thi Tiên
2.Bài thơ
a.Thể loại: thất ngôn tứ tuyệt
b. Đề tài: tiễn bạn( là đề tài khá thường trực trong thơ Lí Bạch, gần 150 bài)
c. Bố cục: 2 phần.
II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc
2. Tìm hiểu
a. Hai câu đầu: Khung cảnh tiễn đưa
* Cố nhân( bạn cũ, tri âm): xác định sự thân tình, thắm thiết giữa nhà thơ với bạn, gói ghém thái độ quí mến, trân trọng bạn® gợi nỗi niềm lưu luyến, nhớ thương khi xa
* Không gian, địa điểm: Tây- HHạc lâu: thắng cảnh nổi tiếng của Hồ Bắc(TQ), nơi gặp gỡ, nguồn đề tài không bao giờ cạn của các thi nhân.
* Thời gian: Tháng ba- cuối mùa xuân , mùa hoa khói
® cảnh đẹp của thiên nhiên cuối xuân,nét đẹp cổ điển của thơ Đường
 * Nơi đến: Dương Châu- chốn phồn hoa, đô hội.
Þ Hai câu thơ kể ngắn gọn khung cảnh tiễn đưa, gợi sự chia tay trong im lặng, thấm đẫm tấm lòng người đưa tiễn
b. Hai câu sau: Nỗi buồn tiễn bạn
* Hình ảnh đối: 
 + Cô phàm > < bích không tận
(cánh buồm cô độc, (bầu trời xanh biếc)
 lẻ loi)
® sự lẻ loi trong tâm cảnh ngưởi đi, kẻ ở
 + Duy kiến: chỉ nhìn thấy(®“trông theo”)
+Trường giang- thiên tế lưu( dòng sông chảy bên trời): dòng sông trong tâm tưởng® tâm trạng bàng hoàng, sững sờ, cô đơn, trống vắng của tác giả khi bạn khuất xa.
Þ Hai câu thơ không nói tình mà ta thấy tình, không nói buồn mà ta thấy nỗi buồn mênh mông trĩu nặng, có nỗi buồn vắng, có nỗi buỗn xa, có nỗi buồn nhớ, có nỗi buồn lo.> tình và cảnh ở đây đã hoà vào làm một ® đây là chỗ thần của thơ Đường(ý tại ngôn ngoại).
Þ Tình bạn thật sâu sắc, tri kỉ, và cũng vĩnh hằng như dòng Trường Giang chảy mãi bên trời.
III. TỔNG KẾT
1.Nghệ thuật: Hình ảnh thơ chọn lọc, ngôn ngữ thơ gợi cảm, giọng điệu thơ trầm lắng.; tình hòa trong cảnh; kết hợp yếu tố trữ tình,tự sự và miêu tả.
2.Ý nghĩa: Tình bạn sâu sắc chân thành điều không thể thiếu được trong mọi thời đại.
3. Hoạt động luyện tập
Trắc nghiệm
1.Cặp quan hệ nào sau đây được dựng lên khá rõ trong bài thơ thể hiện tâm tình của thi nhân ?
 A.Xưa-nay B. Mộng- thực 
 C. Tiên –tục D. Hữu- vô
 Đáp án D
2.Hai câu đầu trong bài thơ “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” thể hiện tâm trạng gì của tác giả:
 A.Bồi hồi C. Đau buồn
 B.Lưu luyến D.Thanh thản
 Đáp án : B
3. Hai câu cuối trong bài thơ “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” thể hiện tâm trạng gì của tác giả ?
 A.Cô đơn C.Tiếc nuối
 B. Buồn đau D.Nhớ nhung
 Đáp án:A
4. Bài thơ “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng”thể hiện bút pháp nào của Lí Bạch ?
 A.Hiện thực C. Tả thực
 B.Lãng mạn D.Siêu thực
 Đáp án : B
-Từ bài thơ em có suy nghĩ gì về tình bạn trong cuộc sống?
4. Hoạt động vận dụng và mở rộng( thực hiện ở nhà)
- Người ta thường cho rằng: Cái hay của thơ Đường là ở chổ thể hiện được “ ý tại ngôn ngoại”. Hãy tìm “ý tại ngôn ngoại “ qua bài thơ này?
- Tìm đọc các bài thơ viết về tình bạn của các nhà thơ Việt ở chương trình THCS và cảm nhận nội dung?
V. Hướng dẫn HS tự học
1. Hướng dẫn học bài cũ
- Nắm vững kiến thức đã học
- Làm bài tập phần vận dụng
2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:	
- Chuẩn bị bài mới: Thực hành phép tu từ: ẩn dụ, hoán dụ
+ Ôn tập lí thuyết
+ Làm bài tập sgk

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_10_tiet_42_tai_lau_hoang_hac_tien_manh_h.doc