Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tiết 80: Hồi trống Cổ Thành

Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tiết 80: Hồi trống Cổ Thành

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp HS:

- Hiểu được tính cách bộc trực, ngay thẳng của Trương Phi cũng như tình nghĩa “vườn đào” cao đẹp của ba anh em kết nghĩa - một biểu hiện riêng biệt của lòng trung nghĩa.

- Hồi trống đã gieo vào lòng người đọc âm vang chiến trận hào hùng.

B- PHƯƠNG TIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

I. Phương tiện

SGK, sách giáo viên, thiết kế bài giảng, giáo án, bảng phụ,

II. Cách thức tiến hành

Phương pháp: gợi mở, phát vấn, diễn giảng, thảo luận nhóm

C- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

I. Ổn định lớp

II. Kiểm tra bài cũ

GV: Ở tiết trước các em đã học bài Những yêu cầu khi sử dụng tiếng Việt, một em hãy lên làm bài tập 4 và trả lời câu hỏi: Khi sử dụng tiếng Việt cần phải đạt những yêu cầu nào?

- HS trả lời, GV nhận xét, cho điểm

 

doc 5 trang Người đăng thuyan12 Lượt xem 1653Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tiết 80: Hồi trống Cổ Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/03/2009
Ngày thực hiện: 18/03/2009
 -----------------------
Tiết 80: 
HỒI TRỐNG CỔ THÀNH
( Trích hồi 28- Tam Quốc Diễn Nghĩa )
 - La Quán Trung - 
A- MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
Hiểu được tính cách bộc trực, ngay thẳng của Trương Phi cũng như tình nghĩa “vườn đào” cao đẹp của ba anh em kết nghĩa - một biểu hiện riêng biệt của lòng trung nghĩa.
Hồi trống đã gieo vào lòng người đọc âm vang chiến trận hào hùng.
B- PHƯƠNG TIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
I. Phương tiện
SGK, sách giáo viên, thiết kế bài giảng, giáo án, bảng phụ,
II. Cách thức tiến hành
Phương pháp: gợi mở, phát vấn, diễn giảng, thảo luận nhóm
C- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
I. Ổn định lớp
II. Kiểm tra bài cũ
GV: Ở tiết trước các em đã học bài Những yêu cầu khi sử dụng tiếng Việt, một em hãy lên làm bài tập 4 và trả lời câu hỏi: Khi sử dụng tiếng Việt cần phải đạt những yêu cầu nào?
- HS trả lời, GV nhận xét, cho điểm
III. Giới thiệu bài mới
 Tam Quốc diễn nghĩa được xem là một trong những thành tựu nổi bật nhất của văn học Trung Quốc. Ở Tam Quốc diễn nghĩa, La Quán Trung đã xây dựng được hàng trăm nhân vật với hàng trăm trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, một trong những trận đánh đó là trận đánh ở Cổ Thành. Vậy vì sao có trận đánh này và trận đánh này đã diễn ra như thế nào, hôm nay cô và các em sẽ đi vào tìm hiểu tiết 79 Hồi trống Cổ Thành (trích Tam quốc diễn nghĩa) của tác giả La Quán Trung.
IV. Tìm hiểu bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu mục I trong SGK.
TT1: Em hãy đọc phần Tiểu dẫn và nêu những nét chính về tác giả, tác phẩm?
- HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý
- GV giải thích cho HS hiểu về tiểu thuyết chương hồi.
TT2: HS tìm hiểu giá trị tác phẩm
GV: Em hãy nêu những nét đặc sắc về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của Tam quốc diến nghĩa?
- GV nhận xét, chốt ý
TT3: Em hãy xác định vị trí đoạn trích?
TT4: GV sử dụng bảng phụ để tóm tắt đoạn trích.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần Đọc - hiểu văn bản
TT1: Em hãy cho biết khi gặp Quan Công, Trương Phi đã có hành động gì?
- HS trả lời, GV nhận xét
- GV hỏi: Khi Quan Công nhắc lại nghĩa vườn đào và hai chị dâu giải thích Trương Phi đã tỏ thái độ như thế nào?
- HS trả lời, GV rút ra ý đúng
- GV hỏi: Từ sự phân tích trên em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật này?
- HS trả lời
- GV đưa ra câu trả lời đúng nhất
TT2: Em hãy phân tích thái độ của Quan Công khi gặp Trương Phi ở Cổ Thành?
- HS trả lời, GV chốt ý
- GV hỏi: Tại sao Quan Công chẳng nói chẳng rằng, xông vào đánh chưa hết một hồi trống đã chém rơi đầu Sái Dương?
- HS thảo luận, trả lời
- GV hỏi: Từ những hành động của Quan Công khi gặp Trương Phi, em thấy Quan Công là người thế nào?
- HS thảo luận, trả lời.
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Tác giả, tác phẩm
●Tác giả:
- La Quán Trung (1330 -1400) tên La Bản, hiệu Hồ Hải tản nhân, người vùng Thái Nguyên thuộc tỉnh Sơn Tây cũ.
- Là con người có chí lớn, có hoài bão những không gặp thời → Lấy việc ngao du đây đó một mình làm niềm vui.
- Khi đất nước thống nhất ông chuyên sưu tầm và biên soạn dã sử.
- Các tác phẩm chính: Tam quốc diễn nghĩa, Tuỳ Đường lưỡng triều chí truyện, Tấn đường ngũ đại sử diễn nghĩa, Bình yêu truyện,...
●Tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa”:
- Ra đời vào đầu thời Minh (1368 – 1644) gồm 120 hồi.
- Kể lại thời kì chiến tranh giữa ba tập đoàn phong kiến Ngô - Thục - Nguỵ trong gần 100 năm của nước Trung Quốc.
● Tiểu thuyết chương hồi
- Là loại tiểu thuyết cổ điển của Trung Quốc
- Xuất hiện rất sớm, bắt nguồn từ những câu chuyện được lưu truyền trong dân gian từ đời Đường (thế kỉ VII – X)
- Là bộ tiểu thuyết gồm nhiều chương, mỗi chương gồm nhiều hồi, thường viết về một thời kì lịch sử mang tính sử thi.
- Những bộ tiểu thuyết chương hồi nổi tiếng của Trung Quốc: Tam quốc diễn nghĩa, Thuỷ Hử, Hồng lâu mộng, Tây du kí
2. Giá trị của tác phẩm
a. Giá trị nội dung
- Phản ánh hiện thực xã hội phong kiến Trung Quốc thời Tam quốc.
- Tác giả gửi gắm vào tác phẩm về ước mơ về một triều đình có vua sáng, tôi hiền.
b. Giá trị nghệ thuật
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc
- Nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật
- Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn
- Nghệ thuật miêu tả sinh động, hấp dẫn
3. Vị trí đoạn trích
- Đoạn trích nằm ở hồi thứ 28 của tác phẩm Tam Quốc diến nghĩa.
4. Tóm tắt đoạn trích
- Tóm tắt hồi thứ 25, 26, 27
- Tóm tắt đoạn trích “Hồi trống Cổ Thành”
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Tính cách nhân vật
a)Nhân vật Trương Phi
- Khi nghe tìn Quan Công đến:
Phi “chẳng nói, chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn 1000 quân đi tắt ra cửa bắc”.
- Thấy Quan công:
Trương Phi “mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công”.
- Dùng lời lẽ thẳng thắn có pha tức giận lỗ mãng như với kẻ thù: hầm hầm quát... mày bội nghĩa...tao liều sống chết với mày.
- Kiên quyết bác bỏ, tỏ rõ quan điểm: “người anh hùng thà chịu chết chứ không chịu nhục...thờ hai chủ”.
- Ra điều kịên chém Sái Dương trong 3 hồi trống
- Thẳng cánh đánh trống
- Hiểu rõ sự việc: thụp xuống lạy Vân Trường
=> Tính cách: 
- Là người “thẳng như làn tên bắn, snág như tấm gương soi”, không chấp nhận quanh co lắt léo trong tình nghĩa, với kẻ thù chỉ nói chuyện bằng gươm giáo.
- Là người cương trực, nói là làm dễ dẫn đến đơn giản, nóng nảy, lỗ mãng, thô bạo.
 b) Nhân vật Quan Công
- Được tin của Lưu Bị, Quan Công bỏ Tào Tháo về Cổ Thành, gặp Trương Phi, vui mừng khôn xiết
- Nhắc lại nghĩa vườn đào, dùng những lời lẽ mềm mỏng để thanh minh
- Nhờ hai chị nói giúp
- Nhận lời chém Sái Dương: cách giải thích nhanh chóng, hiệu quả nhất.
- Chém Sái Dương khi chưa dứt một hồi trống.
=> Tính cách: 
Là người độ lượng, từ tốn, chấp nhận điều kiện khắc nghiệt để minh oan từ đó làm nổi bật vẻ đẹp uy vũ, võ nghệ siêu phàm và trung nghĩa của người anh hùng chiến trận.
V. Củng cố
- Nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm, giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
- Xác định được vị trí, tóm tắt và phân chia bố cục của đoạn trích.
- Hiểu rõ được mâu thuẫn giữaTrương Phi và nhân vật Quan Công, từ đó rút ra những nét tính cách.
D - DẶN DÒ
- Các em về nhà học bài và làm bài tập trong SGK
- Soạn tiết 2 bài Hồi trống Cổ Thành (Trích Tam quốc diễn nghĩa - La Quán Trung) và bài đọc thêm “Tào Tháo uống rượu luận anh hùng”.
 Đà Nẵng, ngày 05/03/2009
 TBCĐTT GVHDGD SVTT
 Lê Hường Nguyễn Thị Huyền Nhung Vi Thị Hằng

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 80.doc