Giáo án Ngữ Văn Lớp 10 - Tuần 20 đến 35

Giáo án Ngữ Văn Lớp 10 - Tuần 20 đến 35

A. Mục tiêu bài học:

 1. Về kiến thức: Củng cố những kiến thức cơ bản về văn thuyết minh, cách lập dàn ý và viết bài văn thuyết minh, luyện tập kỹ năng trình bày bài văn thuyết minh đúng yêu cầu:

 - Tiết 1: thuyết minh về một lễ hội.

 - Tiết 2: thuyết minh về một món ăn truyền thống.

 - Tiết 3: thuyết minh về một di tích (hoặc danh lam thắng cảnh).

 - Tiết 4: thuyết minh về một tác giả văn học.

 - Tiết 5: thuyết minh về một tác phẩm văn học.

 - Tiết 6: thuyết minh về một thể loại văn học.

 2. Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng lập dàn ý, viết và trình bày bài văn thuyết minh.

 3. Về thái độ: Thói quen quan quan sát, tích luỹ kiến thức phục vụ cho việc làm văn.

 

doc 40 trang Người đăng Văn Đô Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 354Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Lớp 10 - Tuần 20 đến 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 -25 
 Chủ đề 7
LUYỆN TẬP VỀ VĂN THUYẾT MINH
( 6 tiết)
Tuần 20 Ngày soạn: 09/1/2018
Tiết 20 Ngày giảng: 13/1/2018
A. Mục tiêu bài học:
 1. Về kiến thức: Củng cố những kiến thức cơ bản về văn thuyết minh, cách lập dàn ý và viết bài văn thuyết minh, luyện tập kỹ năng trình bày bài văn thuyết minh đúng yêu cầu:
 - Tiết 1: thuyết minh về một lễ hội.
 - Tiết 2: thuyết minh về một món ăn truyền thống.
 - Tiết 3: thuyết minh về một di tích (hoặc danh lam thắng cảnh).
 - Tiết 4: thuyết minh về một tác giả văn học.
 - Tiết 5: thuyết minh về một tác phẩm văn học.
 - Tiết 6: thuyết minh về một thể loại văn học.
 2. Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng lập dàn ý, viết và trình bày bài văn thuyết minh.
 3. Về thái độ: Thói quen quan quan sát, tích luỹ kiến thức phục vụ cho việc làm văn.
B. Chuẩn bị bài học:
 1. Giáo viên: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, bài soạn.
 2. Học sinh: SGK, vở ghi, sách tham khảo.
C. Hoạt động dạy học:
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ: không
 3. Bài mới
Tiết 1: THUYẾT MINH VỀ MỘT LỄ HỘI
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
* HĐ1: Dàn ý chung cho bài thuyết minh. 
- GV lần lượt yêu cầu HS nhắc lại bố cục bài văn và nhiệm vụ từng phần.
à Hs nhắc lại kiến thức đã học:
* Mở bài:
+ Giới thiệu đối tượng thuyết minh
+ Dẫn dắt, tạo ra sự chú ý của người đọc về nội dung thuyết minh.
* Thân bài:
+ Lần lượt triển khai những thông tin, tri thức khách quan về đối tượng thuyết minh đã được giới thiệu.
+ Có thể sắp xếp các ý theo trình tự: thời gian, không gian, lôgic, nhận thức, quan hệ,  cho phù hợp với đối tượng thuyết minh, đạt được mục đích thuyết minh.
* Kết bài: 
+ Nhấn lại đề tài thuyết minh và tô đậm ấn tượng cho người tiếp nhận về đối tượng thuyết minh.
+ Bày tỏ thái độ, tình cảm đối với đối tượng thuyết minh.
* HĐ2: Lập dàn ý chung cho bài thuyết minh về một lễ hội.
? Từ dàn ý chung của bài văn thuyết minh, hãy lập dàn ý cho bài văn thuyết minh về một lễ hội? 
* HĐ3: Bài tập vận dụng
- Gv cho đề bài
- Phân tích yêu cầu đề bài?
+ Đối tượng thuyết minh?
à Lễ hội đâm trâu của người Bana ở Tây nguyên.
+ Mục đích thuyết minh?
à Giới thiệu một nét đẹp văn hóa của người Bana ở Tây nguyên
+ Các thao tác làm văn? 
à Thuyết minh, miêu tả, biểu cảm, 
+ Trình tự triển khai các ý chính như thế nào?
à Theo trình tự logic, không gian, thời gian, 
- Từ việc phân tích đề và dựa vào dàn ý chung đã học, hãy dàn ý chi tiết cho đề bài trên?
- GV mời 1 HS đọc bài làm trước lớp để cả lớp rút kinh nghiệm. Còn lại về nhà hoàn thành.
I. Ôn tập dàn ý chung cho bài thuyết minh
II. Dàn ý chung bài thuyết minh về một lễ hội 
1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về lễ hội (thời gian, địa điểm tổ chức, )
2. Thân bài:
a. Thuyết minh về lễ hội: 
- Mục đích tổ chức lễ hội
- Diễn biến lễ hội: gồm 2 phần lễ và phần hội:
+ Mở đầu phần lễ hội.
+ Diễn biến phần lễ hội.
+ Kết thúc phần lễ hội.
b. Ý nghĩa và giá trị văn hóa tinh thần của lễ hội.
3. Kết bài: Suy nghĩ và cảm nhận của bản thân về lễ hội.
III. Bài tập vận dụng:
 Giới thiệu về Lễ hội đâm trâu của người Bana ở Tây nguyên.
1. Phân tích đề
2. Lập dàn ý
a. Mở bài: Hàng năm cứ sau mỗi mùa rẫy (từ tháng 12 cho đến tháng 3 âm lịch), bà con Bana ở Tây nguyên lại tổ chức lễ hội đâm trâu truyền thống của dân tộc mình.
b. Thân bài: 
- Lễ hội nhằm mục đích tế thần linh hoặc những người đã có công chủ trì thành lập buôn làng, ăn mừng chiến thắng, ăn mừng mùa màng bội thu hay ăn mừng các sự kiện quan trọng khác.
- Diễn biến:
+ Lễ hội thường được tổ chức ở bãi đất trống trong làng, cạnh nhà rông.
+ Chuẩn bị cho lễ hội, dân làng phải vào rừng chặt cây. Sau đó họ khắc lên các cây và các ngọn lồ ô những hoa văn, họa tiết đặc trưng cho văn hóa tâm linh của người Bana. Họ dắt một con trâu đắc ý cho ăn uống no nê rồi đem buộc chặt vào cột.
+ Bắt đầu khai hội thường vào giờ Sửu xế chiều. Người chủ trì lễ hội là một già làng. Chủ trì đọc lời khấn cầu xin hay tạ ơn thần linh và mời thần linh xuống ăn thịt trâu, uống rượu cần. Chủ trì khấn xong thì các đội cồng chiêng bắt đầu diễn tấu. Cả làng nhảy múa, ca hát, uống rượu, biểu diễn võ thuật.
+ Sau các màn múa hát họ bắt đầu đâm trâu. Nghi lễ đâm trâu là phần quan trọng bậc nhất của lễ hội. Các tráng sĩ được trang bị lao dài sẽ phóng lao giết trâu, vừa phóng lao vừa biểu diễn các bài võ thuật.
+ Con trâu bị giết được đem xẻ thịt nhỏ chia cho các nhà trong buôn làng cùng liên hoan. Trong suốt ngày và đêm này, mọi người sẽ nhảy múa theo tiếng chiêng. Ngoài ra còn có các hoạt động thi thố tài năng bằng đấu vật, đánh roi
- Lễ hội Đâm trâu với biểu tượng “cây nêu thần” là một sinh hoạt văn hoá dân gian nổi bật nhất, mang tính tổng hợp cao, có ý tưởng mong muốn cuộc sống ấm no, hạnh phúc, trở thành một nghi lễ độc đáo trong các ngày hội của buôn làng. Đây là những ngày hội thực sự mang những nét văn hóa truyền thống, thể hiện rõ yếu tố cộng đồng, tình yêu thiên nhiên, thần linh được gắn với nhau chặt chẽ, là sự kế tục truyền thống văn hóa xa xưa của người Tây Nguyên.
c. Kết bài: Suy nghĩ và cảm nhận của bản thân về lễ hội.
4. Hướng dẫn học sinh tự học:
a. Bài cũ
- Ôn lại lí thuyết văn TM.
- Hoàn thành bài văn TM về lễ hội đâm trâu ở Tây nguyên.
b. Bài mới: Chủ đề 7 (tiết 2): Luyện tập thuyết minh về một món ăn truyền thống: Từ dàn ý chung đã học về văn thuyết minh, lập dàn ý cho bài văn thuyết minh về một món ăn truyền thống trong ngày tết nguyên đán của người Việt Nam (bánh chưng, bánh téc, dưa kiệu, thịt đông, ...).
......................................
Tuần 21 Ngày soạn: 16/1/2018
Tiết 21 Ngày giảng: 20/1/2018
Chủ đề 7
LUYỆN TẬP VỀ VĂN THUYẾT MINH
A. Mục tiêu bài học:
 1. Về kiến thức: Củng cố những kiến thức cơ bản về văn thuyết minh, cách lập dàn ý và viết bài văn thuyết minh, luyện tập kỹ năng trình bày bài văn thuyết minh đúng yêu cầu:
 - Tiết 1: thuyết minh về một lễ hội.
 - Tiết 2: thuyết minh về một món ăn truyền thống.
 - Tiết 3: thuyết minh về một di tích (hoặc danh lam thắng cảnh).
 - Tiết 4: thuyết minh về một tác giả văn học.
 - Tiết 5: thuyết minh về một tác phẩm văn học.
 - Tiết 6: thuyết minh về một thể loại văn học.
 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng lập dàn ý, viết và trình bày bài văn thuyết minh.
 3. Về thái độ: Thói quen quan quan sát, tích luỹ kiến thức phục vụ cho việc làm văn.
B. Chuẩn bị bài học:
 1. Giáo viên: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, bài soạn.
 2. Học sinh: SGK, vở ghi, sách tham khảo.
C. Hoạt động dạy học:
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ: không
 3. Bài mới.
Tiết 2: THUYẾT MINH VỀ MỘT MÓN ĂN TRUYỀN THỐNG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
* HĐ1: Lập dàn ý chung cho bài thuyết minh về một món ăn truyền thống.
? Từ dàn ý chung của bài văn thuyết minh, hãy lập dàn ý cho bài văn thuyết minh về một món ăn truyền thống? 
* HĐ2: Bài tập vận dụng
- Gv cho đề bài
- Phân tích yêu cầu đề bài?
+ Đối tượng thuyết minh?
à Bánh chưng trong ngày tết Nguyên đán của người Việt Nam.
+ Mục đích thuyết minh?
à Giới thiệu một món ăn truyền thống, nét đẹp văn hóa của con người Việt Nam
+ Các thao tác làm văn? 
à Thuyết minh, miêu tả, biểu cảm, 
+ Trình tự triển khai các ý chính như thế nào?
à Theo trình tự logic, không gian, thời gian, 
- Từ việc phân tích đề và dựa vào dàn ý chung đã học, hãy dàn ý chi tiết cho đề bài trên?
- GV mời 1 HS đọc bài làm trước lớp để cả lớp rút kinh nghiệm. Còn lại về nhà hoàn thành.
I. Dàn ý chung bài thuyết minh về một món ăn truyền thống.
1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về món ăn truyền thống. 
a. Thuyết minh về món ăn truyền thống: 
- Hoàn cảnh sử dụng
- Quy trình chế biến:
+ Nguyên liệu
+ Cách làm
+ Cách dùng, 
b. Ý nghĩa và giá trị văn hóa tinh thần của món ăn truyền thống. 
3. Kết bài: Suy nghĩ và cảm nhận của bản thân về món ăn truyền thống. 
II. Bài tập vận dụng: 
 Giới thiệu về chiếc bánh chưng trong ngày tết Nguyên đán của người Việt Nam.
1. Phân tích đề
2. Lập dàn ý
a. Mở bài: Bánh chưng là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Có thể nói bánh chưng là một sản vật vừa có sức trường tồn mà lại rất gần gũi với đời sống thường nhật của người Việt Nam trong cả hai lĩnh vực: Văn hoá ẩm thực và văn hoá tâm linh.
b. Thân bài: 
- Trong những ngày tết Nguyên Đán, không có gia đình Việt Nam nào lại thiếu vắng những chiếc bánh chưng xanh trên bàn thờ, cúng bánh chưng là một mỹ tục, được truyền lại từ thời các Vua Hùng.
- Bánh chưng có thể được tự làm ra từ khi gieo hạt, trồng cấy, thu hái, xay giã, gói luộc đối với người nông dân ở miền xuôi, miền ngược, miền Bắc, miền Nam. Và, bánh chưng cũng có thể được mua như mua các loại hàng hoá khác đối với những người dân các vùng đô thị trong nước và ở nước ngoài.
- Quy trình làm bánh:
+ Chuẩn bị nguyên liệu:
§ Lá để gói: thường là lá cây dong tươi, rửa từng lá thật sạch hai mặt và lau thật khô.
§ Lạt buộc: bánh chưng thường dùng lạt giang được làm từ ống cây giang.
§ Gạo nếp: Gạo nếp thường dùng gạo thu hoạch vụ mùa, vo sạch, ngâm gạo ngập trong nước cùng 0,3% muối trong thời gian khoảng 12-14 giờ.
§ Đỗ xanh: đỗ thường được lựa chọn công phu, tốt nhất là loại đỗ trồng ở vùng đồi trung du, giã nhuyễn, ngâm nước ấm 40° trong 2 giờ cho mềm và nở, đãi bỏ hết vỏ, vớt ra để ráo.
§ Thịt: thường là thịt lợn, chọn lợn ỉ được nuôi hoàn toàn bằng phương pháp thủ công, rửa để ráo, cắt thịt thành từng miếng cỡ từ 2,5 đến 3 cm sau đó ướp với hành tím xắt mỏng, muối tiêu hoặc bột ngọt để khoảng hai giờ cho thịt ngấm.
§ Gia vị các loại: hạt tiêu, hành củ dùng để ướp thịt làm nhân. Muối dùng để trộn vào gạo, đỗ xanh và ướp thịt.
+ Gói bánh: Thông thường có hai cách gói bánh chưng: gói bằng tay không hoặc gói theo khuôn hình vuông khoảng 20 cm x 20 cm x 7cm sẵn có. Cách gói tay không thông thường như sau: 
+ Luộc bánh: Người nấu bánh thường canh giờ tính từ thời điểm nước sôi trong nồi và duy trì nước sôi liên tục trong 10 đến 12 giờ.
+ Ép bánh và bảo quản: Sau khi luộc xong, vớt bánh ra rửa sạch lá trong nước lạnh cho hết nhựa, để ráo. Xếp bánh thành nhiều lớp, dùng vật nặng đè lên để ép bánh cho ra nước, chắc mịn (tục gọi là để cho rền bánh) và phẳng đều trong vài giờ. Hoàn tất công đoạn ép bánh, bánh được treo lên chỗ khô ráo trong nhà để bảo quản.
- Bánh chưng theo suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Bánh chưng có mặt trong mọi hoạt động xã hội, tín ngưỡng. Ngày tết, ăn một miếng bánh chưng sau khi cúng lễ tổ tiên, ông bà, cha mẹ, dư vị thời gian, không gian huyền thoại của lịch sử như cùng quy tụ trong màu xanh của bánh, mùi thơm thảo của hạt nếp tiền nhân để cùng suy ngẫm về ý nghĩa triết học và giá trị nhân văn của các truyền thuyết, các sự tích về bánh chưng của người Việt. Đó cũng là một cách di dưỡng tinh thần, làm giàu thêm bản sắc văn hoá tâm linh và văn hoá ẩm thực Việt Nam.
c. Kết bài: Suy nghĩ và cảm nhận của bản thân về chiếc bánh chưng của người Việt chúng ta.
4. Hướng dẫn học sinh tự học:
a. Bài cũ
 ... ích “Tình cảnh lẻ loi của người chnh phụ”.
*/ Thân bài
- Diễn biến tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn trích:
+ Nỗi cô đơn, lẻ bóng của người chinh phụ:
§ Qua hành động quẩn quanh, vô nghĩa.
§ Qua yếu tố ngoại cảnh: Hình ảnh “ngọn đèn, hoa đèn” cùng với hình ảnh cái bóng trên tường của chính người chinh phụ. 
§ Qua các biện pháp tu từ: Điệp ngữ bắc cầu: “đèn biết chăng - đèn có biết”, phép đối, câu hổi tu từ “Đèn biết chăng - đèn có biết
+ Nỗi sầu triền miên:
§ Nỗi sầu đước cảm nhận qua thời gian tâm lí “khắc giờ  biển xa”.
§ Người chinh hụ tìm đến thú vui để giải tỏa nỗi sầu nhưng mọi việc cũng chỉ là gượng, sầu không được giải mà càng nặng nề hơn.
+ Nỗi nhớ thương chồng tha thiết, đau đáu:
§ Thể hiện qua khát khao cháy bỏng – gửi lòng đến non Yên – mong chồng chia sẻ, thấu hiểu.
§ Nhưng khao khát ấy không thực hiện được vì sự cách trở không gian nên nỗi nhớ càng đau đáu, thiết tha.
- Đánh giá chung về đoạn thơ:
+ Về giá trị nội dung: Tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa, đấu tranh cho hạnh phúc lứa đôi.
+ Về nghệ thuật: Miêu tả diễn biến tâm trạng đặc sắc, tiếng nói độc thoại dẫn lòng người vì giá trị nhân văn cao cả, xây dựng hình tượng nhân vật, cử chỉ hành động, qua các điệp ngữ điệp từ, ẩn dụ tượng trưng và câu hỏi tu từ 
*/ Kết bài: 
- Khẳng định giá trị đoạn thơ trong lòng độc giả.
- Phát biểu suy nghĩ và cảm nhận của bản thân
b. Chọn luận điểm trong dàn ý viết thành đoạn văn.
c. Triển khai dàn ý thành bài văn hoàn chỉnh.
II. Kiểu bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.
1. Dàn ý chung
* Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.
* Thân bài: trình bày được các luận điểm:
- Bàn về những giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.
- Đánh giá chung về giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.
* Kết bài: Phát biểu suy nghĩ và cảm nhận của bản thân về tác giả (phong cách nghệ thuật, những đóng góp với cuộc sống và văn học) hoặc về tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.
 2. Bài tập: Phân tích hình tượng nhân vật Trương Phi trong đoạn trích “Hồi trống Cổ Thành”.
a. Phân tích đề lập dàn ý cho đề bài trên.
b. Chọn luận điểm trong dàn ý viết thành đoạn văn.
c. Triển khai dàn ý thành bài văn hoàn chỉnh.
Bài làm:
a. Phân tích đề, lập dàn ý:
a1. Phân tích đề:
+ Nội dung: Phân tích hình tượng nhân vật Trương Phi trong đoạn trích “Hồi trống Cổ Thành”.
+ Yêu cầu về hình thức (Thao tác nghị luận): sử dụng tổng hợp các thao tác: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận
+ Phạm vi tư liệu: đoạn trích “Hồi trống Cổ Thành”.
a2. Lập dàn ý:
*/ Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa” và đoạn trích “Hồi trống Cổ Thành”.
*/ Thân bài: Hình tượng nhân vật Trương Phi:
- Miêu tả gián tiếp qua lời kể chyện của tác giả và nhân vật người địa phương ’ là người tài năng, dũng mãnh, nóng nảy.
- Miêu tả trực tiếp:
§ Qua hành động:
+ Nghe tin Quan Công đến: “ chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp, vác mâu, lên ngựa, dẫn một nghìn quân, đi tắt ra của bắc”
+ Khi gặp Quan Công: “ mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công...”
’ Hành động dứt khoát, mạnh mẽ.
§ Qua lời nói:
+ Xưng hô “mày”, “tao”, nói Quan Công bội nghĩa,
+ Lí lẽ của Trương là: lẽ nào trung thần lại thờ hai chủ
+ Không nghe lời khuyên của bất cứ ai.
’ Ngôn ngữ bộc trực, nóng nảy.
§ Qua ứng xử, thái độ:
+ Kiên quyết dang tay đánh trống thử thách tấm lòng trung nghĩa của Quan Công trong ba hồi trống.
+ Mọi chuyện sáng tỏ, hết nghi ngờ, nhận lỗi, thụp lạy Vân Trường.
à Hình tượng Trương Phi tuyệt đẹp: dũng cảm, cương trực, trong sáng vô ngần,.
*/ Kết bài: 
- Khẳng định vẻ đẹp bất tử của nhân vật Trương Phi.
- Suy nghĩ và cảm nhận của bản thân.
b. Chọn luận điểm trong dàn ý viết thành đoạn văn.
c. Triển khai dàn ý thành bài văn hoàn chỉnh.
 4. Hướng dẫn HS tự học:
 a) Bài cũ:
- Nắm được kỹ năng phân tích đề, lập dàn ý,  bài văn nghị luận văn học.
- Hoàn thiện bài tập vừa làm trên lớp.
 b) Bài mới: Chủ đề 10 (2 tiết): Ôn tập cuối năm
...................................
Tuần 34, 35 Ngày soạn: 
Tiết 34, 35 Ngày giảng: 
Chủ đề 10
ÔN TẬP CUỐI NĂM 
(ÔN TẬP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI)
A. Mục tiêu bài học:
 1. Về kiến thức: Ôn tập, củng cố kiến thức về các văn bản văn học trong chương trình học kì II (chủ yếu là văn học trung đại) để có tri thức phục vụ cho các bài làm văn.
 2. Kĩ năng: Có kỹ năng tổng hợp, khái quát các tri thức từ các văn bản cụ thể đã học để nắm  những đặc điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật của các văn bản văn học trung đại Việt Nam.
 3. Về thái độ: Có ý thức ôn tập, củng cố, tổng hợp các tri thức đã học thành những nội dung cơ bản để nắm chương trình đã học và phục vụ các mục đích khác.
B. Chuẩn bị bài học:
 1. Giáo viên: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, bài soạn.
 2. Học sinh: SGK, vở ghi, sách tham khảo.
C. Hoạt động dạy học:
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ: không
 3. Bài mới.
Chủ đề 8 
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
* HĐ 1: ôn tập văn bản Chinh phụ ngâm.
? Những điểm chính về tác giả và dịch giả của tác phẩm?
? Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
? Nêu các giá trị nổi bật của tác phẩm?
? Vị trí đoạn trích trong tác phẩm?
 ? Nội dung của đoạn trích?
? Tâm trạng của người chinh phụ diễn biến như thế nào trong đoạn trích?
? Những biện pháp NT được sử dụng trong đoạn trích là gì? Tác dụng?
 * HĐ 2 : Hướng dẫn ôn tập Truyện Kiều.
? Cuộc đời của ND có những đặc điểm gì nổi bật? Ảnh hưởng đến sự nghiệp sáng tác như thế nào?
? Sự nghiệp thơ văn của ND gồm các sáng tác bằng các văn tự nào? Tác phẩm tiêu biểu?
 ? Đặc điểm chủ yếu về nội dung trong sáng tác của ND là gì?
 ? Những đặc sắc nghệ thuật của thơ văn ND?
? Vị trí đoạn trích trong tác phẩm?
 ? Nội dung của đoạn trích Trao duyên là gì?
? Diễn biến thái độ, tâm trạng của TK khi trao duyên như thế nào?
? Những biện pháp NT được sử dụng để diễn tả tâm trạng của Tk?
? Vị trí đoạn trích trong tác phẩm?
? Nội dung của đoạn trích? 
? Tk ở trong tình cảnh nào, làm công việc gì?
? Diễn biến tâm trạng của TK khi phải ở lầu xanh như thế nào?
? Những biện phápNT được ND sử dụng để miêu tả tình cảnh và tâm trạng của Tk?
I. Ôn tập văn bản Chinh phụ ngâm.
1. Tác giả - dịch giả :
- Nguyên tác chữ Hán: Đặng Trần Côn.
- Dịch giả chữ Nôm: Đoàn Thị Điểm.
2. Hoàn cảnh sáng tác:
Đầu đời Lê Hiển Tông, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra quanh kinh thành Thăng Long, nhiều trai tráng phải đi đánh trận để lại nỗi đau khổ, mất mát cho người thân nhất là người vợ lính nên ĐTC cảm động viết nên tác phẩm.
3. Giá trị tác phẩm:
a. Nội dung: 
- Lên án chiến tranh phong kiến phi nghĩa.
- Đấu tranh cho quyền sống và hạnh phúc lứa đôi.
b. Nghệ thuật:
- Thể loại: ngâm khúc
- Thể thơ:
+ nguyên tác : thể thơ trường đoản cú
+ bản dịch : thể thơ song thất lục bát
4. Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.
- Vị trí đoạn trích 
- Nội dung: Tâm trạng của người chinh phụ:
+ Nỗi cô đơn, lẻ loi, sự chở đợi mỏi mòn và khát khao có được sự đồng cảm, sẻ chia của người chinh phụ (8 câu đầu)
+ Nỗi buồn, sầu triền miên, da diết, khôn nguôi của người chinh phụ trải dài theo thời gian, không gian (8 câu tiếp theo).
+ Nỗi nhớ chồng tha thiết, mãnh liệt vượt qua không gian ngăn cách xa xôi (8 câu cuối đoạn trích).
- Nghệ thuật: 
+ Điệp từ, điệp ngữ bắc cầu; từ láy nhấn mạnh nỗi buồn, sự cô đơn và nỗi nhớ của người chinh phụ.
+ Câu hỏi tu từ: khát khao có sự đồng cảm, chia set tâm sự.
+ Tả cảnh ngụ tình: "Cảnh buồn người thiết tha lòng/ cảnh cây sương đượm tiếng trùng mưa phun".
II. Ôn tập Truyện Kiều:
1. Tác giả Nguyễn Du.
a. Cuộc đời:
+ Trải qua nhiều vùng quê khác nhau, có điều kiện tiếp xúc với nhiều nền văn hóa tạo điều kiện thuận lợi cho sự tổng hợp nghệ thuật của ND.
+ Xuất thân trong một gia đình phong kiến quyền quý tạo điều kiện cho ND học tập, hiểu biết sâu sắc về cuộc sống của tầng lớp quý tộc phong kiến và số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, để lại dấu ấn trong sáng tác.
+ Thời đại ND sống trải qua nhiều biến cố lịch sử lớn, cuộc đời của ND cũng trải qua nhiều thăng trầm (mười năm gió bụi, khoảng thời gian làm quan cho nhà Nguyễn) giúp tác giả hiểu biết về cuộc sống của nhân dân và ngôn ngữ nghệ thuật dân gian đã thể hiện trong sáng tác của ND.
b. Sự nghiệp thơ văn :
- Sáng tác bằng chữ Hán: Thanh Hiên thi tập (78 bài)- viết trước khi ra làm quan nhà Nguyễn; Nam trung tạp ngâm (40 bài)- viết lúc ra lm quan ở Huế v Quảng Bình; Bắc hành tạp lục (131 bi) – viết khi đi sứ Trung Quốc.
- Sáng tác bằng chữ Nôm: Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh); Văn chiêu hồn (Văn tế thập loại chúng sinh).
- Một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật thơ văn Nguyễn Du.
+ Đặc điểm nội dung: Đề cao cảm xúc, đề cao tình (về tình đời, tình người.)
· Tình cảm chân thành, cảm thông sâu sắc đối với cuộc sống và con người trong XHPK, đặc biệt là những người nhỏ bé, bất hạnh, người phụ nữ.
· Lên án và phê phán bản chất tàn bạo của chế độ PK chà đạp lên quyền sống của con người.
· Đề cao quyền sống con người, ca ngợi tình yêu đôi lứa, khát vọng tự do và hạnh phúc của con người.
" Đó cũng chính là giá trị nhân đạo trong tác phẩm của ND.
+ Đặc điểm nghệ thuật: 
 · Thơ chữ Hán: hàm súc, uyên bác, sử dụng linh hoạt nhiều thể thơ của TQ: ngũ ngôn, thất ngôn, ca, hành
· Thơ chữ Nôm: đậm đà bản săc dân tộc từ thể loại đến ngôn ngữ. ( Đặc biệt là Truyện Kiều)
2. Đoạn trích Trao duyên :
a. Vị trí đoạn trích: (SGK/103)
b. Nội dung: Diễn biến tâm trạng của TK khi trao duyên:
+ Thái độ của Thuý Kiều khi trao duyên rất khéo léo, tha thiết, chân thành, nhưng cũng còn mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm vì TK muốn níu giữ tình yêu của mình (18 câu đầu)
+ Sau khi trao duyên, tâm trạng của Kiều đau đớn và tuyệt vọng khi trở lại thực tại phũ phàng, tình yêu tan vỡ, thân phận bất hạnh (16 câu cuối đoạn trích).
c. Nghệ thuật: Miêu tả tinh tế diễn biến tâm trạng của nhân vật qua sự chuyển đối đối tượng đối thoại linh hoạt; Ngôn ngữ được lựa chọn tinh tế, giàu cảm xúc; Giọng điệu chậm buồn, thiết tha, đau đớn.
3. Đoạn trích Chí khí anh hùng:
a. Vị trí đoạn trích: (SGK/107)
b. Nội dung:
- Tình cảnh trớ trêu, ngang trái của TK khi bị rơi vào chốn lầu xanh : (4 câu đầu)
 - Tâm trạng thương thân, xót phận cho bản thân dựa trên sự ý thức về phẩm giá, nhân cách của TK. (2 câu tiếp theo).
- Tâm trạng đau đớn, xót xa, tủi hổ, bẽ bàng khi thân phận, nhân phẩm bị vùi dập trong chốn lầu xanh (8 câu tiếp theo)
- Thái độ hững hờ với các thú vui cầm kì thi họa, niềm vui gượng gạo vì không có người tri âm, tri kỉ.
c. Nghệ thuật : Biện pháp ước lệ, điệp từ điệp câu, biện pháp đối xứng đã diễn tả tinh tế tình cảnh trớ trêu và nỗi thương mình của TK. 
3.      Hướng dẫn tự học :
  a. Bài cũ :
- Nắm những đặc điểm chính về nội dung và nghệ thuật của Tác phẩm Chinh phụ ngâm, Truyện Kiều (tác giả, các đoạn trích).
- Nắm các dẫn chứng tiêu biểu cho các đặc điểm nội dung và nghệ thuật trên.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_10_tuan_20_den_35.doc