Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tuần 5

Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tuần 5

LẬP DÀN Ý BÀI VĂN TỰ SỰ

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

Giúp HS:

- Biết cách lập dàn ý bài văn tự sự (kể lại một câu chuyện) tương tự một truyện ngắn.

- Nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lập dàn ý để có thói quen lập dàn ý trước khi viết một bài văn tự sự nói riêng, các bài văn khác nói chung.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN.

ã SGK,SGV

ã Thiết kế bài học

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

 1. Kiểm tra bài cũ

2. Giới thiệu bài mới.

Trước khi nói điều gì các cụ ta ngày xưa đã dạy “ Ăn có nhai, nói có nghĩ”. Nghĩa là đừng vội vàng trong khi ăn và phải cân nhác kĩ lưỡng khi nói, làm một bài văn cũng vậy phải có dàn ý, có sự sắp xếp các ý, các sự kiện tương đối hoàn chỉnh. Để thấy rõ vai trò của dàn ý chúng ta tìm hiểu bài tập dàn ý bài văn tự sự

 

doc 9 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 2443Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LậP dàn ý bài văn tự sự
A. Mục tiêu bài học.
Giúp HS:
- Biết cách lập dàn ý bài văn tự sự (kể lại một câu chuyện) tương tự một truyện ngắn.
- Nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lập dàn ý để có thói quen lập dàn ý trước khi viết một bài văn tự sự nói riêng, các bài văn khác nói chung.
B. phương tiện thực hiện.
SGK,SGV
Thiết kế bài học
C. Tiến trình dạy học.
 1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới.
Trước khi nói điều gì các cụ ta ngày xưa đã dạy “ Ăn có nhai, nói có nghĩ”. Nghĩa là đừng vội vàng trong khi ăn và phải cân nhác kĩ lưỡng khi nói, làm một bài văn cũng vậy phải có dàn ý, có sự sắp xếp các ý, các sự kiện tương đối hoàn chỉnh. Để thấy rõ vai trò của dàn ý chúng ta tìm hiểu bài tập dàn ý bài văn tự sự
Phương pháp 
Nội dung cần đạt 
 GV: (Học sinh đọc phần trích trong SGK) trả lời các câu hỏi.
GVH: Nhà văn Nguyên Ngọc nói về ván đề gì ?
GVH Qua lời kể của Nguyên Ngọc anh (chị) học tập được điều gì trong quá trình hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện để chuẩn bị lập dàn ý cho bài văn tự sự ?
 (H/S đọc SGK)
GVH: Theo suy ngẫm của nhà văn Nguyễn Tuân có thể kể về hậu thân của chị Dậu bằng những câu chuyện (1 và 2). Anh (chị) hãy lập dàn ý cho bài văn kể về một trong hai câu chuyện trên ?
GVH: Dựa vào câu nói của Lênin, anh chị hãy lập dàn ý về một câu chuyện một học sinh tốt phạm phải sai lầm trong phút yếu mềm nhưng đã kịp thời tỉnh ngộ chiến thắng bản thân vươn lên trong học tập.
GV: HS về nhà làm bài 2.
I. Hình thức ý tưởng dự kiến cốt truyện
HSĐ&TL: 
HSPB: Nhà văn nói về truyện ngắn “ Rừng Xà Nu”:
+ Chọn nhân vật: Anh Đề - mang cái tên Tnú rất miền núi.
+ Dít đến và là mối tình sau của Tnú. Như vậy phải có Mai (chị của Dít)
+ Cụ già Mết phải có vì là cuội nguồn của bản làng, của Tây Nguyên mà nhà văn đã thấy được cả thằng bé Heng.
HSPB: Về tình huống và sự kiện để kết nối nhân vật.
+ Cái gì, nguyên nhân nào là nổi bật lên sự kiện, nội dung diệt cả 10 tên ác ôn những năm tháng chưa hề có tiếng súng cách mạng. Đó là cái chết của mẹ con Mai hay mười ngón tay của Tnú bốc lửa.
+ Các chi tiết khác tự nó đến như rừng Xà nu gắn liền với số phận mỗi con người. Các cô gái lấy nước ở vòi nước đầu làng, các cụ già lom khom, tiếng nước lách tách trong đêm khuya.
=> Muốn viết được bài văn kể lại một câu truyện hoặc viết một truyện ngắn ta phải hình thành ý tưởng và phác thảo một cốt truyện (dự kiến tình huồng sự kiện và nhân vật ) theo Nguyên ngọc.
 II. Lập dàn ý
HSĐ&TL: 
HSPB: Câu chuyện một
ánh sáng
Mở bài: - Chị Dậu hớt hải chạy về hướng làng mình trong đêm tối.
Chạy về nhà, trời đã khuya thấy một người lạ đang nói chuyện với chồng.
Vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi.
Thân bài: - Người khách lạ là cán bộ Việt Minh tìm đến hỏi thăm tình cảnh gia đình anh Dậu.
Từng bước giảng giải cho vợ chồng chị Dậu nghe vì sao dân mình khổ, muốn hết khổ phải làm gì ? Nhân dân chung quanh vùng họ đã làm được gì ? Như thế nào ?
Người khách lạ thấy thỉnh thoảng ghé thăm gia đình anh Dậu, mang tin mới, khuyến khích chi Dậu.
Chị Dậu đã vận động những người xung quanh
Chị đã dẫn đầu đoàn dân công lên huyện, phủ phá kho thóc của Nhật chia cho người nghèo.
Kết bài: - Chị Dậu và bà con xóm làng chuẩn bị đến mừng ngày tổng khởi nghĩa.
Chị Dậu đón cái Tý trở về.
III. Củng cố
HS: Chép lại phần ghi nhớ (SGK)
IV.Luyện tập.
HSLBT: 
Sau Cơn giông
Mở bài: Nam (tên nhân vật) ngồi một mình ở nhà vì cậu đang bị đình chỉ học tập. Cậu rất buồn.
Thân bài: + Nam nghĩ về những khuyết điểm, việc làm của mình trong những lúc yếu mềm. Đó là trốn học đi chởi lêu lổng với bạn. Chuyến đi ấy chẳng mang lại kết quả gì.
Gần một tuần bỏ học, bài vở không nắm được, Nam bị điểm xấu liên tiếp và hạnh kiểm yếu trong học kỳ một.
Nhờ sự nghiêm khắc của bố, mẹ cộng với sự giúp đỡ của thầy, bạn, Nam đã nhìn thấy lỗi lầm của mình.
Chăm chỉ học hành, tu dưỡng mọi mặt.
Kết quả cuối năm Nam đạt học sinh tiến tiến.
Kết bài: +Suy nghĩ của Nam sau lễ phát thưởng.
 + Bạn rủ đi chơi xa, Nam đã từ chối khéo.
UY-Lít-xơ trở về
(Trích khúc ca XXIII - Ô-di-xê- Sử thi Hi Lạp)
A. Mục tiên bài học
Giúp HS:
Hiểu được trí tuệ và tình yêu chung thủy là những phẩm chất cao đẹp mà con người trong thời đại Hô-me-rơ khát khao vươn tới.
Thấy được đặc sắc cơ bản của nghệ thuật trần thuật đấy kịch tính, lối miên tả tâm lí, tính cách nhân vật sử thi của Hô-me-rơ.
Rèn kỹ năng đọc, hiểu một trích đoạn sử thi.
B. Phương tiện thực hiện
SGK, SGV.
Thiết kế bài học.
C. Tiến trình dạy học
1.	Kiểm tra bài cũ.
2.	Giới thiệu bài mới.
 Tác phẩm ra đời vào thời kỳ con người Hi Lạp mở rộng địa bàn hoạt động ra biển cả. Trong sự nghiệp khám phá và chinh phục thế giới bao la và bí hiểm đó, con người ngoài lòng dũng cảm đòi hỏi phải có những phẩm chất cần thiết như thông minh, tỉnh táo, mưu chước, khôn ngoan. Hình tượng Uylitxơ chính là lí tưởng hóa sức mạnh của trí tuệ của người Hi-Lạp.
Mặt khác Ô-đi-xê ra đời khi người Hi-Lạp sắp bước vào ngưỡng cửa của chế độ chiếm hữu nô lệ. Từ đây con người giã từ chế độ công xã thị tộc để thay vào đó tổ chức gia đình. Hôn nhân một vợ một chồng xuất hiện. Nó đòi hỏi tình cảm quê hương, gia đình gắn bó, thủy chung. Hô-mê-rơ là một thiên tài dự đoán cho thời đại ông. Cả hai ý tưởng trí tuệ và tình yêu chung thủy được thể hiện trong đoạn trích Uylitxơ trở về.
phương pháp 
Nội dung cần đạt 
GV: Gọi HS đọc phần tiểu dẫn SGK
GVH: Phần tiểu dẫn trình bày nội dung gì ? Em biết những gì về Hô-mê-rơ ?
GVH: Anh(chị) hãy tóm tắt cốt truyện ?
GVH: Em nêu chủ đề của sử thi Ô-đi-xê ?
 Chủ đề
GV: Gọi HS thay nhau đọc.
+ Giải thích từ khó (SGK)
GVH : Vị trí đoạn trích ở đâu trong tác phẩm ? Nó miêu tả sự kiện gì ? 
 GVH: Đoạn trích có thể chia làm mấy đoạn? Mỗi đoạn nêu bật nội dung gì ?
GVH: Pê-nê-lốp đang trong hoàn cảnh như thế nào ?
GVH: Khi nghe nhũ mẫu báo tin chồng nàng đã trở về đã trừng trị bọn cần hôn, tâm trạng của Pê-nê-lốp như thế nào?
GVH: Thái độ, suy nghĩ của Pê-nê-lốp thể hiện như thế nào trước lời nhũ mẫu ?
GVH: Thái độ và suy nghĩ ấy của nàng Pê-nê-lốp thể hiện tâm trạng gì ?
GVH: Khi nàng sắp gặp mặt Uy-lit-xơ thì tâm trạng nàng như thế nào ?
GVH: Giữa lúc ấy, thái độ của Tê-lê-mác con trai nàng thể hiện như thế nào ?
GVH: Trước lời lẽ của con tâm trạng Pê-nê-lốp thể hiện như thế nào ?
GVH: Nghệ thuật thể hiện tâm trạng của Pê-nê-lốp như thế nào ?
GVH: Em có suy nghĩ gì về tâm trạng của Pê-nê-lốp ?
GVH: Ai là người đưa ra thử thách ? Dấu hiệu của thử thách ấy được bộc lộ như thế nào ? Từ đó thấy vẻ đẹp gì của Pê-nê-lốp ?
GVH: Ai là người chấp nhận thử thách, thái độ của người ấy như thế nào từ khi Pê-nê-lốp nói với con trai ?
GVH: Chàng đã nói gì với con trai của mình ? Em có suy nghĩ gì về câu nói đó ?
GVH: Ta hiểu như thế nào về tâm trạng của Uy-lit-xơ ?
GVH: Sự thử thách bắt đầu từ chi tiết nào ?
GVH: Em có suy nghĩ gì về câu nói này ?
GVH: Pê-nê-lốp đã làm gì ? em có suy nghĩ gì về chi tiết này ?
GVH: Tình thế này buộc Uy-lit-xơ phải làm gì ?
GVH: Uy-lit-xơ đã nói những gì ? Em có nhận xét gì về cách miêu tả này ?
GVH: Sau lời chân tình của Uy lit xơ về chiếc giường. Pê-nê-lốp đã thể hiện như thế nào ? Nàng nói những gì ?
GV : Cho HS đọc kỹ đoạn từ “dịu hiền thay” đến “không nỡ buông rời”
GVH : Đoạn cuối, tác giả miêu tả tâm trạng và cử chỉ của Pê-nê-lốp bằng biện pháp nghệ thuật nào ? 
GVH: Em có suy nghĩ gì về nhân vật Uy-lít-sơ trong cảnh sum họp ?
GVH: Đoạn trích có ý nghĩa gì?
GV: Phân tích đoạn trích Uy-lít-xơ trở về như một màn kịch nhỏ : có mâu thuẫn, xung đột, có phát triển, có đỉnh điểm, có mở nút.
I. tìm hiểu chung
Tiểu dẫn
HSĐ&TL: 
HSPB : Tiểu dẫn giới thiệu vài nét về Hô-mê-rơ và tóm tắt sử thi Ô-đi-xê.
* Đây là nhà thơ mù của Hi-Lạp sống vào thế kỷ IX và VII trước Công nguyên. Ông sinh trưởng trong một gia đình nghèo bên kia sông Mê-Lét. Ông đã tập hợp tất cả những thần thoại và truyền thuyết để hoàn thành hai bộ sử thi đồ sộ I-li-at và Ô-đi-xê. 
* Ô-đi-xê kể lại cuộc hành trình về quê của Uy-lit- xơ sau khi hạ thành Tơ-Roa. Tác phẩm gồm 12110 câu thơ chia làm 24 khúc ca. Câu chuyện bắt đầu từ thời điểm Uy-lit-xơ đang bị nữ thần Ca-lip-xô dâng linh đan để chàng trường sinh bất tử cùng cung sỗng với nàng. Các thần cầu xin Dớt. Thần Dới lệnh cho Ca-lip-xô phải để chàng đi. Uy-lit-xơ gặp bão, thần biển trả thù Uy-lit-xơ vì chàng đã đâm thủng mắt Xi-clốp - đứa con trai của thần. Uy-lit-xơ may mắn dạt vào xứ sở của An-ki-nô-ốt. Biết chàng là người đã làm nên chiến công con ngựa gỗ thành Tơ-roa. Nhà vua yêu cầu chàng kể lại cuộc hành trình từ ca khúc I tới ca khúc XII. Được nhà vua An-ki-nô-ốp giúp đỡ, Uy-lít-xơ đã trở về quê hương. Lúc này Pê-nê-lốp – vợ của chàng tại quê nhà phải đối mặt với 108 tên vương tôn công tử đến cầu hôn. Uy-lit-xơ cùng con trai và đám gia nhân trung thành lập mưu trừng trị bọ chúng, gia đình Uy-lit-xơ được xum họp một nhà.
HSPB: Quá trình chinh phục thiên nhiên biển cả đông thời miêu tả cuộc đấu tranh để bảo vệ hạnh phúc gia đình của người Hi-Lạp thời cổ.
2.Vị trí, bố cục, chủ đề của đoạn trích:
HSĐ&TL: 
HSPB: Trước đoạn trích này là Uy-lít-xơ giả vờ làm người hành khất vào được ngôi nhà của mình và kể cho Pê-nê-lốp nghe những câu chuyện về chồng nàng mà anh ta biết. Pê-nê-lốp tổ chức thi bắn. Dựa vào đó hai cha con Uy-lít- xơ đã tiêu diệt 108 vương tôn công tử láo xươc và nhưng gia nhân không trung thành. Đoạn trích này bắt đầu từ đó.
HSPB: Miên tả hai cuộc tác động đối vói nàng Pê-nê-lốp và cuộc đấu trí giữa Pê-nê-lốp và Uy-lít-sơ qua cuộc thử thách để gia đình được đoàn tụ, hạnh phúc.
HSPB: Đoạn trích chia làm 3 đoạn:
a Từ đầu đến: “và người giết chúng”: Tác động của nhũ mẫu với nàng Pê-nê-lốp.
b. Tiếp đó đến: “ Con cũng không phải người kém gan dạ”. Tác động của Tê-lê-mac với mẹ.
c. Còn lại: cuộc đấu trí hay thử thách giữa Pê-nê-lốp và Uy-lit-xơ để gia đình đoàn tụ.
II. nội dung chính
Tâm trạng của nàng Pê-nê-lốp 
HSĐ&TL: 
 HSPB: Tâm trạng của nàng Pê-nê-lốp trước hai tác động và cuộc đấu trí qua thử thách để gia đình hạnh phúc. 
+ Tâm trạng của nàng Pê-nê-lốp khi nghe tin chồng trở về.
+ Thử thách và sum họp.
- Chờ đợi chồng 20 năm trời đằng đẵng.
Tấm thảm ngày dệt đêm tháo làm kế trì hoãn thúc bách của bọn cầu hôn.
+ Cha mẹ đẻ của nàng thúc giục tái giá.
HSPB: Trước đoạn trích này, Pê-nê-lốp nghe tin đột ngột: “Mừng rỡ cuống cuồng nhảy ra khỏi giường ôm chầm lấy bà lão nước mắt chan hòa”. Đấy là biểu thị lòng thủy chung , niềm sướng vui hạnh phúc của nàng nếu chồng nàng thực sự trở về.
Đầu đoạn trích tâm trạng của Pê-nê-lốp thể hiện bằng một thái độ, một suy tư.
HSPB: Nàng không cương quyết bác bỏ ý của nhũ mẫu mà thần bí mọi việc: “ Đây là một vị thần đã giết bọn cầu hôn danh tiếng, một vị thần bất bình vì sự láo xược bất kham và những hành động nhuốc nhơ của chúng. Còn về phần Uy-lit-xơ thì ở nơi đất khách quê người, chàng hết hi vọng trở lại đất A-cai chính chàng cũng đã chết rồi.
HSPB: Đây là nét tâm lý của nàng Pê-nê-lốp. Nàng trấn an nhũ mẫu và cũng là cách để tự trấn an mình.
HSPB: Tâm trạng nàng “rất đỗi phân vân”. Nó biểu hiện ở dáng điệu, cử chỉ trong sự lúng túng tìm cách ứng xử. “ Không biết nên đứng xa hay nên lại gần ôm lấy đầu, cầm lấy tay mà hôn”. Nàng dò xét, suy nghĩ, tính toán mông lung nhưng cũng không giấu được sự bàng hoàng xúc động khôn cùng: “ Ngồi lặng thing trên ghế hồi lâu, lòng sửng sốt, khi thì đăm đăm âu yếm nhìn chồng, khi lại không nhận ra chồng dưới bộ áo quần rách mướp”.
HSPB: Trách mẹ gay gắt: “ Mẹ ơi, mẹ thật tàn nhẫn và lòng mẹ độc ác quá chừngkhông, không một người đàn bà nào sắt đá đến mức chồng đi biền biệt hai mươi năm naybây giờ mời về xứ sở mà lại có thể ngồi cách xa chồng đến vậy”.
HSPB: Tâm trạng của Pê-nê-lốp phân vân cao độ và xúc động. Nàng nói với con trai mình: “Lòng mẹ kinh ngạc quá chừng. Mẹ không sao nói được một lời, mẹ không thể hỏi han, cũng không thể nhìn thẳng mặt người”.
HSPB: Không mổ xẻ tâm lí nhân vật mà đưa ra dáng điệu, một cử chỉ một cách ứng xử hay xây dựng những đối thoại giữa các nhân vật. Lập luận này tuy chất phác đơn sơ nhưng rất hồn nhiên của con người Hi-Lạp thời cổ. 
HSPB: Pê-nê-lốp là con người trí tuệ, thông minh và tỉnh táo biết kìm nén tình cảm của mình. Bên cạnh sự thông minh, tỉnh táo là sự thận trọng của nàng không thừa nó rất phù hợp với hoàn cảnh của nàng lúc này. Pê-nê-lốp là người tỉnh táo mà tế nhị, kiên quyết mà thận trọng, trí tuệ mà rất giầu tình cảm. 
Thử thách và sum họp
HSĐ&TL: 
HSPB: Pê-nê-lốp là người đưa ra thử thách. Dấu hiệu sự thử thách được trình bày qua lời của Pê-nê-lốp thật tế nhị và khéo léo. Nàng không nói trực tiếp với Uy-lit-xơ mà thông qua đối thoại với con trai: “ Nếu quả thật đây là Uy-lit-xơ thì thế nào cha mẹ cũng nhận ra nhau”. Chắc chắn Pê-nê-lốp đã liên tưởng tới điều bí mật sẽ đem ra thử thách. Đó là cái giường. Từ đó ta thấy vẻ đẹp về tâm hồn và trí tuệ của Pê-nê-lốp.
HSPB: Người chấp nhận thử thách là Uy-lit-xơ Từ khi đặt chân về ngôi nhà của mình sau 20 năm trời xa xôi và cách biệt. Uy-lít-xơ đã bộc lộ tâm trạng: Kìm nén mọi xúc động của tình vợ chồng, cha con, thể hiện trí tuệ thông minh và khôn khéo qua thái độ và việc làm. 
+ Giả làm hành khất.
+ Kể lại câu chuyền về chồng nàng Pê-nê-lốp cho nàng nghe chính mình chứng kiến.
+ Tiêu diệt những kẻ cầu hôn, trùng phạt lũ đầy tớ phản bội. Đặc biệt khi nghe Pê-nê-lốp nói với con trai. Uy-lit-xơ “mỉm cười”. Đây là cái cười đồng tình chấp nhận và tin vào trí tuệ của mình.
HSPB: Chàng nói với Tê-nê-mác - con trai của mình: “Tê-lê-mác con đừng làm rầy mẹ. Mẹ muốn thử thách cha ở tại cái nhà này. Thế nào rồi mẹ con cũng nhận ra, chắc chắn như vậy” câu nói này thể hiện sự tế nhị, khôn khéo của Uy-lit-xơ nói với con nhưng chính là nói với Pê-nê-lốp.
HSPB: Mục đích cao nhất của Uy-lit-xơ là làm thế nào để vợ nhận ra chồng. Nhưng anh không vội vàng hấp tấp, không nôn nóng như con trai, với cái đầu “lạnh” chàng nén cái cháy bỏng sục sôi trong lòng để có thái độ bình tĩnh tự tin. Trí tuệ ấy ai hơn !
HSPB: Từ chi tiết Uy-lit-xơ trách “ Trái tim sắt đá” của Pê-nê-lốp và nhờ nhũ mẫu khiêng cho một chiếc giường: “Già ơi! già hãy kê cho tôi một chiếc giường như tôi ngủ một mình bấy lâu nay ?”
HSPB: Vừa trách móc vợ vừa thanh minh về sự thủy chung của mình 20 năm nay. Nhưng câu nói này làm nguyên cớ để Pê-nê-lốp đưa ra sự thử thách.
HSPB: Sai nhũ mẫu khiêng chiếc giường kiên cố ra khỏi phòng, việc sai Nhũ mẫu khiêng chiếc giường ra là sự thử thách chứ không phải là mục đích.
HSPB: Uy-lít-xơ phải “giật mình, chột dạ”. Vì chiếc giường đó không thể xê dịch được, sao bấy giờ lại khiêng ra được. Do đó buộc chàng phải lên tiếng.
HSPB: Chàng đã miên tả thật chi tiết, tỉ mỉ chiếc giường (đọc đoạn văn). Uy-lit-xơ muốn nhắc lại tình yêu, tình vợ chồng son sắt cách đây hơn 20 năm. Miêu tả cái giường đầy bí mật ấy Uy-lit-xơ đã giải mã dấu hiệu riêng mà Pê-nê-lốp đặt ra.
HSPB: Nàng Pê-nê-lốp “bủn rủn cả chân taybèn chạy lại nước mắt chan hòa ôm lấy cổ chồng, hôn lên trán chồng” cử chỉ ấy thật cảm động. Nàng nói lí do vì sao từ lâu nàng tự khép cánh cửa lòng mình trước bất cứ ai. Vì “luôn lo sợ có người đến đây dùng lời đường mật đánh lừa, đời chẳng thiếu gì những người xảo quyệt chỉ làm điều tai ác”. Lí do đưa ra để chứng kiến tấm lòng trong sạch, thủy chung của nàng
=> Pê-nê-lốp dùng sự khôn khéo để xác minh sự thật, Uy-lit-xơ bằng trí tuệ nhạy bén đáp ứng được điều thử thách ấy. Đât là sự gặp gỡ của hai tâm hồn, trí tuệ. Cả hai đều thắng không có người thua.
HSPB: Miêu tả tâm trạng của Pê-nê-lốp bằng sự so sánh liên tưởng. Trước khi so sánh nhà thơ đã miêu tả tỉ mỉ cụ thể những người bị đắm thuyền sống sót, thấy được đất liền. Đất liền dịu hiền bao nhiêu đối với nhũng người bị đắm thuyền thì Uy-lit-xơ cũng như vậy với Pê-nê-lốp. Nàng rất xứng đáng với hạnh phúc mà nàng được hưởng.
HSPB: Trí tuệ và tình yêu son sắt của Uy-lit-xơ đã mang đến cho chàng cái hạnh phúc tột đỉnh. Đó là nước mắt của niềm vui và hạnh phúc.
III. củng cố
ý nghĩa đoạn trích
HSTL
HSPB: Đề cao, khẳng định sức mạnh của tâm hồn và trí tuệ con người Hi-Lạp . Đồng thời làm rõ giá trị hạnh phúc gia đình khi người Hi-Lạp chuyển từ chế độ thị tộc sang chế độ chiếm hữu nô lệ.
- Khẳng định thiên tài của Hô-mê-rơ.
- Đoạn trích giúp người đọc hiểu được nghệ thuật sử thi là: Miêu tả tỉ mỉ có xu hướng “Trì hoãn sử thi” dựng đối thoại và so sánh làm nổi bật tâm trạng nhân vật.
- Ghi nhớ (tham khảo SGK)
- Bốn nhân vật đều lần lượt xuất hiện trên sân khấu. Các nhân vật đều thể hiện tính cách của mình qua đối thoại. Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm khi Uy-lit-xơ nhờ nhũ mẫu khiêng cho một chiếc giường để “ ngủ một mình” và việc Pê nê lốp đồng ý. Lời lẽ giải thích của Uy-lit-xơ là bước cởi nút giải quyết mâUy-lit-xơ thuẫn kịch.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 5.doc