Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tuần 8

Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tuần 8

TẤM CÁM

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp H/S:

1. Nêu được ý nghĩa những mâu thuẫn, xung đột và sự biến hóa của tấm trong truyện.

2. Nắm được giá trị nghệ thuật của truyện

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

- SGK,SGV

- Thiết kế bài học.

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ.

2. Giới thiệu bài mới.

Đã từ lâu, cô Tấm xuất hiện trong lời kể của bà, của mẹ, trên sân khấu cuộc đời làm ta bao lần rưng rưng cảm động. Cô Tấm đã đi vào đời sống văn hoá, trong nếp nghĩ, sự chia sẻ và cảm thông của người nông dân bị áp bức ngày xưa. Để làm rõ nội dung ấy, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung của truyện.

 

doc 7 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 1400Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tấm cám
a. mục tiêu bài học
Giúp H/S:
1. Nêu được ý nghĩa những mâu thuẫn, xung đột và sự biến hóa của tấm trong truyện.
2. Nắm được giá trị nghệ thuật của truyện
b. phương tiện thực hiện
- SGK,SGV
- Thiết kế bài học. 
C. tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Giới thiệu bài mới.
Đã từ lâu, cô Tấm xuất hiện trong lời kể của bà, của mẹ, trên sân khấu cuộc đời làm ta bao lần rưng rưng cảm động. Cô Tấm đã đi vào đời sống văn hoá, trong nếp nghĩ, sự chia sẻ và cảm thông của người nông dân bị áp bức ngày xưa. Để làm rõ nội dung ấy, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung của truyện.
Phương pháp 
Nội dung cần đạt 
I. giới thiệu chung.
( H/S đọc phần tiểu dẫn SGK)
Tiểu dẫn
- Sách giáo khoa trong phần tiểu dẫn đề cập tới nội dung gì ?
(H/S đọc văn bản)
GV: ví dụ: 
+ Cô Lọ Lem (Pháp)
+ Con cá vàng ( Thái Lan)
+ Đôi giày vàng ( Chăm).
2. Bố cục
SGK chia đoạn rất rõ.
Em hãy tìm ý của mỗi đoạn ?
3. Chủ đề
- Em hãy xác định chủ đề của truyện.
4. Giải nghĩa từ khó (SGK)
II. Đọc – hiểu
1. Thân phận của Tấm
(Học sinh lần lượt đọc)
- Cuộc đời và số phận bất hạnh của Tấm được miêu tả như thế nào?
- Mấy chi tiết ấy gợi cho em suy nghĩ gì ?
- Tác giả dân gian đã miêu tả diễn biến truyện như thế nào để dẫn đến xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám ?
- Em có nhận xét gì về những chi tiết miêu tả để làm nổi bật mâu thuẫn ?
- Mâu thuẫn trong truyện đại diện cho lực lượng đối lập nào? gia đình hay xã hội ?
- Con đường dẫn đến hạnh phúc của Tấm được miêu tả như thế nào ?
- Em có suy nghĩ gì về con đường dẫn đến hạnh phúc của Tấm? Hạnh phúc ấy cho em cảm nhận gì ?
2. Cuộc đấu tranh không khoan nhượng để giành lại hạnh phúc
(Học sinh đọc phần 3 còn lại)
Tấm đã trải qua mấy kiếp hồi sinh ?
Phân tích từng hình thức biến hoá của Tấm ? Quá trình biến hoá ấy nói lên ý nghĩa gì ?
Em có nhận xét gì về những nhân vật hoá thân của Tấm ?
- Nếu đôi giày là vật trao duyên thì cái gì là vật nối duyên ? Em hãy phân tích ?
- Ngoài nghệ thuật lựa chọn sự việc và chi tiết, anh (chị) còn phát hiện ra yếu tố nghệ thuật nào ?
III. Củng cố
(Tham khảo phần ghi nhớ SGK)
Nêu ấn tượng sau khi đọc truyện.
- Phần tiểu dẫn trình bày nội dung.
+ Phân loại truyện cổ tích. Truyện cổ tích được chia làm 3 loại. Đó là cổ tích sinh hoạt, cổ tích loài vật và cổ tích thần kì.
+ Truyện cổ tích thần kì chiếm số lượng nhiều nhất. Đó là loại truyện có sự tham gia của nhiều yếu tố thần kì vào tiến trình phát triển của truyện (tiên, bụt, sự biến hóa thần kì, vật báu trả ơn). Nội dung truyện cổ tích thần kì là đề cập tới số phận bất hạnh của người lao động, về hạnh phúc gia đình, về công bằng xã hội, về phẩm chất và năng lực của con người.
+ Truyện Tấm Cám thuộc cổ tích thần kì. Truyện Tấm Cám được phổ biến ở nhiều dân tộc trên thế giới. Theo thống kê trên thế giới có 564 kiểu truyện Tấm Cám. ở Việt Nam có 30 kiểu truyện Tấm Cám.
- Đoạn 1: Cuộc đời và số phận bất hạnh của Tấm. Nhưng Tấm luôn được bụt giúp đỡ.
- Đoạn 2: Vật báu trả ơn, hạnh phúc đã đén với Tấm.
- Đoạn 3: Cuộc đấu tranh không khoan nhượng qua những kiếp hồi sinh của Tấm để giành lại hạnh phúc.
- Miêu tả cuộc đời và số phận bất hạnh của Tấm. Đồng thời thể hiện cuộc đấu tranh không khoan nhượng để giành lại hạnh phúc trong xã hội phong kiến ngày xưa.
- Mấy dòng mở đầu của truyện ta rút ra
- Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ.
- Mẹ Tấm chết khi Tấm còn nhỏ tuổi
+ Cha chết, Tấm ở với dì ghẻ là mẹ đẻ của Cám.
Tấm mồ côi cả cha lẫn mẹ, là đứa con riêng lại là phận gái, sống trong xã hội phong kiến ngày xưa, nỗi khổ của Tấm bị đè nặng như một trái núi. Tấm đại diện cho cái thiện là cô gái chăm chỉ hiền lành đôn hậu.
- Tác giả dân gian đã miêu tả:
+ Tấm làm nụng vất vả suốt ngày, đêm lại xay lúa giã gạo trong khi Cám được mẹ nuông chiều, ăn trắng mặc trơn quanh quẩn ở nhà không phải làm việc nặng.
+ Cám lừa Tấm trút hết giỏ tép để giành phần thưởng chiếc yếm đỏ.
+ Mẹ con Cám lừa giết cá bống ăn thịt.
+ Mẹ con Cám không muốn cho Tấm đi xem hội đổ thóc trộn lẫn gạo bắt nhặt.
+ Khi thấy Tấm thử giày, mụ dì ghẻ bĩu môi tỏ vẻ khinh miệt.
+ Giết Tấm và giết cả những kiếp hồi sinh của Tấm.
- Mẹ con Cám bóc lột Tấm về vật chất và cả tinh thần.
+ Vật chất: lao động quần quật suốt ngày, trút giỏ cá, bắt bống ăn thịt.
+ Tinh thần: giành chiêc yếm đỏ, không cho xem hội, khing miệt khi thử giầy.
Không chỉ bóc lột về vật chất, tinh thần, chúng đã nhẫn tâm giết Tấm đẻ cướp đoạt hạnh phúc. Chúng không chỉ giết một lần mà tới 4 lần. Những kiếp hồi sinh của Tấm: Tấm chết g vàng anhgxoan đàogkhung cửigcây thị.
Tấm khổ sở và bất hạnh, mẹ con Cám ác đến tận cùng của cái ác. Mâu thuẫn và xung đột càng trở lên căng thẳng.
- Bản thân của mâu thuẫn này là thể hiện sự xung đột trong gia đình chế độ mẫu quyền thời cổ, khi người phụ nữ giữ vai trò quan trọng. Song mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác chủ yếu. Truyện Tấm Cám mượn xung đột trong gia đình để phản ánh mâu thuẫn xã hội. Cái thiện là Tấm( chịu thương chịu khó bắt đầy giỏ tép, chăn trâu đồng xa, nhịn cơm để dành nuôi bống, thật thà cả tin nghe lời mụ dì ghẻ). Cái ác hiện hành qua mẹ con Cám (lừa gạt lấy giỏ tép tước đoạt ước mơ nhỏ bé là cái yếm đỏ, lén lút giết bống, trắng trợn trộn thóc lẫn gạo nhằm dập tắt niềm vui được giao cảm với đời của Tấm).
- con đường dẫn đến hạnh phúc của Tấm chính là xu hướng giải quyết mâu thuẫn. Muốn giải quyết mâu thuẫn ấy, tác giả dân gian đã sử dụng yếu tố kì ảo trong truyện. Bụt xuất hiện mỗi khi Tấm buồn, an ủi, giúp đỡ. Tấm mất yếm đào, Bụt cho cá bống. Tấm mất bống, Bụt cho hi vọng đổi đời. Tấm bị trà đạp, Bụt cho đàn chim sẻ đén giúp Tấm để tấm đi hội làng gặp nhà vua và trở thành Hoàng hậu.
- Từ cô giá mồ côi,Tấm trở thành Hoàng Hậu. Hạnh phúc ấy chỉ có ở con người hiền lành lương thiện, chăm chỉ. Điều đó đã trở lên triết lí “ ở hiền, gặp lành”. Đây cũng là quan niệm phổ biến trong truyện cổ tích thần kì ở Việt Nam. Mặt khác trở thành Hoàng Hậu là ước mơ , khát vọng lớn lao của người nông dân bị đè nén áp bức. Song truyện Tấm Cám không dừng lại ở kết thúc phổ biến đó mà mở ra một hướng khác. Đó là cuộc đấu tranh không khoan nhượng giành lại hạnh phúc
Tấm trải qua bốn kiếp hồi sinh:
Chim Vàng Anh " xoan đào " khung cửi " quả thị.
Tấm bị giết hoá thành chim Vàng Anh, Vàng Anh bị giết mọc lên cây xoan đào. Xoan đào bị chặt làm thành khung cửi. Khung cửi bị đốt mọc lên cây thị . Từ quả thị Tấm chui ra làm chuyện bất ngờ, trở lại làm người gặp lại Hoàng tử.
Một cô Tấm hiền lành lương thiện vừa ngã xuống, một cô Tấm mạnh mẽ quyết liệt sống dậy trở về với cuộc đời đòi đổi lại hạnh phúc. Tấm hoá Vàng Anh để báo hiệu sự có mặt của mình. Vàng Anh bị giết. Tấm hoá thành cây xoan đào, khung cửi dệt tuyên chiến với kẻ thù "cót ca, cót két, lấy tranh chồng chị, chị khoét mắt ra". Khung cửi dệt, quả thị là những vật Tấm hóa thân cũng là những gì bình dị, thân thương trong cuộc sống dân dã. Đó là những hình ảnh đẹp tạo ấn tượng thẩm mĩ cho truyện.
Những vật hoá thân cũng đều là những yếu tố kì ảo. Song nó khác hẳn yếu tối kì ảo như ông Bụt ở phần đầu của truyện. ở phần đầu của Bụt hiện lên giúp Tấm mỗi lần Tấm khóc, ở đây Tấm không hề khóc, không thấy có sự xuất hiện của Bụt. Tấm phải tự mình giành và giữ hạnh phúc. Cho nên vàng anh, xoan đào, khung cửi, quả thị chỉ là nơi Tấm gửi linh hồn để trở về đấu tranh quyết liệt với cái ác giành lại hạnh phúc.
Mặt khác những vật hoá thân này có thể bị ảnh hưởng ở thuyết luân hồi của đạo Phật. Song đó chỉ là mượn cái vẻ bề ngoài của thuyết luân hồi để thể hiện mơ ước, tinh thần lạc quan của nhân dân lao động. Bởi theo thuyết luân hồi đạo Phật kiếp này chịu đau khổ vì tội lỗi từ kiếp trước, sau đó tìm hạnh phúc ở cõi Niết bàn cực lạc. Cô Tấm chết đi sống lại không phải tìm hạnh phúc ở cõi Niết bàn mà quyết giành và giữ hạnh phúc ngay ở cõi đời này. Đây là thể hiện lòng yêu đời và bản chất duy vật của người lao động khi sáng tạo truyện cổ tích.
Nếu đôi giày là vật trao duyên thì miếng trầu kêm cánh phượng là vật nối duyên. Miếng trầu cánh phượng là thể hiện sự đảm đang của người têm trầu. Nhờ nó, Hoàng tử đã nhận ra người vợ của mình và đưa Tấm hồi cung. Miếng trầu cũng là hình ảnh quen thuộc trong đời sống văn hoá, gắn với phong tục hôn nhân. Nhận trầu và ăn trầu là nhận lời giao ước, kết hôn:
Miếng trầu nên dâu nhà người.
Miếng trầu ăn ngọt như đường.
Đã ăn lấy của phải thương lấy người.
Vì vậy miếng trầu mang ý nghĩa giao duyên không thể không có mặt trong sự hội ngộ giữa nhà vua và Tấm.
Nghệ thuật thể hiện sự chuyển biến của nhân vật. Tấm lúc đầu Tấm hoàn toàn thụ động "Ôm mặt khóc" (3 lần khóc). Thực ra khi khóc, Tấm đã nhận ra số phận cay đắng, đau khổ của mình. Nhưng sau khi bị giết ta thấy Tấm đứng thẳng dậy kiên quyết không hề rơi nước mắt.
Truyện làm rung động lòng người đọc bởi nỗi niềm bất hạnh đáng thương của cố gái mồ côi và chuyển thành cuộc đấu tranh không khoan nhượng để giành hạnh phúc. Truyện phản ánh mơ ước đổi đời, tinh thần lạc quan của ông bà ta.
E. Tham khảo
Lời của Tấm
Dịu dàng là thế Tấm ơi
Mà sao em phải thiệt thòi, vì sao?
Phận nghèo hôm sớm dãi dầu
Hóa bao nhiêu kiếp, ngọt ngào, đa đoan.
Người ngoan ở với người gian
Dẫu hiền như bụt cũng tan nát lòng
Tin em, em cướp mất chồng
Đành làm quả thị thơm cùng nước non.
Tưởng rằng yên phận làm con
Miếng trầu cánh phượng vẫn còn thơm mãi
Dịu dàng cũng bấy nhiêu thôi!
Nào ai có mấy cuộc đời cho nhau.
Một lần chết mấy lần đau
Cũng là xá tội cho nhau một lần
Gai hồng giữ lấy hoa hồng
Lại ngồi giặt áo cho chồng như xưa.
	ánh tuyết
Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự
A. Mục tiêu và bài học
Giúp HS:
Hiểu được vai trò và tác dụng của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong lời văn tự sự.
Biết kết hợp giữa miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự.
B. Phương tiện thực hiện
SGK, SGV.
Thiết kế bài học.
C. Tiến trình dạy học
Kiểm tra bài cũ.
Giới thiệu bài mới.
Đọc đoạn thơ này của Tố Hữu:
	Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa
	Một buổi trưa nắng dài bãi cát
	Gió lộng xôn xao sóng biển đu đưa
	Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát.
	Trong thơ trữ tình cũng sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả. Ta cũng đặt ra vậy trong văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm không ? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta tìm hiểu bài miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
I. Ôn tập về miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự ?
Thế nào là miêu tả ?
2. Thế nào là biểu cảm ?
3. Miêu tả và biểu cảm trong văn Tự sự có gì giống nhau và khác nhau với văn bản miêu tả và biểu cảm ?
4. Căn cứ vào đâu để đánh giá hiệu quả của miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự ?
H/S đọc đoạn văn ở câu hỏi 4 SGK)
Giải thích vì sao có thể coi đoạn trích văn bản tự sự dưới đây rất thành công trong việc sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm?
II.	Quan sát liên tưởng tưởng tượng đối với miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự
Chọn điền từ (quan sát, liên tưởng, tưởng tượng) vào các ô trống ?
Để làm tốt việc miêu tả trong văn tự sự người làm chỉ cần quan sát đối tượng một cách kĩ càng mà không cần liên tưởng, tưởng tượng không ?
3. Phải tìm sự biểu cảm từ đâu ?
III.	Củng cố
Dùng các chi tiết, hình ảnh giúp người đọc, người nghe, hình dung ra được đặc điểm nổi bật của một sự vật, sự việc, con người phong cảnh làm cho đối tượng nói đến như hiện ra trước mặt.
Trực tiếp hoặc gián tiếp bày tỏ tư tưởng tình cảm, cảm xúc, thái độ và sự đánh giá của người viết đối với đối tượng được nói tới.
Miêu tả trong tự sự giống miêu tả trong văn bản miêu tả ở cách thức tiến hành. Nhưng khác là nó không chi tiết, cụ thể mà chỉ là miêu tả khái quát của sự vật, sự việc, con người để truyện có sức hấp dẫn.
Tương tự như vậy biểu cảm trong văn tự sự cũng giống biểu cảm trong văn bản biểu cảm về cách thức. Song ở tự sự chỉ là những cảm xúc xen vào trước những sự việc, chi tiết có tác động mạnh mẽ về tư tưởng, tình cảm với người đọc, người nghe.
Căn cứ vào sự hấp dẫn qua hình ảnh miêu tả để liên tưởng tới yếu tố bất ngờ trong truyện.
Căn cứ vào sự truyền cảm mạnh mẽ qua cách trực tiếp hoặc gián tiếp bày tỏ tư tưởng tình cảm của tác giả. Ví dụ: đây là ánh trăng trong đêm rừng Trường Sơn trong truyện ngắn "Mảnh trăng cuối rừng" của Nguyễn Minh Châu: " Xe tôi chạy trên lớp sương bồng bềnh. Mảnh trăng khuyết đứng yên ở cuối trời sáng trong như một mảnh bạc. Khung cửa xe nơi cô gái ngồi lồng đầy bóng trăng".
Qua cách miêu tả này trong văn tự sự khiến người đọc nhận thấy ánh trăng tươi tắn trong trẻo như mối tình rất đẹp của đôi nam nữ thanh niên trên hành trình cứu nước. Một chút liên tưởng Nguyệt cũng là trăng thì từ chỗ Nguyệt tỏa ra ánh trăng trong trẻo ấy. Cách miêu tả này vừa quen thuộc mà cũng rất riêng. Có ánh trăng dẫn đường ra trận. ánh trăng hoà trong ý nghĩ lãng mạn của chàng trai về cô gái. ánh trăng hoà với hình ảnh gợi cảm của người thiếu nữ tạo nên vẻ đẹp huyền ảo.
- Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm cùng sự đóng góp nâng cao giá trị của đoạn trích.
Miêu tả:
Suối reo rõ hơn, đầm ao nhen lên những đốm lửa nhỏ và văng vẳng trong không gian những tiếng sột roạt, những tiếng rung khe khẽ tưởng đâu cành cây đang vươn dài và cỏ non đang mọc.
Một lần từ phía mặt đầm lấp lánh dưới kia nổi lên một tiếng kêu dài, não ruột ngân vang rền rền. Cũng vừa lúc một vì sao rực rỡ đổi ngôi lướt trên đầu chúng tôi về cùng một hướng đó, dường như tiếng than vãn mà chúng tôi vừa nghe thấy kia đã mang theo một luồng ánh sáng.
Nàng vẫn ngước mắt lên cao, tay đỡ lấy đầu, vai khoác tấm da cừu non nàng như chú mục đồng của nhà trời.
Biểu cảm:
Tôi cảm thấy có cái gì mát rượi và mịn màng tựa nhè nhẹ xuống vai tôi.
Còn tôi, tôi nhìn nàng ngủ, đáy lòng hơi xao xuyến nhưng vẫn giữ được mình vì đêm sao sáng kia bao giờ cũng đem lại cho tôi những ý nghĩ cao đẹp.
Tôi tưởng đâu một trong những ngôi sao kia, ngôi sao tinh tú nhất, ngời sáng nhất lạc mất đường đi đã đậu xuống vai tôi mà thiêm thiếp ngủ.
Yếu tố miêu tả mang lại không gian yên tĩnh của một đêm đầy sao trên trời, chỉ còn nghe thấy tiếng suối reo, cỏ mọc, tiếng kêu của loài côn trùng. Có hai người cô chủ và chàng trai (Mục đồng, đang thức trắng dõi nhìn sao).
Yếu tố biểu cảm làm nổi rõ vẻ bâng khuâng xao xuyến của chàng trai trước cô chủ nhưng anh ta vẫn giữ được mình. Anh tưởng cô gái đang ngồi cạnh anh cũng là vẻ đẹp của ngôi sao lạc đường đậu xuống vai anh và thiêm thiếp ngủ.
Rõ ràng yếu tố miêu tả và biểu cảm tăng thêm vẻ đẹp hồn nhiên của cảnh vật, của lòng người. Ta như chứng kiến cảnh đêm sao thơ mộng trên núi cao ở Prô-văng-xơ miền nam nước Pháp cùng những rung động khẽ khàng, say sưa mà thanh khiết trong tâm hồn chàng chăn cừu bên cô gái ngây thơ xinh đẹp. Nếu thiếu những yếu tố này, chúng ta không cảm thấy hết những gì tốt đẹp đó. 
a đ điền từ liên tưởng
b đ điền từ quan sát
c đ điền từ tưởng tượng
Từ cách điền này, ta sẽ có các câu văn thể hiện một khái niệm:
Liên tưởng: Từ sự việc hiện tượng nào đó mà nghĩ đến sự việc hiện tượng có liên quan.
Quan sát: Xem xét để nhìn rõ, biết rõ sự vật hay hiện tượng.
Tưởng tượng: Tạo ra trong tâm trí hình ảnh của cái không hề có trước mắt hoặc còn chưa hề gặp.
Không chỉ quan sát trong miêu tả mà phải liên tưởng, tưởng tượng mới gây được cảm xúc. Trở lại đoạn văn của AĐô-đê, "những vì sao" ta nhận ra.
* Phải quan sát để nhận ra. Trong đêm tiếng suối nghe rõ hơn, đầm ao nhen lên những đốm lửa, những tiếng sột soạt văng vẳng trong không gian.
Tưởng tượng: Cô gái nom như một chú mục đồng của nhà trời nơi có những đám cưới sao.
Liên tưởng: Cuộc hành trình trầm lặng, ngoan ngoãn của ngàn sao gợi nghĩ đến đàn cứu lớn.
a) đ đúng
b) đ đúng
c) đ đúng
d) đ không chính xác. Vì chỉ có tiếng nói của trái tim chưa đủ nó mang tính chủ quan. Những suy nghĩ chân thành, sâu sắc chỉ có thể từ quan sát đến liên tưởng và tưởng tượng các sự vật, sự việc xung quanh mình. Nếu chỉ dựa vào nhận xét của tâm hồn mình thì chưa đủ.
Ghi nhớ (tham khảo SGK).

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 8.doc