Giáo án Ngữ Văn lớp 10 - Vội vàng (Xuân Diệu)

Giáo án Ngữ Văn lớp 10 - Vội vàng (Xuân Diệu)

I. Tác giả, tác phẩm:

 1. Tác gia: Xuân Diệu (1816 – 1885)

 - Tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu, bút danh là Trảo Nha

 - Sau khi tốt nghiệp tú tài, ông đi làm công chức ở Mỹ Tho rồi chuyển ra Hà Nội tham gia bút nhóm Tự lực văn đoàn

 - Tham gia mặt trận Việt Minh từ trước CMT8 và là một trong những trụ cột của Hội nhà văn Việt Nam

 - Có thơ đăng báo từ năm 1935, và được chào đón như đại diện tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới với các tập thơ “Thơ thơ” (1938), “Gửi hương cho gió” (1939)

 - Sáng tác của Xuân Diệu có nhiều cách tân đáng kể cả về thi pháp lẫn nội dung

 - Ông là nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình, nhà dịch thuật, nhà văn hoá lớn có sức sáng tạo dồi dào, bền bỉ và có nhiều đóng góp to lớn cho văn học và văn hóa dân tộc

 - Tp tiêu biểu: sgk/21

 => Xuân Diệu là một tài năng nhiều mặt, có vai trò quan trọng trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại

 

doc 3 trang Người đăng Văn Đô Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 377Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn lớp 10 - Vội vàng (Xuân Diệu)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VỘI VÀNG – XUÂN DIỆU
I. Tác gia, tác phẩm:
 	1. Tác gia: Xuân Diệu (1816 – 1885)
 	- Tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu, bút danh là Trảo Nha
 	- Sau khi tốt nghiệp tú tài, ông đi làm công chức ở Mỹ Tho rồi chuyển ra Hà Nội tham gia bút nhóm Tự lực văn đoàn
 	- Tham gia mặt trận Việt Minh từ trước CMT8 và là một trong những trụ cột của Hội nhà văn Việt Nam
 	- Có thơ đăng báo từ năm 1935, và được chào đón như đại diện tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới với các tập thơ “Thơ thơ” (1938), “Gửi hương cho gió” (1939)
 	- Sáng tác của Xuân Diệu có nhiều cách tân đáng kể cả về thi pháp lẫn nội dung
 	- Ông là nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình, nhà dịch thuật, nhà văn hoá lớn có sức sáng tạo dồi dào, bền bỉ và có nhiều đóng góp to lớn cho văn học và văn hóa dân tộc
 	- Tp tiêu biểu: sgk/21 
 	=> Xuân Diệu là một tài năng nhiều mặt, có vai trò quan trọng trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại
 	2. Tác phẩm : Vội vàng
 	- Trích trong “Thơ thơ” – tập thơ đầu tay của Xuân Diệu xuất bản năm 1938 
 	- Là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám.
 	- Thể thơ: trữ tình, tự do
 	- Bố cục: 3 phần
 	+ 13 câu đầu: tình yêu với cuộc sống trần thế
4 câu đầu: khát vọng lạ lùng của thi nhân
9 câu tiếp theo: bức tranh thiên nhiên đầy xuân tình
 	+ Câu 14 – 30: Quan niệm về thời gian, tình yêu và tuổi trẻ
 	+ Còn lại: Quan niệm nhân sinh mới mẻ, tích cực
II. Đọc hiểu văn bản:
 	1.Phần 1:
 	* Bốn câu thơ đầu.
- Niềm ước muốn kì lạ, vô lí: 
+ tắt nắng
+ buộc gió
 -> Mục đích : Giữ lại sắc màu, mùi hương.
 -> Thực chất: Sợ thời gian trôi chảy, muốn níu kéo thời gian, muốn tận hưởng mãi hương vị của cuộc sống
- Thể thơ: ngũ ngôn ngắn gọn, rõ ràng như lời khẳng định, cố nén cảm xúc và ý tưởng.
- Điệp ngữ: Tôi muốn / tôi muốn -> một cái tôi cá nhân khao khát giao cảm và yêu đời đến tha thiết.
 	* Chín câu thơ tiếp theo.
- Các câu thơ kéo dài thành 8 chữ để dễ dàng vẽ bức tranh cuộc sống thiên đường chính ngay trên mặt đất, ngay trong tầm tay của mỗi chúng ta.
- Hình ảnh đẹp đẽ, tươi non, trẻ trung:
+ đồng nội xanh rì
+ cành tơ phơ phất
+ ong bướm
+ hoa lá
+ yến anh.
+ hàng mi chớp sáng
+ thần Vui gõ cửa.
 Tính từ chỉ màu sắc + âm thanh, hình ảnh -> Cảnh vật quen thuộc của cuộc sống, thiên nhiên qua con mắt yêu đời của nhà thơ đã biến thành chốn thiên đường, thần tiên.
- Nhịp thơ nhanh, gấp + điệp từ “này đây” -> Ngạc nhiên, vui sướng. Nhà thơ như trình bày, mời gọi chúng ta hãy thưởng thức một thiên đường đang bày ra ngay trên mặt đất
- Tháng giêng ngon như một cặp môi gần -> So sánh mới mẻ, độc đáo và táo bạo, gợi cảm giác tưởng tượng rất mạnh về tình yêu đôi lứa, hạnh phúc tuổi trẻ -> quan niệm mỹ học mới của Xuân Diệu: con người là chuẩn mực cho cái đẹp của tự nhiên.
- Tâm trạng đầy mâu thuẫn nhưng thống nhất: Sung sướng > niềm vui không trọn vẹn -> muốn sống gấp, sống nhanh, sống vội tranh thủ thời gian.
=> Bằng cách nhìn tình tứ, cách cảm nhận tinh tế về thiên nhiên, con người nhà thơ đã bày ra một bữa tiệc trần gian, một thiên đường trên mặt đất với một cảm xúc hân hoan, ngây ngất.
 	2. Phần 2: 17 câu tiếp theo
- Xuân Diệu đưa tiêu chuẩn: Con người hồng hào mơn mởn là vẻ đẹp chuẩn mực trên thế gian. Nhưng đời người có hạn, thời gian một đi không trở lại, thế giới luôn luôn vận động:
+ Xuân tới - xuân qua
+ Xuân non - xuân già
+ Xuân hết - tôi mất.
+ lòng rộng - đời chật
- Điệp từ: 
+ Xuân -> nhấn mạnh sự chảy trôi gấp gáp của thời gian
+ Nghĩa là -> Định nghĩa, giải thích, mang tính khẳng định tính tất yếu qui luật của thiên nhiên
-> cặp từ đối lặp, điệp từ, giọng tranh luận, biện bác, nhịp điệu sôi nổi, khẩn trương -> khẳng định một chân lý: tuổi xuân không bao giờ trở lại, phải biết qúi trọng tuổi xuân –> nhìn thời gian theo kiểu tuyến tính, Xuân Diệu đã lấy cái hữu hạn của đời người làm thước đo thời gian. Nhà thơ nói về thiên nhiên nhưng thực ra là nói lòng người: tâm trạng lo lắng, buồn bã, tiếc nuối khi tuổi xuân qua đi. 
“Mau đi thôi chiều hôm”
-> Để khắc phục giới hạn của thời gian, Xuân Diệu đã đưa ra một phương thức sống: sống vội vàng, gấp gáp để tận hưởng mọi vẻ đẹp của cuộc sống
 	3. Phần 3: Chín câu thơ cuối.
- Điệp từ: và cho.. -> cảm xúc ào ạt, dâng trào.
- Điệp ngữ: Ta muốn: bộc lộ sự ham hố, yêu đời, khao khát hòa nhập của tác giả với thiên nhiên và tình yêu tuổi trẻ.
- Động từ biểu hiện tình cảm được dùng với mức độ tăng dần: ôm, riết, say, hôn, cắn
- Tính từ chỉ xuân sắc, trạng thái được dùng khéo léo -> tình yêu mãnh liệt và táo bạo của cái tôi thi sĩ
- Từ chỉ mức độ: Chếnh choángđã đầyno nê: Sự hòa nhập của một sức sống nồng nàn, mê say.
- Điệp cú pháp + sự chuyển hóa cái tôi trữ tình (tôi -> ta) : Sự hòa nhập đồng điệu trong tâm hồn nhà thơ, mang tính phổ quát.
- Nghệ thuật vắt dòng với 3 từ “và” -> Sự mê say, vồ vập trước cảnh đẹp, tình đẹp.
=> Đoạn thơ thể hiện một cái tôi yêu đời, yêu sự sống đến tha thiết cuồng nhiệt cùng quan niệm nhân sinh tích cực: hãy sống cao độ cho những phút giây của tuổi trẻ.
III. Tổng kết:
Bài thơ thể hiện lòng ham sống mãnh liệt của cái tôi hiện đại với những quan niệm mới mẻ về tình yêu, hạnh phúc, tuổi trẻ
“Vội vàng” tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Diệu: mạch cảm xúc dồi dào, mạch lý luận sâu sắc, hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu đa dạng, linh hoạt và đầy mới mẻ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_10_voi_vang_xuan_dieu.doc