I .Mục tiêu bài học:
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1. Kiến thức:
- Trình bày được các con đường vận chuyển các chất qua màng sinh chất.
- Phân biệt được các hình thức vận chuyển thụ động, chủ động, xuất bào và nhập bào.
- Phân biệt được thế nào là khuếch tán, thẩm thấu.
- Phân biệt được các môi trường ưu trương, đẳng trương, nhược trương.
2. Kĩ năng:
- Quan sát tranh ảnh.
- Phân tích tranh ảnh phát hiện kiến thức.
- So sánh khái quát kiến thức.
- Hoạt động theo nhóm.
3. Thái độ:
- Yêu thích môn học.
- Góp phần hình thành, củng cố năng lực tự học tập suốt đời.
- Hiểu được ý nghĩa của cơ chế vận chuyển các chất qua màng tế bào.
- Áp dụng những điều được học vào trong cuộc sống.
Trần Hoàng Giang - Sinh học 10 cơ bản. Giáo sinh thực tập: Trần Hoàng Giang. Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Huyền. Lớp thực tập: 10G. Ngày soạn: 22/10/2016. Ngày dạy: 26/10/2016. Bài 11: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT I .Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này học sinh cần: Kiến thức: Trình bày được các con đường vận chuyển các chất qua màng sinh chất. Phân biệt được các hình thức vận chuyển thụ động, chủ động, xuất bào và nhập bào. Phân biệt được thế nào là khuếch tán, thẩm thấu. Phân biệt được các môi trường ưu trương, đẳng trương, nhược trương. Kĩ năng: Quan sát tranh ảnh. Phân tích tranh ảnh phát hiện kiến thức. So sánh khái quát kiến thức. Hoạt động theo nhóm. Thái độ: Yêu thích môn học. Góp phần hình thành, củng cố năng lực tự học tập suốt đời. Hiểu được ý nghĩa của cơ chế vận chuyển các chất qua màng tế bào. Áp dụng những điều được học vào trong cuộc sống. II . Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: Chuẩn bị của giáo viên: Sách giáo khoa Sinh học 10 ( cơ bản + nâng cao ). Sách giáo viên Sinh học 10. Thiết kế bài giảng sinh học 10. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Sinh học 10. Giáo án. Chuẩn bị của học sinh: Sách giáo khoa Sinh học 10( cơ bản ). Vở ghi. III . Nội dung: Nội dung trọng tâm bài giảng: Vận chuyển chủ động và vận chuyển thụ động. IV .Phương tiện và phương pháp dạy học: Phương tiện dạy học: Sách . Tranh ảnh. Phương pháp dạy học: Vấn đáp. Trực quan. V . Tiến trình dạy học: Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi 1: Xếp các thành phần sau : Colestêrôn, Phôtpholipit, Protein xuyên màng, Protein bám màng theo đúng số thứ tự trên hình vẽ về cấu tạo màng sinh chất. Câu hỏi 2: Chọn đáp án đúng khi nói về chức năng của màng sinh chất Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc, thu nhận các thông tin cho tế bào, nhận biết nhau và nhận biết các tê bào “ lạ” Trao đổi chất với môi trường một cách không chọn lọc, thu nhận các thông tin cho tế bào, nhận biết nhau và nhận biết các tê bào “ lạ” Trao đổi chất với môi trường , thu nhận các thông tin cho tế bào, nhận biết nhau và nhận biết các tê bào “ lạ”. Thu nhận các thông tin cho tế bào, nhận biết nhau và nhận biết các tê bào “ lạ”. Giảng bài mới: Đặt vấn đề: Tế bào thường xuyên phải trao đổi chất với môi trường. Các chất ra và vào tế bào đều phải qua màng sinh chất. Vậy những cách nào có thể vận chuyển các chất qua màng sinh chất ? Hoạt động dạy học: Thời gian Nội dung Hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 20 phút 10 phút I . Vận chuyển không làm biến dạng màng sinh chất: *Vận chuyển thụ động: -Hướng vận chuyển: + Nước : thế nước cao à thế nước thấp . +Chất tan: nồng độ cao à nồng độ thấp. -Cơ chế vận chuyển: + Nước : thẩm thấu + Chất tan: khếch tán -Con đường vận chuyển: +Qua lớp kép photpholipit : gồm các chất không phân cực và kích thước nhỏ. +Qua kênh protein xuyên màng: gồm các chất phân cực hoặc ion, chất có kích thước phân tử lớn. -Điều kiện: +Cần có sự chênh lệch nồng độ giữa bên trong và bên ngoài tế bào. Môi trường ưu trương :Các chất đi từ ngoài vào trong tế bào. Môi trường nhược trương: Các chất đi từ trong tế bào ra ngoài. Môi trường đẳng trương : Các chất không di chuyển -Định nghĩa: Là quá trình vận chuyển các chất qua màng sinh chất mà không tiêu tốn năng lượng. *Vận chuyển chủ động: -Hướng vận chuyển: + Chất tan đi từ nơi có nồng độ thấp à nồng độ cao. - Cơ chế vận chuyển: + Ngược dốc građien nồng độ. - Con đường vận chuyển: +Qua kênh protein đặc hiệu. - Điều kiện: + Cần năng lượng ATP. + “Máy bơm” đặc chủng. - Định nghĩa: Là quá trình vận chuyển các chất qua màng sinh chất mà tiêu tốn năng lượng (ATP). II. Vận chuyển làm biến dạng màng sinh chất: So sánh giữa xuất bào và nhập bào: *Giống nhau: -Làm biến dạng màng sinh chất. -Cần có năng lượng . *Khác nhau: Đặc điểm Nhập bào Xuất bào Hướng vận chuyển Từ bên ngoài vào bên trong tế bào Từ bên trong tế bào ra bên ngoài Chất vận chuyển -Vi khuẩn, các mảnh vỡ tế bào, các hợp chất có kích thước lớn. + Ẩm bào: là nhập bào đối với chất lỏng. + Thực bào :là nhập bào đối với chất rắn Các protein và các đại phân tử Hoạt động 1: Yêu cầu học sinh quan sát hình 11.1 và SGK để hoàn thành phiếu học tập: NỘI DUNG VẬN CHUYỂN THỤ ĐỘNG VẬN CHUYỂN CHỦ ĐỘNG Hướng vận chuyển Nước : thế nước à thế nước Chất tan: nồng độ .....à nồng độ. Chất tan đi từ nơi có nồng độ à nồng độ. Cơ chế vận chuyển -Nước :.. -Chất tan: -Ngược dốc. Con đường vẫn chuyển Qua lớp kép : gồm các chất Qua kênh: gồm các chất Qua kênh Điều kiện -Cần có sự chênh lệch giữa bên trong và bên ngoài tế bào. + Môi trường :Các chất đi từ ngoài vào trong tế bào. + Môi trường: Các chất đi từ trong tế bào ra ngoài. + Môi trường: Các chất không di chuyển -Cần -“.” đặc chủng. Định nghĩa Là quá trình vận chuyển các chất qua màng sinh chất mà không tiêu tốn. Là quá trình vận chuyển các chất qua màng sinh chất mà tiêu tốn GV cho HS quan sát hình ảnh vận chuyển thụ động và yêu cầu điền vào phiếu học tập cột vận chuyển thụ động theo nhưng gợi ý của GV. Hướng vận chuyển như thế nào? Cơ chế vận chuyển ? Con đường vận chuyển? Điều kiện vận chuyển ? Phát biểu định nghĩa của vận chuyển thụ động? GV nhận xét và kết luận. GV cho HS quan sát hình ảnh vận chuyển chủ động và yêu cầu điền vào phiếu học tập cột vận chuyển chủ động theo nhưng gợi ý của GV. Hướng vận chuyển như thế nào? Cơ chế vận chuyển ? Con đường vận chuyển? Điều kiện vận chuyển ? Phát biểu định nghĩa của vận chuyển chủ động? GV nhận xét và kết luận. Cho HS quan sát thí nghiệm : *Thí nghiệm: khi cho tế bào hồng cầu vào dung dịch NaCl với các nồng độ tương ứng là :9%o, 7%o, 3%o. -Hiện tượng: + Cốc NaCl 9%o : tế bào hồng cầu co lại. + Cốc NaCl 7%o: tế bào hồng cầu giữ nguyên hình dạng ban đầu. + Cốc NaCl 3%o :tế bào hồng cầu trương phình lên. -Giải thích: + hơn 70% khối lượng tế bào hồng cầu là nước nên sự thay đổi về hình dạng tế bào chủ yếu do sự thay đổi lượng nước trong tế bào. + NaCl 9%o so với tế bào hồng cầu là môi trường ưu trương. Nên nước sẽ đi từ trong tế bào ra ngoài môi trường. +NaCl 7%o so với tế bào hồng cầu là môi trường đẳng trương. + NaCl 3%o so với tế bào hồng cầu là môi trường nhược trương. Nên nước sẽ đi từ ngoài môi trường vào trong tế bào. GV yêu cầu HS nêu hiện tượng quan sát được? So sánh nồng độ bên trong và bên ngoài tế bào hồng cầu? GV nhận xét và kết luận GV nêu những ứng dụng của vận chuyển các chất qua màng sinh chất. Hoạt động 2: GV yêu cầu HS quan sát hình 11.2 và sơ đồ trên hình chiếu trả lời câu hỏi. Câu hỏi: So sánh 2 quá trình nhập bào và xuất bào ? *Giống nhau: *Khác nhau: Đặc điểm Nhập bào Xuất bào Hướng vận chuyển Chất vận chuyển GV nhận xét và kết luận. HS theo dõi hình ảnh, thông tin có trong SGK hoàn thành bảng. HS trả lời câu hỏi theo gợi ý của GV HS trả lời câu hỏi theo gợi ý của GV HS trả lời câu hỏi. HS trả lời câu hỏi. 4.Củng cố: Câu 1: Chọn đáp án đúng: Vận chuyển nào cần sử dụng năng lượng: Vận chuyển thụ động và vận chuyển thụ động. Nhập bào và xuất bào. Vận chuyển chủ động, nhập bào, xuất bào. Vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động, nhập bào. Câu 2: Điền từ vào phần còn trống: “.thường cần có các “máy bơm” đặc chủng cho từng loại chất cần vận chuyển” Vận chuyển chủ động. Vận chuyển thụ động. Xuất bào. Nhập bào. Câu 3: Chọn đáp án đúng: Vận chuyển thụ động các chất qua màng sinh chất có các cách vận chuyển nào: Khuếch tán trực tiếp qua lớp photpholipit kép Khuếch tán qua kênh protein xuyên màng. Cả A và B đều đúng. Cả A và B đều sai. Câu 4: Chọn đáp án đúng: “Màng tế bào lõm vào để bao bọc lấy “đối tượng” , sau đó “nuốt” hẳn đối tượng vào bên trong tế bào. Sau khi “đối tượng” đã được bao bọc trong lớp màng riêng liền được liên kết với lizôxôm và bị phân hủy nhờ các emzim.” Qúa trình trên là quá trình gì : Xuất bào. Nhập bào. Vận chuyển chủ động. Vận chuyển thụ động. Qua lớp photpholipit kép Sơ đồ hóa kiến thức: Qua kênh prôtêin xuyên màng Vận chuyển thụ động Không biến dạng màng Vận chuyển các chất qua màng sinh chất Qua kênh protein đặc hiệu Vận chuyển chủ động Cần năng lượng Xuất bào Có biến dạng màng Ẩm bào Nhập bào Thực bào 5. Dặn dò: - Học thuộc bài đã học. - Trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 trang 50 SGK sinh học cơ bản. - Chuẩn bị: Bài 12: “Thực hành : Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh.”
Tài liệu đính kèm: