Giáo án Sinh học 10 - Tiết 3, Bài 2: Các giới sinh vật

Giáo án Sinh học 10 - Tiết 3, Bài 2: Các giới sinh vật

I.Mục tiêu : Tiết : 3

 1.Kiến thức : Sau khi học xong bài này học sinh phải :

 +Nêu được 5 giới sinh vật cùng đặc điểm của 5 giới . Nhận biết được tính đa dạng sinh học thể hiện ở đa dạng cá thể , loài , quần thể , quần xã và hệ sinh thái.

 +Kể các bậc phân loại từ thấp đến cao .

 +Có ý thức bảo tồn đa dạng sinh học .

 2. Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng phân tích kênh hình , chữ để tiếp nhận kiến thức ; Vận dung kiến thức vào thực tế để giải thích các hiện tượng một cách khoa học ;

 3. Thái độ : Liên hệ môi trường ở mục II.4 (Liên hệ đề xuất biện pháp kỹ thuật để bảo vệ sinh vật .)

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

 - GV : Chuẩn bị H 2 SGK phóng to , tranh sơ đồ tiến hóa của sinh giới , tranh hệ sinh thái quần xã .

 

doc 3 trang Người đăng tamnguyenth Lượt xem 1384Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 10 - Tiết 3, Bài 2: Các giới sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bài 2: CÁC GIỚI SINH VẬT NS : 04 – 09 - 2016
 NG: 06 – 09 - 2016
I.Mục tiêu : Tiết : 3 
 1.Kiến thức : Sau khi học xong bài này học sinh phải :
 +Nêu được 5 giới sinh vật cùng đặc điểm của 5 giới . Nhận biết được tính đa dạng sinh học thể hiện ở đa dạng cá thể , loài , quần thể , quần xã và hệ sinh thái.
 +Kể các bậc phân loại từ thấp đến cao .
 +Có ý thức bảo tồn đa dạng sinh học .
 2. Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng phân tích kênh hình , chữ để tiếp nhận kiến thức ; Vận dung kiến thức vào thực tế để giải thích các hiện tượng một cách khoa học ; 
 3. Thái độ : Liên hệ môi trường ở mục II.4 (Liên hệ đề xuất biện pháp kỹ thuật để bảo vệ sinh vật .)
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
 - GV : Chuẩn bị H 2 SGK phóng to , tranh sơ đồ tiến hóa của sinh giới , tranh hệ sinh thái quần xã .
 - HS : Soạn bài trước khi đến lớp .
III.Tiến trình bài giảng :
 1.Ổn định lớp : Sĩ số , nhắc nhở ...
 2.Kiểm tra bài cũ : Thế nào là hệ thống mở và tự điều chỉnh ? Nêu một số ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người .
 3.Bài mới :
Hoạt động của GVvà HS
Nội dung
-GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời. Giới là gì?
-HS lắng nghe câu hỏi, tự tham khảo SGK trả lời.
-GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận nhanh trả lời.
 Sinh giới được chia thành mấy giới? Hệ thống phân loại này do ai đề nghị?
- Học sinh nghe câu hỏi nghiên cứu SGK, thảo luận nhanh và trả lời
* SGK tại sao không biểu thị 5 giới trên cùng một hàng?(Vì ngày nay các giới này tồn tại song song).
Hoạt động : GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS tách nhóm theo sự phân công và tiến hành thảo luận theo nhóm.
Nhóm 1: Trình bày đặc điểm của các sinh vật thuộc giới Khởi sinh ?
* Vai trò của vi sinh vật ? ( Trong tự nhiên , trong đời sống con người , trong y học , trong sản xuất nông nghiệp ...) 
Nhóm 2: Trình bày đặc điểm của các sinh vật thuộc giới Nguyên sinh và giới Nấm?
* Vai trò của nấm ? 
- Nấm men được sử dụng cho quá trình lên men để tạo ra rượu, bia và bánh mì, 
- một số loài nấm khác được sử dụng để sản xuất xì dầu và tempeh
- Nhiều loại nấm được sử dụng để sản xuất chất kháng sinh,
Nhóm 3: Trình bày đặc điểm của các sinh vật thuộc giới Thực vật?
*Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường sống ?
- Trồng rừng , bảo vệ rừng 
- Trồng cây ở các cơ sở công nghiệp , cơ quan trường học ....
Nhóm 4:Trình bày đặc điểm của các sinh vật thuộc giới Động vật?
* Điểm khác nhau giữa giới Thực vật và giới Động vật ?
Thực vật
Động vật
- Sống cố định
- Có khả năng phản ứng chậm.
- Sống tự dưỡng
- Có khả năng di chuyển.
- Có khả năng phản ứng nhanh.
- Sống dị dưỡng.
* Nêu vai trò của giớ động vật ?
I. Giới và hệ thống phân loại 5 giới:
1. Khái niệm giới:
 Giới là đơn vị phân loại lớn nhất, gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định .
2. Hệ thống phân loại 5 giới:
 Oaitâykơ và Magulis chia thế giới sinh vật thành 5 giới: Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật và Động vật. 
II. Đặc điểm chính của mỗi giới:
1.Giới Khởi sinh: (Monera)
- Tế bào nhân sơ, kích thước rất nhỏ (1-5 µm)
- Môi trường sống: đất, nước, không khí, sinh vật
- Hình thức sống: Tự dưỡng , dị dưỡng: hoại sinh, kí sinh.
2. Giới Nguyên sinh: (Protista)
- Gồm: nhóm Tảo, nhóm Nấm nhầy, nhóm Động vật nguyên sinh.
- Cơ thể gồm những tế bào nhân thực, đơn bào. Đại diện : Tảo đơn bào, trùng roi, nấm nhầy,
- Hình thức sống: tự dưỡng, dị dưỡng, hoại sinh.
3. Giới nấm: (Fungi)
- Tế bào nhân thực, đơn bào và đa bào sợi.
-Đại diện : nấm rơm, nấm mốc, nấm men,
- Hình thức sống: hoại sinh, kí sinh, cộng sinh.
4. Giới Thực vật: (Plantae) 
- Cơ thể đa bào, nhân thực, có thành Xenlulôzơ.
- Là sinh vật tự dưỡng sống cố định, phản ứng chậm .
- Gồm 4 ngành: Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín.
- Vai trò : cung cấp nguồn thực phẩm, dược liệu, nguyên liệu, điều hòa khí hậu, giữ nguồn nước ngầm, cho con người.
5. Giới Động vật: (Amialia)
- Cơ thể đa bào, nhân thực.
- Sống dị dưỡng, có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh.
- Gồm 9 ngành sinh vật: Thân lỗ, Ruột khoang, Giun dẹp, Giun tròn, Giun đốt, Thân mềm, Chân khớp, Da gai, Động vật có xương sống.
- Có vai trò quan trọng với tự nhiên và con người ( cân bằng hệ sinh thái , cung cấp thức ăn , dùng làm thuốc ). 
 4. Củng cố:
Câu 1. Vi khuẩn là dạng sinh vật được xếp vào giới nào sau đây ?
a. Giới nguyên sinh b. Giới thực vật c. Giới khởi sinh d. Giới động vật 
Câu 2. Sinh vật thuộc giới nào sau đây có đặc điểm cấu tạo nhân tế bào khác hẳn với các giới còn lại ? a. Giới nấm b. Giới động vật c Giới thực vật d. Giới khởi sinh
Câu 3. Điểm giống nhau của các sinh vật thuộc giới Nguyên sinh , giới thực vật và giới động vật là : a. Cơ thể đều có cấu tạo đa bào b. Tế bào cơ thể đều có nhân sơ
 c. Cơ thể đều có cấu tạo đơn bào d. Tế bào cơ thể đều có nhân chuẩn .
Câu 4. Điểm giống nhau của các sinh vật thuộc giới nấm và giới thực vật là: 
a. Đều có lối sống tự dưỡng b. Đều sống cố định 
c. Đều có lối sống hoại sinh d. Cơ thể có cấu tạo đơn bào hay đa bào 
Câu 5. Những giới sinh vật có đặc điểm cấu tạo cơ thể đa bào và có nhân chuẩn là:
a. Thực vật, nấm, động vật b. Nguyên sinh , khởi sinh , động vật 
c. Thực vật , nguyên sinh , khởi sinh d. Nấm, khởi sinh, thực vật 
 5. Hướng dẫn về nhà :
 - Học thuộc bài đã học , Làm bài tập cuối bài trang 12.
 - Đọc trước bài 3 trang 15, SGK sinh học 10. 
________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_2_Cac_gioi_sinh_vat.doc