I. Mục tiêu
Sau bài này học sinh có khả năng:
1. Về kiến thức
- Mô tả được tóm tắt các kì của giảm phân.
- Trình bày được hiện tượng các cặp NST tương đồng với nhau và ý nghĩa của hiện tượng đó.
- Nêu được ý nghĩa của giảm phân.
- Giải thích được hiện tượng biến dị tổ hợp; tại sao có trường hợp con do bố mẹ sinh ra có những nét không hoàn toàn giống bố, cũng không hoàn toàn giống mẹ?
2. Về kỹ năng
- Phân biệt được Nguyên phân- Giảm phân.
- Xây dựng được mối quan hệ giữa khái niệm cũ, khái niệm mới.
- Vẽ được sơ đồ diễn biến giảm phân.
- Tiếp tục phát triển tư duy phát hiện vấn đề, so sánh, kỹ năng làm việc nhóm.
3. Về Thái độ
- Nhận thức được vai trò của giảm phân trong tiến hoá, duy trì nòi giống, chọn giống.
- Có ý thức vận dụng kiến thức giảm phân vào giải thích các hiện tượng đời sống như: thụ phấn chéo; phát hiện các biến dị tổ hợp.
BÀI 19: GIẢM PHÂN Mục tiêu Sau bài này học sinh có khả năng: Về kiến thức Mô tả được tóm tắt các kì của giảm phân. Trình bày được hiện tượng các cặp NST tương đồng với nhau và ý nghĩa của hiện tượng đó. Nêu được ý nghĩa của giảm phân. Giải thích được hiện tượng biến dị tổ hợp; tại sao có trường hợp con do bố mẹ sinh ra có những nét không hoàn toàn giống bố, cũng không hoàn toàn giống mẹ? Về kỹ năng Phân biệt được Nguyên phân- Giảm phân. Xây dựng được mối quan hệ giữa khái niệm cũ, khái niệm mới. Vẽ được sơ đồ diễn biến giảm phân. Tiếp tục phát triển tư duy phát hiện vấn đề, so sánh, kỹ năng làm việc nhóm. Về Thái độ Nhận thức được vai trò của giảm phân trong tiến hoá, duy trì nòi giống, chọn giống. Có ý thức vận dụng kiến thức giảm phân vào giải thích các hiện tượng đời sống như: thụ phấn chéo; phát hiện các biến dị tổ hợp. Phương pháp, phương tiện Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề. Vẽ sơ đồ tư duy. Hoạt động nhóm. Phương tiện: Sách giáo khoa Giấy A2, tẩy, bút, màu. Tiến trình dạy học Ổn định lớp (1’) Kiểm tra bài cũ (10’) Mời 1 HS vẽ diễn biến cơ bản của nguyên phân, đóng khung kết quả và trình bày đặc điểm từng kì. (Vào ¼ bên phải bảng, sau đó không xoá) Dạy bài mới (30’) Đặt vấn đề: Như chúng ta đã được học định luật phân li độc lập ở phép lai của Menđen, cây đậu Hà lan mang kiểu hình hạt xanh, trơn và hạt vàng, nhăn mang kiểu hình mới không có ở bố mẹ- Biến dị tổ hợp. Vậy tại sao lại có sự biến dị này? Hoạt động 1: Tìm hiểu về quá trình giảm phân. Hoạt động của GV Hoạt động của HS ( Trước khi vào bài học đề nghị HS không mở SGK) Mỗi chúng ta ban đầu chỉ là 1 tế bào (hợp tử). Sau đó quá trình nguyên phân xảy ra giúp chúng ta lớn lên trở thành 1 cơ thể hoàn chỉnh. Cơ thể 2n Hợp tử NP Nhưng trước khi thành hợp tử, tế bào của cơ thể mẹ (trứng) và của cơ thể bố (tinh trùng) phải được thụ tinh với nhau. Mà bố và mẹ cũng đều có bộ NST 2n. Theo lý thuyết đó có phải em sẽ có bộ NST 4n không? 4n 2n 2n + NP Cơ thể 2n Mời 1 HS trả lời câu hỏi các em thấy có gì đó mâu thuẫn ở đây không? Mọi thế hệ đều có bộ NST 2n, nếu quá trình này là đúng thì thế hệ sau sẽ có bộ NST gấp 2 lần thế hệ trước. Vậy cơ chế nào giúp mọi thế hệ đều có 2n NST? Nhiều HS phát biểu giả thuyết. GV chốt lại 2 giả thuyết chính Chỉ kết hợp n NST ở bố và n NST ở mẹ Trước khi nguyên phân thành cơ thể hoàn chỉnh, hợp tử biến đổi từ 4nà2n HS lựa chọn giả thuyết mình thấy đúng, di chuyển về vị trí cùng bàn bạc trong 3 phút. Cử 1 bạn lên thuyết trình để thuyết phục nhóm còn lại. Cho HS mở SGK nghiên cứu mục I để tìm đáp án đúng nhất và phát biểu Tên quá trình hình thành giao tử Vị trí diễn ra Thời gian diễn ra Kết quả. HS nghiên cứu SGK Giảm phân Tế bào sinh dục Tb bước vào giai đoạn chín. Tạo ra 4 tế bào bộ NST n. Chia lớp làm nhóm nhỏ (8 người 1 nhóm) quay vào nhau để hoạt động. Phát cho mỗi nhóm giấy A2 và bút màu. Mỗi nhóm nghiên cứu sách giáo khoa mục I cùng bàn bạc để vẽ sơ đồ diễn biến cơ bản của giảm phân ra giấy A2 (Trong 15’). Làm nổi bật lên 1 kì mà nhóm em thấy đặc biệt quan trọng. Nhóm di chuyển về vị trí thích hợp. bắt đầu hoạt động. Mỗi HS trong nhóm phải hiểu rõ về sản phẩm của nhóm và sẵn sàng khi cô giáo mời 1 bạn bất kì thuyết trình. YC các nhóm dán thành quả của mình lên bảng, GV mời bất kì HS nào đó trong nhóm lên trình bày diễn biến cơ bản của giảm phân theo sơ đồ của nhóm. HS cùng tìm hiểu, vẽ và giảng giải cho nhau các giai đoạn của giảm phân. HS trình bày ý tưởng, diễn biến giảm phân. GV nhấn mạnh tại sao nhóm em cho kì đó là đặc biệt quan trọng? Mời các bạn nhận xét, bổ sung. HS giải thích. HS nhận xét, bổ sung. Tiêu chí đánh giá điểm: Chuẩn về kiến thức Hình thức đẹp, rõ ràng Có sự sáng tạo trong ý tưởng trình bày GV quan sát nhanh rồi chọn nhóm có số điểm khoảng 7-8 để chữa bài mẫu. GV nhấn mạnh lại diễn biến đặc biệt ở kì đầu giảm phân I chính là nguyên nhân dẫn đến sự đa dạng kiểu genà nhiều biến dị tổ hợp. HS sửa lại lỗi về kiến thức trong bài GV cảm ơn các nhóm và chốt lại nhóm nào đạt kết quả tốt nhất, kiến thức đúng nhất nhất và cho điểm. YC HS phôt lại gim vào vở và lấy đó làm kiến thức chuẩn để học tập. GV đưa ra 1 số câu hỏi liên hệ Điều gì xảy ra khi HS động não trả lời câu hỏi Có sự cố ở kì đầu I khiến các trung thể không hình thành được thoi vô sắc? Ở kì giữa các NST kép không phân li về 2 cực của tế bào? ở kì cuối eo thắt không được hình thành Tiểu luận hoạt động 1: Giảm phân 1 Kì trung gian 1 ADN và NST nhân đôi NST nhân đôi thành NST kép gồm 2 Crômatit dính với nhau ở tâm động Kì đầu 1 Các NST kép bắt đôi với nhau theo từng cặp tương đồng, có thể xảy ra trao đổi đoạn NST dẫn đến hoán vị gen NST kép bắt đầu đóng xoắn Màng nhân và nhân con tiêu biến Kì giữa 1 NST kép đóng xoắn tối đa và xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc, đính với thoi vô sắc ở tâm động Kì sau 1 Mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuyển về 2 cực của tế bào trên thoi vô sắc Kì cuối 1 Thoi vô sắc tiêu biến Màng nhân và nhân con xuất hiện Số NST trong mỗi tế bào con là n kép Kết thúc giảm phân 1, 2 tế bào con bước vào giảm phân 2 mà không nhân đôi. Giảm phân 2 Giảm phân 2 có diễn biến cơ bản giống nguyên phân cùng gồm các kì đầu, giữa, sau, cuối. Sau giảm phân 2 các tế bào sẽ biến đổi thành các giao tử, có sự khác nhau ở động vật và thực vật, giữa con đực và con cái; ở động vật: Giao tử đực: 4 tế bào con biến thành 4 tinh trùng à lòng ống sinh tinhà túi chứa tinh Giao tử cái: sau 2 lần giảm phân chỉ tạo ra 1 tế bào trứng, 3 tế bào nhỏ khác không làm nhiệm vụ sinh sản Bài tập củng cố hoạt động 1: Bài 1: Hoàn thành bảng: Số lượng NST đơn Số lượng NST kép Số lượng tâm động Số lượng Cromatit Kỳ đầu I Kỳ giữa I Kỳ sau I Kỳ cuối I Kỳ đầu II Kỳ giữa II Kỳ sau II Kỳ cuối II Bài 2: Lập công thức Tinh trùng: 1 tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân k lần tạo ra.. (2k) tế bào sinh tinh. 1 tế bào sinh tinhà (4) tinh trùng n tế bào sinh tinhà (4n) tinh trùng Công thức: A=2k .4n trong đó A: tổng số tinh trùng; n: số tế bào sinh tinh, k số tế bào sinh dục sơ khai Trứng: 1 tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân k lần tạo ra.. (2k) tế bào sinh trứng. 1 tế bào sinh trứng àtrứng và thể định hướng n tế bào sinh trứngà (n) trứng và (3n) thể định hướng Công thức: A=2k .n trong đó A: tổng số trứng; n: số tế bào sinh trứng, k số tế bào sinh dục sơ khai Bài 3: 1 TB sinh dục sơ khai đực và 1 TB sinh dục sơ khai cái đều nguyên phân liên tiếp 5 lần. Các TB con đều chuyển sang vùng sinh trưởng và qua vùng chín giảm phân bình thường. Xác định số lượng giao tử đực và cái được tạo thành? Hướng dẫn giải Số tế bào sinh tinh/ sinh trứng được tạo ra từ 1 tế bào sơ khai ban đầu là : 25 = 32 Các tế bào đều giảm phân bình thường nên ta có : Số TB trứng là 32 Số tinh trùng là : 32 x 4 = 128 Hoạt động 2: Ý nghĩa của giảm phân HĐ của GV HĐ của HS Từ những tìm hiểu ở phần 1, theo em giảm phân mang những ý nghĩa gì? HS phát biểu Vậy sự biến dị tổ hợp là do đâu? Tại sao con cái sinh ra có những tính trạng không hoàn toàn giống bố hoặc mẹ? Sinh sản hữu tính có ưu điểm gì trong chọn giống và tiến hoá so với sinh sản đơn tính? Hs nghiên cứu, động não trả lời chuỗi câu hỏi Tiểu luận hoạt động 2: Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST trong quá trình giảm phân kết hợp với thụ tinh tạo ra rất nhiều biến dị tổ hợp Sự đa dạng di truyền là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa giúp các loài có khả năng thích nghi với điều kiện sống mới. Góp phần duy trì bộ NST cho loài Bài tập củng cố hoạt động 2 Bạn Hoa học lớp 8. Một hôm Hoa đưa các bạn về nhà chơi nghe các bạn nói mình chẳng giống bố cũng chẳng giống mẹ tí nào. Hoa rất hoang mang hỏi bố mẹ, không biết vì sao lại như thế. Các cụ có câu “ Con nhà tông không giống long cũng giống cánh cơ mà”? Nếu là bố mẹ Hoa em sẽ giải thích như thế nào? Dặn dò HS hoàn thành bài tập cuối bài, photo thành quả của nhóm gim vào vở. Đọc trước bài mới.
Tài liệu đính kèm: