Giáo án dạy theo chủ đề môn Sinh học Lớp 10 - Chủ đề: Chu kỳ tế bào và nguyên phân

Giáo án dạy theo chủ đề môn Sinh học Lớp 10 - Chủ đề: Chu kỳ tế bào và nguyên phân

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nêu được khái niệm chu kì tế bào

- Nêu được đặc điểm chính các pha trong kì trung gian.

- Lập bảng phân biệt đặc điểm NST qua các kỳ của quá trình nguyên phân.

- Lập bảng nêu được các diễn biến chính của từng kỳ trong quá trình giảm phân.

- So sánh nguyên phân với giảm phân.

- Nhận biết được các kỳ của NP, GP thông qua mô hình ở phòng TN-TH hoặc vẽ lại các kỳ đó.

- Liên hệ tìm hiểu 1 số bệnh ở người do rối loạn phân bào (bệnh ung thư).

2. Kỹ năng

- Kỹ năng tìm kiếm thông tin qua đọc sách.

- Kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, quan sát và phát hiện kiến thức.

- Kỹ năng giao tiếp giữa học sinh với học sinh và giữa học sinh với giáo viên.

3. Thái độ

- Nhận thức đúng đắn ý nghĩa của việc điều khiển chu kì tế bào và quá trình nguyên phân đối với tế bào, đối với cơ thể sinh vật và đối với xã hội.

- Tích cực tham gia và vận động người khác có thái độ lạc quan đối với căn bệnh ung thư; thái độ đúng đắn đối với vấn đề cấy ghép nội tạng,

4. Về năng lực

- Năng lực tự học nghiên cứu các tài liệu và thông tin thu thập được.

- Năng lực giải quyết vấn đề thể hiện thông qua việc phát hiện vấn đề và giải quyết các vấn đề ở địa phương.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ thể hiện qua việc học sinh thuyết trình và trao đổi kiến thức với nhau và với giáo viên.

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để thu thập thông tin cho chuyên đề : SGK, internet,

- Năng lực hợp tác trong thảo luận nhóm và phân công công việc cho các thành viên trong nhóm.

- Năng lực tự quản lí khi phân chia thời lượng cho từng tiểu chủ đề.

 

docx 12 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 1345Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy theo chủ đề môn Sinh học Lớp 10 - Chủ đề: Chu kỳ tế bào và nguyên phân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: .1/2019
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 
CHU KÌ TẾ BÀO VÀ NGUYÊN PHÂN
(Tiết 20- 21)
I. MỤC TIÊU
1.  Kiến thức
- Nêu được khái niệm chu kì tế bào
- Nêu được đặc điểm chính các pha trong kì trung gian.
- Lập bảng phân biệt đặc điểm NST qua các kỳ của quá trình nguyên phân.
- Lập bảng nêu được các diễn biến chính của từng kỳ trong quá trình giảm phân.
- So sánh nguyên phân với giảm phân.
- Nhận biết được các kỳ của NP, GP thông qua mô hình ở phòng TN-TH hoặc vẽ lại các kỳ đó.
- Liên hệ tìm hiểu 1 số bệnh ở người do rối loạn phân bào (bệnh ung thư).
2. Kỹ năng
- Kỹ năng tìm kiếm thông tin qua đọc sách.
- Kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, quan sát và phát hiện kiến thức.
- Kỹ năng giao tiếp giữa học sinh với học sinh và giữa học sinh với giáo viên.
3. Thái độ
- Nhận thức đúng đắn ý nghĩa của việc điều khiển chu kì tế bào và quá trình nguyên phân đối với tế bào, đối với cơ thể sinh vật và đối với xã hội.
- Tích cực tham gia và vận động người khác có thái độ lạc quan đối với căn bệnh ung thư; thái độ đúng đắn đối với vấn đề cấy ghép nội tạng,
4. Về năng lực
- Năng lực tự học nghiên cứu các tài liệu và thông tin thu thập được.
- Năng lực giải quyết vấn đề thể hiện thông qua việc phát hiện vấn đề và giải quyết các vấn đề ở địa phương.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ thể hiện qua việc học sinh thuyết trình và trao đổi kiến thức với nhau và với giáo viên.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để thu thập thông tin cho chuyên đề : SGK, internet,
- Năng lực hợp tác trong thảo luận nhóm và phân công công việc cho các thành viên trong nhóm.
- Năng lực tự quản lí khi phân chia thời lượng cho từng tiểu chủ đề.
II. CHUẨN BỊ
1. Thời gian, địa điểm: 2 tiết tại lớp học
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: Chuẩn bị dạy học theo mô hình Lớp học đảo ngược
2.1.Giáo viên
- Lựa chọn video bài học Chu kì tế bào và quá trình nguyên phântrên Youtube.
- Thiết kế các “bài tập về nhà đảo ngược”, tìm đọc các thông tin về Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân, hoàn thành các bài tập sau:
Bài tập 1 ( nhóm 1). Hãy xác định các hình minh họa sau thuộc vào kì nào của chu kì tế bào?
	Hãy sắp xếp và mô tả những biến đổi của tế bào trong mỗi giai đoạn/kì đó (Gợi ý lập bảng biến đổi của tế bào trong chu kì tế bào:
Bảng gợi ý mô tả biến đổi của tế bào qua các kì của chu kì tế bào
Giai đoạn/ Kì
Hình 
Biến đổi của tế bào
Tế bào
Nhiễm sắc thể
Màng nhân
Thoi phân bào
..
Bài tập 2 ( nhóm 2). 
Cho hình vẽ 1 tế bào.Hãy vẽ tiếp hình về chu kì tế bào và quá trình nguyên phân của tế bào đó.
Hãy mô tả đặc điểm của tế bào tại mỗi giai đoạn, mỗi kì của chu kì tế bào và quá trình nguyên phân.
Bài tập 3 ( nhóm 3). Tìm hiểu 1 số mô hình minh họa các kì của quá trình nguyên phân sau đây, lựa chọn nguyên liệu, thiết kế mô hình về các giai đoạn của chu kì tế bào và các kì của quá trình nguyên phân.
Mô hình 1
Mô hình 2
Mô hình 3
Bài tập 4 ( nhóm 4). Theo bài báo “Ung thư ở Việt Nam: Những con số phải “giật mình”” đăng trên https://anninhthudo.vn/doi-song/ung-thu-o-viet-nam-nhung-con-so-phai-giat-minh/789891.antd, ngày 14/11/2018, tỉ lệ bệnh ung thư ở Việt Nam trên bản đồ ung thư thế giới là khá cao. Số liệu ung thư tại Việt Nam năm 2018 được thể hiện qua hình sau:
Số ca mắc ung thư mới ở Việt Nam năm 2018 (Nguồn VNN)
Em hãy tìm những thông tin giải thích tỉ lệ bệnh ung thư ở Việt Nam trên bản đồ ung thư thế giới là khá cao.
Tìm hình ảnh (hoặc vẽ hình) và giải thích cơ chế phát sinh bệnh ung thư liên quan đến hoạt động của chu kì tế bào, đề xuất biện pháp phòng tránh ung thư.
2.2. Học sinh
- Thực hiện các “bài tập về nhà đảo ngược” trên các giấy A0; 
- Các phương tiện: Giấy A0, giấy A4, bút dạ, bút màu, hồ nước hoặc băng dính 2 mặt, nam châm, giá treo
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
* Giai đoạn trước lớp học: 
Làm việc nhóm, tự học và hoàn thành được các “bài tập về nhà đảo ngược” được giao trước giờ học 1 tuần đến 10 ngày. Các nhóm HS tự bố trí thời gian hoạt động nhóm theo hình thức tự học, thảo luận nhóm.
*Giai đoạn trong lớp học 
Hoạt động 1
A.Khởi động
GV chiếu các hình, HS quan sát hình, kể tên hiện tượng qua các hình quan sát được và tìm điểm giống nhau của các hiện tượng trong các hình đó (có sự phân chia tế bào).
GV đặt câu hỏi và HS trả lời về vai trò của phân bào đối với tế bào, cơ thể sinh vật và đối với thực tiễn.
Vấn đề: Tại sao phân chia tế bào là cơ sở của phương thức sinh sản, của sự sinh trưởng và phát triển của tế bào và cơ thể?
Hình 1. Tương lai của cấy ghép từ lợn sang người
Hình 2. Sinh sản nảy chồi ở thủy tức
Hình 3. Cây càng cua ghép trên cây thanh long
Hình 4. Nuôi cấy mô thực vật
Hình 5. Sinh sản sinh dưỡng ở thực vật
Hình 6. Sinh sản của tế bào
Hình 7. Sinh trưởng ở người
Hình 8. Tái sinh ở động vật
B. Hình thành kiến thức và luyện tập
Hoạt động 2. Tìm hiểu về đặc điểm của chu kì tế bào và quá trình nguyên phân
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
- GV kiểm tra sự chuẩn bị “bài tập về nhà đảo ngược” của HS. Dành thời gian 5 phút để HS trong các nhóm rà soát lại sản phẩm của nhóm.
- GV và HS bố trí không gian để thực hiện kỹ thuật phòng tranh(có hai giá treo tranh di động)
- HS lần lượt tìm hiểu sản của các nhóm 1, 2, 3, quan sát sản phẩm của nhóm, nghe nhóm thuyết trình sản phẩm, tranh luận và phản biện về bài tập của nhóm.
- GV gợi ý HS khi tranh luận, vận dụng các câu hỏi vấn đáp:
1. Loại TB nào thực hiện nguyên phân?
2. Các mô và cơ quan trong cơ thể động vật tăng trưởng và tái sinh nhờ phương thức gì?
3. Tại sao bất kì tế bào nào trước khi phân bào đều trải qua pha S và G2 ở kì trung gian?
4. Đối với động vật có vú, chu kì của loại tế bào nào kéo dài nhất?
5. Nhiễm sắc thể kép gồm 2 nhiễm sắc tử chị em. Các nhiễm sắc tử chị em được tạo thành khi nào và được thấy rõ khi nào?
6. Hiện tượng nhiễm sắc thể kép co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau trong phân bào có ý nghĩa gì?
7. Điều gì sẽ xảy ra nếu như trong nguyên phân, thoi phân bào bị phá hủy?
8. Giải thích tại sao nguyên phân là cơ chế sinh sản của tế bào.
- Sau khi HS đã nghe báo cáo của các nhóm, thảo luận về bài tập của các nhóm, GV yêu cầu các cá nhân HS hoàn thành bài tập tình huống sau vào vở hoặc giấy A4, giấy A0: 
Một bạn HS làm tiêu bản quan sát nguyên phân từ chóp rễ hành, đã chụp được hình tiêu bản như sau:
Bạn ấy đang lúng túng xác định các kì của nguyên phân trong hình ảnh trên và không rõ trước khi bước vào quá trình phân chia, các tế bào rễ hành đã trải qua những biến đổi gì. Em hãy cùng bạn giải đáp thắc mắc đó (lưu ý, ghi lại câu trả lời vào bảng mô tả biến đổi của tế bào qua các kì của chu kì tế bào).
1. Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân
Bảng mô tả.
Bảng. Biến đổi của tế bào qua các kì của chu kì tế bào
Giai đoạn/ Kì
Hình 
Biến đổi của tế bào
Tế bào
Nhiễm sắc thể
Màng nhân
Thoi phân bào
TB mẹ
Nhận tín hiệu phân bào sẽ bước vào chu kì tế bào
Dạng sợi mảnh, trạng thái đơn (2n)
Điển hình
Chưa có
Các pha của CKTB
Kì trung gian
Pha G1, G2
Pha S
Pha phân chia (pha M) xen kẽ với kì trung gian gồm pha G1, S, G2.
TB lớn lên
Pha tăng trưởng
NST nhân đôi - NST kép
Pha M
Kì đầu
Kép, bắt đầu co xoắn
Dần tiêu biến
Bắt đầu hình thành
Pha M
Kì giữa
Kép, co xoắn cực đại, tập trung 1 hàng tại mặt phẳng xích đạo TPB
Tiêu biến hoàn toàn
Hoàn thiện, tạo mặt phẳng giữa 2 cực
Pha M
Kì sau
Các nhiễm sắc tử chị em tách ra, mỗi NS tử trở thành 1 NST, di chuyển về 1 cực TB.
Dần dần tiêu biến
Pha M
Kì cuối
TB chất phân chia tạo 2 TB con
Tháo xoắn về dạng sợi mảnh
Hình thành
Tiêu biến hoàn toàn.
Hoạt động 3. Tìm hiểu về điều hòa chu kì tế bào
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- HS tìm hiểu sản phẩm của nhóm 4, quan sát sản phẩm của nhóm, nghe nhóm thuyết trình sản phẩm, tranh luận và phản biện về bài tập của nhóm. 
- GV bổ sung số liệu liên quan đến thực trạng ung thư tại Việt Nam (tính đến 2018), từ đó nêu vấn đề: Bệnh ung thư có liên quan gì đến hoạt động của chu kì tế bào? Tại sao ở người, TB da luôn phân chia, TB gan duy trì khả năng phân chia nhưng luôn tĩnh cho đến khi xuất hiện nhu cầu, TB thần kinh hoàn chỉnh và TB cơ không phân chia?
2. Điều hòa chu kì tế bào
Hình 1. Tổng quan bản đồ ung thư ở Việt Nam
- GV đưa ra hình minh họa hệ thống kiểm soát trong chu kì tế bào, giới thiệu về trình tự các sự kiện của chu kì tế bào được điều khiển bởi hệ thống kiểm soát:
- Đa số TB trong cơ thể người thực tế là ở G0. Các TB thần kinh và TB cơ trưởng thành không bao giờ phân chia, TB gan có thể “gọi quay lại” chu kì từ pha G0 bằng các tín hiệu bên ngoài (các yếu tố tăng trưởng giải phóng ra khi có vết thương).
- Sự biến đổi có chu kì các protein điều chỉnh có tác dụng như cái đồng hồ của CKTB. Đồng hồ có các điểm kiểm soát đặc hiệu mà ở đó chu kì dừng lại cho đến khi nhận tín hiệu đi tiếp. Phương pháp nuôi cấy TB giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu chi tiết phân tử của phân bào. Cả tín hiệu bên trong và tín hiệu bên ngoài đều kiểm soát CKTB qua con đường chuyển tải tín hiệu. Đa số các TB biểu hiện sự ức chế CKTB phụ thuộc vào mật độ và vị trí neo bám, kiểm soát sự tăng sinh TB tới một mật độ và phân bố tối ưu. 
Tuy nhiên, các TB ung thư không phản ứng với các tín hiệu bình thường điều khiển CKTB, chúng phân chia quá mạnh và xâm lấn các mô khác, nếu không kiềm chế chúng có thể giết chết cơ thể (Xem hình 3)
a. Hệ thống kiểm soát chu kì tế bào(Tiết 21)
- Là một bộ các phân tử hoạt động theo chu kì trong tế bào, vừa khơi mào, vừa điều chỉnh các sự kiện chính trong CKTB, liên quan đến các điểm kiểm soát của CKTB.
- Điểm kiểm của CKTB là nơi mà tín hiệu dừng lại và đi tiếp có thể điều khiển CKTB. Có 3 điểm kiểm soát chính thấy trong G1, G2 và M (màu đỏ trong hình).
- Điểm kiểm soát G1 - “điểm hạn chế”: nếu TB nhận tín hiệu đi tiếp ở điểm kiểm soát G1, TB đi tiếp trong CKTB. Nếu TB không nhận được tín hiệu đi tiếp, TB ra khỏi chu kì và bước vào G0- trạng thái không phân chia.
- Điểm kiểm soát G2, M: Trình tự các sự kiện CKTB được bắt nhịp liên quan đến hàm lượng và hoạt tính của các phân tử, chủ yếu là protein (cyclin và kinase protein). Sự tổng hợp và tích lũy cyclin bắt đầu vào cuối pha S và tiếp tục đi qua G2, được tích lũy lại và kết hợp với 1 số phân tử khác đủ để cho TB đi qua điểm kiểm soát G2 và khai mào các sự kiện phân bào. Một số phân tử được tích lũy trong kì giữa sẽ giúp tự ngắt hoạt tính enzyme, đưa tới sự phân hủy cyclin ở kì sau, TB qua điểm kiểm soát M, chuẩn bị CKTB mới.
Hình 3. Sự tăng trưởng và di căn của khối u vú ác tính
- GV chiếu hình 3, HS mô tả các bước tăng trưởng của khối u vú ác tính: 
1. Khối u tăng trưởng từ 1 TB ung thư.
2. Các TB ung thư xâm lấn các mô xung quanh.
3. Các TB ung thư phát tán qua các mạch bạch huyết và mạch máu tới các vùng khác của cơ thể.
4. Một tỉ lệ nhỏ các TB ung thư có thể sống sót và thiết lập khối u mới ở bộ phận khác của cơ thể.
- HS trả lời câu hỏi: Điểm sai khác quan trọng giữa các TB bình thường và TB ung thư là gì? Hậu quả khi TB ung thư mất kiểm soát là gì? Hãy đề xuất biện pháp để hạn chế ung thư.
Về biện pháp hạn chế ung thư: GV giới thiệu ung thư có nhiều nguyên nhân, sự chuyển dạng TB thường sang TB ung thư liên quan đến biến đổi gen và cơ chế khá phức tạp, còn nhiều điều khoa học chưa hiểu rõ. Do đó, lưu ý HS đề xuất các biện pháp cần chú ý tới các yếu tố nguy cơ và đặc biệt về ý thức khám bệnh định kì.
b. Mất kiểm soát chu kì tế bào trong các tế bào ung thư 
- TB bình thường phản ứng với các tín hiệu bình thường điều khiển CKTB, TB ung thư thoát khỏi sự điều chỉnh bình thường và phân chia vô trật tự, hình thành khối u.
- Các TB của khối u ác tính tăng sinh không thể kiểm soát và có thể phát tán sang các mô bên cạnh qua các mạch bạch huyết và mạch máu, tới các phần khác của cơ thể. Sự phát tán của các TB ung thư khỏi nơi xuất phát gọi là sự di căn.
C.Vận dụng, tìm tòi, mở rộng
Hoạt động 4: GV đưa ra 1 số hình, HS xác định nội dung các hình, chẳng hạn các hình sau:
- GV nêu các câu hỏi, HS trả lời các câu hỏi:
1. Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau đây:
Câu 1. Bệnh nào dưới đây phát sinh do rối loạn cơ chế điều hòa phân bào của một bộ phận nào đó trong cơ thể ?
A. Ung thư 	B. Tiểu đường	C. Viêm gan B	D. Gout
Câu 2. Diễn biến quan trọng nhất xảy ra ở pha S của kì trung gian là gì ?
A. Sự hình thành thoi vô sắc	B. Sự hoạt hóa các enzim
C. Sự tổng hợp prôtêin	D. Sự nhân đôi của ADN
Câu 3. Các pha của kì trung gian diễn ra theo chiều từ sớm đến muộn như thế nào ?
A. Pha G1, pha G2, pha S	B. Pha G2, pha S, pha G1
C. Pha G1, pha S, pha G2	D. Pha S, pha G1, pha G2
Câu 4. Trong quá trình nguyên phân, các NST tồn tại ở trạng thái kép trong những kì nào ?
A. Kì đầu và kì giữa	B. Kì sau và kì cuối
C.Kì đầu và kì cuối	D.Kì giữa và kì sau
Câu 5. Trong nguyên phân, tế bào động vật phân chia tế bào chất theo cách nào ?
A. Phân rã màng tế bào ở vị trí mặt phẳng xích đạo
B. Hình thành vách ngăn từ mặt phẳng xích đạo lan dần ra hai phía
C. Co thắt màng tế bào ở vị trí mặt phẳng xích đạo
D. Tiêu hủy tế bào chất ở vị trí mặt phẳng xích đạo
Câu 6. Hiện tượng nào dưới đây cho thấy vai trò của nguyên phân?
A. Trương phình của xác động vật	B. Tế bào trứng đơn bội lớn lên
C. Hàn gắn, làm lành vết thương hở	D. Phồng, xẹp của bong bóng cá
Câu 7. Cho các biện pháp kĩ thuật: 1. Chiết cành	; 2. Nuôi cấy mô; 3. Cấy truyền phôi; 4. Nhân bản vô tính. Nguyên phân là cơ sở khoa học của những biện pháp nào?
A. 1, 2, 3, 4	B. 1, 2, 3	C. 2, 3, 4	D. 1, 2, 4
2. Viết bài luận: Từ ý nghĩa của nguyên phân“Là cơ sở cho hiện tượng tái sinh các cơ quan, bộ phận của cơ thể và cơ sở khoa học của biện pháp nuôi cấy mô”, em có liên hệ đến lĩnh vực gì trong y học và vấn đề gì của xã hội hiện nay. Ý kiến của em về điều đó là như thế nào?
D. Hướng dẫn học ở nhà 
 HS tự học, thực hiện các bài tập tự học:
Bài tập 1. Xem lại bài tập tình huống ở hoạt động 1. Giả sử các em đều muốn thực hành làm thí nghiệm “Quan sát các kì của nguyên phân trên tiêu bản rễ hành”. Các em hãy nêu mục tiêu, công việc chuẩn bị và cách tiến hành thí nghiệm, viết báo cáo thu hoạch.
Bài tập 2. Nghiên cứu về chu kì tế bào và quá trình nguyên phân, cấu tạo tế bào, lập bảng phân biệt nguyên phân của TB động vật với của TB thực vật.
Bài tập 3. Thảo luận với các bạn trong nhóm, tìm thông tin về quá trình giảm phân, tự chọn hình thức vẽ hình hoặc làm mô hình về giảm phân.
Bài tập 4. Từ hình về vòng đời của người sau đây, hãy nêu mối quan hệ giữa nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_day_theo_chu_de_mon_sinh_hoc_lop_10_chu_de_chu_ky_te.docx