I. Mục tiêu bài học : NG : 19 – 09 - 2016
1.Kiến thức : Sau khi học xong bài này, học sinh cần : Tiết : 5
- Nêu được cấu tạo hóa học của cacbonhiđrat và vai trò sinh học của chúng trong tế bào .
- Nêu được cấu tạo hóa học của lipit và vai trò sinh học của chúng trong tế bào .
2.Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng quan sát , hoạt động nhóm , giải thích , so sánh .
3.Thái độ : Liên hệ môi trường ở mục I .
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
- GV: Chuẩn bị sơ đồ Hình 4.1 và hình 4.2 SGK Sinh học 10 phóng to.
Mẫu vật : lá cây, hoa quả có nhiều đường,
Bài 4 : CACBÔHIĐRAT VÀ LIPIT NS : 17 – 09 - 2016 I. Mục tiêu bài học : NG : 19 – 09 - 2016 1.Kiến thức : Sau khi học xong bài này, học sinh cần : Tiết : 5 - Nêu được cấu tạo hóa học của cacbonhiđrat và vai trò sinh học của chúng trong tế bào . - Nêu được cấu tạo hóa học của lipit và vai trò sinh học của chúng trong tế bào . 2.Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng quan sát , hoạt động nhóm , giải thích , so sánh . 3.Thái độ : Liên hệ môi trường ở mục I . II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh : - GV: Chuẩn bị sơ đồ Hình 4.1 và hình 4.2 SGK Sinh học 10 phóng to. Mẫu vật : lá cây, hoa quả có nhiều đường, GLUCÔZƠ XENLULÔZƠ - HS: Xem trước bài mới . III. Tiến trình bài giảng : 1.Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số , nhắc nhở ... 2.Kiểm tra bài cũ: Trình bày cấu trúc hóa học của nước và vai trò của nước trong tế bào ? 3.Bài mới : Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời. - Cacbôhiđrat là gì ? - Có mấy loại cacbôhi-đrat ? Kể tên đại diện cho từng loại? -GV cho HS xem các mẫu hoa quả chứa nhiều đường, yêu cầu HS quan sát. * Các loại quả mit, xoài, cam, dưa chứa loại đường nào? - HS quan sát, thảo luận, xác định loại đường có trong các mẫu vật. - Các đơn phân trong phân tử đường đa liên kết với nhau bằng loại liên kết gì? - Hãy phân biệt các loại đường đa? * Sản phẩm thu được khi thuỷ phân đường Saccarôzơ ? Hoạt động 1 : GV chia nhóm học sinh Nêu câu hỏi và yêu cầu học sinh thực hiện. Câu hỏi : Nêu chức năng của từng loại đường ? - Đại diện nhóm lên trình bày , các nhóm khác bổ sung. * Cho ví dụ về vai trò cấu tạo của đường đa * Liên hệ: Nguồn cacbohidrat đầu tiên trong hệ sinh thái là gì ? Vai trò của thực vật ? - Đặc điểm chung của các loại lipit là gì ? * Tại sao lipit có tính kị nước ? Hoạt động 2: GV nêu câu hỏi và yêu cầu các nhóm tiến hành thảo luận. Câu hỏi : Phân tích cấu trúc và chức năng của từng loại lipit ? Nhóm 1: Cấu trúc và chức năng của mỡ ? * Phân biệt axit béo no và axit béo không no ? * Tại sao người già không nên ăn nhiều mỡ ? Ăn nhiều mỡ sẽ dẫn đến xơ vữa động mạch . Nhóm 2: Cấu trúc và chức năng của Phôtpholipit ? * Điểm khác nhau cơ bản giữa mỡ và Phôtpholipit ? Nhóm 3: Cấu trúc và chức năng của Stêrôit ? * Nêu vai trò của 1 số hoocmon sinh dục trong cơ thể ? Nhóm 4: - cấu trúc và chức năng của Sắc tố và Vitamin? * Những loại hoa quả có chứa vitamin ? * Khi sử dụng các vitamin này cần chú ý điều gì ? * Điểm khác nhau cơ bản giữa cacbohidrat và lipit là gì ? cacbohidrat tan trong nước còn lipit thì không tan trong nước . I. Cacbôhiđrat: (Đường) 1. Cấu trúc hóa học: a)Khái niệm :Cacbôhiđrat là hợp chất hữu cơ có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm 3 nguyên tố : C, H, O. b)Phân loại : Cacbôhiđrat có 3 loại - Đường đơn : • Gồm một phân tử đường • VD:Hexôzơ (Glucôzơ, Fructôzơ,) ; Pentôzơ (Ribôzơ,) - Đường đôi : •Gồm 2 phân tử đường liên kết với nhau bằng liên kết glicôzit • VD: Saccarôzơ, Galactôzơ, Mantôzơ, - Đường đa : • Gồm nhiều phân tử đường liên kết với nhau bằng liên kết glicôzit • VD:Tinh bột, Glicôgen, Xenlulôzơ, kitin 2. Chức năng : - Đường đơn : cung cấp năng lượng trực tiếp cho tế bào và cơ thể. - Đường đôi : là nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể. - Đường đa : dự trữ năng lượng, tham gia cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể sinh vật. II. Lipit : a)Khái niệm : Là hợp chất - Có tính kị nước. - Được cấu tạo từ nhiều thành phần khác nhau. b)Phân loại : 1. Mỡ : - Cấu tạo : gồm 1 phân tử Glixêrol và 3 phân tử axit béo. + Mỡ động vật : A. béo no. + Mỡ thực vật : A. béo không no. - Chức năng : dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể. 2. Phôtpholipit : - Cấu tạo : gồm 1 phân tử Glixêrol, 2 phân tử axit béo và 1 nhóm phôtphat. - Chức năng : cấu tạo nên các loại màng của tế bào. 3. Stêrôit : - Là thành phần cấu tạo của màng sinh chất và một số loại hoocmôn trong cơ thể sinh vật. - VD: Testosteron , ơstrogen ......... 4. Sắc tố và Vitamin : Một số sắc tố như Carôtenôit và Vitamin như A, D, E, K cũng là một dạng lipit. 4.Củng cố : Câu 1. Cacbonhiđrat là tên gọi dùng để chỉ nhóm chất nào sau đây? a. Đường B. Đạm C. Mỡ d. Chất hữu cơ Câu 2. Chức năng chủ yếu của đường glucôzơ là : a. Tham gia cấu tạo thành tế bào b. Cung cấp năng lượng cho hoạt động tế bào c. Tham gia cấu tạo nhiễm sắc thể d. Là thành phần của phân tử ADN Câu 3.Chất sau đây thuộc loại đường Pentôzơ a. Ribôzơ và fructôzơ b. Glucôzơ và đêôxiribôzơ c.Ribô zơ và đêôxiribôzơ d. Fructôzơ và Glucôzơ Câu 4. Hai phân tử đường đơn liên kết nhau tạo phân tử đường đôi bằng loại liên kết ? a. Liên kết peptit B. Liên kết glicôzit C. Liên kết hoá trị d. Liên kết hiđrô Câu 5 . Phát biểu sau đây có nội dung đúng là : a. Trong mỡ động vật chứa nhiều a xít béo no b. Phân tử dầu có chứa 1glixêrol c. Trong mỡ có chứa 1glixêrol và 2 axit béo d. Dầu hoà tan không giới hạn trong nước Câu 6. Photpholipit có chức năng chủ yếu là : a. Tham gia cấu tạo nhân của tế bào . b. Là thành phần cấu tạo của màng tế bào c. Là thành phần của máu ở động vật d. Cấu tạo nên chất diệp lục ở lá cây 5.Hướng dẫn về nhà : - Học thuộc bài đã học - Làm bài tập cuối bài (trang 22, SGK Sinh học 10) - Xem trước bài 5 trang 23, SGK Sinh học 10. _____________________________________________
Tài liệu đính kèm: