Giáo án Sinh học 10 - Chủ đề: Chu kỳ tế bào

Giáo án Sinh học 10 - Chủ đề: Chu kỳ tế bào

I. Nội dung chủ đề

1.1. Tên chủ đề: Phân bào

Chủ đề này gồm các bài thuộc chương IV- phần bào: Phân bào – Sinh học 10 THPT.

Bài 18. Chu kỳ tế bào và quá trình nguyên phân.

Bài 19. Giảm phân

Bài 20.Thực hành:quan sát các kì nguyên trên tiêu bản rễ hành.

1.2. Mạch kiến thức của chuyên đề:

1. Khái niệm, diễn biến của chu kỳ tế bào.

2. Quá trình nguyên phân.

3. Quá trình giảm phân.

4. Bài tập về phân bào

1.3. Nội dung chi tiết của chủ đề

1.4. Thời lượng

Căn cứ vào lượng kiến thức, phương pháp tổ chức dạy học chuyên đề và trình độ nhận thức của HS ở trường THPY Kỳ Anh: 4 tiết gồm 2 tiết nghiên cứu lí thuyết về các nội dung 1, 2, và 3 tiết, 1tiết hướng dẫn học sinh làm bài tậpvà 1 tiết hướng dẫn học sinh thực hành.

 

doc 14 trang Người đăng tamnguyenth Lượt xem 4455Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 10 - Chủ đề: Chu kỳ tế bào", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: CHU KỲ TẾ BÀO
I. Nội dung chủ đề
1.1. Tên chủ đề: Phân bào
Chủ đề này gồm các bài thuộc chương IV- phần bào: Phân bào – Sinh học 10 THPT.
Bài 18. Chu kỳ tế bào và quá trình nguyên phân.
Bài 19. Giảm phân
Bài 20.Thực hành:quan sát các kì nguyên trên tiêu bản rễ hành.
1.2. Mạch kiến thức của chuyên đề:
1. Khái niệm, diễn biến của chu kỳ tế bào.
2. Quá trình nguyên phân.
3. Quá trình giảm phân.
4. Bài tập về phân bào
1.3. Nội dung chi tiết của chủ đề
1.4. Thời lượng
Căn cứ vào lượng kiến thức, phương pháp tổ chức dạy học chuyên đề và trình độ nhận thức của HS ở trường THPY Kỳ Anh: 4 tiết gồm 2 tiết nghiên cứu lí thuyết về các nội dung 1, 2, và 3 tiết, 1tiết hướng dẫn học sinh làm bài tậpvà 1 tiết hướng dẫn học sinh thực hành.
II. Mục tiêu chủ đề
Sau khi học xong chuyên đề này HS có khả năng:
Kiến thức
- Trình bày được khái niệm chu kỳ TB, nguyên phân, giảm phân.
- Trình bày được diễn biến của chu kỳ TB, qua trình nguyên phân, giảm phân.
- Trình bày được vai trò của nguyên phân và giảm phân.
- Phân biệt được các kỳ của nguyên phân trên tiêu bản rễ hành.
- Vận dụng kiến thức để:
- Vận dụng kiến thức nguyên phân, giảm phân để giải bài tập. 
+ Giải thích được nguyên nhân của sự đa dạng sinh giới
+ Giải thích được cơ chế gây nên bệnh ung thư.
+ Giải thích được cơ chế của sinh sản vô tính 
2. Kỹ năng
Rèn luyện được các kĩ năng sau:
Kĩ năng tư duy, kĩ năng giải quyết vấn đề
Kĩ năng khoa học: quan sát; phân loại; định nghĩa.
Kĩ năng học tập: tự học; tự nghiên cứu; hợp tác; giao tiếp
3. Thái độ
	- Biết cách tự bảo vệ trước các tác nhân gây ung thư.
	- Biết ứng dụng nguyên phân vào thực tiễn cuộc sống
4. Định hướng các NL được hình thành
TT
Tên năng lực
Các kỹ năng thành phần
Năng lực tự học
i. Xác định mục tiêu học tập phần Phân bào
ii. Lập kế hoạch học tập.
TT
Thời gian
Nội dung công việc
Phương pháp
Người thực hiện
Sản phẩm
1
Từ ngàyđến ngày.
Nghiên cứu tài liệu về phân bào
- Đọc sách, tài liệu
- Tham khảo các công trình nghiên cứu ở địa phương
Phát hiện và giải quyết vấn đề
i. Đặt câu hỏi: Chu kỳ tế bào là gì ? nguyên phân là gì?... 
ii. Thu thập thông tin, xử lí thông tin.
iii. Đề xuất, lựa chọn các giải pháp thích hợp.
Năng lực nghiên cứu khoa học
i. Quan sát: 
+ Quan sát các hình ảnh, video, đọc tài liệu về các vấn đề liên quan trong chuyên đề.
+ Thu thập các thông tin liên quan 
ii. Lập bảng biểu, tính toán, xử lý số liệu, vẽ hình ảnh quan sát được
iii. Đưa ra giải pháp giải quyết các vấn đề liên quan 
Năng lực tư duy sáng tạo
i. Phát biểu các định nghĩa liên quan
ii. Phân tích vai trò, mối liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn.
iii. Nêu ý tưởng ứng dụng nhân giống vô tính ở địa phương.
Năng lực ngôn ngữ
i. Nghe, đọc hiểu và chọn lọc thông tin, sử dụng thuật ngữ chính xác, hiệu quả.
ii. Trình bày, thảo luận, phản biện.
iii. Viết báo cáo thu hoạch
Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
 Sử dụng các thiết bị CNTT để thu thập, lưu trữ, báo cáo sản phẩm và truyền thông.
Năng lực hợp tác
i. Lựa chọn hình thức làm việc, phân công nhiệm vụ, theo dõi, kiểm tra tiến độ công việc trong thực hiện nhiệm vụ học tập
ii. Khiêm tốn, nhiệt tình phát biểu ý kiến,lắng nghe và phản hồi tích cực trong hoạt động nhóm
Bảng mô tả các mức độ mục tiêu của chủ đề
Mức độ nhận thức
Các KN hướng tới trong chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
ND1. Chu kỳ tế bào
- Nêu được khái niệm, đặc điểm của chu kỳ TB
- Nêu được các giai đoạn trong kỳ trung gian
- Phân tích các hoạt động diễn ra ở các giai đoạn trong kỳ trung gian
Giải thích thời gian của kỳ trung gian của một số loại TB điển hình.
- Phân biệt các kỳ nguyên phân trên hình vẽ và tiêu bản.
- Làm một số bài tập đơn giản
- Giải thích cơ chế duy trì bộ NST của loài qua quá trình nguyên phân
- Phân biệt các kỳ giảm phân trên hình vẽ .
- Làm một số bài tập đơn giản
- Giải thích cơ chế làm giảm bộ NST của loài qua quá trình giảm phân
- so sánh nguyên phân và giảm phân.
Giải thích cơ chế gây ung thư. Từ đó đưa ra các giải pháp phòng tránh.
- Giải các bài tập mức độ cao hơn.
- Giải bài tập
- KN quan sát, 
- Kĩ năng phân loại, phân nhóm
- Kĩ năng định nghĩa
- Năng lực GQVĐ
ND 2: Quá trình nguyên phân
- Kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hơp kiến thức.
- NL GQVĐ
- Nêu được khái niệm nguyên phân
- Nêu được các kỳ trong pha phân chia nhân.
- Mô tả được diễn biến các kỳ nguyên phân.
- Nêu được ý nghĩa của quá trình nguyên phân
- Phân biệt được các kỳ nguyên phân.
- Phân tích các diễn biến của NST trong các kỳ.
- ứng dụng nguyên phân trong nhân giống vô tính.
ND3. Quá trình giảm phân
- Kĩ năng định nghĩa.
-Kĩ năng so sánh.
- NL giải quyết vấn đề.
- Nêu được khái niệm giảm phân.
- Nêu các kỳ trong giảm phân
- Nêu được ý nghĩa của quá trình giảm phân
- Phân biệt giảm phân I và giảm phân II
- Phân tích diễn biến của NST trong các kỳ giảm phân
- 
III.NỘI DUNG CHI TIẾT
Tiết 1:CHU KÌ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động : KHỞI ĐỘNG
1, Nêu các đặc trưng của cơ thể sống?
2, Nguyên nhân làm cho cơ thể lớn lên?
3, Cơ chế gây bệnh ung thư?
Hoạt động 2:Chu kỳ tế bào
HS nghiên cứu sgk.
(?) Thế nào là chu kỳ tế bào?
(?) Hãy thảo luận và trả lời theo nội dung phiếu học tập sau
HS thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời. 
GV: Nhân xét và bổ sung 
Thời gian chu kì tế bào khác nhau ở loại tế bào và loài.
- TB phôi sớm: 20 phút/lần
- TB ruột: 6 giờ/lần
- TB gan: 6 tháng/lần
(?) Tại sao tế bào khi tăng trưởng tới mức nhất định lại phân chia ?
(Sự điều hoà tế bào có vai trò gì ? 
HS 
Hoạt động 3:Nguyên Phân
Hãy hoàn thành phiếu học tập sau và dựa vào hình vẽ sgk
HS thảo luận nhóm và đưa ra ý kiến chung.
(?) Khi nào TB thực hiện quá trình phân chia ? 
HS: Sau khi vật chất di truyền phân chia xong.
LH,LG-Nguyên nhân gây ra hiện tượng các dây tơ phân bào bị phá hủy là do các yếu tố vật lí, hóa học trong môi trường như tia phóng xạ, nhiệt độ cao, chất hóa học, 
-Phải bảo vệ môi trường nhằm hạn chế các họat động thải ra môi trường các tác nhân nói trên.
(?) Giữa TBTV và TBĐV phân chia tế bào chất khác nhau như thế nào ? 
HS
 (?) Quá trình nguyên phân có ý nghĩa như thế nào ?
HS
(?) Quá trình nguyên phân được ứng dụng vào trong thực tiến sản xuất như thế nào ?
I. Chu kì tế bào:
1. Khái niệm: Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào.
Chu kì tế bào gồm 2 thời kì:
Kì trung gian.
Phân bào.
2. Đặc điểm chu kì tế bào:
Tiêu chí
Kì trung gian
Nguyên phân
Thời gian
Dài
Ngắn
Đặc điểm	
Gồm 3 pha: 
-G1: TB tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng.
-S: Nhân đôi AND, NST, các NST dính nhau ở tâm động tạo thành NST kép.
-G2: Tổng hợp các chất cho tế bào.
Gồm 2 giai đoạn:
-Phân chia nhân gồm 4 kì.
-Phân chia tế bào chất.
3. Sự điều hoà chu kì tế bào: 
- TB phân chia khi nhận biết tín hiệu bên trong và bên ngoài TB.
- TB được điều khiển đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể. 
II. Quá trình nguyên phân:
1. Phân chia nhân:
Kỳ
Đặc điểm
Kì đầu
NSt co xoắn, màng nhân dần dần biến mất.
- Thoi phân bào dần xuất hiện.
Kì giữa
- Các NST co xoắn cực đại tập trung ở mặt phẳng xích đạo và có hình dạng đặc trưng(hình chữ V).
Kì sau
Các NS tử tách nhau ở tâm động và di chuyển về 2 cực của TB.
Kì cuối
NST dãn xoắn, màng nhân xuất hiện.
2. Phân chia tế bào chất:
- Phân chia TB chất ở đầu kì cuối.
- TBC phân chia dần và tách TB mẹ thành 2 TB con.
- ở TBĐV màng TB co thắt lại ở vị trí giữa TB -> 2TB con.
ở TBTV hình thành vách ngăn ở mặt phẳng xích đạo chia tế bào mẹ thành 2 TB con. 
III. ý nghĩa của quá trình nguyên phân:
1. ý nghĩa sinh học:
- Với sinh vật nhân thực đơn bào; nguyên phân là cơ chế sinh sản.
- Với sinh vật nhân thực đa bào: làm tăng số lượng TB giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển
- Giúp cơ thể tái sinh các mô hay TB bị tổn thương.
2. ý nghĩa thực tiễn:
- ứng dụng để giâm, chiết, ghép cành
- Nuôi cấy mô có hiệu quả cao.
Tiết 2:GIẢM PHÂN
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1
Giảm phân gồm 2 lần phân bào liên tiếp xảy ra ở cơ quan sinh sản nhưng AND chỉ có 1 lần nhân đôi.
Từ 1TB ban đầu qua giảm phân -> 4 TB con có số lượng NST giảm đi một nữa. 
(?) Hãy quan sát hình vẽ sgk và thảo luận để hoàn thành phiếu học tập sau:
HS thảo luận nhóm
GV nhận xét, đánh giá 
Các NST tách nhau ở tâm động và chỉ còn dính nhau ở những chỗ bắt chéo của NS tử với nhau.
Hiện tượng trao đổi các đoạn crômatit gọi là trao đổi chéo.
(?) ở kì cuối của quá trình giảm phân II TBTV và TBĐV có điểm gì khác nhau ?
Hoạt động 2
(?) Giảm phân có ý nghĩa như thế nào đối với cơ thể sinh vật ?
HS
I. Giảm phân:
1. Giảm phân I
Kì đầu	- NST nhân đôi tạo thành NST kép dính nhau ở tâm động.
- Các NST bắt đôi với nhau theo các cặp tương đồng -> xoắn lại.
- Thoi vô sắc được hình thành.
- NST tương đồng trong mỗi cặp dần tách nhau ở tâm động.
- Trong quá trình bắt đôi và tách nhau các NST tương đồng trao đổi các đoạn crômatit cho nhau.
- Màng nhân và nhân con biến mất.	Không có sự nhân đôi của NST. Các NST co xoắn lại.
Kì giữa- Các NST kép di chuyển về mặt phẳng xích đạo của TB thành 2 hàng.
- Thoi vô sắc từ các cực TB chỉ đính vào một phía của mỗi NST kép.Các NST kép tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của TB
Kì sauMỗi NST kép trong cặp NST tương đồng được thoi vô sắc kéo về 2 cực của TB.Các NS tử tách nhau tiến về 2 cực của TB.
Kì cuối - ở mỗi cực NST dần dãn xoắn. Màng nhân và nhân con xuất hiện. Thoi vô sắc biến mất và TBC phân chia. - Tạo 2 TB con có bộ NSt đơn bội kép (nNST kép).Màng nhân và nhân con xuất hiện, TBC phân chia.
2.Giảm phân II
-Các kỳ giống như QTNP
KQ- Tạo ra 4 TB con có Bộ NST đơn
 - ở ĐV: 
+ Con đực: 4TB đơn bội -> 4 tinh trùng.
+ Con cái: 4TB đưn bội -> 1TB trứng và 3 thể định hướng
- ở TV: các TB con nguyên phân 1 số lần để hình thành hạt phấn và túi noãn.
II. ý nghĩa của giảm phân:
- Giảm phân kết hợp với quá trình thụ tinh tạo ra nhiều biến dị tổ hợp.
- Là nguồn nguyên liệu cho CLTN và sinh vật có khả năng thích nghi với điều kiện sống mới.
Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh góp phần duy trì bộ NST đặc trưng cho loài.
Tiết 3: BÀI TẬP VỀ NGUYÊN PHÂN VÀ GIẢM PHÂN
Hoạt động
Nội dung
HĐ 1: Bài tập trắc nghiệm
1. Trình tự các giai đoạn mà tế bào trải qua trong khoảng thời gian giữa hai lần nguyên phân liên tiếp được gọi là :
a. Quá trình phân bào 
c. Phát triển tế bào 
b. Chu kỳ tế bào 
d. Phân chia tế bào 
2. Thời gian của một chu kỳ tế bào được xác định bằng :
a. Thời gian giữa hai lần nguyên phân liên tiếp 
b. Thời gian kì trung gian 
c. Thời gian của quá trình nguyên phân 
d.Thời gian của các quá trình chính thức trong một lần nguyên phân 
3.Hoạt động xảy ra trong pha Gl của kỳ trung gian là :
a. Sự tổng hợp thêm tế bào chất và bào quan 
b. Trung thể tự nhân đôi 
c. ADN tự nhân đôi 
d. Nhiễm sắc thể tự nhân đôi 
6. Các nhiễm sắc thể tự nhân đôi ở pha nào  ... và 2 lần phân li về 2 cực của TB
Kết quả 1TB mẹ (2n)→2TB con (2n)
Kết quả 1TB mẹ (2n)→4TB con (n)
Ý nghĩa: Phương thức sinh sản vô tính, vẫn giữ nguyên hệ gen không đổi qua các thể hệ
Phương thức sinh sản hữu tính, đảm bảo khâu hình thành giao tử. nhờ sư tái tổ hợp di truyền tạo nên sự đa dạng di truyền.
Câu 2: Trong quá trình nguyên phân, hãy cho biết ý nghĩa của các hiện tượng sau:
NST đóng cực đại và kì giữa và tháo xoắn tối đai vào kì cuối
Màng nhân biến mất và kì đầu và xuất hiện trở lại vào kì cuối
Nhân con biến mất và kì đầu và xuất hiện trở lại vào kì cuối
Trả lời:
a, NST đóng cực đại và kì giữa và tháo xoắn tối đai vào kì cuối:
- kì sau NST trượt về 2 cực của TB, vì vậy sự đòng xoắn của NST giúp quá trình phân li không bị đứt gãy và đóng xoắn cực đại giúp NST dẽ dàng phân li về 2 cực.
- Vào kì cuối NST tháo xoắn cực đại là để thực hiện chức năng. Hi tháo xoắn các enzim mới tiếp xúc được phân tử AND để thực hiện nhân đôi AND, phiên mã
B, Màng nhân biến mất và kì đầu và xuất hiện trở lại vào kì cuối:
- Sự biến mất của màng nhân là để giải phóng NST vào TBC, NST mới tiếp xúc được với thoi vô sắc và thực hiện phân chia NST cho các TB con.
- Sự xuất hiện của màng nhân và kì cuối là để bảo quản NST dưới tác động của MT và điều hòa hoạt động của các gen nằm trên NST.
c. Nhân con biến mất và kì đầu và xuất hiện trở lại vào kì cuối: 
- Do nhân con không có màng nhân riêng nên hình dạng và kích thước luôn biến đổi.
- Trước khi Tb phân chia cần nhiều protein nên nhân con hoạt động 
- Tiêu biến để sự phân chia diễn ra dẽ dàng hơn
Câu 3: NST ở kì giữa NP giống và khác với NST ở kì giữa của GPII như thế nào?
Trả lời
	- Giống nhau: Mỗi NST được cấu tạo từ 2 nhiễm sắc tử và mỗi nhiễn sắc tử định hướng giống nhau trên mặt phẳng xích đạo.
	- Khác nhau:
	Trong Tb đang phân chia nguyên nhiễm thì các nhiễm sắc tử của mỗi NST là gống hệt nhau còn trong Tb đang giảm phân thì nhiễm sắc tử có thể khác nhau về di truyền do trao đổi chéo xảy ra ở GPI.
Câu 4: 
	a. Nguyên nhân dẫn tới sự đa dạng di truyền trong giảm phân?
	b. Nêu tóm tắt nội dung các các pha G1, S,G2, M. Nấm men Saccharomyces cerevisia có hình thức sinh sản vô tính đâm chồi các pha trên có gì khác không? TB vi khuẩn có phân chia các pha như trên không?
	Trả lời
	a. Nguyên nhân dẫn tới sự đa dạng di truyền trong giảm phân: 
	- Sự trao đổi các cromatit không chị em của kì đầu GPI
	- Sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng khác nhau về các cực của TB.
	Sự phân li độc lập của các cromatit chị em của các cặp khác nhau ở kì sau GPII.
	b. Nội dung các pha
	- G1: TB tăng kích thước do tăng tổng hợp các chất
	- S: Tổng hợp AND, pr histon, tổng hợp NST mới
	- G2: Tổng hợp Pr thoi tơ vô sắc để chuẩn bị phân bào
	- M: Phân chia Tb gồm các kì ( đầu, giữa, sau , cuối), NSt trải qua quá trình biển đổi hình thái, xếp thành một hang trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc, phân li đồng đều về 2 cực của TB, cuối cùng là sự phân chia TB chất cho 2 TB con. 
	- Nám men nảy chồi nên trải qua các pha G1, S bình thường nhưng thoi vô sắc hình thành rất sớm ngay sau pha S làm chop ha G2 ngắn lại làm cho trong khi chưa hình thành xong nhân TB đã gấp lại để phân chia TB chất
	- TB vi khuẩn không phân chia như trên mà phân chia theo hình thức trực phân.
Câu 5: Ở Tb phôi chỉ 15-20phuts là hoàn thành một chu kì TB, trong khi TB thần kinh ở người hầu như không phân chia. Giải thích?
Trả lời
	- Vào cuối pha G1 có điểm kiểm soát (R), điểm kiểm soát R là một hệ thống điều hòa rất tinh vi ở cấp độ phân tử
	- Nếu TB vượt qua điểm R thì tiếp tục phân chiia còn không vượt qua điểm R thì sẽ đi vào biệt hóa.
	- TB phôi dẽ dàng vượt qua điểm R nên thơid gian pha G1 rất ngắn và có thể từ 10-15p là hoàn thành một chu kì TB
	- TB thần kinh không vượt qua điểm R nên pha G1 kéo dài suốt đời sống cá thể.
Câu 6. Từ một Tb mẹ có bộ NST 2n và hàm lượng AND trong nhân Tb là 6pg, qua một lần phân bào bình thường đã sinh ra 2 Tb con, mỗi Tb có hàm lượng AND là 6pg. hãy đưa ra cách nhận biệt xem là quá trình nguyên phân hay giảm phân?
Trả lời: Có 2 chánh nhận biết:
	- Quan sát hình thái NST dưới kính HV: 
	+ Nếu NST ở Tb con là đơn, tháo xooawns thì nó được hình thành qua NP
	+ Nếu NST là kép, đóng xoắn thì được tạo thành qua GP
	- Cho Tb con tiếp tục phân bào:
	+ Nếu tiếp tục phân bào mà hàm lượng And không đổi thì đó là nguyên phân
	+ nếu phân bào mà hàm lượng And giảm đi một nửa thì đó là giamt phân.
Câu 7. Trình bày sự biến đổi hình thái của nhiễm sắc thể (NST) trong quá trình nguyên phân? ý nghĩa của sự biến đổi hình thái NST?
Trả lời
a) Sự biến đổi hình thái NST trong quá trình nguyên phân:
+ Kỳ trung gian: NST ở dạng sợi dài mảnh duỗi xoắn. 
+ Kỳ đầu: Các NST bắt đầu đóng xoắn và co ngắn.
+ Kỳ giữa: Các NST đóng xoắn cực đại, có hình thái rõ rệt. 
+ Kỳ sau: Các NST bắt đầu tháo xoắn trở về dạng sợi dài và mảnh. 
+ Kỳ cuối: Các NST tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh như ở kỳ trung gian
Kết luận: Sự biến đổi hình thái NST qua nguyên phân có tính chu kỳ, đóng xoắn ở kỳ đầu đến kỳ giữa sau đó tháo xoắn ở kỳ sau và kỳ cuối.
b) ý nghĩa của sự biến đổi hình thái NST.
+ Sự tháo xoắn tối đa ở trạng thái sợi mảnh tạo điều kiện cho sự tự nhân đôi của NST. Sự đóng xoắn tối đa tạo điều kiện cho sự phân ly của NST
+ Do có sự biến đổi hình thái của NST mà nó đã thực hiện được chức năng di truyền là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào.
B. BÀI TẬP
Bài 1: Có 5 tế bào sinh dưỡng của một loài nguyên phân liên tiếp một số lần tạo ra được 40 tế bào con. Tế bào trên đã trải qua mấy lần nguyên phân 
HD: 
Số tế bào ban đầu: 5 TB 
Số tế bào tạo thành: 40 TB 
Ta có: Số tế bào thành = x. 2k 
 40 = 5. 2k → k = 3 
Vậy 5 tế bào trên cùng trải qua 5 lần nguyên phân. 
 Bài 2: Một hợp tử của một loài đã nguyên phân một số lần liên tiếp tạo ra được 8 tế bào mới. 
a. Xác định số đợt phân bào của hợp tử. 
b. Xác định bộ NST lưỡng bội của loài và tên loài. Biết trong quá trình nguyên phân, môi trường đã cung cấp nguyên liệu với 322 NST đơn. 
HD: 
a. Số lần nguyên phân của hợp tử (k) 
Số TB ban đầu : 1TB 
Số TB tạo thành: 8 TB 
 Ta có: Số tế bào thành = 2k
 8 = 2k → k = 3 
Vậy hợp tử rên trải qua 3 lần nguyên phân. 
(Lưu ý: hợp tử cũng là tế bào) 
b. Xác định bộ NST lưỡng bội của loài (2n) 
Theo giả thiết, ta có: 
Số NST môi trường cung cấp 322 NST đơn 
∑ NST = 2n. (2k – 1) 
 322 = 2n. (23 -1) 
 → 2n = 46 
 Vậy với 2n = 46, đây là bộ NST lưỡng bội của loài Người 
Bài 3: Một hợp tử của gà (2n = 78) nguyên phân một số lần liên tiếp, các tế bào con của hợp tử trên đã chứa tất cả 624 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Hãy xác định: 
a. Số lần nguyên phân của hợp tử 
b. Số NST trong các TB có nguyên liệu hoàn toàn mới. 
HD: 
a. Số lần nguyên phân của hợp tử (k) 
Theo giả thiết, ta có: 
Số NST trong cá tế bào con tạo thành là 624 NST 
∑ NST = 2n. 2k 624 = 78. 2k
→ k = 3 
Vậy hợp tử của gà đã trải qua 3 lần nguyên phân liên tiếp. 
b. Số NST trong các TB có nguyên liệu hoàn toàn mới 
∑ NST = 2n. (2k – 2) 
 = 78. ( 23 -2) 
 = 468 NST 
Vậy 468 NST trong các tế bào con có nguyên liệu hoàn toàn mới. 
Bài 4 : Ở 1 loài sinh vật có bộ NST 2n = 44 
a. Tính số NST, số tâm động, số cromatic ở các kì của quá trình nguyên phân 
b. Tính số NST, tâm động, cromatic ở kì giữa I và kì sau II của quá trình giảm phân. 
HD 
a. Số NST, tâm động, cromatic ở các kì Nguyên phân 
 Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối 
Số NST 44 kép 44 kép 88 đơn 44 đơn 
Số Cromatic 88 88 0 0 
Số tâm động 44 44 88 44 
b. Số NST, tâm động, cromatic kì giữa I và kì sau II của giảm phân 
 Kì giữa I Kì sau II 
Số NST 44 kép 44 đơn 
Số Cromatic 88 0 
Số tâm động 44 44 
Bài 5: Một tế bào sinh dục sơ khai của thỏ cái (2n=24) nguyên phân liên tiếp 8 lần 
a. Tính số tế bào con tạo thành 
b. Các tế bào con tạo ra đều trở thành tế bào sinh trứng giảm phân cho trứng. Tính số tế bào trứng được tạo thành. 
c. Biết hiệu suất thụ tinh của trứng là 50%. Tính số hợp tử được tạo thành, số tinh trùng tham gia thụ tinh biết hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 6,25%. 
HD: 
a. Số tế bào con tạo thành 
Số tế bào con tạo thành: 2k = 256 tế bào 
b. Số tế bào trứng tạo thành 
1 TB sinh trứng → qua giảm phân → 1 tế bào trứng + 3 thể cực 
256 TB trứng → qua giảm phân → 256 tế bào trứng. 
Vậy số TB trứng tạo thành là 256 TB 
c. Số hợp tử tạo thành, số tinh trùng tham gia thụ tinh 
 Số hợp tử 
Ta có: 
H trứng = (Số trứng thụ tinh/ Số trứng tạo thành) x 100% 
 → ( Số trứng thụ tinh = H trứng x Số trứng tạo thành)/ 100% 
 → Số trứng thụ tinh = (50% x 256)/ 100% = 128 (TB) 
Mà: Số hợp tử = Số trứng thụ tinh = Số tinh trùng thụ tinh = 128 (TB) 
Vậy số hợp tử là 128 TB 
 Số tinh trùng tham gia thụ tinh 
Ta có: 
H tinh trùng =( Số tinh trùng thụ tinh x 100% )/ Số tinh trùng tạo thành
 → Số tinh trùng tạo thành =(Số trứng tạo thành x 100% )/ H tinh trùng 
 Số tinh trùng tạo thành = (128 x 100%)/6,25% = 2048 tinh trùng 
Vậy có 2048 tinh trùng được tạo thành 
Bài 6: Một tế bào sinh dục sơ khai của ruồi giấm tiến hành nguyên phân liên tiếp một số lần tạo 
ra số tế bào mới ở thế hệ cuối cùng có 512 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. 
 1.Hãy xác định số đợt phân bào của tế bào sinh dục sơ khai nói trên 
2. Các tế bào mới được tạo thành nói trên đều trở thành tế bào sinh trứng 
 a. Khi tế bào sinh trứng giảm phân thì lấy nguyên liệu từ môi trường nội bào tạo ra bao nhiêu NST đơn? 
 b. Quá trình giảm phân trên hoàn thành thì tạo ra được bao nhiêu trứng và tổng số NST trong các tế bào trứng là bao nhiêu? 
 c. Biết hiệu suất thụ tinh của trứng là 25% và mỗi trứng thụ tinh cần 1 triệu tinh trùng tham gia Hãy xác định số tinh trùng tham gia thụ tinh cho 25% số trứng nói trên. 
HD 
1.Xác định số đợt phân bào của tế bào sinh dục sơ khai 
 Ở ruồi giấm bộ NST lưỡng bội 2n= 8 
 Gọi k là số lần phân bào ( k nguyên dương, k>0) 
 Theo giả thiết, ta có: 
 2k. 2n = 512 
 2k. 8 =512 
 → k = 6 
 Vậy tế bào sinh dục sơ khai nói trên tiến hành 6 đợt phân bào. 
2.a Số NST đơn môi trường cung cấp cho quá trình giảm phân 
 Mỗi tế bào sinh trứng có 2n = 8 NST đơn, trước khi giảm phân tạo trứng thì đều 
nhân đôi NST đơn thành NST kép tức là tạo thêm 8 NST đơn từ nguyên liệu của môi trường 
nội bào. 
 Mà tổng số tế bào sinh trứng được tạo ra sau 6 đợt phân bào là 26
= 64 tế bào 
 Vậy các tế bào sinh trứng đã lấy nguyên liệu từ môi trường nội bào để tạo ra số NST 
đơn là : 8.64 = 512 NST đơn. 
 b. Xác định số NST đơn trong các trứng tạo thành 
 Vì mỗi tế bào sinh trứng đã lấy nguyên liệu từ môi trường nội bào để tạo ra số NST 
đơn là : 
 64.1 = 64 trứng 
 Ở ruồi giấm n=4 NST nên tổng số NST trong các trứng tạo thành là 
 64.4 = 256 NST đơn 
 c. Số tinh trùng tham gia thụ tinh 
 Hiệu suất thụ tinh của trứng là 25% nên tổng số trứng được trực tiếp thụ tinh tạo hợp 
tử là: 64.25% = 16 trứng 
 Vậy số tinh trùng tham gia thụ tinh là : 1.000.000 x 16 = 16.000.000 tinh trùng 

Tài liệu đính kèm:

  • docChu_de_PHAN_BAO.doc