Giáo án Sinh học 10 - Học kỳ 1

Giáo án Sinh học 10 - Học kỳ 1

I/ Mục tiêu bài dạy:

- Nêu được các cấp tổ chức sống từ thấp đến cao.

- Nắm được đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.

II/ Phương tiện dạy học:

Tranh vẽ Hình 1 SGK.

III/ Tiến trình bài dạy:

1. Ổn định và kiểm tra sĩ số. (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: Hỏi lại một số kiến thức có liên quan ở cấp II. (2’)

3. Giảng bài mới:

 

doc 46 trang Người đăng tamnguyenth Lượt xem 1248Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học 10 - Học kỳ 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: ..... 	 Ngày soạn: .............
Tiết: .......	 	Ngày dạy : ............. 
Phần một: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG
Bài 1: CÁC CẤP ĐỘ TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG
I/ Mục tiêu bài dạy: 
- Nêu được các cấp tổ chức sống từ thấp đến cao.
- Nắm được đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống. 
II/ Phương tiện dạy học: 
Tranh vẽ Hình 1 SGK. 
III/ Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định và kiểm tra sĩ số. (1’)	
2. Kiểm tra bài cũ: Hỏi lại một số kiến thức có liên quan ở cấp II. (2’)
3. Giảng bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung lưu bài
 ▲ Cho HS thảo luận, trả lời câu hỏi lệnh: Sinh vật khác vật vô sinh ở những điểm nào? 
 ▲ Cho HS quan sát hình 1 SGK, đặt câu hỏi:
 - Em hãy nêu các cấp tổ chức của thế giới sống?
 - Giải thích khái niệm tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan...
 - Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống? 
 - Đặc điểm cấu tạo chung của các cơ thể sống? Virút có được coi là cơ thể sống hay không? Vì sao?
 ▲ Cho HS xem SGK, trả lời câu hỏi:
 - Nguyên tắc tổ chức thứ bậc là gì? Cho VD.
 - Đặc tính nổi trội được hình thành như thế nào? Cho thêm VD khác SGK.
 ▲ Cho HS xem SGK, trả lời câu hỏi: Thế nào là hệ thống mở tự điều chỉnh? 
 +Cho VD về hệ thống mở:
 +Cho VD về cơ chế tự điều chỉnh:
 ▲ Treo sơ đồ cây phát sinh sinh giới và cung cấp thông tin cho HS về một số bằng chứng tiến hóa cho thấy quan hệ thân thuộc của một số nhóm phân loại điển hình. 
 GV giảng giải và trả lời câu hỏi thắc mắc của HS.
 “Từ 1 nguồn gốc chung bằng con đường phân ly tính trạng dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên trải qua thời gian dài tạo nên sinh giới đa dạng và phong phú ngày nay”.
 D Thảo luận, trả lời theo suy nghĩ của mình.
 D Nghiên cứu SGK, trả lời các câu hỏi.
 - Cấu tạo từ các tế bào.
 Virut là thể sống, có dấu hiệu của sự sống: trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản nhưng chưa có cấu tạo tế bào; là vật trung gian giữa cơ thể sống và vật vô sinh.
 D Nghiên cứu SGK, trả lời các câu hỏi.
 Các tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên.
 VD: nhiều tế bào ® mô, nhiều mô ® cơ quan,
 Đặc tính nổi trội được hình thành do sự tương tác của các bộ phận cấu thành.
VD: Tế bào có đủ các đặc trưng sống (chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng) mà cấp bào quan, phân tử không có đủ. 
 Cơ thể có thể tồn tại độc lập trong môi trường mà một cơ quan không thể tồn tại được.
 D Nghiên cứu SGK, trả lời các câu hỏi.
+Cơ thể chúng ta luôn trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường.
+Khi nóng ta thường đổ mồ hôi.
 Nếu lượng đường trong máu tăng quá cao hoặc giảm quá thấp thì cơ thể sẽ tiết các hoocmôn điều hòa lượng đường và duy trì cân bằng đường huyết.
 D Xem sơ đồ, nghe giảng và đặt câu hỏi thắc mắc, ghi nhận kiến thức.
I/ Các cấp tổ chức của thế giới sống: 
 - Các cấp tổ chức của thế giới sống: phân tử ® bào quan ® tế bào ® mô ® cơ quan® hệ cơ quan® cơ thể ® quần thể ® quần xã ® hệ sinh thái ® sinh quyển.
 - Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống bao gồm: tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.
 - Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật.
II/ Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống:
1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc: 
 - Các tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên. VD: nhiều tế bào ® mô.
 - Tổ chức sống cấp cao có các đặc điểm của tổ chức cấp thấp và có thêm đặc tính nổi trội. 
 - Đặc tính nổi trội: là những đặc tính được hình thành do sự tương tác của các bộ phận cấu thành. 
 VD: Từng tế bào thần kinh chỉ có khả năng dẫn truyền xung thần kinh, nhưng tập hợp 1012 tế bào thần kinh ® bộ não người với khoảng 1015 đường liên hệ giũa chúng, giúp con người có khả năng điều khiển trí tuệ, tình cảm, ... 
 - Các đặc tính nổi trội đặc trưng: TĐC&NL, sinh sản, ST&PT, tự điều chỉnh, tiến hóa thích nghi.
2. Hệ thống mở và tự điều chỉnh: 
 - Hệ thống mở: Giữa cơ thể và môi trường sống luôn có tác động qua lại qua quá trình trao đổi chất và năng lượng. VD: Cơ thể chúng ta luôn trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường.
 - Tự điều chỉnh: Các cơ thể sống luôn có khả năng tự điều chỉnh nhằm duy trì cân bằng động trong hệ thống để giúp nó tồn tại, sinh trưởng và phát triển. VD: Nếu lượng đường trong máu tăng quá cao hoặc giảm quá thấp thì cơ thể sẽ tiết các hoocmôn điều hòa lượng đường để duy trì cân bằng đường huyết.
3) Thế giới sống liên tục tiến hóa: 
 -Do thừa kế thông tin di truyền từ những sinh vật tổ tiên ban đầu nên thế giới sinh vật có những đặc điểm chung.
 - Thế giới sinh vật liên tục sinh sôi nảy nở và có những cơ chế phát sinh các biến dị di truyền và sự thay đổi không ngừng của điều kiện ngoại cảnh luôn chọn lọc, giữ lại các dạng sống thích nghi với môi trường khác nhau ® sinh vật luôn luôn tiến hóa ® thế giới sống ngày càng đa dạng phong phú. 
4. Củng cố: (5’)
*HD trả lời các câu hỏi SGK: 
	1- Thế giới sống được tổ chức như thế nào? Nêu các cấp độ tổ chức cơ bản. (Nội dung bài học)
	2- Đặc tính nổi trội của các cấp tổ sống là gì? Nêu một số VD. (Nội dung bài học)
3- Nêu một số VD về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người? (Nội dung bài giảng)
4- Trắc nghiệm: Đáp án C.
	¹5- Thế giới sống tiến hóa như thế nào? Toàn bộ sinh giới ngày nay dù rất đa dạng và phong phú nhưng vẫn có những đặc điểm chung, vì sao? (Dựa vào nội dung bài giảng để trả lời). 
5. Hướng dẫn về nhà: (2’) 
 	- Học bài theo câu hỏi SGK.
	- Xem trước bài 2.
Tuần: 3 	 	Ngày soạn: 11/8/2013
Tiết: 3	 	Ngày dạy : 03/9/2013
Bài 2:	CÁC GIỚI SINH VẬT
I/ Mục tiêu bài dạy: 
- Nêu được 5 giới sinh vật.
- Nêu được đặc điểm từng giới sinh vật.
- Vẽ được sơ đồ phát sinh giới thực vật, giới động vật.
- Nêu được sự đa dạng của thế giới sinh vật. Có ý thức bảo tồn đa dạng sinh học.
II/ Phương tiện dạy học: 
	- Tranh vẽ phóng to Hình 2 SGK.
- Phiếu học tập.
- Sơ đồ phát sinh giới thực vật, giới động vật.
 	- Thông tin thống kê về số lượng các nhóm phân loại sinh học trong nước và trên thế giới.
III/ Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định và kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Thế giới sống được tổ chức như thế nào? Nêu các cấp độ tổ chức cơ bản.
- Thế nào là Hệ thống mở và tự điều chỉnh?
 	- Thế giới sống tiến hóa như thế nào? Toàn bộ sinh giới ngày nay dù rất đa dạng và phong phú nhưng vẫn có những đặc điểm chung, vì sao?
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung lưu bài
 ▲ Cho HS xem SGK, đặt câu hỏi:
 - Em hiểu thế nào là giới?
 - Hệ thống phân loại 5 giới gồm những giới nào?
 ▲ Cho HS nghiên cứu SGK, HD HS rút ra những đặc điểm cần lưu ý.
 ▲ Cho HS hoàn thành phiếu học tập.
 D HS nghiên cứu SGK, trả lời các câu hỏi.
 D Nghiên cứu SGK, tự rút ra những đặc điểm chính của mỗi giới theo HD của GV.
 D Hoàn thành phiếu học tập.
I/ Giới và hệ thống phân loại 5 giới:
1. Khái niệm giới:
 - Giới sinh vật là đơn vị phân loại lớn nhất, bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.
 - Trình tự phân loại Thế giới sinh vật: giới → ngành → lớp → bộ → họ → chi (giống) → loài.
2. Hệ thống phân loại 5 giới:
 Oaitâykơ (Whittaker) và Magulis (Margulis) chia thế giới sinh vật thàng 5 giới: Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật và Động vật.
II. Đặc đặc điểm chính của mỗi giới:
 - Giới Khởi sinh (Monera): nhân sơ, đơn bào, kích thức rất nhỏ, sinh sản nhanh, phương thức sống đa dạng. 
 - Giới Nguyên sinh (Protista): đa số nhân thực, đơn bào hoặc đa bào, sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng.
 - Giới Nấm (Fungi): nhân thực, đơn bào hoặc đa bào dạng sợi, phần lớn có thành tế bào chứa kitin, dị dưỡng.
 - Giới Thực vật (Plantae): nhân thực, đa bào, sống tự dưỡng, thành tế bào cấu tạo băng xenlulôzơ, khả năng cảm ứng chậm.
 - Giới Động vật (Animalia): nhân thực, đa bào, sống dị dưỡng, khả năng phản ứng nhanh và có khả năng di chuyển.
4.Củng cố: 
- Cho HS đọc mục “em có biết”.
-Trả lời các câu hỏi SGK.
 Câu 1.Đáp án b; Câu 3. Đáp án d.
 Câu 2.Nội dung bài học.
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Học bài theo câu hỏi SGK.
	 - Xem trước bài 3.
BẢNG SO SÁNH CÁC GIỚI SINH VẬT
Giới
Sinh vật
Nhân sơ
Nhân thực
Đơn bào
Đa bào
Tự dưỡng
Dị dưỡng
Khởi sinh
Vi khuẩn
+
+
+
+
Tảo
+
+
+
+
Nguyên sinh
Nấm nhày
+
+
+
ĐVNS
+
+
+
+
Nấm
Nấm men
+
+
+
Nấm sợi
+
+
+
Thực vật 
Rêu,Quyết, Hạt 
trần, Hạt kín
+
+
+
Động vật 
ĐV có dây sống 
(Cá, Lưỡng cư)
+
+
+
	Lưu ý: 
	- Cột đặc điểm HS về nhà tự bổ sung.
	- Phiếu phát cho HS là phiếu trắng (chưa đánh dáp án: dấu “+” vào các ô).
Tuần: ..... 	 Ngày soạn: .............
Tiết: .......	 	Ngày dạy : ............. 
Phần 2: SINH HỌC TẾ BÀO
Chương I: THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA TẾ BÀO
Bài 3. CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC, NƯỚC 
I/ Mục tiêu bài dạy: 
	- Nêu được thành phần hóa học của tế bào.
	- Kể tên được các nguyên tố cơ bản của vật chất sống. Phân biệt được nguyên tố đa lượng và vi lượng.
	- Kể được các vai trò sinh học của nước đối với tế bào.
II/ Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về các nguyên tố hóa học xây dựng nên thế giới sống, cấu trúc, đặc tính hóa học và vai trò của nước đối với tế bào và cấu trúc, chức năng của cacbohidrat.
- Kĩ năng quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.
III/ Các phương pháp kĩ thuật dạy học: 
- Trực quan - tìm tòi.	- Vấn đáp - tìm tòi.
- Dạy học nhóm.	- Trình bày 1 phút.
IV/ Phương tiện dạy học: 
- Tranh phóng to Bảng tuần hoàn hóa học.
- Tranh vẽ về cấu trúc hoá học của đường, một số loại trái cây chứa nhiều đường.
V/ Tiến trình bài dạy:
1. Khám phá (mở đầu, vào bài): GV đặt câu hỏi: 
	Hãy kể tên một số nguyên tố hóa học cấu tạo nên cơ thể sống.
Nước có những vai trò gì đối với cơ thể?
2. Kết nối (dẫn HS vào bài mới):
	Dựa vào kết quả trả lời của HS, GV dẫn HS vào bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung lưu bài
 ▲ Cho HS xem SGK, đặt câu hỏi:
 - Vai trò của cacbon đối cơ thể sống?
 - Phân biệt các nguyên tố đại lượng và vi lượng dựa vào thành phần nào? 
 - Vai trò chính của các nguyên tố đại lượng và vi lượng?
 ▲ Cho HS xem hình3.1, 3.2 SGK, giới thiệu cho HS về cấu trúc và đặc tính lý hoá của nước. 
 Nhận xét về mật độ và sự liên kết giữa các phân tử nước ở trạng thái lỏng và rắn đối với sự sống.
▲ Điều gì xảy ra khi ta đưa các tế bào sống vào trong ngăn đá tủ lạnh?Giải thích?
 ▲ Cho HS đọc thông tin mục II.2 SGK. Rút ra các vai trò sinh học của nước.
 ∆ Nghiên cứu SGK, trả lời các câu hỏi.
 - Tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ. 
 - Đại lượng chiếm tỉ lệ ³ 0,01% TLK; vi lượng chiếm tỉ lệ < 0,01%, TLK.
 - Đại lượng chủ yếu xây dựng cấu trúc tế bào, cấu tạo chất hữu cơ, vô cơ; vi lượng chủ yếu tham vào thành phần enzim, vitamin,...
 ∆ Cùng làm việc với giáo viên.
 Nước thường (lỏng) mật độ cao, LK lỏng lẽo, dễ TĐC; nước đá mật độ thấp, LK bền vững, ngăn chặn TĐC, phá vỡ TB
 ... hoá chất: Dao, ống nhỏ giọt, dung dịch H2O2, nước đá.	
III/ Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị kiến thức và mẫu vật của HS.
3. Dạy bài mới: (Chọn mục I để tiến hành, mỗi nhóm làm cả 3 thí nghiệm theo HD SGK)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung bài dạy
 ▲ HD cho HS làm các thí nghiệm.
 Giải đáp các thắc mắc của HS.
 ▲ Yêu cầu HS ghi nhận hiện tượng, rút ra nhận xét.
 ∆ Làm TN theo HD của GV.
 Đặt câu hỏi thắc mắc (nếu có).
 ∆ Ghi nhận hiện tượng quan sát được, rút ra nhận xét.
 Thí nghiệm với enzim catalaza:
 - Cắt khoai tây sống và khoai tây đã luộc chín thành các lát mỏng (dày khoảng 5mm).
 - Cho một số lát khoai tây sống vào trong khay đựng nước đá hoặc trong ngăn đá của tủ lạnh trước khi thí nghiệm khoảng 30 phút.
 - Lấy một lát khoai tây sống để ở nhiệt độ phòng TN, một lát đã luộc chín và một lát lấy từ tủ lạnh ra, rồi dùng ống hút nhỏ lên giữa mỗi lát khoai tây một giọt H2O2.
 - Quan sát hiện tượng xảy ra trên lát khoai tây. Giải thích nguyên nhân có sự sai khác giữa các lát khoai tây.
4. Thu hoạch:
- Mỗi nhóm viết tường trình thí nghiệm theo các các câu hỏi trong SGK.
- Chú ý: Trong khoai tây sống có enzim catalaza. Cơ chất tác động của enzim catalaza là H2O2 và phân huỷ nó thành H2O và O2 . 
5. Dặn dò:
- Làm bài thu hoạch nộp lấy điểm hệ số 1.
- Đọc nội dung II (phần còn lại của bài thí nghiệm).
Tuần: 	Ngày soạn: ..
Tiết : 	Ngày dạy: .
SỬA BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- HS đánh giá được năng lực học tập của mình so với các bạn cùng lớp, cùng khối.
- Hiểu nguyên nhân làm bài đạt kết quả tốt hoặc chưa đạt, nắm được những lỗi cơ bản thường mắc phải để có hướng điều chỉnh phù hợp. 
II. CHUẨN BỊ
	Bài thi, đáp án và bài giải chi tiết một số dạng câu hỏi, bài tập vận dung khó.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Trực quan - tìm tòi.	- Vấn đáp - tìm tòi.	- Trình bày 1 phút.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Kiểm tra sĩ số và ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ: Cho HS nhớ lại các một số câu hỏi trọng tâm trong đề thi.
3. Giảng bài mới:
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung bài dạy
 ▲ Phát bài kiểm tra HKI.
 ▲ Cho đáp án đúng.
 ▲ Giải đáp thắc mắc của HS.
 ▲ Nhận xét đánh giá bài thi.
 ▲ HD HS trả lời thêm các câu hỏi và bài tập vận dụng khó.
 ∆ Nhận bài kiểm tra HKI.
 ∆ Xem lại bài làm và kết quả chấm chữa bài của GV.
 ∆ Thắc mắc, khiếu nại bài kiểm tra HKI. (nếu có).
 ∆ Theo dõi phần nhận xét của giáo viên, đóng góp ý kiến (nếu có).
 ∆ Lắng nghe và ghi nhận.
 Ghi nhận đáp án đúng sửa vào bài kiểm tra HKI.
 Lưu lại một số thông tin trong Phiếu nhận xét đánh giá bài kiểm tra học kì I. Lưu ý những lỗi HS thường mắc phải và hướng điều chỉnh sắp tới.
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I
A- Thống kê điểm kiểm tra HKI: (xem sổ điểm cá nhân)
Nhận xét:
	- Nhìn chung đề kiểm tra vừa sức của học sinh, nhưng kết quả chưa cao do học sinh chuẩn bài chưa tốt. 
- Đề tạo được sự phân hóa năng lực của học sinh tương đối tốt.
+ Có .% HS có điểm từ 6.5 trở lên, trong đó có .% HS đạt điểm trên 8.0.
+ Tỉ lệ trên trung là .. %, tỉ lệ yếu kém . %.
- Kết quả đánh giá phản ánh sức học của các lớp:
+ Các lớp đạt kết quả cao nhất là lớp , tỉ lệ trên trung bình ..%
+ Lớp đạt kết quả thấp nhất là lớp , tỉ lệ trên trung bình %.
B/ Những lỗi HS thường mắc phải:
Học sinh yếu kém, làm bài không tốt thường do một số nguyên nhân như sau:
+ Ở lớp thường không chú ý nghe lời giảng giải thêm của GV, ít đào sâu suy nghỉ, thường trông chờ GV cung cấp sẵn kiến thức.
+ Ở nhà ít đọc SGK hoặc có đọc thì thường chỉ đọc qua loa, không tìm hiểu kỉ các nội dung kiến thức, phương pháp học tập chưa phù hợp nên nhớ không dai, dễ nhầm lẫn kiến thức.
+ HS không tìm hiểu để vận dụng liên hệ thực tế với các nội dung kiến thức. Những mảng kiến thức hướng dẫn cho HS vận dụng tại lớp thì HS nêu được, nhưng do chủ quan nên thiếu ôn luyện dẫn đến không làm bài được.
C/ Hướng điều chỉnh sắp tới: 
Điều chỉnh biện pháp để học sinh tích cực hơn trong việc học tập, dành nhiều thời gian hơn cho việc nghiên cứu bài và học bài.
4. Củng cố: 
 	- Hỏi lại một số HS trung bình – yếu các câu hỏi nhận biết và thông hiểu trong đề kiểm tra.
	- Hỏi lại một số HS khá giỏi các câu hỏi vận dụng trong đề kiểm tra.
5. Dặn dò: 
	Chuẩn bị bài 17.
Tuần: ..... 	 Ngày soạn: .........................
Tiết: .......	 	Ngày dạy : ..........................
Bài 17: QUANG HỢP
I/ Mục tiêu bài dạy: 
Phân biệt được từng giai đoạn chính của các quá trình quang hợp và hô hấp.
II/ Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về khái niệm về các pha của quá trình quang hợp, cơ chế diễn ra trong từng pha của quá trình quang hợp.
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ/ý tưởng, hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động nhóm.
III/ Các phương pháp kĩ thuật dạy học: 
- Trực quan - tìm tòi.	- Vấn đáp - tìm tòi.	
- Dạy học nhóm.	- Trình bày 1 phút.
IV/ Phương tiện dạy học:
	- Hình 17.1 SGK.
	- Phiếu học tập.
V/ Tiến trình bài dạy:
1. Khám phá (mở đầu, vào bài): GV đặt câu hỏi: 
	Nguyên liệu cơ bản cung cấp cho quá trình hô hấp là gì? Nó được tạo ra như thế nào?
2.Kết nối (dẫn HS vào bài mới):
	Dựa vào kết quả trả lời của HS, GV dẫn HS vào bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung bài dạy
▲ Cho HS đọc thông tin mục I. trang 67 SGK, hỏi:
 - Nêu khái niệm quang hợp.
 - Quang hợp thường xảy ra ở những sinh vật nào?
SP cơ bản C6H12O6 nên có thể viết: 
 6CO2 + 12H2O→C6H12O6 + 6O2 + 6H2O
▲ Cho HS quan sát hình 9.1, đọc thông tin mục II., trang 67-69 SGK thảo luận, trả lời câu hỏi: 
 - Nêu các khái niệm về pha sáng và pha tối.
 -Theo em câu nói :“Pha tối của quang hợp hoàn toàn không phụ thuộc vào ánh sáng” có chính xác không?vì sao?
 - Hoàn thành PHT số 1.
 Gọi đại diện các nhóm lên trình bày. 
 Những HS khác nhận xét bổ sung. 
 GV nhận xét, kết luận.
▲ Cho HS đọc thông tin mục II.2, rút ra những vấn đề cơ bản.
 RiDP: Ribulôzơđiphôtphat
 APG: Axit phôtphoglicêric
 AlPG: Andêhit phôtphoglicêric
 ∆ Đọc thông tin mục I. trang 67 SGK, trả lời các câu hỏi.
 Ở sinh vật có diệp lục: thực vật, tảo, vi khuẩn lam.
 ∆ Quan sát hình 17.1, đọc thông tin mục II., trang 67-69 SGK thảo luận, trả lời câu hỏi, đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
 ®Không chính xác, vì pha tối dùng sản phẩm của pha sáng để hoạt động. Hơn nữa, có loại enzim của pha tối được hoạt hóa bởi ánh sáng. Do đó, nếu tình trạng không có ánh sáng kéo dài, pha tối cũng không thể tiếp tục xảy ra.
 ∆ Đọc thông tin, rút ra nội dung cơ bản.
Chất nhận CO2 là RiDP và sản phẩm tạo thành đầu tiên là APG (3C). APG ® AlPG. Một phần của AlPG ® tái tạo RiDP, phần còn lại được tổng hợp glucôzơ, saccarôzơ, tinh bột và các sản phẩm hữu cơ khác.
I/ Khái niệm quang hợp:
 Quang hợp là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ các nguyên liệu vô cơ.
 Phương trình tổng quát:
 CO2 + H2O + NLAS® (CH2O) + O2
II/ Các pha của quá trình quang hợp:
1. Pha sáng:
 - Là sự chuyển hóa năng lượng ánh sáng đã được các sắc tố quang hợp hấp thụ thành dạng năng lượng trong các liên kết hóa học của ATP và NADPH đồng thời giải phóng O2 (có nguồn gốc từ nước).
 - Diễn ra ở màng tilacôit (hạt grana trong lục lạp).
 Sơ đồ tóm tắt pha sáng:
 NLAS + H2O + NADP+ + ADP + Pi
 Sắc tố QH NADPH + ATP + O2
2. Pha tối:
 - Sử dụng ATP và NADPH của pha sáng để khử CO2 (cố định) thành cacbôhiđrat.
 - Diễn ra tại chất nền của lục lạp (strôma) và không cần ánh sáng.
 - Có nhiều con đường cố định CO2, phổ biến nhất là chu trình Canvin (C3). Chu trình C3 có thể chia làm 3 giai đoạn:
 + Giai đoạn cố định CO2.
 + Giai đoạn khử APG ® AlPG.
 + Giai đoạn tái sinh chất nhận ban đầu là Rib-1,5-điP. 
3. Thực hành, luyện tập (củng cố): 
- Trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài.
Câu 1. Quang hợp là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ các nguyên liệu vô cơ. Trong sinh giới, những nhóm thực vật, tảo và một số vi khuẩn có khả năng quang hợp. Quang hợp ở vi khuẩn có những điểm khác biệt so với quang hợp ở thực vật tảo nhưng sự sai khác đó là không nhiều.
Câu 2. Quang hợp thường được chia thành hai pha: pha sáng và pha tối. Trong pha sáng, năng lượng ánh sáng được hấp thụ và chuyển thành dạng năng lượng trong các liên kết hóa học của ATP và NADPH. Vì vậy, pha này còn được gọi là giai đoạn chuyển đổi năng lượng ánh sáng.
Pha tối của quang hợp diễn ra trong chất nền của lục lạp. Trong pha tối, CO2   sẽ bị khử thành cacbohiđrat. Quá trình này còn được gọi là quá trình cố định CO2  (có nghĩa là nhờ quá trình này, các phân tử CO2   tự do được “cố định” lại trong các phân tử cacbohiđrat.
Câu 3. Trong quang hợp, các phân tử hấp thụ năng lượng ánh sáng cho quá trình quang hợp là các sắc tố quang hợp: clorophyl (chất diệp lục), carôterôit (sắc tố vàng, da cam, tím đó), phicôbilin).
Câu 4. Trong quá trình quang hợp, ôxi được sinh ra trong pha sáng, từ quá trình quang phân li nước. Quá trình quang phân li nước diễn ra nhờ vai trò xúc tác của phức hệ giải phóng ôxi.
Câu 5. Ở thực vật, pha sáng diễn ra khi có ánh sáng được biến đổi thành năng lượng trong các phân tử ATP và NADPH để cung cấp cho pha tối. 
Câu 6. Pha tối của quang hợp diễn ra trong chất nền của lục lạp. Sản phẩm ổn định đầu tiên của chu trình C3 là một hợp chất có ba cabon (do đó chu trình này có tên là chu trình C3). Người ta gọi đây là chu trình vi trong con đường này, chất kết hợp với C02 đầu tiên là RuBP lại được tái tạo trong giai đoạn sau để con đường tiếp tục quay vòng.
- Cho HS đọc mục em có biết.
4. Vận dụng, liên hệ thực tế (dặn dò)
	- Học bài theo câu hỏi SGK.
	- Xem trước bài 18.
	- Về nhà làm bài tâp: Phiếu học tập số 2.
ĐÁP ÁN BẢNG 1.BÀI 17: SO SÁNH PHA SÁNG – PHA TỐI
PHA SÁNG
PHA TỐI
Ánh sáng
 Cần ánh sáng
 Không cần ánh sáng
Nơi diễn ra
 Màng Tilacôit (hạt grana của lục lạp)
 Chất nền (strôma của lục lạp)
Nguyên liệu chính
 Ánh sáng, nước, ADP, NADP+
 ATP, NADPH, CO2, RiDP
Sản phẩm chính
 ATP, NADPH, O2
 Glucôzơ, saccarôzơ, tinh bột, nước, ADP, NADP+, tái tạo RiDP
Năng lượng
 Chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong ATP, NADPH
 Chuyển hóa hóa năng ATP, NADPH thành năng lượng trong liên kết hóa học của glucôzơ và các chất hữu cơ khác
ĐÁP ÁN BẢNG 2. BÀI 17: SO SÁNH QUANG HỢP – HÔ HẤP
HÔ HẤP
AS
DL
QUANG HỢP 
Phương trình tổng quát
C6 H12O6 + 6O2 ® 6CO2 + 6H2O + Q (ATP + Nhiệt)
6CO2+6H2O ¾® C6H12O6+6O2­
Nơi thực hiện
Tế bào chất và ti thể 
Lục lạp
Năng lượng 
Giải phóng (khoảng 686 Kcal)
Tích luỹ (khoảng 686 Kcal)
Chất xúc tác
Hệ thống các enzim hô hấp
Hệ thống các sắc tố quang hợp
Đặc điểm khác 
 Xảy ra ở mọi tế bào sống và suốt ngày đêm
 Xảy ra ở tế bào quang hợp (lục lạp) khi đủ AS
Tham khảo:
SGV Sinh 10 NXBGD.
và các website khác
 Người soạn: Thái Minh Tam
	 GV trường THPT Mỹ Hương – Sóc Trăng

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO_AN_SINH_10_HK1_DIEU_CHINH.doc