Giáo án Sinh học 11 - Bài 25+26: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật - Trịnh Thị Thanh Tâm

Giáo án Sinh học 11 - Bài 25+26: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật - Trịnh Thị Thanh Tâm

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này học sinh phải:

1.Kiến thức:

- Nêu được khái niệm sinh trưởng của vsv và thời gian thế hệ.

- Phân biệt được đặc điểm của 4 pha sinh trưởng của quần thể vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy không liên tục.

- Nêu được nguyên tắc, ý nghĩa của phương pháp nuôi cấy liên tục.

- Nêu được các hình thức sinh sản chủ yếu ở vi sinh vật nhân sơ.

- Mô tả được sự sinh sản phân đôi ở vi khuẩn.

2.Kĩ năng:

 Rèn luyện được kĩ năng

+ Tư duy: Phân tích, tổng hợp, so sánh.

+ Học tập: Đọc sách, tự học, hoạt động nhóm

+ Khoa học: Quan sát, nhận xét

3.Thái độ:

- Bảo vệ đa dạng của vi sinh vật trong môi trường.

- Vận dụng kiến thức tiếp thu được để áp dụng vào thực tế đời sống.

4.Năng lực:

- Phát triển được năng lực giải quyết vấn đế, tự học, hợp tác .

 

docx 11 trang Người đăng tamnguyenth Lượt xem 2797Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 11 - Bài 25+26: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật - Trịnh Thị Thanh Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21/2/2017
Ngày dạy :24/2/2017
Tại lớp : 11A10
Giáo viên hướng dẫn : Đào Thị Hồng Thắm
Sinh viên thực tập : Trịnh Thị Thanh Tâm
CHƯƠNG II: SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT
BÀI 25 + 26: SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này học sinh phải:
1.Kiến thức:
- Nêu được khái niệm sinh trưởng của vsv và thời gian thế hệ.
- Phân biệt được đặc điểm của 4 pha sinh trưởng của quần thể vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy không liên tục.
- Nêu được nguyên tắc, ý nghĩa của phương pháp nuôi cấy liên tục.
- Nêu được các hình thức sinh sản chủ yếu ở vi sinh vật nhân sơ.
- Mô tả được sự sinh sản phân đôi ở vi khuẩn.
2.Kĩ năng:
 Rèn luyện được kĩ năng 
+ Tư duy: Phân tích, tổng hợp, so sánh.
+ Học tập: Đọc sách, tự học, hoạt động nhóm
+ Khoa học: Quan sát, nhận xét
3.Thái độ:
- Bảo vệ đa dạng của vi sinh vật trong môi trường.
- Vận dụng kiến thức tiếp thu được để áp dụng vào thực tế đời sống.
4.Năng lực: 
- Phát triển được năng lực giải quyết vấn đế, tự học, hợp tác..
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1.Giáo viên.
Giáo án, máy chiếu, SGK
2. Học sinh
SGK, đồ dùng học tập
III.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Phương pháp thuyết trình, vấn đáp + Làm việc với SGK+ Hoạt động nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định tổ chức lớp.
Bài mới.
Như các em đã biết sinh trưởng và sinh sản là những đặc trưng cơ bản của thế giới sống và 2 thuật ngữ trên cũng đã rất quen thuộc với các em. Ví dụ như ở người , sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước và khối lượng của từng cơ thể, vậy sinh trưởng ở vi sinh vật là gì? Nó có giống hay là khác với sinh trưởng của các sinh vật khác. Để trả lời cho câu hỏi đó chúng ta cùng vào bài hôm nay Bài 25+26 “ Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật”.
Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu 2 phần 
Phần 1: Sinh trưởng của vi sinh vật tương ứng với bài 25
Phần 2: Sinh sản của vi sinh vật tương ứng với bài 26.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm sinh trưởng.
GV: Chiếu 1 video về sự sinh trưởng của cây đậu. Sau đó yêu cầu HS nhắc lại khái niệm sinh trưởng của sinh vật.
GV: Chiếu tiếp 1 đoạn video về sự sinh trưởng ở vi sinh vật.
GV: nhận xét, hoàn thiện kiến thức.
GV:Nêu sự khác nhau của sự sinh trưởng ở vi sinh vật và sinh vật? Tại sao lại nói sinh trưởng của quần thể vi sinh vật chứ không nói sinh trưởng của 1 cá thể vi sinh vật? 
GV:Cho HS quan sát mô hình sự nhân đôi của vi khuẩn E.coli .
GV : Khoảng cách giữa các lần phân chia của vi khuẩn E.coli là bao nhiêu?
GV: 20’ này được gọi là thời gian thế hệ. Vậy 1 em hãy cho biết thời gian thế hệ là gì?
GV: Từ định nghĩa trên ta có thể thấy: số lần phân chia(n)= thời gian phân chia(t)/ thời gian thế hệ.
GV: E.coli trong điều kiện thí nghiệm đầy đủ ở 400C là 20’,trong đường ruột người là 12h.
+Trực khuẩn lao ở 370C là 12h.
+Nấm men bia ở 300C là 2h.
GV: Em có nhận xét gì về thời gian thế hệ giữa các loài VSV?
GV: Vậy thời gian thế hệ phụ thuộc vào yếu tố nào?
GV: vì trong thực tế, số lượng TN vi khuẩn ban đầu cấy vào là rất nhiều nên từ bảng trên ta có công thức: 
Nt =N0 x 2n.
GV: Vậy nếu số lượng TB ban đầu là 105 TB thì sau 2h số lượng TB trong bình(N) là bao nhiêu?
GV: Bổ sung người ta có thể tính được số TB vi khuẩn để thấy được mức độ gia tăng số lượng TB từ đó có thể có biện pháp tác động đặc biệt là vi khuẩn gây hại.
GV: Vì sao khi bị vi khuẩn gây bệnh thì bệnh đến rất nhanh đặc biệt là các bệnh đường ruột?
GV: Giải thích them: vì trong đường ruột chứa nhiều loại vi khuẩn vừa có lợi vừa có hại, nó là môi trường thích hợp cho vi khuẩn phát triển.
Vậy để tìm hiểu rõ hơn về sự sinh trưởng của vsv ta đi vào phần II.
GV: Cho Hs quan sát hình ảnh quả cà chua bị mốc, phân tích và giới thiệu đó là môi trường nuôi cấy không liên tục? 
Vậy thế nào là môi trường nuôi cấy không liên tục?
GV: Yên cầu HS quan sát SGK và cho biết nó gồm mấy pha?đó là những pha nào?
GV: Chia lớp mỗi bàn 1 nhóm thảo luận nghiên cứu SGK hoàn thành đặc điểm của từng pha?
Các pha
Đặc điểm
Pha tiềm phát
Pha lũy thừa
Pha cân bằng
Pha suy vong
GV: Vì sao pha tiềm phát tốc độ sinh trưởng bằng 0?
GV: Để thu được sinh khối tối đa của VSV nên dừng ở pha nào? Vì sao?
GV: Vì sao 1 số vi khuẩn chuyển sang pha cân bằng?
GV: Để không xảy ra pha suy vong của quần thể sinh vật ta phải làm gì?
GV: Trong nuôi cấy không liên tục để thu được sinh khối lớn người ta thường thu sản phẩm ở cuối pha lũy thừa , đầu pha cân bằng nhưng phải nuôi cấy lại, tốn chi phí lớn. Để nuôi cấy trên quy mô công nghiệp , thu nhiều sinh khối người ta thường nuôi cấy liên tục. 
Vậy nuôi cấy liên tục khác nuôi cấy không liên tục như thế nào ta đi vào phần 2.
GV: Thế nào là nuôi cấy liên tục?
GV: Theo em phương pháp nuôi cấy liên tục có mấy pha?đó là những pha nào?
GV: Vì sao trong nuôi cấy liên tục lại không cần pha tiềm phát?
GV: Tại sao nói dạ dày ruột người là 1 hệ thống nuôi cấy liên tục đối với VSV?
GV: Vì sao VSV trong dạ dày không sinh trưởng cực đại?
GV: Hãy nêu 1 số ứng dụng của nuôi cấy liên tục trong cuộc sống hang ngày?
GV:sinh trưởng của VSV là sự tăng lên số lượng TB của quần thể, vậy sinh sản của VSV là gì? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu tiếp phần “ sinh sản của VSV”
GV: ở bài trước chúng ta đã tìm hiểu VSV có 2 nhóm là VSV nhân sơ và VSV nhân thực 
Vậy 1 em hãy nêu ví dụ các loại VSV nhân sơ?
GV: Các loại VSV trên sinh sản bằng hình phức phân đôi, này chồi và tạo thành bào tử.
Em hãy cho biết trong các hình thức trên VSV sinh sản chủ yếu bằng hình thức nào?
GV: Diễn biến của quá trình phân đôi như sau:
+ vi khuẩn tăng kích thước dẫn đến sự phân chia TB, màng sinh chất gấp nếp(mezoxom) 
+ vòng AND của vi khuẩn đính vào nếp gấp trên mang sinh chất.
+ TB hình thành vách ngăn tạo thành 2 TB mới từ 1 Tb ban đầu.
GV: Từ những diễn biến trên em hãy cho biết sự khác nhau giứa nguyên phân và phân đôi?
GV: Ngoài ra 1 số VK còn sinh sản bằng các hình thức như: nảy chồi và tạo thành bào tử.
+ nảy chồi là hình thức sinh sản mà từ 1 vị trí trên cơ thể sinh vật phát sinh them 1 chồi có chưa VCDT, chồi này có khả năng tách khỏi TBVK để hình thành cơ thể mới.
VD vi khuẩn quang dưỡng màu tía
-Tạo bào tử có 2 loại: Ngoại bào tử và nội bào tử.
GV:Đối với VSV nhân thực cũng có 3 hình thức sinh sản như trên nhưng chủ yếu chúng sinh sản bằng bào tử và được chia làm 2 loại là bào tử hữu tính và bào tử vô tính.
-Bào tử hữu tính: hình thành từ 2 bào tử kết hợp với nhau.trong bào tử diễn ra quá trình giảm phân tạo bào tử kín.
- Bào tử vô tính: Tạo thành chuỗi bào tử trên đỉnh các sợi nấm khí sinh( bào tử trần).
GV: ở hình thức nảy chồi và phân đôi thi cơ chế tương tự như VSV nhân thực.
HS: Chú ý quan sát video và nhắc lại khái niệm sinh trưởng của sinh vật.
-Sinh trưởng của sinh vật là sự tăng lên về kích thước và khối lượng tế bào.
HS:Chú ý quan sát video, nhận xét.
-Sinh trưởng của quần thể sinh vật là sự tăng số lượng tế bào của quần thể.
HS: Nghiên cứu và trả lời câu hỏi.
-Nói sinh trưởng của quần thể vi sinh vật chứ không nói sinh trưởng của 1 cá thể vì kích thước của VSV quá nhỏ bé, quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh nên người ta theo dõi sự thay đổi của cả quần thể VSV
HS: Quan sát,trả lời:
Khoảng cách giữa các lân phân chia là 20’
HS: Là thời gian tính từ khi sinh ra 1TB đến khi nó phân chia hoặc số TB trong quần thể tăng gấp đôi.
HS: + Thời gian thế hệ của các loài khác nhau là không giống nhau.
 + Cùng loài nhưng điều kiện sống khác nhau thì khác nhau.
HS: Phụ thuộc từng loài và từng điều kiện sống.
HS: đổi :2h= 120’
Ta có 120/20=6
Suy ra Nt= 105 x26 = 6400000TB.
HS: Vì vi khuẩn sinh sản rất nhanh.
HS: Là môi trường không được cung cấp chất dinh dưỡng.
HS: Gồm 4 pha 
+pha tiềm phát
+pha lũy thừa
+pha cân bằng
+pha suy vong
HS: Nghiên cứu SGK và hoàn thành bảng.
Các pha
Đặc điểm
Pha tiềm phát
-Vi khuẩn thích nghi với MT
-Số lượng TB trong quần thể chưa tăng.
-Enzim cảm ứng được hình thành.
Pha lũy thừa
-TĐC diên ra mạnh.
-Số lượng TB tăng rất nhanh
-Tốc độ sinh trưởng đạt cực đại.
Pha cân bằng
-Số lượng VSV đạt cực đại, không đổi theo thời gian là do số TB sinh ra bằng số TB chết đi.
Pha suy vong
Số lượng TB trong quần thể giảm dần , số TB chết lớn hơn số TB mới sinhdo chất dinh dưỡng bị cạn kiệt, chất độc hại tích lũy nhiều.
HS: Do vi khuẩn được đưa vào mới thích nghi với môi trường phải tổng hợp các chất nên chưa phân chia.
HS: Pha cân bằng vì sau pha cân bằng là pha suy vong, số lượng sinh khối giảm.
HS: Vì chất dinh dưỡng dần cạn kiệt, nồng độ oxi giảm.
HS: bổ sung chất dinh dưỡng và loại bỏ chất độc hại.
HS: Nghiên cứu SGK và trả lời: 
Thường xuyên bổ sung chất dinh dưỡng, và loại bỏ chất độc hại.
- HS: 2 pha: pha lũy thừa, pha cân bằng.
HS: vì nuôi cấy liên tục chất dinh dưỡng luôn đủ và ổn định không cần phải làm quen với môi trường.
HS: vì dạ dày- ruột người luôn nhận chất dinh dưỡng bổ sung và thải ra các chất dị hóa.
HS: vì nó luôn bị các VSV khác kìm hãm.
HS:để sản xuất bia, rượu, nước tương, nước mắm, sản xuất sinh khối , vita min
HS: Xạ khuẩn, nấm men, vi khuẩn lactic.
HS: chủ yếu bằng hình thức phân đôi.
HS: Phân đôi không hình thành thoi phân bào và không có các kì như nguyên phân.
I.Sinh trưởng của VSV
1. Khái niệm.
-Sinh trưởng của quần thể sinh vật là sự tăng số lượng tế bào của quần thể.
2.Thời gian thế hệ.
-Thời gian thế hệ(g) 
-Số lần phân chia(n) = thời gian (t)/thời gian thế hệ(g).
-Mỗi loài sinh vật có thời gian thế hệ riêng hay cùng loài nhưng điều kiện nuôi cấy khác nhau thì thời gian thế hệ khác nhau.
VD: E.coli trong điều kiện thí nghiệm đầy đủ ở 400C là 20’,trong đường ruột người là 12h.
+Trực khuẩn lao ở 370C là 12h.
+Nấm men bia ở 300C là 2h.
-Ta có công thức: 
Nt =N0 x 2n.
II.Sự sinh trưởng của quần thể VSV
1,Nuôi cấy không liên tục.
a.Khái niệm.
: Là môi trường không được cung cấp chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất.
b. Các pha trong nuôi cấy không liên tục.
Pha tiềm phát:
-Vi khuẩn thích nghi với MT
-Số lượng TB trong quần thể chưa tăng.
-Enzim cảm ứng được hình thành.
Pha lũy thừa
-TĐC diên ra mạnh.
-Số lượng TB tăng rất nhanh
-Tốc độ sinh trưởng đạt cực đại
Pha cân bằng
Số lượng VSV đạt cực đại, không đổi theo thời gian là do số TB sinh ra bằng số TB chết đi.
Pha suy vong
Số lượng TB trong quần thể giảm dần , số TB chết lớn hơn số TB mới sinhdo chất dinh dưỡng bị cạn kiệt, chất độc hại tích lũy nhiều
2.Nuôi cấy liên tục
a.Khái niệm.
- Thường xuyên bổ sung chất dinh dưỡng, và loại bỏ không ngừng chất độc hại để duy trì ổn định môi trường.
b.Ứng dụng
Để sản xuất sinh khối,vitamin, etanol
III.Sinh sản của vi sinh vật
1. Sinh sản của VSV nhân sơ.
-Đại diện: Xạ khuẩn, nấm men, vi khuẩn lactic
a.Phân đôi.
- Là hình thức sinh sản chủ yếu của VSV.
-Diễn biến:
+ vi khuẩn tăng kích thước dẫn đến sự phân chia TB, màng sinh chất gấp nếp(mezoxom) 
+ vòng AND của vi khuẩn đính vào nếp gấp trên mang sinh chất.
+ TB hình thành vách ngăn tạo thành 2 TB mới từ 1 Tb ban đầu
b.Tạo bào tử
2.sinh sản của VSV nhân thực
a.sinh sản bằng bào tử.
-Bào tử hữu tính:
+ hình thành từ 2 bào tử kết hợp với nhau
+ trong bào tử diễn ra quá trình giảm phân tạo bào tử kín
-Bào tử vô tính: : Tạo thành chuỗi bào tử trên đỉnh các sợi nấm khí sinh( bào tử trần).
b.Nảy chồi và phân đôi.
.
V.Củng cố
Câu 1: Nguyên nhân nào khiến quần thể vi sinh vật chuyển từ pha cần bằng sáng pha suy vong trong nuôi cấy không liên tục?
Chất dinh dưỡng bắt đầu cạn kiệt, nồng độ ôxi giảm
Chất dinh dưỡng bắt đầu cạn kiệt, nồng độ ôxi giảm, pH thay đổi, các chất độc hại được tích lũy
Nồng độ ôxi giảm, pH thay đổi
Các chất độc hại được tích lũy, chất đinh dưỡng bắt đầu cạn kiệt.
Câu 2: Câu nào sau đây không đúng khi nói về nuôi cấy liên tục?
Trong quá trình nuôi cấy vi sinh vật môi trường luôn bổ sung chất dinh dưỡng.
Không xảy ra pha suy vong.
Trong quá trình nuôi cấy vi sinh vật luôn luôn ở pha suy vong.
Môi trường nuôi cấy luôn ổn định.
-Làm bài tập cuối bài
- Đọc phần “em có biết”
- Chuẩn bị bài mới Bài27: “Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật”
Rút kinh nghiệm: 
Phê duyệt của giáo viên hướng dẫn Giáo sinh thực tập
	Đào Thị Hồng Thắm	 	Trịnh Thị Thanh Tâm	

Tài liệu đính kèm:

  • docxbài 25.docx