Giáo án Sinh học Lớp 10 - Bài 14: Cacbôhiđrat và lipit

Giáo án Sinh học Lớp 10 - Bài 14: Cacbôhiđrat và lipit

I. Mục tiêu bài học :

 Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:

1. Kiến thức:

- Liệt kê được tên các loại đường đơn, đường đôi, đường đa có trong cơ thể sinh vật.

- Trình bày được chức năng của từng loại đường trong cơ thể sinh vật.

- Liệt kê được tên của các loại lipit có trong các cơ thể sinh vật.

- Trình bày được chức năng của các loại lipit.

2. Kĩ năng

- Kĩ năng hợp tác.

- Kĩ năng tư duy – logic.

3. Thái độ

- Có chế độ ăn uống hợp lí để bảo vệ sức khỏe.

- Yêu thích bộ môn sinh học.

II. Phương pháp :

 Hỏi đáp + Diễn giảng – Minh họa + Thảo luận nhóm.

III. Phương tiện dạy học :

 Hình 4.1 và hình 4.2 SGK Sinh học 10 phóng to.

 Mẫu vật : lá cây, hoa quả có nhiều đường,

IV. Nội dung dạy học :

1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ:

Câu 1 : Thế nào là nguyên tố vi lượng ? Cho ví dụ về một vài nguyên tố vi lượng trong cơ thể người?

Câu 2 : Mô tả cấu trúc hóa học và nêu vai trò của nước trong tế bào?

 

doc 6 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 1163Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 10 - Bài 14: Cacbôhiđrat và lipit", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 4 - Bài 4 : CACBÔHĐRAT VÀ LIPIT
I. Mục tiêu bài học : 
	Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:
Kiến thức:
Liệt kê được tên các loại đường đơn, đường đôi, đường đa có trong cơ thể sinh vật.
Trình bày được chức năng của từng loại đường trong cơ thể sinh vật.
Liệt kê được tên của các loại lipit có trong các cơ thể sinh vật.
Trình bày được chức năng của các loại lipit.
Kĩ năng
Kĩ năng hợp tác.
Kĩ năng tư duy – logic.
Thái độ
Có chế độ ăn uống hợp lí để bảo vệ sức khỏe.
Yêu thích bộ môn sinh học.
II. Phương pháp :
	Hỏi đáp + Diễn giảng – Minh họa + Thảo luận nhóm.
III. Phương tiện dạy học :
	Hình 4.1 và hình 4.2 SGK Sinh học 10 phóng to.
	Mẫu vật : lá cây, hoa quả có nhiều đường,
IV. Nội dung dạy học : 
Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số.
Kiểm tra bài cũ: 
Câu 1 : Thế nào là nguyên tố vi lượng ? Cho ví dụ về một vài nguyên tố vi lượng trong cơ thể người?
Câu 2 : Mô tả cấu trúc hóa học và nêu vai trò của nước trong tế bào?
Bài mới :
Hoạt động 1: Tìm hiểu về Cacbohidrat
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời.
- Cacbôhiđrat là gì ?
- Có mấy loại cacbôhiđrat ? Kể tên đại diện cho từng loại?
GV cho HS xem các mẫu hoa quả chứa nhiều đường, yêu cầu HS quan sát.
GV nêu câu hỏi, yêu
 cầu HS thảo luận nhanh trả lời.
 - Các đơn phân trong phân tử đường đa liên kết với nhau bằng loại liên kết gì ?
GV bổ sung và chốt kiến thức.
? Hãy phân biệt các loại đường đa?
 GV gọi HS trả lời, sau đó nhận xét,kết luận.
 GV chia nhóm học sinh, nêu câu hỏi và yêu cầu học sinh thảo luận nhóm.
Câu hỏi thảo luận : Nêu chức năng của từng loại đường ?
Giáo viên lắng nghe, nhận xét và chốt kiến thức
HS nghe câu hỏi, đọc SGK, cá nhân trả lời.
Các HS khác bổ sung.
HS quan sát, thảo luận, xác định loại đường có trong các mẫu vật.
HS tham khảo SGK, thảo luận nhanh, cử đại diện trả lời.
 HS nghe câu hỏi, nghiên cứu SGK trả lời.
HS tách nhóm theo hướng dẫn của GV. Tiến hành thảo luận 
HS thảo luận, đại diện của 1 nhóm lên trình bày kết quả, các nhóm còn lại bổ sung.
I. Cacbôhiđrat: (Đường)
1. Cấu trúc hóa học:
 Cacbôhiđrat là hợp chất hữu cơ có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm 3 nguyên tố : C, H, O.
Cacbôhiđrat có 3 loại : 
+ Đường đơn : Hexôzơ (Glucôzơ, Fructôzơ,) ; Pentôzơ (Ribôzơ,)
+ Đường đôi : Saccarôzơ, Galactôzơ, Mantôzơ,
+ Đường đa :Tinh bột, Glicôgen, Xenlulôzơ, kitin
Các đơn phân trong phân tử đường đa liên kết với nhau bằng liên kết glicôzit.
 Phân tử Xenlulôzơ có cấu tạo mạch thẳng. Tinh bột, Glicôgen có cấu tạo mạch phân nhánh.
2. Chức năng :
 + Đường đơn : cung cấp năng lượng trực tiếp cho tế bào và cơ thể.
 + Đường đôi : là nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.
 + Đường đa : dự trữ năng lượng, tham gia cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể sinh vật.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về lipit
GV nêu câu hỏi, gọi HS trả lời.
? Đặc điểm chung của các loại lipit là gì ?
Giáo viên lắng nghe và đưa ra kiến thức đúng.
 GV nêu câu hỏi và yêu cầu các nhóm tiến hành thảo luận.
Câu hỏi : Phân tích cấu trúc và chức năng của từng loại lipit ?
GV nhận xét, đánh giá, kết luận vấn đề.
HS đọc SGK và trả lời.
HS tiến hành thảo luận theo sự phân công.
Sau đó 1 nhóm đại diện trình bày kết quả. Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
II. Lipit : 
 - Có tính kị nước.
 - Được cấu tạo từ nhiều thành phần khác nhau.
1. Mỡ :
 - Cấu tạo : gồm 1 phân tử Glixêrol và 3 phân tử axit béo.
+ Mỡ động vật : A. béo no.
+ Mỡ thực vật : A. béo không no.
 - Chức năng : dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.
2. Phôtpholipit :
 - Cấu tạo : gồm 1 phân tử Glixêrol, 2 phân tử axit béo và 1 nhóm phôtphat.
 - Chức năng : cấu tạo nên các loại màng của tế bào.
3. Stêrôit :
 Là thành phần cấu tạo của màng sinh chất và một số loại hoocmôn trong cơ thể sih vật.
4. Sắc tố và Vitamin : 
 Một số sắc tố như Carôtenôit và Vitamin như A, D, E, K cũng là một dạng lipit.
Củng cố : 
Câu 1 : Nêu cấu trúc và chức năng của các loại Cacbôhiđrat ?
Câu 2 : Kể tên một số cấu trúc có sự tham gia của lipit và có bản chất lipit?
Dặn dò :
Học thuộc bài đã học.
Làm bài tập cuối bài (trang 22, SGK Sinh học 10)
Xem trước bài 5 trang 23, SGK Sinh học 10.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_giang_sinh_hoc_lop_10_bai_14_cacbohidrat_va_lipit.doc