Giáo án Sinh học Lớp 10 - Tiết 27: Sinh trưởng của vi sinh vật - Năm học 2018-2019

Giáo án Sinh học Lớp 10 - Tiết 27: Sinh trưởng của vi sinh vật - Năm học 2018-2019

I. Mục tiêu

1 Kiến thức:

- Trình bày được đặc điểm chung của sự sinh trưởng ở vi sinh vật

- Giải thích được sự sinh trưởng của chúng trong điều kiện nuôi cấy liên tục và không liên tục.

- Biết được một số hình thức sinh sản ở vi sinh vật.

2 Kĩ năng:

- Rèn luyện các kĩ năng: Thu thập thông tin phát hiện kiến thức, quan sát phân tích so sánh, tổng hợp.

3 Thái độ:

- Thái độ học tập nghiêm túc.

4. Kiến thức trọng tâm:

Các pha sinh trưởng cơ bản của nuôi cấy không liên tục.

5. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung

 

doc 4 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 727Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 10 - Tiết 27: Sinh trưởng của vi sinh vật - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT
I. Mục tiêu
1 Kiến thức:
- Trình bày được đặc điểm chung của sự sinh trưởng ở vi sinh vật 
- Giải thích được sự sinh trưởng của chúng trong điều kiện nuôi cấy liên tục và không liên tục.
- Biết được một số hình thức sinh sản ở vi sinh vật.
2 Kĩ năng:
- Rèn luyện các kĩ năng: Thu thập thông tin phát hiện kiến thức, quan sát phân tích so sánh, tổng hợp.
3 Thái độ:
- Thái độ học tập nghiêm túc.
4. Kiến thức trọng tâm:
Các pha sinh trưởng cơ bản của nuôi cấy không liên tục.
5. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung
Nhóm năng lực
Năng lực thành phần
Năng lực tự học
- HS biết xác định mục tiêu học tập của chuyên đề. Tự nghiên cứu thông tin để hoàn thành nội dung bài học. 
- HS biết lập kế hoạch học tập.
Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
Xác định được sự sinh trưởng của quần thể VSV trong 2 môi trường nuôi cấy liên tục và không liên tục. 
Năng lực tính toán
Tính được số lượng VSV tạo ra sau thời gian t 
Năng lực giao tiếp hợp tác
HS phát triển ngôn ngữ nói viết khi tham gia tranh luận trong nhóm về các vấn đề: sinh trưởng của VSV và các hình thức sinh sản của VSV
Năng lực sử dụng CNTT
HS biết sử dụng các phần mềm, thu thập thông tin tranh ảnh qua mạng internet.
Năng lực tư duy
Phân biệt được các hình thức nuôi cấy: liên tục và không liên tục
- Năng lực chuyên biệt
+ Hình thành năng lực nhóm và nghiên cứu liên quan đến sự sinh trưởng ở vi sinh vật, các hình thức sinh sản cơ bản.
+ Năng lực cá thể: tự nắm bắt những thông tin và tự vẽ đồ thị sinh trưởng và tính số lượng của quần thể si vinh vật. 
II. Chuẩn bị:
1 Chuẩn bị của giáo viên:
- Đồ thị sinh trưởng của quần thể VSSV trong điều kiện nuôi cấy không liên tục
- Phân nhóm, phân công nhiệm vụ cho từng nhóm
- Tài liệu hướng dẫn tự học
2. Chuẩn bị của học sinh
- Chuẩn bị sách vở, bài soạn, bài báo cáo
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá
Nội dung
Nhận biết
(MĐ1)
Thông hiểu
(MĐ2)
Vận dụng
(MĐ3)
Vận dụng cao
MĐ4
Sinh trưởng và sinh sản của VSV
Biết khái niệm sinh trưởng, các hình thức sinh trưởng và sinh sản của VSV
Giải thích bản chất từng pha trong nuôi cấy vi sinh vật
Phân biệt các hình thức nuôi cáy liên tục và không liên tục
Biết tính số lượng VK tạo ra sau thời gian t
III. Hoạt động dạy học
Khởi động
Hoạt động. Tìm hiểu vi sinh vật (5p)
(1) Mục tiêu: HS tìm hiểu về vi sinh vật
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: kỹ thuật động não
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân
(4) Phương tiện dạy học: máy chiếu projecter, sgk, TLHDTH
(5) Sản phẩm: những hình ảnh về sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật.
Nội dung hoạt động 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Cho cả lớp cùng xem (quan sát) 1 hình ảnh bị che khuất bởi 4 mảnh ghép và nêu yêu cầu:
+ các em quan sát các ô số, sau đó chọn các ô số và trả lời câu hỏi trong các số, bạn nào trả lời đúng sẽ nhận được một phần quà, bạn nào tìm ra hình ảnh chủ đề sẽ được nhận thưởng gấp đôi.
- Đánh giá hoạt động của học sinh → vào bài mới
- Quan sát hình ảnh
- lựa chọn ô số, suy nghĩ trả lời
- Đưa ra những ý kiến của mình
B. Hình thành kiến thức
Hoạt động 1. Tìm hiểu sinh trưởng của vi sinh vật(7p)
(1) Mục tiêu: Nêu được khái niệm sinh trưởng, thời gian thế hệ, hình thành công thức tính Nt
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: vấn đáp, hoạt động nhóm
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, nhóm
(4) Phương tiện dạy học: máy chiếu projecter, sgk, TLHDTH
(5) Sản phẩm: 
A/ Sinh trưởng của vi sinh vật
I. Khái niệm sinh trưởng.
1. Sự sinh trưởng ở vi sinh vật.
- Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là sự tăng số lượng tế bào của quần thể.
2. Thời gian thế hệ.
Là thời gian tính từ khi 1 tế bào sinh ra đến khi tế bào đó phân chia hoặc số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi (kí hiệu là g).
Ví dụ: E.coli là 20 phút tế bào phân chia 1 lần.
3. Công thức tính số tế bào trong bình sau n lần phân chia từ N0 tế bào ban đầu và trong một thời gian xác định (t):	Nt = N0.2n 
Nội dung hoạt động 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Gọi ngẫu nhiên 1 HS trong nhóm (nhiệm vụ nhóm đã phân công nhiệm vụ học tập ở tiết trước) lên bảng trình bày nội dung 
- Nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức
HS lên bảng trình bày nội dung đã chuẩn bị 
- Chủ động mời các bạn dưới lớp nêu các câu hỏi về nội dung mình vừa trình bày 
- 1 số HS nêu câu hỏi → HS báo cáo(hoặc các HS trong nhóm) trả lời một số câu hỏi.
Hoạt động 2. Tìm hiểu sinh trưởng của vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy không liên tục(15p)
(1) Mục tiêu: Nêu được khái niệm môi trường nuôi cấy không liên tục, đặc điểm 4 pha
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: vấn đáp,hoạt động nhóm
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, nhóm
(4) Phương tiện dạy học: máy chiếu projecter, sgk, TLHDTH
(5) Sản phẩm: 
II. Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật.
1. Nuôi cấy không liên tục.
- Môi trường nuôi cấy không liên tục: là môi trường nuôi cấy không được bổ sung các chất dinh dưỡng và không lấy đi các sản phẩm chuyển hóa trong quá trình nuôi cấy.
- Trải qua 4 pha:
Các pha sinh trưởng
Đặc điểm
Pha tiềm phát (pha lag)
- Vi khuẩn thích nghi với môi trường, không có sự gia tăng số lượng tế bào; enzim cảm ứng hình thành để phân giải các chất.
Pha lũy thừa (pha log)
- Trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ, số lượng tế bào tăng theo cấp số nhân, tốc độ sinh trưởng cực đại.
Pha cân bằng
- Số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi theo thời gian ( số lượng tế bào sinh ra tương đương với số tế bào chết đi ).
Pha suy vong
- Số lượng tế bào trong quần thể giảm dần do:
+ Chất dinh dưỡng ngày càng cạn kiệt.
+ Chất độc hại tích luỹ ngày càng nhiều.
Nội dung hoạt động 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Gọi ngẫu nhiên 1 HS trong nhóm (nhiệm vụ nhóm đã phân công nhiệm vụ học tập ở tiết trước) lên bảng trình bày nội dung. 
- Nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức
HS lên bảng trình bày nội dung đã chuẩn bị 
- Chủ động mời các bạn dưới lớp nêu các câu hỏi về nội dung mình vừa trình bày 
- 1 số HS nêu câu hỏi → HS báo cáo(hoặc các HS trong nhóm) trả lời một số câu hỏi.
Hoạt động 3. Tìm hiểu sinh trưởng của vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy liên tục(7p)
(1) Mục tiêu: Nêu được khái niệm môi trường nuôi cấy liên tục, phân biệt được sự sai khác giữa 2 hình thức nuôi cấy và nêu được một số ứng dụng.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: vấn đáp, hoạt động nhóm
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, nhóm
(4) Phương tiện dạy học: máy chiếu projecter, sgk, TLHDTH
(5) Sản phẩm: 
2. Nuôi cấy liên tục.
- Là môi trường nuôi cấy được bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng và loại bỏ không ngừng các chất thải trong quá trình nuôi cấy.
- Sự sai khác giữa 2 hình thức nuôi cấy: trong nuôi cấy liên tục thì không có pha tiềm phát vì trong nuôi cấy liên tục môi trường ổn định, vi khuẩn đã có enzim cảm ứng nên không cần phải làm quen với môi trường 
* ứng dụng:
Sản xuất sinh khối để thu nhận Protein đơn bào, các axit amin, các kháng sinh, hoocmon.
Nội dung hoạt động 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Gọi ngẫu nhiên 1 HS trong nhóm (nhiệm vụ nhóm đã phân công nhiệm vụ học tập ở tiết trước) lên bảng trình bày nội dung. 
- Nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức
HS lên bảng trình bày nội dung đã chuẩn bị 
- Chủ động mời các bạn dưới lớp nêu các câu hỏi về nội dung mình vừa trình bày 
- 1 số HS nêu câu hỏi → HS báo cáo(hoặc các HS trong nhóm) trả lời một số câu hỏi.
Hoạt động 4. Tìm hiểu sinh sản của vi sinh vật(7p)
(1) Mục tiêu: Nêu được một số hình thức sinh sản của vi sinh vật
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: hoạt động nhóm
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, nhóm
(4) Phương tiện dạy học: máy chiếu projecter, sgk, TLHDTH
(5) Sản phẩm: 
B/ Sinh sản của vi sinh vật
I. Sự sinh sản của vi sinh vật nhân sơ.
1. Sinh sản phân đôi.
2. Nảy chồi và tạo thành bào tử
II. Sinh sản của ví sinh vật nhân thực.
1. Sinh sản bằng bào tử.
a. Bào tử hữu tính.
b. Bào tử vô tính.
2. Sinh sản bằng nảy chồi và phân đôi.
Nội dung hoạt động 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Gọi ngẫu nhiên 1 HS trong nhóm (nhiệm vụ nhóm đã phân công nhiệm vụ học tập ở tiết trước) lên bảng trình bày nội dung. 
- Nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức
HS lên bảng trình bày nội dung đã chuẩn bị 
- Chủ động mời các bạn dưới lớp nêu các câu hỏi về nội dung mình vừa trình bày 
- 1 số HS nêu câu hỏi → HS báo cáo(hoặc các HS trong nhóm) trả lời một số câu hỏi.
C. Củng cố, hướng dẫn học ở nhà(4p)
- Cho HS làm một số câu hỏi trắc nghiệm
- Học bài theo các câu hỏi cuối bài.
D. Nội dung các câu hỏi, bài tập:
*Tự luận
- Thế nào là môi trường nuôi cấy không liên tục?
- Đặc điểm của pha tiềm phát?
- Thế nào là pha luỹ thừa? Vì sao lại gọi là pha luỹ thừa?
- Trong pha cân bằng có đặc điểm gì? Vì sao số lượng tế bào vi khuẩn lại không đổi?
- Thế nào là pha suy vong?
- Vì sao số lượng tế bào vi khuẩn lại giảm?
- Vì sao trong nuôi cấy liên tục không có pha tiềm phát?
- Vì sao trong nuôi cấy trong nuôi cấy liên tục không xẩy ra pha suy vong?
- Tại sao nói “Dạ dày - ruột ở người là một hệ thống nuôi cấy liên tục đối với VSV”?
* Trắc nghiệm khách quan
1. Trong thời gian 100 phút , từ một tế bào vi khuẩn đã phân bào tạo ra tất cả 32 tế bào mới. Hãy cho biết thời gian cần thiết cho một thế hệ của tế bào trên là bao nhiêu ?
a. 2 giờ 	b. 60 phút 	c. 40 phút 	d. 20phút
2 . Số tế bào tạo ra từ 8 vi khuẩn E. Coli đều phân bào 4 lần là 
a. 100	b.110	c.128	d.148
3. Trong môi trường cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng thì quá trình sinh trưởng của vi sinh vật biểu hiện mấy pha ? 
a. 3	b.4	c.5	d.6
4. Thời gian tính từ lúcvi khuẩn được nuôi cấy đến khi chúng bắt đầu sinh trưởng được gọi là :
a. Pha tiềm phát 	c. Pha cân bằng động 	b. Pha luỹ thừa 	d. Pha suy vong 
5. Biểu hiện của vi sinh vật ở pha tiềm phát là 
a. Vi sinh vật trưởng mạnh 	b. Vi sinh vật trưởng yếu 
c. Vi sinh vật bắt đầu sinh trưởng 	d. Vi sinh vật thích nghi dần với môi trường nuôi cấy 
6. Hoạt động nào sau đây xảy ra ở vi sinh vật trong pha tiềm phát ?
a. Tế bào phân chia 	b. Có sự hình thành và tích luỹ các enzim
c. Lượng tế bào tăng mạnh mẽ 	d. Lượng tế bào tăng ít 
7. Trong môi trường nuôi cấy , vi sinh có quá trình trao đổi chất mạnh mẽ nhất ở 
a. Pha tiềm phát 	b. Pha cân bằng động 	c. Pha luỹ thừa 	d. Pha suy vong 
8. Biểu hiện sinh trưởng của vi sinh vật ở pha cân bằng là 
a. Số được sinh ra nhiều hơn số chết đi 	b. Số chết đi nhiều hơn số được sinh ra 
c. Số được sinh ra bằng với số chết đi 	d. Chỉ có chết mà không có sinh ra.
9. Pha log là tên gọi khác của giai đoạn nào sau đây ?
a. Pha tiềm phát 	c. Pha cân bằng 	b. Pha luỹ thừa 	d. Pha suy vong 
10. Biểu hiện sinh trưởng của vi sinh vât ở pha suy vong là :\
a. Số lượng sinh ra cân bằng với số lượng chết đi 	b Số chết đi ít hơn số được sinh ra 
c.Số lượng sinh ra ít hơn số lượng chết đi	d. Không có chết , chỉ có sinh.
11. Vi khuẩn sinh sản chủ yếu bằng cách 
a. Phân đôi 	c. Tiếp hợp 	b. Nẩy chồi 	d. Hữu tính 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_10_tiet_27_sinh_truong_cua_vi_sinh_vat.doc