Giáo án theo chủ đề môn Lịch sử Lớp 10 - Chủ đề: Tình hình kinh tế Việt Nam từ thế kỉ X-XVIII - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Xuân Đào

Giáo án theo chủ đề môn Lịch sử Lớp 10 - Chủ đề: Tình hình kinh tế Việt Nam từ thế kỉ X-XVIII - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Xuân Đào

I- MỤC TIÊU:

 1/ Kiến thức: Sau khi học xong chủ đề này này yêu cầu HS cần :

- Biết được, khái quát về tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ X-XVIII:

 + Mặc dù đôi lúc còn có nhiều biến động, khó khăn, nhân dân ta vẫn xây dựng cho mình nền kinh tế đa dạng và hoàn thiện.

 + Từ thế kỉ XVI đất nước có nhiều biến động, song tình hình kinh tế có nhiều biểu hiện phát triển: Lãnh thổ Đàng Trong mở rộng, tạo nên một vựa thóc lớn, góp phần quan trọng ổn định tình hình XH

- Hiểu được nguyên nhân thúc đẩy kinh tế nước ta từ X-XV phát triển (nông nghiệp).

- Nhận xét kinh tế thời kì này với thời Bắc thuộc, từ đó tăng cường khối đoàn kết trong nhân dân để bảo vệ lợi ích của quốc gia dân tộc.

- Hiểu được kinh tế hàng hóa do nhiều nguyên nhân chủ yếu là nguyên nhân khách quan phát triển mạnh mẽ, tạo điều kiện cho sự hình thành và phồn vinh của một số đô thị.

- Sự phát triển kinh tế đã tác động đến tình hình XH. Đặc biệt là từ nửa sau thế kỷ XVIII kinh tế cả 2 Đàng đều suy thoái. Song sự phát triển của kinh tế hàng hóa ở các thế kỷ trước đã ảnh hưởng quan trọng đến xã hội.

- Phân tích những yếu tố tác động đến nền kinh tế nước ta từ thế kỉ XVI-XVIII.

 2/ Về kĩ năng:

- Rèn kĩ năng liên hệ thực tế.

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, nhận xét.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích mặt tích cực và hạn chế trong lĩnh vực kinh tế.

 3/ Về thái độ:

- Bồi dưỡng niềm tự hào dân tộc trong xây dựng kinh tế.

- Bồi dưỡng những nhận thức về hạn chế của tư tưởng phong kiến.

 4/ Định hướng phát triển năng lực:Thông qua bài học hướng đến hình thành: năng lực tự học, khai thác tranh ảnh, ca dao tục ngữ nói về kinh nghiệm trong sản xuất, tìm hiểu và viết bài giới thiệu 1 làng nghề thủ công .

II- CHUẨN BỊ CỦA GV và HS.

- Giáo viên:

 + Tranh ảnh có liên quan đến bài học.

 + Những câu ca dao về kinh tế, một số nhận xét của người nước ngoài về kinh tế thời kì này.

 + Bản đồ Việt Nam có ghi địa danh và vị trí các đô thị.

- Học sinh: Xem trước bài, tìm ca dao tục ngữ nói về kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, ca ngợi sự hưng thịnh của các đô thị.

III- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC VÀ DẠY – HỌC (Chủ đề dạy trong 2 tiết)

 

docx 11 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 1708Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án theo chủ đề môn Lịch sử Lớp 10 - Chủ đề: Tình hình kinh tế Việt Nam từ thế kỉ X-XVIII - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Xuân Đào", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần dạy : 22, 23
Tiết dạy : 25, 26
Ngày soạn: 1/1/2020
Chủ đề
TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X-XVIII
A. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
I-Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế từ thế kỉ X – XV.
II- Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII.
 B. TỔ CHỨC DẠY CHỦ ĐỀ (Thời lượng dạy: 2tiết)
I- MỤC TIÊU:
 1/ Kiến thức: Sau khi học xong chủ đề này này yêu cầu HS cần : 
- Biết được, khái quát về tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ X-XVIII: 
 + Mặc dù đôi lúc còn có nhiều biến động, khó khăn, nhân dân ta vẫn xây dựng cho mình nền kinh tế đa dạng và hoàn thiện.
 + Từ thế kỉ XVI đất nước có nhiều biến động, song tình hình kinh tế có nhiều biểu hiện phát triển: Lãnh thổ Đàng Trong mở rộng, tạo nên một vựa thóc lớn, góp phần quan trọng ổn định tình hình XH
- Hiểu được nguyên nhân thúc đẩy kinh tế nước ta từ X-XV phát triển (nông nghiệp).
- Nhận xét kinh tế thời kì này với thời Bắc thuộc, từ đó tăng cường khối đoàn kết trong nhân dân để bảo vệ lợi ích của quốc gia dân tộc.
- Hiểu được kinh tế hàng hóa do nhiều nguyên nhân chủ yếu là nguyên nhân khách quan phát triển mạnh mẽ, tạo điều kiện cho sự hình thành và phồn vinh của một số đô thị.
- Sự phát triển kinh tế đã tác động đến tình hình XH. Đặc biệt là từ nửa sau thế kỷ XVIII kinh tế cả 2 Đàng đều suy thoái. Song sự phát triển của kinh tế hàng hóa ở các thế kỷ trước đã ảnh hưởng quan trọng đến xã hội.
- Phân tích những yếu tố tác động đến nền kinh tế nước ta từ thế kỉ XVI-XVIII.
 2/ Về kĩ năng:
- Rèn kĩ năng liên hệ thực tế.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, nhận xét.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích mặt tích cực và hạn chế trong lĩnh vực kinh tế.
 3/ Về thái độ: 
- Bồi dưỡng niềm tự hào dân tộc trong xây dựng kinh tế.
- Bồi dưỡng những nhận thức về hạn chế của tư tưởng phong kiến.
 4/ Định hướng phát triển năng lực:Thông qua bài học hướng đến hình thành: năng lực tự học, khai thác tranh ảnh, ca dao tục ngữ nói về kinh nghiệm trong sản xuất, tìm hiểu và viết bài giới thiệu 1 làng nghề thủ công.
II- CHUẨN BỊ CỦA GV và HS.
- Giáo viên:
 + Tranh ảnh có liên quan đến bài học.
 + Những câu ca dao về kinh tế, một số nhận xét của người nước ngoài về kinh tế thời kì này.
 + Bản đồ Việt Nam có ghi địa danh và vị trí các đô thị.
- Học sinh: Xem trước bài, tìm ca dao tục ngữ nói về kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, ca ngợi sự hưng thịnh của các đô thị.....
III- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC VÀ DẠY – HỌC (Chủ đề dạy trong 2 tiết)
TIẾT 1
I. CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở CÁC THẾ KỈ X-XV. 
 1. Mở rộng, phát triển nông nghiệp.
2. Phát triển thủ công nghiệp.
3. Mở rộng thương nghiệp.
 4. Tình hình phân hóa xã hội và cuộc đấu tranh của nông dân (giảm tải)
A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP
 1. Mục tiêu: Giúp học sinh liên hệ kiến thức biết được tình hình kinh tế nước ta thời kì từ thế kỉ X- XV.
 2. Phương thức: 
- B1: GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi: Theo em, để đất nước vững mạnh, ngoài ổn định chính trị thì nhà nước phải chú trọng đến vấn đề gì?
+ Học sinh tiếp nhận, làm việc theo yêu cầu.
+ Trong quá trình HS làm việc, GV gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn 
- B2: GV gọi 3-4 HS trả lời với các mức độ khác nhauà GV lựa chọn 1 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về mở rộng, phát triển nông nghiệp.
 1. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Trình bày được bối cảnh lịch sử, xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế. 
- Nêu được biểu hiện của sự phát triển nông nghiệp. 
- Hiểu được ý nghĩa của sự phát triển nông nghiệp. 
	 2. Phương thức:
- B1: GV yêu cầu HS là việc cá nhân, trả lời câu hỏi: Những triều đại phong kiến nào thống trị ở giai đoạn này?
+ Học sinh tiếp nhận, trả lời câu hỏià GV gọi HS khác nhận xét và chốt ý.
- B2: GV cho HS làm việc cặp đôi, khai thác SGK trang 91-92, thảo luận nội dung sau:
1/ Nhân dân Đại Việt xây dựng và phát triển kinh tế trong hoàn cảnh lịch sử nào? Hoàn cảnh đó có tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế?
2/ Nhà nước và nhân dân đã làm gì để phát triển nông nghiệp? nhận xét tác dụng?
3/ Sự phát triển của nông nghiệp có ý nghĩa như thế nào đối với nước ta lúc bấy giờ?
+ Học sinh tiếp nhận, làm việc theo yêu cầu.
+ Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi cần.
- B2: GV gọi 3-4 đại diện cặp đôi trình bày sản phẩm, HS khác theo dõi bổ sung theo gợi ý của GV cho hoàn chỉnhà GV mở rộng “đê quay vạc”, “Lễ tịch điền” ho HS nắm.
 3. Dự kiến sản phẩm:
* Bối cảnh lịch sử thế kỷ X - XV
- Thế kỷ X - XV là thời kỳ của triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ.
- Đây là giai đoạn đầu của thời kì phong kiến độc lập, đồng thời cũng là thời kì đất nước thống nhất.
-  Bối cảnh này rất thuận lợi tạo điều kiện để phát triển kinh tế.
 * Diện tích đất ngày càng mở rộng nhờ:
- Nhân dân tích cực khai hoang, mở rộng diện tích canh tác, nhiều xóm làng mới hình thành. 
- Các vua Trần khuyến khích các vương hầu quý tộc khai hoang lập điền trang.
- Vua Lê cấp ruộng đất cho quý tộc, quan lại đặt phép quân điền.
- Thủy lợi: 
 + Nhà Lý đã cho xây đắp những con đê đầu tiên.
 + Năm 1248 Nhà Trần cho đắp đê quai vạc dọc các sông lớn từ đầu nguồn đến cửa biển. Đặt cơ quan: Hà đê sứ trông nom đê điều.
- Thời Lý - Trần - Lê đều quan tâm bảo vệ sức kéo, phát triển của giống cây nông nghiệp.
- Nhà nước cùng nhân dân góp sức phát triển nông nghiệp.
à Chính sách của nhà nước đã thúc đẩy nông nghiệp phát triển , đời sống nhân dân ấm no hạnh phúc, trật tự xã hội ổn định, độc lập được củng cố.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phát triển của thủ công nghiệp.
	1. Mục tiêu: Giúp HS:
- Trình bày được sự phát triển của thủ công nghiệp.
- Hiểu được ý nghĩa của các làng nghề thủ công. 
	 2. Phương thức:
- B1: GV phát giấy + viết chia lớp làm 4 nhóm, khai thác SGK trang 92-93, thảo luận nội dung:
+ Nhóm 1; 2: Tìm hiểu sự phát triển thủ công nghiệp trong nhân dân:
1/ Biểu hiện sự phát triển thủ công nghiệp trong nhân dân?
2/ Sự xuất hiện các làng nghề thủ công nói lên điều gì?
3/ Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển của các ngành nghề thủ công đương thời?
+ Nhóm 3; 4: Tìm hiểu sự phát triển thủ công nghiệp nhà nước:
1/ Biểu hiện sự phát triển thủ công nghiệp nhà nước?
2/ Mục đích phát triển thủ công nghiệp nhà nước là gì?
3/ Nhận xét về của thủ công nghiệp nước ta trong các thế kỉ X-XV?
+ Học sinh tiếp nhận, làm việc theo yêu cầu, trưng bày sản phẩm lên bảng.
+ Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi cần.
- B2: GV gọi đại diện 2 nhóm trình bày, HS nhóm khác theo dõi, bổ sung theo gợi ý của GV cho hoàn chỉnh.
- B3: GV dùng hình ảnh giới thiệu một số sản phẩm thủ công và ca dao tục ngữ ca người thủ công thời bấy giờ.
Thạp gốm trang trí văn hoa sen, thời Trần 	 Đĩa gốm men thời Lê sơ
	Gốm Bát Tràng	Gốm hoàn thành Thăng Long thời Lê sơ
3. Dự kiến sản phẩm:
 a. Thủ công nghiệp trong nhân dân: 
- Các nghề thủ công cổ truyền như đúc đồng, rèn sắt, làm gốm sứ, ươm tơ dệt lụa đều phát triển.
- Các nghề: làm gạch, chạm khắc đá, làm đồ trang sức, làm giấy đều phát triển hơn trước.
- Việc khai mỏ như vàng, bạc, đồng cũng có bước phát triển mới.
 - Một số làng chuyên làm nghề thủ công được hình thành như Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), Chu Đậu (Hải Dương),...
 b. Thủ công nghiệp nhà nước :
- Các quan xưởng (Cục bách tác) được thành lập, tập trung thợ giỏi trong nước: Đúc Tiền, sản xuất vũ khí, may áo mũ cho vua quan, đóng thuyền chiến.
- Sản xuất được một số sản phẩm đạt kĩ thuật cao như súng đại bác, thuyền chiến có lầu.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu việc mở rộng thương nghiệp thế kỉ X-XV.
	1. Mục tiêu: Giúp HS:
- Trình bày sự phát triển của nội-ngoại thương thời kì này.
- Biết nhận xét về sự phát triển của thương nghiệp nước ta thời kì này.
2. Phương thức:
- B1: GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, khai thác SGK trả lời câu hỏi:
1/ Biểu hiện sự phát triển thương nghiệp trong các thế kỉ X-XV?
2/ Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của thương nghiệp? 
3/ Em nghĩ ntn về thương nghiệp nước ta đương thời? 
+ Học sinh tiếp nhận, làm việc theo yêu cầu.
+ Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi cần.
- B2: GV gọi 3-4 HS trả lời, HS khác theo dõi bổ sung theo gợi ý của GV cho hoàn chỉnhà GV mở rộng giới thiệu ca dao tục ngữ nói về thương nghiệp nước ta thời bấy giờ cho HS nắm rõ.
	3. Dự kiến sản phẩm:
 a. Nội thương: ngày càng được mở rộng.
- Các chợ làng, chợ huyện, chợ chùa mọc lên ở khắp nơi.
- Các sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp là những mặt hàng được mang ra buôn bán ở các chợ và giữa các vùng với nhau.
- Thời Lý, Trần và Lê sơ, Thăng Long trở thành đô thị lớn với nhiều phố phường và chợ, sản xuất và buôn bán các loại hàng hóa sản phẩm.
 b. Ngoại thương: được mở rộng
- Hình thành và phát triển các cảng như Vân Đồn (Quảng Ninh), Thị Nại (Bình Định), Lạch Trường (Thanh Hóa),...
- Ở biên giới Việt – Trung còn có các địa điểm để thương nhân hai nước trao đổi buôn bán.
* Hoạt động 4: Tình hình phân hóa xã hội và cuộc đấu tranh của nông dân (giảm tải)
GV hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu:
1/ Xã hội xuất hiện mấy giai cấp?
2/ Cuộc sống của giai cấp địa chủ ra sao?
3/ Đời sống của nhân dân ta thế kỷ XIV như thế nào?
4/ Sự phân hóa đó vẫn đến hậu quả gì?
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
 	 1. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: Khái quát về sự phát triển của kinh tế nước ta X-XV. 
	2. Phương thức: 
- GV giao nhiệm vụ cho HS:chủ yếu cho HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: 
1/ Những nguyên nhân nào tạo nên sự phát triển nông nghiệp ở các thế kỉ X - XV?
2/ Hãy nêu những biểu hiện nói lên sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý, Trần, Lê?
+ Học sinh tiếp nhận, làm việc theo yêu cầu.
+ Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp các em khi cần.
- B2: GV gọi 2 HS lên bảng vẽ sơ đồ và 1 HS đánh giá về cuộc cải cách hành chính của Vua Lê Tháng Tông, HS khác theo dõi bổ sung theo gợi ý của GV cho hoàn chỉnh.
 3. Dự kiến sản phẩm:
Câu 1: HS dựa vào hoạt động 1 trả lời.
Câu 2: HS dựa vào hoạt động 2 và hoạt động 3 trả lời.
TIẾT 2: 
II. TÌNH HÌNH KINH TẾ TRONG CÁC THẾ KỈ XVI-XVIII
	1. Tình hình nông nghiệp ở các thế kỷ XVI – XVIII.
 2. Sự phát triển của thủ công nghiệp.
 3. Sự phát triển của thương nghiệp.
A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP
 1. Mục tiêu: Giúp học sinh liên hệ kiến thức biết được tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ XVI- XVIII.
 2. Phương thức: 
- B1: GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi: Từ thế kỉ XVI tình hình nước ta ntn?
Điều đó tác động gì đến sự phát triển kinh tế?
+ Học sinh tiếp nhận, làm việc theo yêu cầu.
+ Trong quá trình HS làm việc, GV gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn 
- B2: GV gọi 3-4 HS trả lời với các mức độ khác nhauà GV lựa chọn 1 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống  ... , làm việc theo yêu cầu, trưng bày sản phẩm lên bảng.
+ Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi cần.
- B2: GV gọi đại diện 2 nhóm trình bày, HS nhóm khác theo dõi, bổ sung theo gợi ý của GV cho hoàn chỉnh.
- B3: GV dùng hình ảnh giới thiệu về thương cảng Hội An cuối thế kỉ XVIII và nhấn mạnh tác dụng của ngoại thương đối với kinh tế.
Tranh vẽ thương cảng Hội An vào cuối thế kỷ XVIII
Toàn cảnh thương cảng Hội An 
 3. Dự kiến sản phẩm:
 a. Nội thương: 
Ở các thế kỉ XVI - XVIII buôn bán trong nước ngày càng phát triển:
- Chợ làng, chợ liên làng, chợ huyện... mọc lên. 
- Một số làng buôn xuất hiện và một số vùng đã có các trung tâm buôn bán.
- Một số người đã dám bỏ vốn ra kinh doanh, mua hàng thủ công, thóc lúa rồi mang đi bán.
- Mua bán giữa miền xuôi và miền núi được tăng cường.
- Nhà nước lập các trạm dịch ở bến sông và những chỗ giao thông quan trọng để thu thuế.
 b. Ngoại thương: 
- Thế kỷ XVI – XVIII, ngoại thương có bước phát triển nhanh chóng. Bên cạnh việc buôn bán với các nước phương Đông (Trung Quốc, Nhật Bản, Gia-va, Xiêm), Việt Nam còn buôn bán với các nước phương Tây (Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp)
- Từ giữa thế kỉ XVIII, ngoại thương sa sút dần do chính sách thuế khóa cũng như thái độ của các chúa Nguyễn và chúa Trịnh.
* Hoạt động 8: Tìm hiểu sự hưng khởi của các đô thị.
	1. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nêu được sự hưng khỏi của các đô thị.
- Hiểu được nguyên nhân tạo điều kiện cho sự hưng khởi của các đô thị. 
2. Phương thức: 
- B1: GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, khai thác SGK trả lời câu hỏi:
1/ Nguyên nhân dẫn đến sự hưng khởi của đô thị?
2/ Những biểu hiện sự hưng khởi của các đô thị? 
3/ Sự phát triển của đô thị có ý nghĩa như thế nào? 
+ Học sinh tiếp nhận, làm việc theo yêu cầu.
+ Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi cần.
- B2: GV gọi 3-4 HS trả lời, HS khác theo dõi bổ sung theo gợi ý của GV cho hoàn chỉnhà GV mở rộng giới thiệu hình ảnh một số đô thị xưa.
Kẻ chợ thế kỷ 17 Toàn cảnh Phố Hiến xưa
3. Dự kiến sản phẩm:
-Từ cuối thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XVII, nông nghiệp sa sút, mất mùa đói kém liên miên, - Sự phát triển kinh tế hàng hóa đã tạo điều kiện cho các đô thị cũ phát triển và các đô thị mới hình thành. 
- Ở Đàng Ngoài: 
 + Buôn bán sầm uất nhất là Thăng Long (Kẻ Chợ) với 36 phố phường và 8 chợ.
 + Phố Hiến (Hưng Yên) ra đời, cũng hoạt động buôn bán tấp nập.
- Ở Đàng Trong: 
 + Hội An (Quảng Nam) là phố cảng lớn nhất, nhiều thương nhân Nhật Bản, Trung Quốc làm nhà và có những khu phố riêng. Các thuyền buôn nước ngoài cũng thường ra vào buôn bán.
 + Thanh Hà (Phú Xuân - Huế) cũng là một đô thị mới bên bờ sông Hương ra đời.
 + Ngoài ra, Gia Định và thị tứ Nước Mặn (Bình Định) cũng phát triển ở thời kì này.
- Đến cuối thế kỷ XVIII, ngoại thương sa sút; đầu thế kỷ XIX, một số đô thị suy tàn.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
 	 1. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: Tình hình kinh tế nước ta ở các thế kỉ XVI-XVIII. 
	2. Phương thức: 
- GV giao nhiệm vụ cho HS:chủ yếu cho HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: 
1/ Nhận xét điểm tích cực và hạn chế của sự phát triển nông nghiệp vào thế kỉ XVI-XVIII?
2/ Nêu những biểu hiện của sự phát triển thủ công nghiệp, thương nghiệp trong các thế kỉ XVI – XVIII?
3/ Hãy nhận xét về các đô thị thế kỉ XVII – XVIII?
+ Học sinh tiếp nhận, làm việc theo yêu cầu.
+ Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp các em khi cần.
- B2: GV gọi 2 HS lên bảng vẽ sơ đồ và 1 HS đánh giá về cuộc cải cách hành chính của Vua Lê Tháng Tông, HS khác theo dõi bổ sung theo gợi ý của GV cho hoàn chỉnh.
 3. Dự kiến sản phẩm:
Câu 1: 
* Tích cực:
- Từ nửa sau thế kỉ XVII, nông nghiệp dần dần ổn định trở lại và phát triển ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài.
+ Nhân dân tiếp tục khai hoang, diện tích đất canh tác được mở rộng, nhất là Đàng Trong.
+ Thủy lợi được củng cố: bồi đắp đê đập, nạo vét mương máng.
+ Giống cây trồng phong phú. Nghề trồng vườn với các loại cây ăn quả cũng phát triển.
+ Nhân dân đúc rút được nhiều kinh nghiệm thông qua thực tế sản xuất.
* Hạn chế: Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ phong kiến
Câu 2: HS dựa vào hoạt động 6, 7 trả lời: 
Câu 3: 
- Từ thế kỉ XVI - XVIII, do sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp, các đô thị có điều kiện hình thành và phát triển: Kẻ Chợ, Phố Hiến, Hội An,...
- Ngoài ra, còn có một số trung tâm buôn bán nhỏ, phồn vinh một thời.
- Giao lưu, buôn bán với các nước phương Tây cũng diễn ra tấp nập.	
D. VẬN DỤNG
 1. Mục tiêu: Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập về tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ X-XVIII. 
 2. Phương thức: 
- GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc cặp đôi thảo luận:
1/ Dựa vào bài học, em hãy nhận xét tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ X-XVIII?
2/ Liên hệ lịch sử thế giới, cho biết nguyên nhân của sự phát triển kinh tế hàng hóa ở các thế kỉ XVI – XVIII?
+ Học sinh tiếp nhận, làm việc theo yêu cầu.
+ Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp các em khi cần.
- B2: GV gọi 2 HS trả lời, HS khác theo dõi, bổ sung theo gợi ý của GV cho hoàn chỉnh.
 3. Dự kiến sản phẩm:
Câu 1 : 
- Từ thế kỉ X-XV: Nông nghiệp được nhà nước quan tâm, thủ công nghiệp-thương nghiệp đều phát triển.
- Từ thế kỉ XVI-XVIII: 
+ Nông nghiệp được phục hồi (Đàng Trong).
+ Kinh tế hàng hóa phát triển tạo điều kiện cho sự hưng khởi của các đô thị. 
Câu 2 : Nguyên nhân là do :
- Do chính sách mở của của chính quyền Trịnh, Nguyễn
- Do các nghề thủ công phát triển mạnh mẽ, sản phẩm sản xuất ra ngày càng nhiều.
- Do nước ta có vị trí địa lý thuận lợi cho giao thông đi lại, nhất là bằng đường biển, tạo điều kiện thu hút thương nhân các nước.
- Do các cuộc phát kiến địa lý tạo điều kiện giao lưu Đông - Tây.
E. MỞ RỘNG
 1. Mục tiêu: Nhằm giúp HS vận dụng kiến thức mới đã được lĩnh hội để tích hợp văn học dân gian nói về nghề thủ công hoặc sự hưng khởi các đô thị; bên cạnh đó liên hệ thựcc tế về các làng nghề thủ công của nước ta hiện nay..
2. Phương thức: 
- GV giao nhiệm vụ cho HS làm cá nhân tìm hiểu: 
1/ Hãy sưu tầm những câu ca dao về kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, ca ngợi làng nghề thủ công hoặc các đô thị?
2/ Em hãy tìm hiểu và giới thiệu 1 làng nghề truyền thống của nước ta hiện nay: Tên làng nghề; mặt hàng sản xuất, hình thành thời gian nào? Đôi nét về làng nghề.....)
- HS có thể làm bài tập ở nhà) hoặc làm theo nhóm dưới hình thức powerpoit, viết báo cáo
- HS chia sẻ với bạn bằng việc thông qua trao đổi sản phẩm cho bạn, gửi thư điện tử 
- GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi 
3. Dự kiến sản phẩm:
Câu 1: “ Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng
Vải tơ Nam Định, lụa làng Hà Đông”
“Tương Trúc làm nghề lược sừng,
Tự Khoát đan thúng, Vĩnh Trung làm giành”.
“Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây”
“Làng Đam thì bán mắm tôm
Làng Họa đan dó, làng Om quấn thừng”.
Câu 2: HS có thể giới thiệu Làng gốm Bát Tràng; Làng Tranh Đông Hồ
Làng tranh dân gian Đông Hồ
- Làng tranh Đông Hồ  có lịch sử lâu đời hiện nay nằm ở xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. 
- Nét đặc trưng của tranh dân gian Đông Hồ nằm ở bố cục tranh, giấy in, màu sắc hài hòa và mang nét đặc trưng riêng. Người làng Hồ đã biết vận dụng, chắt lọc từ những chất liệu thiên nhiên để tạo nên những sắc màu truyền thống vừa tươi vừa có độ bền màu, như màu xanh chiếc ra từ gỉ đồng, màu chàm của cây chàm hay màu đỏ thắm từ cây vàng. 
Tranh Đông Hồ được bày bán nhiều nhất vào dịp Tết Nguyên Đán. Những ngày cận Tết, khách thập phương tụ hội về chợ tranh để mua tranh rất nhộn nhịp. Đây cũng là một trong những điểm thu hút khách du lịch cả trong và ngoài nước của vùng đất Bắc Ninh.
Tranh đám cưới chuột
* Hướng dẫn học ở nhà: Hoàn thành bài tập vừa cho. Xem trước bài 19, tìm hiểu:
Tổ 1: Cuộc k/c chống Tống thời Tiền Lê; Tổ 2: Cuộc k/c chống Tống thời Lý; Tổ 3: Cuộc k/c chống xâm lược Mông-Nguyên thời Trần; Tổ 4: Khởi nghĩa Lam Sơn. Theo Phiểu học tập:
PHIẾU HỌC TẬP
Tên cuộc kháng chiến/ khởi nghĩa
Thời gian
Kẻ thù
Lãnh đạo
Diễn biến/ Chiến thắng tiêu biểu
Kết quả-ý nghĩa
-----------------------------------------------------------------------
IV. XÂY DỰNG BẢNG MÔ TẢ VÀ SOẠN CÁC CÂU HỎI CỦA CHỦ ĐỀ
1/ Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập trong chủ đề:
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tình hình nông nghiệp 
- Biểu hiện sự phát triển nông nghiệp ở các giai đoạn: thế kỉ X-XV; XVI-XVIII.
- Nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp thế kỉ X-XV.
- Mặt tích cực và hạn chế trong nông nghiệp thế kỉ XVI-XVIII 
- Ý nghĩa của sự phát triển nông ngiệp thế kỉ X-XV đối với xã hội.
- Những biện pháp nhằm phát triển nông nghiệp trong thời đại ngày nay.
Sự phát triển của thủ côn nghiệp
Biểu hiện phát triển thủ công nghiệp.
Ý nghĩa của sự ra đời các làng nghề thủ công
- Đánh giá về sự phát triển của thủ công nghiệp thế kỉ X-XV
Kể tên một số làng nghề thủ công
Sự phát triển của thương nghiệp và sự hưng khởi của các đô thị
Biểu hiện phát triển của thương nghiệp.
Nguyên nhân của sự phát triển thương nghiệp
Nhận xét tình hình thương nghiệp và thế kỉ XVI-XVIII.
- Tích hợp ca dao tục ngữ ca ngợi sự phát triển của thương nghiệp
Vai trò của ngoại thương trong nền kinh tế
2. Hệ thống câu hỏi/bài tập theo các mức độ đã mô tả.
Câu 1: Nhà nước và nhân dân Đại Việt (thế kỉ X-XV) đã làm gì để nông nghiệp phát triền?
Câu 2: Sự phát triển nông nghiệp đương thời có ý nghĩa gì đối với xã hội?
Câu 3: Những nguyên nhân nào tạo nên sự phát triển nông nghiệp ở các thế kỉ X - XV?
Câu 4: Những kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp thời bấy giờ còn phù hợp với sản xuất nông nghiệp ngày nay không? Vì sao?
Câu 5: Nêu những biểu hiện nói lên sự phát triển của thủ công nghiệp trong các thế kỉ X-XV?
Câu 6: Nêu những biểu hiện nói lên sự phát triển của thương nghiệp trong các thế kỉ X-XV?
Câu 7: Sự ra đời của các làng nghề thủ công có ý nghĩa gì đối với sự phát triển của thủ công nghiệp?
Câu 8: Hãy kể tên các làng nghề thủ công hiện nay mà em biết?
Câu 9: Em nghĩ như thế nào về thương nghiệp của nước ta ở các thế kỉ X - XV?
Câu 10: Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế hàng hóa ở thế kỉ XVI-XVIII? 
Câu 11: Dựa vào kiến thức môn Địa lí và liên hệ thực tế, em hãy cho biết vai trò của ngoại thương đối với nước ta hiện nay?
Câu 12: Em hãy nhận xét thế mạnh của thủ công nghiệp từ thế kỉ XVI-XVIII?
Câu 13: Sự phát triển của ngoại thương thế kỉ XVII-XVIII có tác dụng gì đối với nền kinh tế nước ta?
Câu 14: Hãy nhận xét về các đô thị thế kỉ XVII – XVIII/
Câu 15: Hãy nêu Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế hàng hóa ở các thế kỉ XVI – XVIII?
Duyệt của TCM
Hòa Lợi, ngày.thángnăm 2020
Thạch Thị Gia Lăng

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_theo_chu_de_mon_lich_su_lop_10_chu_de_tinh_hinh_kinh.docx