Giáo án Tin học Lớp 10 - Tiết 1 đến 14

Giáo án Tin học Lớp 10 - Tiết 1 đến 14

I. Mục đích, yêu cầu:

 Kiến thức:

 Biết các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính.

 Biết các hệ đếm cơ số 2, 16 trong biểu diễn thông tin.

KÜ n¨ng:

 Bước đầu mã hóa được thông tin đơn giản thành dãy bít.

II. Các phương pháp - phương tiện dạy học:

 Đặt vấn đề, giảI quyết vấn đề, đặt câu hỏI, tóm tắt và ghi ý chính.

 Giáo viên chuẩn bị giáo án.

 Học sinh đọc trước sách giáo khoa, trả lời câu hỏi của giáo viên.

III. NộI dung dạy – học:

 

doc 31 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 989Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 10 - Tiết 1 đến 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tuần: 1	Tiết: 1
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chương 1: Một số khái niệm cơ bản của Tin học
Bài 1: Tin học là một ngành khoa học
Mục tiêu bài học:
	Kiến thức:
Học sinh biết được:
Sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của Tin học do nhu cầu của xã hội.
Đặc tính và vai trò của máy tính điện tử.
Tin học là một ngành khoa học: có đốI tượng, nộI dung và phương pháp nghiện cứu riêng.
Máy tính vừa là đốI tượng nghiên cứu, vừa là công cụ.
Một số ứng dụng của Tin học và MTĐT trong các hoạt động của đờI sống.
	Thái độ: 
Học sinh sẽ tò mò, thắc mắc về sự kỳ diệu của máy tính điện tử, từ đó gợi niềm say mê môn Tin học.
Hiểu được vai trò quan trọng của Tin học trong cuộc sống xã hội hiện đại.
Ý thức được nếu không có hiểu biết về Tin học thì khó có thể hoà nhập vào cuộc sống hiện đại.
Các phương pháp - phương tiện dạy học:
	Phương pháp:
Thuyết trình, vấn đáp gợi mở.
	Phương tiện:
Giáo viên chuẩn bị giáo án và các hình ảnh minh họa.
Học sinh nghe giảng, đọc tài liệu, thảo luận, trả lời câu hỏi của giáo viên.
NộI dung dạy – học:
Nội dung bài giảng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ổn định lớp.
Ghi sổ đầu bài
Chào thầy
Báo cáo sĩ số
1. Sự hình thành và phát triển của Tin học
Cuộc cách mạng công nghiệp đã đưa xã hội loài người tiến một bước tiến mới, với hàng loạt các thành tựu khoa hoc và kỹ thuật. Con ngưòi đã có thể sử dụng điện năng, điện thoại, máy bay...trong cuộc sống hàng ngày. Và cùng với sự phát triển ngày càng nhanh của nền công nghiệp, sự bùng nổ thông tin diễn ra khá nhanh trên toàn cầu, đưa con người đến với một nguồn tài nguyên mới - tài nguyên thông tin-và một nền văn minh mới- nền văn minh thông tin. Và nền văn minh thông tin lại gắn liền với một công cụ lao động mới: máy tính điện tử. 
	Ngành Tin học hình thành và phát triển thành một ngành khoa học độc lập nhằm đáp ứng nhu cầu khai thác tài nguyên thông tin của con người, được gắn liền với một công cụ lao động mới là Máy tính điện tử.
Thuyết trình.
Vì sao có sự bùng nổ thông tin?
Khẳng định lại câu trả lời của học sinh: Sự phát triển công nghiệp ngày càng cao thì nhu cầu trao đổi thông tin và học hỏi lẫn nhau giữa mọi ngưòi và các nước trên thế giới ngày càng tăng.
Vì sao Tin học là một ngành khoa học mới hình thành nhưng lại có tốc độ phát triển mạnh mẽ như hiện nay?
Nhận xét về câu trả lời của HS, đồng thời nhấn mạnh động lực của sự phát triển Tin học là do nhu cầu khai thác tài nguyên thông tin của con người.
Chú ý lắng nghe.
Đọc sách, trả lời:
Do nhu cầu muốn trao đổi thông tin, học hỏi lẫn nhau của mọi người, cũng như tất cả các nước trên thế giới.
Đọc sách, trả lời:
- Do nhu cầu khai thác tài nguyên thông tin của con người.
- Tiện lợi cho mọi hoạt động của con người.
- Ứng dụng ở mọi hoạt động trong xã hội hiện nay.
-Đa năng, linh hoạt cho mọi hoạt động.
.
2. Đặc tính và vai trò của MTĐT:
a. Đặc tính:
Tính bền bỉ;
Tốc độ xử lý nhanh;
Độ chính xác cao;
Lưu trữ lượng thông tin lớn trong không gian hạn chế;
Giá thành ngày càng hạ làm cho tính phổ biến cao;
Ngày càng gọn nhẹ và tiện dụng;
Có thể liên kết tạo thành mạng máy tính làm cho khả năng thu thập và xử lí thông tin tốt hơn.
b. Vai trò:
	MTĐT là một công cụ lao động do con người sáng tạo ra để trợ giúp trong công việc, hiện không thể thiếu trong kỉ nguyên thông tin và ngày càng có thêm nhiều khả năng kì diệu.
Nêu những tính năng siêu việt của máy tính điện tử?
Nhận xét câu trả lời, chốt lại các đặc tính ưu việt của MTĐT kết hợp giảng và phân tích từng đặc tính.
Với những đặc tính ưu việt trên thì MTĐT có vai trò như thế nào?
Nhận xét, chốt lại ý chính.
Đọc sách, trả lời:
Lắng nghe, ghi bài
Lắng nghe, đọc sách, trả lời câu hỏi.
Lắng nghe, ghi bài.
Thuật ngữ Tin học:
Tin học là một ngành khoa học có mục tiêu là phát triển và sử dụng MTĐT để nghiên cứu cấu trúc, tính chất của thông tin, phương pháp thu thập, lưu trữ, tìm kiếm, biến đổI, truyền thông tin và ứng dụng vào các lĩnh vực khác nhau của đờI sống xã hội.
Tin học là gì?
Khẳng định lại định nghĩa Tin học và nhấn mạnh: Tin học là ngành khoa học.
Vậy: Đối tượng nghiên cứu và công cụ của ngành Tin học là gì? 
Nhận xét, chốt lại câu trả lời:
Đối tượng nghiên cứu: Thông tin;
Công cụ: Máy tính điện tử.
Đọc sách và trả lời.
Lắng nghe và ghi bài.
Lắng nghe, trả lời.
Củng cố kiến thức: 
Sự hình thành và phát triển của Tin học như thế nào?
Đặc tính ưu việt và vai trò của MTĐT?
Tin học là gì?
Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi: 1, 2, 3, 4, 5 (Trang 6_SGK)
Dặn dò: 
Đọc bài: Thông tin và dữ liệu. Từ đó, tìm ý chính về: Khái niệm thông tin; dữ liệu; Đơn vị cơ bản đo lượng thông tin, các dạng thông tin,
Thu thập các thông tin về một số chủ đề nào đó ở một số dạng khác nhau.
	Tuần: 1	Tiết: 2
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chương 1: Một số khái niệm cơ bản của Tin học
Bài 2: Thông tin và dữ liệu
Mục tiêu bài học:
	Kiến thức:
Biết khái niệm thông tin và dữ liệu, các dạng thông tin.
Hiểu đơn vị đo thông tin là bit và các đơn vị bội của bit.
Biết mã hóa thông tin trong máy tính.
KÜ n¨ng: 
Biết cách nhận dạng, phân biệt các dạng thông tin.
Các phương pháp - phương tiện dạy học:
	Phương pháp:
Gợi ý, đặt câu hỏi, tóm tắt và ghi ý chính.
	Phương tiện:
Giáo viên chuẩn bị giáo án và các hình ảnh minh họa.
Học sinh thu thập thông tin về một số chủ đề nào đó ở các dạng khác nhau.
Đọc sách giáo khoa, trả lời câu hỏi của giáo viên.
NộI dung dạy – học:
Nội dung bài giảng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ổn định lớp.
Ghi sổ đầu bài
Chào thầy
Báo cáo sĩ số
Kiểm tra bài cũ:
1. Hãy nêu đặc tính ưu việt của MTĐT?
2. Vai trò của MTĐT? Tin học là gì?
Đặt câu hỏi, gọi HS lên trả lời
Gọi HS khác nhận xét, bổ sung
Nhận xét, cho điểm.
Lắng nghe, trả lời.
Nhận xét, bổ sung
Kh¸i niÖm th«ng tin vµ d÷ liÖu
	Nh÷ng hiÓu biÕt cã ®­îc vÒ mét sự vật, sự kiện nµo ®ã ®­îc gäi lµ th«ng tin vÒ sự vật, sự kiện ®ã. 
Trong tin học, dữ liệu là thông tin đã được đưa vào máy tính.
Bài học trước, các em đã được tìm hiểu các vấn đề về ngành khoa học Tin học. Hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu các khái niệm về thông tin, dữ liệu, đơn vị đo lượng thông tin và các dạng thông tin. 
Các em nêu các thông tin mà mình đã thu thập được?
Nhận xét các VD học sinh nêu.
Hãy đọc mục 1 trong sgk, trang 7 và nêu khái niệm về thông tin, dữ liệu?
Nhận xét, chốt lạI ý chính.
Mở sách, ghi bài
Chú ý lắng nghe.
Xung phong để trả lời.
Đọc sách và trả lời.
Lắng nghe và ghi bài.
Đơn vị đo lượng thông tin
	Đơn vị cơ bản đo lượng thông tin là bit.
	Ngoài ra, đơn vị đo thông tin thường dùng là Byte (đọc là Bai) và 8 bit bằng 1 Byte.
	Người ta còn dùng các đơn vị bội của byte để đo lượng thông tin:
Kí hiệu
Đọc là
Độ lớn
KB
Ki-lô-bai
1024 byte
MB
Mê-ga-bai
1024 KB
GB
Gi-ga-bai
1024 MB
TB
Tê-ra-bai
1024 GB
PB
Pê-ta-bai
1024 TB
Các em hãy đọc mục 2. Đơn vị đo lượng thông tin và cho biết đơn vị cơ bản đo lượng thông tin? Đơn vị thường dùng? 
Viết bảng câu trả lời của học sinh.
Nhận xét, chốt lại ý chính.
Bit th­êng dïng ®Ó chØ phÇn nhá nhÊt cña bé nhí m¸y tÝnh l­u tr÷ mét trong hai kÝ hiÖu lµ 0 vµ 1.
Còn có các đơn vị nào để đo lượng thông tin và cách qui đổi các đơn vị đo?
Treo bảng các đơn vị đo lượng thông tin và giảng giải.
Đọc sách và trả lời.
Lắng nghe và ghi bài
Chú ý lắng nghe.
Đọc sách và trả lời.
Chú ý lắng nghe, ghi bài.
Các dạng thông tin:
Thông tin được phân thành 2 loạI là: loại số (số nguyên, số thực,...) và loại phi số (văn bản, hình ảnh, âm thanh,...).
Một số dạng thông tin loại phi số thường gặp trong cuộc sống.
•	Dạng văn bản: Tờ báo, cuốn sách, vở ghi bài, tấm bia,... (h. 3).
•	Dạng hình ảnh: Bức tranh vẽ, bức ảnh chụp, bản đồ, băng hình,... (h. 4).
•	Dạng âm thanh: Tiếng nói con người, tiếng sóng biển, tiếng đàn piano, tiếng chim hót,... (h. 5).
Các em hãy đọc sgk và cho biết thông tin được phân thành mấy loại? Các dạng thông tin loại phi số thường gặp trong cuộc sống?
Viết lên bảng câu trả lời của hs, gọi hs bổ sung thêm nếu cần.
Nhận xét, chốt lạI các ý chính.
Gọi hs đã chuẩn bị các thông tin trong mục 1 cho biết thông tin mình thu thập được thuộc dạng nào?
Th«ng tin tuy cã nhiÒu d¹ng kh¸c nhau nh­ng ®Òu ®­îc l­u tr÷ vµ xö lÝ trong m¸y tÝnh chØ ë mét d¹ng duy nhÊt lµ d¹ng m· nhÞ ph©n (tham kh¶o ë bµi ®äc thªm).
Đọc sách giáo khoa và phát biểu.
Chú ý, quan sát, ghi bài.
Trả lời câu hỏi.
Lắng nghe, ghi bài.
IV. Mã hóa thông tin trong máy tính:
Thông tin muốn máy tính xử lí được, cần biến đổi thành một dãy bit. Cách biến đổi như vậy được gọi là mã hoá thông tin.
VD: Thông tin về trạng thái tám bóng đèn được biểu diễn thành dãy 8 bit là mã hóa của thông tin đó trong máy tính.
Th«ng tin gèc
01101001
THÔNG TIN MÃ HÓA
Để mã hóa thông tin dạng văn bản, dúng mã ASCII gồm 256 kí tự được đánh số từ 0 đến 255, số hiệu này được gọi là mã ASCII thập phân của kí tự.
VD: Kí tự A có mã thập phân: 65
Và mã nhị phân là: 01000001
Th«ng tin lµ mét kh¸i niÖm trïi t­îng mµ m¸y tÝnh kh«ng thÓ xö lý trùc tiÕp, nã cÇn ®­îc biÕn ®æi thµnh c¸c kÝ hiÖu mµ m¸y cã thÓ hiÓu vµ xö lý. ViÖc biÕn ®æi ®ã ®­îc gäi lµ m· hãa th«ng tin.
Nªu vµ ph©n tÝch vÝ dô.
Trạng thái tắt biểu diễn bằng bit 0
Trạng thái sáng biểu diễn bằng bit 1
Mét v¨n b¶n th­êng bao gåm c¸c kÝ tù lµ ch÷ c¸i th­êng: a, b, c,..; ch÷ c¸I hoa: A, B, C,..; c¸c sè 0, 1, 2,.. vµ c¸c kÝ hiÖu to¸n häc, kÝ hiÖu ®Æc biÖt kh¸c.
§Ó m· hãa th«ng tin d¹ng v¨n b¶n nh­ thÕ ng­êi ta dïng bé m· ASCII gåm 256 kÝ tù ®­îc ®¸nh sè tõ 0 à 255.
Nªu vµ ph©n tÝch vÝ dô.
Lắng nghe, theo dõi sách giáo khoa.
Ghi nội dung bài.
Lắng nghe, quan sát hình ảnh.
Xem b¶ng m· ASCII trang 169_sgk.
Lắng nghe và ghi bài.
Củng cố kiến thức: 
Nhắc lại khái niệm thông tin, dữ liệu?
Kể tên các loại thông tin? Các dạng thông tin lọai phi số thường gặp?
Các đơn vị đo lượng thông tin?. Mã hóa thông tin là gì?
Dặn dò:
Xem lại các phần đã học.
Đọc tiếp phần còn lạI của bài.
	Tuần: 2	Tiết: 3
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chương 1: Một số khái niệm cơ bản của Tin học
Bài 2: Thông tin và dữ liệu (tt)
Mục đích, yêu cầu:
	Kiến thức:
Biết các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính.
Biết các hệ đếm cơ số 2, 16 trong biểu diễn thông tin.
KÜ n¨ng: 
Bước đầu mã hóa được thông tin đơn giản thành dãy bít.
Các phương pháp - phương tiện dạy học:
Đặt vấn đề, giảI quyết vấn đề, đặt câu hỏI, tóm tắt và ghi ý chính.
Giáo viên chuẩn bị giáo án.
Học sinh đọc trước sách giáo khoa, trả lời câu hỏi của giáo viên.
NộI dung dạy – học:
Nội dung bài giảng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ổn định lớp.
Ghi sổ đầu bài
Chào thầy
Báo cáo sĩ số
*KiÓm tra bµi cò:
C©u 1: Th«ng tin lµ g×? KÓ tªn c¸c ®¬n vÞ ®o th«n ... m.
Lắng nghe.
3. Một số ví dụ về thuật toán
Ví dụ 1: Kiểm tra tính nguyên tố của một số nguyên dương.
• Xác định bài toán: 
- Input: N là một số nguyên dương;
- Output: "N là số nguyên tố" hoặc "N không là số nguyên tố".
• Ý tưởng: 
- Nếu N=1 thì N không là số nguyên tố;
- Nếu 1<N<4 thì N là số nguyên tố;
- Nếu N ³ 4 và không có ước số trong phạm vi từ 2 đến [] thì N là số nguyên tố.
• Thuật toán
a) Thuật toán diễn tả theo cách liệt kê
B1.	Nhập số nguyên dương N;
B2.	Nếu N=1 thì thông báo N không là số nguyên tố rồi kết thúc;
B3.	Nếu N < 4 thì thông báo N là số nguyên tố rồi kết thúc;
B4.	i ¬ 2;
B5.	Nếu i > [] thì thông báo N là số nguyên tố rồi kết thúc;
B6.	Nếu N chia hết cho i thì thông báo N không nguyên tố rồi kết thúc;
B7.	i ¬ i + 1 rồi quay lại B5.
b) Sơ đồ khối
Trang 37_sách giáo khoa.
Nêu bài toán và gọi HS hãy xác định Input và output của bài toán.
Lắng nghe và viết bảng câu trả lời của HS.
Số nguyên tố là số như thế nào?
Nhận xét, chốt lại ý chính.
Một số nguyên dương N là số nguyên tố nếu nó có đúng hai ước số là 1 và chính nó.
Để giải bài toán này ta làm thế nào?
Sử dụng phương pháp vấn đáp và phân tích ý tưởng để xây dựng thuật toán.
[] là phần nguyên căn bậc hai của N. VD: [] = 3
Từ ý tưởng đó, các em gấp sách lại, hình thành 4 nhóm viết thuật thuật toán theo cách liệt kê để giải bài toán này?
Quan sát, hướng dẫn, cùng thảo luận với từng nhóm.
Nhận xét, bài làm của từng nhóm, chốt lại cách làm đúng.
Biến i nhận giá trị nguyên thay đổi trong phạm vi từ 2 đến []+1 và dùng để kiểm tra N có chia hết cho i hay không.
Thực hiện mô phỏng thuật toán xét tính nguyên tố của số 29 và số 45.
Bây giờ, các em gấp sách lại và hãy vẽ sơ đồ khối mô tả thuật toán này.
Gọi 1 HS lên bảng vẽ.
Quan sát và hướng dẫn.
Nhận xét, đưa ra sơ đồ đúng.
Mô phỏng thuật toán theo sơ đồ khối, với các số 29 và 45
Lắng nghe, ghi bài, trả lời câu hỏi.
Quan sát, lắng nghe, ghi bài.
Trả lời câu hỏi.
Lắng nghe, ghi bài.
Lắng nghe, đọc sách, trả lời câu hỏi.
Lắng nghe, ghi bài.
Hoạt động thảo luận làm bài theo nhóm.
Các nhóm trình bày bài làm.
Lắng nghe, theo dõi, ghi bài.
Chú ý, quan sát, lắng nghe.
1 HS vẽ sơ đồ khối trên bảng còn lại vẽ trên giấy nháp.
Lắng nghe, ghi bài.
Chú ý, quan sát, lắng nghe.
IV.	Củng cố:
Dùng bảng phụ chỉ có hình khối (không có nội dung) mô tả thuật toán kiểm tra tính nguyên tố của một số nguyên dương và gọi học sinh hoàn thiện thuật toán.
Gọi HS khác nêu thuật toán theo cách liệt kê.
V.	Dặn dò:
Xem sách trước ví dụ 2: Bài toán sắp xếp.
	Tuần: 7	Tiết: 13
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chương 1: Một số khái niệm cơ bản của Tin học
§4. Bµi to¸n vµ thuËt to¸n (tt)
Mục đích, yêu cầu:
	1. Kiến thức	
HS hiểu và thực hiện được thuật toán: Sắp xếp bằng tráo đổi.
2. Kỹ năng
Hình thành khả năng xây dựng thuật toán;
Phát triển cho HS khả năng tư duy khi giải quyết các vấn đề trong khoa học cũng như trong cuộc sống.
II.	Phương pháp - phương tiện dạy học:
Đặt câu hỏi, gợi mở. Tóm tắt và ghi ý chính;
Giáo viên chuẩn bị: Giáo án, sách giáo viên, minh họa mô phỏng thuật toán;
Học sinh chuẩn bị: Đọc trước nội dung bài, vở ghi, sách giáo khoa, bảng phụ.
NộI dung dạy – học:
Nội dung bài giảng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ổn định lớp.
Ghi sổ đầu bài.
Chào thầy
Báo cáo sĩ số
Kiểm tra bài cũ:
1. Vẽ sơ đồ khối mô tả thuật toán kiểm tra tính nguyên tố của một số nguyên dương.
2. Viết thuật toán theo cách liệt kê giải bài toán kiểm tra tính nguyên tố của một số nguyên dương.
Đặt câu hỏi.
Gọi tên 2 HS lên bảng làm bài.
Gọi HS nhận xét từng phần trên bảng.
Nhận xét, sửa bài, cho điểm.
Lắng nghe.
Lên bảng làm bài.
Nhận xét bài làm
Lắng nghe.
3. Một số ví dụ về thuật toán
Ví dụ 2: Bài toán sắp xếp.
Thuật toán sắp xếp bằng tráo đổi (Exchange Sort)
• Xác định bài toán
- Input: Dãy A gồm N số nguyên a1, a2,...,aN.
- Output: Dãy A được sắp xếp lại thành dãy không giảm.
• Ý tưởng: Với mỗi cặp số hạng đứng liền kề trong dãy, nếu số trước lớn hơn số sau ta đổi chỗ chúng cho nhau. Việc đó được lặp lại, cho đến khi không có sự đổi chỗ nào xảy ra nữa.
• Thuật toán (Cách liệt kê)
B1:Nhập N, các số hạng a1,a2,..., aN;
B2:	M ¬ N;
B3:	Nếu M < 2 thì đưa ra dãy A đã được sắp xếp rồi kết thúc;
B4:	M ¬ M - 1, i ¬ 0;
B5:	i ¬ i + 1;
B6:	Nếu i > M thì quay lại B3;
B7:	Nếu ai > ai+1 thì tráo đổi ai và ai+1 cho nhau;
B8:	Quay lại B5.
• Thuật toán (Sơ đồ khối)
Trang 39_sách giáo khoa.
Trong cuộc sống, ta thường gặp những việc liên quan đến sắp xếp như học sinh xếp hàng theo thứ tự từ thấp đến cao; giáo viên xếp loại học lực học sinh trong lớp,... Dưới đây ta chỉ xét bài toán sắp xếp dạng đơn giản sau: 
Cho dãy A gồm N số nguyên a1, a2,...,aN. Cần sắp xếp các số hạng để dãy A trở thành dãy không giảm (tức là số hạng trước không lớn hơn số hạng sau).
Ví dụ: Với A là dãy gồm các số nguyên: 6, 1, 5, 3, 7, 8, 10, 7, 12, sau khi sắp xếp ta có dãy: 1, 3, 5, 6, 7, 7, 8, 10, 12.
Thực hiện mô phỏng trên máy.
Với bài toán TQ trên HS hãy xác định input và output của bài toán.
Nhận xét, chốt lại ý đúng.
Để giải bài toán này ta làm thế nào?
Sử dụng phương pháp vấn đáp và phân tích ý tưởng để xây dựng thuật toán.
Từ ý tưởng đó em nào hãy nêu thuật thuật toán theo cách liệt kê để giải bài toán này?
Nhận xét, nêu thuật tóan đúng.
Vì sao khởi tạo biến i có giá trị là 0 trong khi chỉ số của số hạng đầu tiên là 1?
Thực hiện minh họa với dãy: 6, 1, 5, 3, 7, 8, 10, 7, 12.
Các em hãy thảo luận theo nhóm để vẽ sơ đồ khối mô tả thuật toán này.
Quan sát và hướng dẫn.
Nhận xét, sửa bài từng nhóm, chốt lại sơ đồ đúng nhất.
Lắng nghe, ghi bài.
Chú ý quan sát, lắng nghe.
Lắng nghe, trả lời câu hỏi.
Phát biểu ý tưởng giải bài toán.
Lắng nghe, đọc sách, nêu thuật tóan.
Trả lời: Để dễ viết thuật toán, ở B5, giá trị i tăng lên 1 đơn vị, nên trên thực tế đúng là số hạng đầu tiên của dãy là a1.
Thảo luận nhóm, làm bài trên bảng phụ.
Trình bày bài làm.
Lắng nghe, quan sát.
Củng cố: 
Dùng bảng phụ chỉ có hình khối (không có nội dung) mô tả thuật toán sắp xếp bằng tráo đổi và gọi học sinh hoàn thiện thuật toán;
Gọi HS khác nêu thuật toán theo cách liệt kê.
Dặn dò:
Xem sách trước ví dụ 3: Bài toán tìm kiếm.
	Tuần: 7	Tiết: 14
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chương 1: Một số khái niệm cơ bản của Tin học
§4. Bµi to¸n vµ thuËt to¸n (tt)
Mục đích, yêu cầu:
	1. Kiến thức	
HS hiểu và thực hiện được thuật toán: tìm kiếm tuần tự, tìm kiếm nhị phân.
2. Kỹ năng
Hình thành khả năng xây dựng thuật toán;
Phát triển cho HS khả năng tư duy khi giải quyết các vấn đề trong khoa học cũng như trong cuộc sống.
II.	Phương pháp - phương tiện dạy học:
Đặt câu hỏi, gợi mở. Tóm tắt và ghi ý chính;
Giáo viên chuẩn bị: Giáo án, sách giáo viên, minh họa mô phỏng thuật toán;
Học sinh chuẩn bị: Đọc trước nội dung bài, vở ghi, sách giáo khoa, bảng phụ.
NộI dung dạy – học:
Nội dung bài giảng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ổn định lớp.
Ghi sổ đầu bài.
Chào thầy
Báo cáo sĩ số
Kiểm tra bài cũ:
1. Vẽ sơ đồ khối mô tả thuật toán sắp xếp bằng tráo đổi.
2. Viết thuật toán theo cách liệt kê giải bài toán sắp xếp bằng tráo đổi.
Đặt câu hỏi.
Gọi tên 2 HS lên bảng làm bài.
Gọi HS nhận xét từng phần trên bảng.
Nhận xét, sửa bài, cho điểm.
Lắng nghe, lên bảng làm bài.
Nhận xét.
Lắng nghe.
3. Một số ví dụ về thuật toán:
Ví dụ 3: Bài toán tìm kiếm.
Thuật toán tìm kiếm tuần tự:
• Xác định bài toán
- Input: Dãy A gồm N số nguyên đôi một khác nhau a1, a2,..., aN và số nguyên k.
- Output: Chỉ số i mà ai = k hoặc thông báo không có số hạng nào của dãy A có giá trị bằng k.
• Ý tưởng: Lần lượt từ số hạng thứ nhất, ta so sánh giá trị số hạng đang xét với k cho đến khi hoặc gặp một số hạng bằng k hoặc dãy đã được xét hết và không có giá trị nào bằng k. Trong trường hợp thứ hai dãy A không có số hạng nào bằng k.
• Thuật toán:
a) Cách liệt kê:
B1.	Nhập N, các số hạng a1, a2,..., aN và khoá k;
B2.	i ¬ 1;
B3.	Nếu ai = k thì thông báo chỉ số i, rồi kết thúc.
B4.	i ¬ i + 1;
B5.	Nếu i > N thì thông báo dãy A không có số hạng nào có giá trị bằng k, rồi kết thúc.
B6.	Quay lại B3.
b) Sơ đồ khối:
Trang 41_Sách giáo khoa.
Thuật toán tìm kiếm nhị phân:
Cách liệt kê:
B1: Nhập N, các số hạng a1, a2,..., aN và khoá k;
B2: Dau ¬ 1; Cuoi ¬ N;
B3: Giua ¬ (Dau+Cuoi)/2;
B4: Nếu aGiua = k thì đưa ra chi so Giua, rồi kết thúc;
B5: Nếu aGiua > k thì Cuoi ¬ Giua – 1, chuyển sang B7;
B6: Dau ¬ Giua + 1;
B7: Nếu Dau > Cuoi thì thông báo dãy A không có số hạng nào bằng k, rồi kết thúc;
B8: Quay lại B3.
Sơ đồi khối: 
Trang 43_sách giáo khoa.
Tìm kiếm là việc thường xảy ra trong cuộc sống, VD tìm cuốn sgk Tin học 10 trên giá sách, tìm tên của 1 HS trong danh sách lớp. TQ: cần tìm một đối tượng cụ thể nào đó trong tập các đối tượng cho trước. Dưới đây ta chỉ xét bài toán tìm kiếm dạng đơn giản sau:
 Cho dãy A gồm N số nguyên khác nhau: a1, a2,..., aN và một số nguyên k. Cần biết có hay không chỉ số i (1 ≤ i ≤ N) mà ai = k. Nếu có hãy cho biết chỉ số đó. 
Số nguyên k được gọi là khoá tìm kiếm (gọi tắt là khoá). 
Với bài toán TQ trên hãy xác định Input và output của bài toán.
Nhận xét câu trả lời của HS. Chốt lại ý chính.
Ví dụ: cho dãy A gồm các số: 5, 7, 1, 4, 2, 9, 8, 11, 25, 51.
• Với khoá k = 2, trong dãy trên có số hạng a5 có giá trị bằng k. Vậy chỉ số cần tìm là i = 5.
• Với khoá k = 6 thì không có số hạng nào của dãy A có giá trị bằng k.
Để giải bài toán này ta làm thế nào?
Chốt lại ý tưởng. Từ ý tưởng đó em nào hãy nêu thuật thuật toán theo cách liệt kê để giải bài toán này?
Nhận xét, chốt lại thuật toán.
Gọi HS lên bảng vẽ sơ đồ khối mô tả thuật toán.
Quan sát và hướng dẫn.
Nhận xét, sửa lại sơ đồ và trình bày cách thực hiện thuật toán theo sơ đồ khối.
Đặt vấn đề:
Nếu dãy A là một dãy tăng thì ta tìm kiếm như thế nào cho nhanh nhất?
Chốt lại ý tưởng của thuật toán tìm kiếm nhị phân
Đó chính là nội dung thuật toán tìm kiếm nhị phân.
Nêu và phân tích thuật toán.
Các em về nhà tự vẽ sơ đồ khối mô tả thuật toán này, tham khảo trang 43_sách giáo khoa.
Lắng nghe, ghi bài
Lắng nghe, ghi bài.
Lắng nghe, trả lời câu hỏi.
Lắng nghe, quan sát, ghi bài.
Lắng nghe, đọc sách nêu ý tưởng.
Lắng nghe, nêu thuật tóan.
Lắng nghe, quan sát, ghi bài.
Xung phong lên bảng vẽ sơ đồ khối. còn lại làm ra giấy nháp.
Lắng nghe, quan sát, ghi bài.
Lắng nghe, trả lời.
Lắng nghe, quan sát, ghi bài.
Lắng nghe, ghi bài
Củng cố:
Dùng bảng phụ chỉ có hình khối (không có nội dung) mô tả thuật toán tìm kiếm tuần tự và gọi học sinh hoàn thiện thuật toán.
Gọi HS khác nêu thuật toán tìm kiếm tuần tự theo cách liệt kê.
Dặn dò:
Làm các bài tập 1→ 7 trang 44 (sgk). Làm bài 1.32 → 1.48 (sbt).
Tiết sau kiểm tra bài và chữa bài tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_10_tiet_1_den_14.doc